Viêm Khớp Dạng Thấp: Triệu Chứng, NguyênNhân Và Cách Điều Trị

4.9/5 - (7 bình chọn)

Viêm khớp dạng thấp không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu để điều trị sẽ giúp làm chậm đi diễn biến bệnh và không xảy ra những biến chứng về khớp.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (RA) hay viêm đa khớp dạng thấp là căn bệnh mãn tính do sự rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, khi các hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể.

Bệnh xảy ra gây viêm sưng, đỏ các khớp, xơ cứng khớp xương. Phần lớn các ảnh hưởng này xuất hiện ở khớp tay, khớp bàn chân, khớp gối và khớp lưng. Viêm khớp dạng thấp làm tổn thương đến hệ khớp cả cơ thể mà có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác như mắt, da, phổi, tim, mạch máu.

Viêm khớp dạng thấp gây viêm sưng, đỏ các khớp, xơ cứng khớp xương
Viêm khớp dạng thấp gây viêm sưng, đỏ các khớp, xơ cứng khớp xương

Khác với viêm xương khớp có những tổn thương hao mòn trên bề mặt, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng trực tiếp đến niêm mạc khớp, gây sưng đau và dần dần dẫn đến xói mòn xương, làm biến dạng khớp, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành sẽ có 1 – 5 người mắc viêm khớp dạng thấp, tỷ lệ mắc  khá cao nhất là những người ở trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi. Phụ nữ có nguy cơ mắc cao gấp 2 – 3 lần bệnh nhân nam, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Bệnh có diễn biến khá phức tạp và gây hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. 

Triệu chứng, biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng bệnh và biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp được biểu hiện như sau:

Triệu chứng điển hình

Viêm khớp dạng thấp diễn ra theo 4 giai đoạn tương ứng với đó là các triệu chứng khác nhau:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp và đau khớp. Từ đó, các tế bào miễn dịch tự di chuyển đến vùng viêm kéo theo số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp.
  • Giai đoạn 2: Mức độ vừa phải, trong giai đoạn này bệnh đã có sự gia tăng và lan truyền của viêm ở trong mô. Phần mô xương bắt đầu phát triển làm ảnh hưởng đến không gian khoang khớp và phần trên sụn, từ đó sụn khớp bị phá hủy, khớp dần bị thu hẹp lại do bị mất sụn. Giai đoạn này diễn ra nhanh và thường không có dị dạng khớp xảy ra.
  • Giai đoạn 3: Giai đoạn này bệnh đã bắt đầu nặng, sự mất đi sụn khớp ở các khớp bị tổn thương làm lộ phần xương dưới sụn. Người bệnh thường gặp những cơn đau nhức quanh khớp, sưng tấy, hạn chế di chuyển và cứng khớp vào buổi sáng. Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh bị suy nhược cơ thể, teo cơ, hình thành nên các nốt mẩn dị dạng gây khó chịu.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp dạng thấp. Với giai đoạn này, quá trình viêm không diễn ra nữa mà thay bằng hình thành các mô xơ, xương chùng, có thể làm ngừng chức năng khớp, người bệnh không thể đi lại vĩnh viễn.

Các biểu hiện viêm khớp dạng thấp thường kéo dài trong thời gian dài, ở giai đoạn nhẹ hơn thường viêm nhiều ở các khớp nhỏ và vừa ở vị trí khớp bàn chân, khớp khuỷu, khớp gối, ngón chân, cổ chân, khớp ngón tay, cổ tay hay bàn tay.

Triệu chứng cơn đau thường diễn ra chủ yếu về đêm hoặc gần sáng với biểu hiện như:

  • Đau nhức bả vai, các khớp cổ tay, khuỷu tay, ngón tay
  • Khó cử động các khớp mỗi khi duỗi chân ở đầu gối, cánh tay. Ngón tay khó nắm chặt.
  • Nóng ran tại vị trí khớp bị tổn thương như bả vai, khuỷu tay, ngón tay, đồi gối, ngón chân.
  • Ửng đỏ ở vùng da bị viêm khớp
  • Cảm giác khớp phát ra tiếng lục cục, lạo xạo hoặc tiếng xương chà xát vào nhau.

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng toàn thân như:

  • Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, trì trệ
  • Chán ăn, sụt cân
  • Đau nhức toàn thân
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường diễn ra chủ yếu về đêm hoặc gần sáng
Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thường diễn ra chủ yếu về đêm hoặc gần sáng

Triệu chứng ở các cơ quan khác trong cơ thể:

  • Xuất hiện các hạt, cục nổi lên trên bề mặt da, chắc, không đau, dính vào nền xương bên dưới, đường kính hạt từ 5 – 20 mn
  • Một số trường hợp bị viêm màng phổi không triệu chứng, nhịp thở ngắn. Ngoài ra, người bệnh còn dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, đau ngực hoặc xuất hiện nhồi máu cơ tim.
  • Ảnh hưởng đến thanh quản, khàn giọng
  • 5% người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở  mắt như đau mắt, khô mắt, mắt đỏ

Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Tuy đây không phải là bệnh gây chết người nhưng viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời như:

  • Biến chứng mắt: Tăng nguy cơ khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới mù lòa
  • Nhiễm trùng: Người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy có nhiễm trùng cao hơn các bệnh khác do có sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khi điều trị.
  • Các vấn đề liên quan đến dạ dày và ruột: Một số bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày và ruột.
  • Bệnh phổi: Khi mắc viêm khớp dạng thấp sẽ làm tăng nguy cơ xơ sẹo phổi, tắc nghẽn các đường dẫn khí, tăng áp lục trong phổi và lớp niêm mạc phổi.
  • Tim mạch: Người mắc viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 50% so với người bình thường, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 2 lần.
  • Loãng xương: một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương, ít vận động dẫn đến nguy cơ loãng xương cao.
  • Ung thư: Sự thay đổi trong hệ thống miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh tự miễn hệ thống, do cơ thể sản sinh ra các kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, các kháng thể trở thành yếu tố kích thích cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại chính bản thân mình gây ra phản ứng viêm trong cơ thể.

Với người bệnh thường, cấu tạo lớp sụn và lớp màng hoạt dịch tạo thành lớp đệm ở giữa có tác dụng ngăn chặn việc xương cọ xát vào nhau. Khi khớp bị viêm gây sưng đau, cử động khớp khó khăn do lớp đệm đã bị biến dạng.

Tuy đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng nguyên nhân viêm khớp dạng thấp vẫn là vấn đề chưa có lời giải rõ ràng. Dưới đây là một số yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp:

  • Yếu tố di truyền: đây là căn bệnh có liên quan đến yếu tố gia đình, liên quan đến kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4 (thường 60 – 70% bệnh nhân có yếu tố này trong khi tỷ lệ ở cộng đồng chỉ khoảng 30%)
  • Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan đến giới tính và thể trạng của người bệnh, tỷ lệ bệnh nhân nữ mắc bệnh thường cao hơn nam giới (70 – 80% bệnh nhân là nữ, 60 – 70% bệnh nhân trên 30 tuổi)
  • Các tác nhân khác như virus, vi khuẩn, dị nguyên hoặc yếu tố môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy nhược, di phẫu thuật.

Mời bạn xem thêm:

Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh?

Các đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao:

  • Giới tính: Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh thường cao hơn nam giới.
  • Tuổi: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên độ tuổi trung niên có khả năng mắc cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: trong gia đình có người bị mắc viêm khớp dạng thấp thì nguy cơ mắc cao hơn.
  • Béo phì: Người từ 55 tuổi trở xuống đang gặp tình trạng thừa cân béo phì đặc biệt là phụ nữ
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Phơi nhiễm môi trường: Các phơi nhiễm như amiang hoặc silica làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Trường hợp này thường xảy ra đối với các nhân viên cấp cứu tiếp xúc trực tiếp bụi bẩn,…

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm khớp dạng thấp người bệnh rất khó phát hiện ra bởi các triệu chứng thường không rõ ràng và bị nhầm lẫn với các bệnh khác do đó khi phát hiện ra thường ở giai đoạn nặng.

Ban đầu, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân hoặc qua các bài kiểm tra. Các kiểm tra thể chất bao gồm:

  • Kiểm tra về tình trạng sưng, đỏ
  • Kiểm tra về phản xạ và sức mạnh cơ bắp
  • Kiểm tra sự đàn hồi khớp khi chạm vào
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987 đang là tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất, rộng rãi nhất ở Việt Nam và trên thế giới. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp áp dụng với trường hợp bệnh nhân biểu hiện nhiều khớp, thời gian diễn biến bệnh trên 6 tuần.

  • Cứng khớp vào buổi sáng kéo dài trên 1 giờ đồng hồ
  • Tình trạng viêm tối thiểu ở 3 nhóm khớp, sưng phần mềm hoặc tràn dịch tối thiểu 3 trong 14 nhóm khớp sau đây: khớp ngón tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp cổ chân, khớp gối khớp ngón bàn chân.
  • Viêm các khớp ở trên bàn tay: Người bệnh sưng ở tối thiểu nhóm khớp trong số các khớp ở cổ tay, khớp ngón tay, khớp ngón gần.
  • Viêm khớp đối xứng
  • Có các hạt dưới da
  • Huyết thanh có yếu tố dạng thấp
  • Các dấu hiệu khi chụp X -quang điển hình ở các vị trí tổn thương như hình bào mòn, hình hốc, hẹp khe khớp, khuyết đầu xương, mất chất khoáng ở đầu xương.

Chẩn đoán xác định: khi có trên 4 tiêu chuẩn xuất hiện.

Với tiêu chuẩn 1 – 4, triệu chứng viêm khớp cần có thời gian diễn biến trên 6 tuần và được xác định bởi các bác sĩ chuyên khoa mới có thể chẩn đoán chính xác. 

Các xét nghiệm chẩn đoán

Các bác sĩ có thể sử dụng một số loại kỹ thuật để chẩn đoán RA qua xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh:

  • Xét nghiệm máu kiểm tra một số chất kháng thể, kiểm tra mức độ các chất phản ứng giai đoạn cấp tính tăng cao.
  • Xét nghiệm tìm yếu tố thấp khớp (RF): kiểm tra protein gọi là yếu tố thấp khớp.
  • Xét nghiệm các kháng thể protein chống đông máu
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân: kiểm tra hệ thống miễn dịch để xem nó có tạo ra kháng thể hay không
  • Tốc độ lắng của hồng cầu (ERS)
  • Xét nghiệm protein phản ứng C
  • Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh chụp X – quang để theo dõi sự tiến triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Các xét nghiệm MRI và siêu âm giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ nghiêm trọng của bệnh bên trong cơ thể bệnh nhân.

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, hiệu quả

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chỉ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp được bác sĩ ưu tiên áp dụng:

Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm khớp dạng thấp

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. 

Thuốc chống viêm không steroid NSAID chữa viêm khớp dạng thấp
Thuốc chống viêm không steroid NSAID chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên tắc phương pháp này là sự kết hợp giữa thuốc điều trị cơ bản với thuốc điều trị triệu chứng bệnh. Một số thuốc dưới đây thường được bác sĩ khuyên dùng:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): có tác dụng giảm đau, chống viêm. Loại thuốc này không được kê đơn đi kèm với  ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen natri (Aleve). Do nếu kết hợp sẽ gây ra các tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, tổn thương thận, các vấn đề về tim mạch, chảy máu, tăng nguy cơ xuất huyết.
  • Corticosteroid là loại thuốc có tác dụng là giảm viêm, đau, làm chậm tổn thương khớp. Điển hình là thuốc prednison. Thuốc này có thể điều trị bằng đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí bị tổn thương nhằm làm giảm các triệu chứng cấp tính, sau một thời gian sẽ giảm dần liều thuốc. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ kéo theo bao gồm loãng xương, tiểu đường, tăng cân bất thường.
  • Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Nhóm thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và giúp các mô khớp khác tránh khỏi những tổn thương vĩnh viễn. Nhóm thuốc DMARDs thông thường gồm các thuốc methotrexate (Trexall, Otrexup, những loại khác), hydroxychloroquine (Plaquenil),  leflunomide (Arava), sulfasalazine (Azulfidine). Tác dụng phụ có thể xảy ra ở bệnh nhân bao gồm tổn thương gan, ức chế tủy xương, nhiễm trùng phổi.
  • Thuốc sinh học: Đây là loại thuốc mới nhất hiện nay và là công cụ sửa đổi phản ứng sinh học. Tương tự như thuốc DMARDs, loại thuốc này có thành phần mới hơn bao gồm: Anti-IL6, Anti TNF, thuốc ức chế tế bào B và thuốc ức chế tế bào T. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân sẽ có khả năng đáp ứng điều trị khác nhau. Đây là loại thuốc đặc biệt hiệu quả với các trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác, những ca bệnh khó điều trị giúp cải thiện tình trạng bệnh của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.   

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Đông y

Trong Đông y chia bệnh viêm khớp dạng thấp thành nhiều thể bệnh khác nhau và từ đó hình thành nên phương pháp, bài thuốc khác nhau. Do đó, trước khi điều trị người bệnh cần xác định được thể bệnh của mình là gì thông qua căn nguyên và triệu chứng lâm sàng để từ đó có phương pháp phù hợp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp thể phong thấp nhiệt tý

Triệu chứng: Đây là căn bệnh thường gặp biểu hiện với các triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau nhức khiến người bệnh dễ cáu gắt, mệt mỏi, người nóng sốt, sợ gió, mạch huyền hoạt sắc.

Bài thuốc:

  • Tang chi: 20 gram
  • Nhẫn đông đằng: 20 gram
  • Phòng phong: 9 gram
  • Quế chi: 6 gram
  • Tri mẫu: 10 gram
  • Hải đồng bì: 12 gram
  • Bạch thược: 15 gram
  • Sinh địa: 15 gram
  • Xích thược: 15 gram
  • Bột linh dương: 0.6 gram

Cách thực hiện: Sắc dược liệu mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần uống

Bài thuốc Đông y chữa viêm khớp dạng thấp thể phong hàn thấp tý

Triệu chứng: Các khớp đau nhức, sưng viêm nhưng không đỏ, có hiện tượng nóng rát, giảm đau khi chườm ấm, cơ thể mệt mỏi, người lạnh, sắc lưới tái, mạch trì khẩn.

Bài thuốc:

  • Khương hoạt: 12 gram
  • Độc hoạt: 12 gram
  • Đương quy: 12 gram
  • Tần giao: 12 gram
  • Kê huyết đằng: 30 gram
  • Tang chi: 30 gram
  • Hải phong đằng: 30 gram
  • Nhũ hương: 4 – 8 gram
  • Quế chi: 8 – 12 gram
  • Cam thảo: 6 gram
  • Mộc hương: 6 gram

Cách thực hiện: Sắc uống 2 lần trong ngày, mỗi ngày một thang

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Đông y
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Đông y

Thể can thận âm huyết hư

Bệnh này xảy ra do can, huyết và thận bất túc khiến cho gân mạch co rút.

Triệu chứng:  ổ khớp bị biến dạng, tổn thương, tê cứng khi vận động, dưới da xuất hiện các nốt cục nhỏ. Ngoài ra người bệnh thường cảm thấy hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, đau lưng mỏi gối, lưỡi nhợt nhạt, ít rêu.

Bài thuốc:

  • Cam thảo: 6 gram
  • Đảng sâm: 15 gram
  • Độc hoạt: 9 gram
  • Phòng phong: 9 gram
  • Xuyên khung: 10 gram
  • Đỗ trọng: 10 gram
  • Nhục quế: 30 gram
  • Tế tân: 30 gram
  • Bạch linh: 12 gram
  • Tần giao: 12 gram
  • Thục địa: 12 gram
  • Bạch thược: 12 gram
  • Tang ký sinh: 12 gram
  • Đương quy: 12 gram

Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu sau đó cho vào ấm sắc, chia thuốc uống làm 2 lần, sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang cho đến khi hết các cơn đau nhức.

Mẹo dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

  • Lá lốt: Theo Đông y, lá lốt là loại cây có tính ấm, vị cay nồng, có mùi thơm có tác dụng ôn trung, tán hàn chỉ thống, phù hợp cho điều trị bệnh xương khớp. Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau tốt.
  • Bột quế: Bột quế có tác dụng giảm đau ngay lập tức, người bệnh sử dụng bột quế pha với nước nóng uống đều đặn vào sáng và tối để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Ngài cứu: Trong ngài cứu có mùi hăng, tính ấm, vị đắng có tác dụng điều hòa khí huyết, cầm máu, giảm đau và viêm, thường được sử dụng trong bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp. Ngoài ra, tinh chất acid amin và flavoniod trong ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hữu hiệu.
  • Cây chìa vôi: Đây là mẫu cây có vị đắng, thanh nhiệt, giải độc, thông kinh, tiêu thũng và kháng khuẩn cực tốt. Ngoài ra, các thành phần được nghiên cứu trong lá chìa vôi giúp hỗ trợ điều trị xương khớp dạng  thấp cực kỳ tốt như  acid hữu cơ, phenolic, acid amin, saponin. 
  • Cây trinh nữ: Cây trinh nữ có vị ngọt, tính hàn giúp trấn tĩnh, an thần, chống viêm, giảm đau nhức hiệu quả.
  • Gừng: Gừng là gia vị có tính ấm, cay nóng, kháng viêm hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng gừng để chườm đắp hoặc ngâm rượu uống đều có tác dụng hiệu quả. 

Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp trên điều trị không hiệu quả, không thể ngăn ngừa cũng như làm chậm tổn thương ở khớp thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để sửa chữa các khớp hư hỏng. Phẫu thuật giúp khôi phục khả năng sử dụng khớp, giảm đau và cải thiện chức năng.

Một số loại phẫu thuật chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này giúp loại bỏ lớp lót bị viêm của phần khớp (synovium) được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, ngón tay, phần cổ tay và hông.
  • Phẫu thuật chỉnh trục: Phẫu thuật được khuyến nghị giúp ổn định khớp, điều chỉnh khớp, nếu để giảm đau khi thay khớp không phải là lựa chọn tối ưu.
  • Sửa chữa gân: Tổn thương khớp và viêm là nguyên nhân khiến cho gân xung quanh khớp bị lỏng hoặc vỡ. Từ đó, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật để sửa chữa các đường gân xung quanh khớp.
  • Thay khớp: Phẫu thuật này thực hiện bằng cách loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp, chèn vào bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa để thay thế giúp người bệnh phục hồi tổn thương.

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính kéo dài đến hết quãng đời còn lại của người bệnh do đó quá trình điều trị cần có sự kiên trì liên tục
  • Kết hợp điều trị giữa nội khoa , vật lý trị liệu phục hồi chức năng và các phương pháp điều trị ngoại khoa.
  • Cần theo dõi chặt chẽ các diễn biến của bệnh để xử lý kịp thời nếu có tai biến

Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng điều trị bệnh

Ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị y khoa khác, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh, thích nghi tốt với cuộc sống hàng ngày.

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì?

Trong quá trình điều trị bệnh, hầu hết các bệnh nhân đều quan tâm đến việc ăn gì, kiêng gì để cơ thể khỏe mạnh và giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cần chú ý khi chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp:

Nên ăn:

  • Bông cải xanh, bắp cải: Hợp chất sulforaphane có trong rau có tác dụng làm chậm những tổn thương ở sụn khớp
  • Thực phẩm giàu acid béo omega 3: Chất dinh dưỡng này có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp, có nhiều trong mỡ cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
  • Canxi, Sữa và các chế phẩm từ sữa cung cấp nguồn canxi dồi dào.
  • Vitamin B, D
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên quan tâm đến việc ăn gì, kiêng gì để giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên quan tâm đến việc ăn gì, kiêng gì để giúp hỗ trợ điều trị bệnh

Thực phẩm nên kiêng:

  • Đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, chiên rán: trong các thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa làm kích thích phản ứng viêm diễn ra nhanh hơn và làm tăng cảm giác đau
  • Các loại thịt đỏ là thực phẩm không tốt cho bệnh viêm khớp dạng thấp
  • Nội tạng động vật: Do nó có chứa nhiều photpho nên khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm mất canxi trong xương, khiến xương kém vững chắc và sưng.
  • Uống nhiều rượu bia, các chất kích thích quá mức

Chế độ sinh hoạt và tập luyện hợp lý

Người mắc viêm khớp dạng thấp nên tránh những điều sau:

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, tránh làm việc quá sức, ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Tránh những động tác vận động có hại đối với khớp mà thay vào đó là các động tác giữ gìn khớp
  • Tránh những động tác cầm đồ vật nặng hay cố dùng lực để mở hay làm gì đó vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay
  • Cần duy trì các hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh.
  • Khi tập thể thao cần lựa chọn giày thích hợp để tránh kích thích da chân là làm tổn thương phần khớp chân.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ khi cần thiết
  • Khi tập luyện có thể tập tĩnh hay những bài tập thể dục ngắn tại nhà và chọn một số bộ môn phù hợp như đi bộ, đạp xe, bơi lội.
  • Giảm cân nếu như cơ thể đang thừa cân quá mức
  • Không nên tác động vào cột sống khi bị đau cổ vì có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mãn tính dó đó người bệnh cần phải kiên trì và tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ mới có được hiệu quả. Những thông tin trên đây hy vọng phần nào giúp người đọc hiểu thêm về viêm khớp dạng thấp, các nhận biết để có phương pháp điều trị kịp thời đúng lúc, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
[Tổng hợp] 3 cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng đông y hiệu quả nhất

3 Cách Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Bằng Đông Y Tốt Nhất

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng Đông y đang là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh lựa...
Tổng hợp những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp ở trẻ em

Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Ở Trẻ Em

Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ tuổi từ 13...
Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì để điều trị bệnh tốt hơn

Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì, nên ăn gì để điều trị bệnh...

Viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì là câu hỏi của nhiều người bởi chế độ dinh dưỡng sẽ...
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc...
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học nhất

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Khớp Dạng Thấp Khoa Học

Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học, chi tiết rất quan trọng. Bởi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top