Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

4.7/5 - (15 bình chọn)

Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn cảm giác và rối loạn đại tiểu tiện. Thậm chí còn gây teo cơ, tàn phế, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, vận động của người bệnh. Vậy thực chất căn bệnh này là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị ra sao? Đáp án trong bài viết sau.

Thoát vị đĩa đệm là gì? Phân loại bệnh

Thoát vị đĩa đệm (Herniated Disc) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây chằng và hệ thần kinh liên quan. Từ đó, bệnh gây ra các triệu chứng: Tê bì, đau nhức, khó chịu toàn thân, khiến mọi cử động và sinh hoạt của người bệnh trở nên khó khăn.

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn cột sống nào. Tuy nhiên chúng thường tập trung phổ biến ở thắt lưng và cổ. Bởi đây là những vị trí chịu nhiều ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Cụ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Là tình trạng các đốt sống cổ bị thoát vị do thường xuyên phải chịu áp lực từ trọng lượng của đầu hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Là tình trạng suy giảm chức năng của các đốt sống lưng do tuổi tác, khả năng đàn hồi suy giảm hoặc bị biến dạng do sức ép,…

Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm thường tiến triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm đã bắt đầu biến dạng nhưng vòng bao xơ bên ngoài chưa rách. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể gặp các triệu chứng tê bì tay chân, đau nhức xương khớp nhưng không rõ nét.
  • Giai đoạn 2: Vòng xơ bên ngoài bị rách một phần, nhân nhầy bắt đầu thoát ra, khiến đĩa đệm phồng to. Tuy nhiên, cơn đau vẫn chưa rõ ràng nên hầu hết không ai phát hiện ra bệnh.
  • Giai đoạn 3: Vòng xơ rách bị rách toàn phần, nhân nhầy lồi ra ngoài và bắt đầu chèn ép dây chằng và hệ thần kinh. Lúc này các triệu chứng mới trở lên rõ rệt, người bệnh phải liên tục chịu đựng sự hành hạ của các cơn đau.
  • Giai đoạn 4: Đây được coi là giai đoạn nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm. Cơn đau nhức trở nên dữ dội và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi đi lại và cử động.

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm điển hình

Thoát vị đĩa đệm xảy ra chủ yếu ở vùng cổ và thắt lưng với biểu hiện chính là tê bì và đau nhức. Tuy nhiên tùy vào từng vị trí mà bệnh lại có những dấu hiệu nhận biết riêng. Cụ thể:

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng:

  • Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm điển hình nhất là cảm giác đau dọc cột sống thắt lưng xuống mông và hai lòng bàn chân.
  • Ngoài ra cơn đau còn lan ra khoang sườn trước ngực.
  • Việc cúi người bà vận động mạnh ở phần dưới thắt lưng gặp rất nhiều khó khăn.
  • Các cơ và chân bị tê bì, cảm giác không rõ rệt.
  • Khi bị viêm họng, lo, lao cột sống và thắt lưng cũng trở nên đau nhức. Cơn đau thường âm ỉ và lan theo vòng cung từ sau và trước ngực. Chúng sẽ trở lên nhức nhối, dữ dội ở vùng mông và hai bên chân.
Thoát vị đĩa đệm ở lưng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi cúi hoặc gập người
Thoát vị đĩa đệm ở lưng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi cúi hoặc gập người

Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cổ:

  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, khó chịu ở cổ và vai gáy khi làm việc hoặc ngồi lâu trong một tư thế.
  • Cơn đau có thể lan lên cả đầu và gây đau đầu, chóng mặt.
  • Cánh tay, cổ tay thậm chí là cả lòng bàn tay bị tê và mất cảm giác tạm thời.
  • Việc quay đầu sang trái hoặc sang phải, cúi lên, cúi xuống đều đem lại cảm giác đau nhức.
  • Ngoài ra người bệnh còn sẽ thường xuyên cảm thấy cơ tay bị yếu, khó mang vác được vật nặng bằng tay.
  • Khi thấy những biển hiện trên tại cổ và thắt lưng, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Việc phát hiện ra bệnh sớm sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng xấu.

Các nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm

Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm. Một trong số đó là:

  • Hoạt động sai tư thế: Các thói quen nằm, ngồi hoặc bưng bê các vật nặng bị sai tư thể đều ảnh hưởng trầm trọng đến đĩa đệm. Lâu ngày có thể khiến bộ phận này bị lệch hoặc thay đổi cấu trúc, dẫn đến thoát vị và lòi dịch nhầy ra ngoài.
  • Thoái hóa tự nhiên: Độ tuổi cũng là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Bởi theo các nhà khoa học, khi độ tuổi càng lớn hệ xương khớp càng trở lên suy yếu, độ thẩm thấu của đĩa đệm cũng suy giảm. Do đó, thoái hóa là hiện tượng tự nhiên mà bất kỳ người già nào cũng phải đối mặt.
  • Chấn thương: Các chấn thương trong lao động, sinh hoạt, đi lại cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến cột sống và đĩa đệm

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên thì một số yếu tố dưới đây cũng được xem là tác nhân gây ra căn bệnh này.

  • Béo phì, thừa cân: Trọng lượng cơ thể quá lớn có thể khiến cột sống không gánh được sức nặng của chính cơ thể. Lâu ngày sẽ khiến các đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn gây ra hiện tượng thoái hóa, thoát vị.
  • Nghề nghiệp: Đặc thù công việc của những người thường xuyên kéo, đẩy, gập người và khuôn khác vật nặng cũng có thể khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, thoát khỏi vị trí và gây ra thoát vị.
  • Tiền sử bệnh: Theo các nhà nghiên cứu, những người có tiền sử bị gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống thường có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường gấp nhiều lần.
  • Mang thai: Ở những tháng cuối của thai kỳ, trọng lượng cơ thể người mẹ có thể tăng lên vài chục kilogam khiến hệ thống xương khớp, đặc biệt là thắt lưng và đĩa đệm phải chịu một áp lực lớn. Làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn bình thường.
  • Đi giày cao gót: Thường xuyên đi giày cao gót đế nhọn cũng là nguyên nhân nguyên nhân bị thoát vị đĩa đệm ở nhiều chị em. Nguyên nhân là do toàn bộ trọng lượng cơ thể bị dồn lên đôi chân, gây biến dạng cơ bắp và dây chằng tại cột sống.
Phụ nữ mang bầu thường có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường
Phụ nữ mang bầu thường có khả năng bị thoát vị đĩa đệm cao hơn người bình thường

Bị thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng di chuyển của người bệnh. Dưới đây là một số những biến chứng mà bệnh có thể gây ra:

  • Rối loạn tiểu tiện: Biểu hiện ban đầu của biến chứng này là bí tiểu, tiểu không kiểm soát. Nguyên nhân là do khi bị thoát vị đĩa đệm, vòng tròn cơ thắt ngoại vi bị liệt, không giữ được nước tiểu.
  • Ảnh hưởng đến thần kinh: Thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép và khiến hệ thần kinh liên quan bị tổn thương, đau nhức, khó chịu.
  • Bị teo cơ: Khi thoát vị tiến triển nặng hơn, các dây thần kinh tại cột sống bị chèn ép, làm giảm lưu thông máu đến các cơ, lâu dần sẽ dẫn đến teo cơ, giảm khả năng vận động của người bệnh.
  • Rối loạn cảm giác: Biến chứng này thường xảy ra ở những vùng da bị chèn ép dây thần kinh. Lúc này người bệnh sẽ mất cảm giác nóng, lạnh do các vùng da bị tê bì, mất cảm giác.
  • Gây tê liệt, tàn phế: Đặc biệt nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng tê liệt, tàn phế cả đời.
  • Hội chứng đuôi ngựa theo các tầng: Đây là một dạng đau thần kinh ngắt quãng, với biểu hiện chính là di chuyển cà nhắc. Người bệnh thường chỉ di chuyển được một đoạn đường và không thể di chuyển tiếp, sau thời gian nghỉ ngơi mới có thể tiếp tục đi. Hiện tượng này cứ lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh.
Nếu để lâu ngày người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ teo cơ, bại liệt
Nếu để lâu ngày người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ teo cơ, bại liệt

Bị thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi

Thoát vị đĩa đệm bệnh học có chữa khỏi được không là câu hỏi của rất nhiều người bệnh. Theo các chuyên gia, việc điều trị căn bệnh này phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố sức khỏe và tình trạng bệnh của từng người.

  • Đối với trường hợp các đĩa đệm mới bị biến dạng, lớp bao xơ chưa rách thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên người bệnh cần phải dùng thuốc và điều chỉnh dinh dưỡng cũng như áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Đối với trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối, các bao xơ đã rách toàn bộ thì khả năng điều trị khỏi hẳn là rất khó. Về mặt lý thuyết, thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn cuối thì không có phương thuốc nào đặc trị hữu hiệu. Người bệnh buộc phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Bởi lẽ, các đĩa đệm đã xơ vữa và không còn khả năng phục hồi như trước. Buộc các bác sĩ phải sử dụng các phương pháp ngoại khoa để giảm bớt cơn đau.

Theo các chuyên gia, thời gian điều trị của thoái hóa cột sống phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa và khả năng đáp ứng của từng người.

  • Ở giai đoạn bệnh nhẹ, cơ thể đáp ứng bệnh tốt thì thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2-3 tuần.
  • Đối với giai đoạn bệnh nặng, cơ thể không có đáp ứng tốt thì thời gian điều trị có thể lên đến vài tháng hoặc thậm chí là cả đời.

Các cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm

Phát hiện bệnh sớm chính là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tàn phế, tê liệt. Do đó, khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán kịp thời.

Một vài phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán căn bệnh này như:

  • Chụp X- quang thường: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định được chính xác tình trạng tổn thương ở đĩa đệm và đốt sống thông qua hình ảnh. Đồng thời kiểm tra được độ hẹp khoang đốt sống và vị trí xảy ra thoát vị.
  • Chụp bao rễ thần kinh: Các chuyên viên y tế sẽ truyền chất cản quang vào khoang dưới của thắt lưng để xác định chính xác vị trí và mức độ thoát vị của đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp: Phương pháp này sẽ giúp thu được hình ảnh trực tiếp của vị trí mà đĩa đệm đang bị lệch và thoát vị.
  • Cộng hưởng từ: Đây là phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa có độ chính xác cao nhất và không gây hại cho người bệnh.
Các biện pháp chụp X- quang sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh
Các biện pháp chụp X- quang sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh

Cách chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Sau khi chẩn đoán chính xác tình trạng và vị trí thoát vị đĩa đệm bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể tham khảo.

Điều trị Tây Y

Tây y là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên phương pháp này lại tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Các cách điều trị thoát vị đĩa đệm trong Tây y phổ biến nhất hiện nay gồm:

Dùng thuốc:

  • Ở giai đoạn bệnh khởi phát, các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau như: Paracetamol, Diclofenac, Meloxicam,…để giảm nhanh các triệu chứng.
  • Nếu bệnh nhân bị co giật hoặc cứng cơ cột sống thì có thể dùng thuốc chống động kinh và giãn cơ bổ trợ để điều trị. Các loại thuốc giãn cơ thông dụng như: Mydocalm, Myonal,…
  • Một vài trường hợp có thể được chỉ định tiêm Corticosteroids ở màng cứng. Tuy nhiên, thuốc này thường có rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh chỉ dùng tối đa 3 mũi cho một đợt điều trị, mỗi mũi cách nhau từ 3 – 7 ngày.

Điều trị ngoại khoa:

  • Khi bệnh chuyển biến nặng, cơ thể không đáp ứng với các loại thuốc trị thoát vị đĩa đệm. Lúc này, phẫu thuật ngoại khoa là biện pháp được chỉ định thay thế.
  • Bác sĩ có thể loại bỏ khối thoát vị hoặc toàn bộ đĩa đệm bị lệch để thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo.
  • Phương pháp này sẽ giúp cột sống trở lại ổn định như ban đầu. Nhưng chi phí điều trị và quá trình phẫu thuật rất tốn kém và phức tạp.
Tây y giúp giảm nhanh cơn đâu và triệu chứng viêm của thoát vị đĩa đệm
Tây y giúp giảm nhanh cơn đâu và triệu chứng viêm của thoát vị đĩa đệm

Trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y

Ngoài Tây y thì các bài thuốc Đông y điều trị thoát vị đĩa đệm cũng được rất nhiều người tin dùng. Bởi hiệu quả và tính an toàn được đánh giá rất cao. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này, người bệnh phải thật kiên trì và áp dụng liên tục. Tùy cơ địa của từng người mà thời gian cho tác dụng là dài, ngắn khác nhau.

Một số bài thuốc Đông y trị bệnh thông dụng như:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị rễ ngưu tất, ý dĩ, đỗ trọng, lá lốt rửa sạch, sắc cùng 4 bát nước. Bật lửa nhỏ, để bếp khoảng 20 phút thì chắt nước, chia làm 3 lần, uống liên tục trong 4 tuần.
  • Bài thuốc 2: Lấy cỏ xước, tế tân, đẳng sâm, xuyên khung, độc hoạt, tang ký sinh, thạch chi, tân giao, cam thảo đem rửa sạch, sắc thành thuốc, rồi uống mỗi ngày 1 tháng.
  • Bài thuốc 3: Lấy Độc hoạt, xuyên ô, cát căn, quế chi, ma hoàng, tế tân, cam thảo đem làm sạch rồi sắc với 200ml nước. Sau khi nước cạn còn khoảng 100ml thì chắt ra, dùng sau các bữa ăn khoảng 30 phút.

Mẹo dân gian chữa bệnh

Cũng giống như Đông y, các mẹo vặt dân gian tương đối lành tính và an toàn với người dùng. Tuy nhiên, đây chủ yếu là mẹo vặt khởi phát từ kinh nghiệm người dùng, chưa có kiểm chứng khoa học. Do đó, người bệnh chỉ nên lựa chọn và áp dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ.

Còn đối với trường hợp bệnh nặng thì các biện pháp Tây y vẫn được khuyên dùng nhiều hơn. Một vài mẹo vặt đơn giản mà người bệnh có thể tham khảo như

  • Sử dụng ngải cứu: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị một nắm lá ngải cứu rồi rửa sạch, cho sao nóng cùng một ít muối hạt. Đổ hỗn hợp này vào trong một chiếc khăn mỏng, đợi cho bớt nóng thì dùng chườm lên cột sống bị đau. Thực hiện khoảng 20 phút mỗi lần, áp dụng liên tục trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả.
  • Sử dụng lá lốt: Lá lốt sau khi được làm sạch thì cho vào chảo rang nóng với ít muối hạt. Sau đó đổ tất cả dược liệu trên vào một tấm vải mỏng, rồi đợi cho nguội bớt. Dùng hỗn hợp lá lốt với muối chườm lên vị trí đau nhức khoảng 15 phút. Thực hiện đều đặn từ 2-3 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Sử dụng xương rồng: Lấy 2-3 nhánh xương rồng, gọt bỏ hết các cạnh khía có gai. Sau đó rửa sạch với nước rồi đem đi đập dập cùng một ít muối hạt. Cho hỗn hợp vừa thu được vào chảo sao nóng với ít muối hạt, rồi chườm lên vùng cột sống bị đau nhức. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong 2 tuần liên tiếp các triệu chứng sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lá lốt là một trong những vị thuốc trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người sử dụng nhất hiện nay
Lá lốt là một trong những vị thuốc trị thoát vị đĩa đệm được nhiều người sử dụng nhất hiện nay

Nên ăn gì, kiêng gì để chóng khỏi bệnh?

Các chuyên gia cho biết, một chế độ ăn uống khoa học có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cải thiện và phục hồi của bệnh. Do đó, khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh nên tăng cường bổ sung và hạn chế những thực phẩm dưới đây.

Thực phẩm nên ăn khi bị thoát vị đĩa đệm:

  • Thực phẩm giàu Protein: Thịt gia cầm, thịt lợn, cá biển là những thực phẩm giàu protein mà người thoát vị đĩa đệm cần tăng cường bổ sung. Để hỗ trợ làm lành và sửa chữa các tổn thương do bệnh gây ra.
  • Thực phẩm giàu Canxi: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp người bệnh hạn chế tối đa tình trạng loãng xương, giúp cấu trúc xương khớp trong cơ thể trở nên bền vững. Các loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như: Phô mai, cải xoăn, đậu đến, cá mòi,…
  • Thực phẩm giàu Acid béo Omega-3: Cá hồi, hạt óc chó, bí ngô và súp lơ trắng là những thực phẩm giàu Acid béo Omega -3 mà người bệnh cần tăng cường bổ sung. Nhóm thực phẩm này sẽ giúp kích thích sản sinh Collagen, tăng độ bền chắc cho các bao xơ xung quanh đĩa đệm.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong tôm, cà chua, rau xanh,…có tác dụng làm sạch đường ruột, giảm áp lực cho hệ thống xương khớp.
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, lòng trứng đỏ và các loại gan là nhóm thực phẩm giàu vitamin D, giúp xương khớp chắc khỏe mà người thoát vị đĩa đệm không được bỏ qua.

Thực phẩm nên hạn chế khi bị bệnh:

  • Thực phẩm chứa Purin và Fructose: Nhóm thực phẩm này có khả năng kích thích phản ứng viêm trong cơ thể, khiến các cơn đau trở lên dữ dội hơn. Do đó, người bệnh nên hạn chế tuyệt đối những món ăn chứa nhiều Purin như: Cà muối, dưa muối, nội tạng động vật,…
  • Đồ ăn cay nóng, quá mặn, quá ngọt: Những loại thức ăn này cũng sẽ khiến các phản ứng viêm nhiễm và đau nhức trở nên tồi tệ hơn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ: Người thoát vị đĩa đệm cần hạn chế nhóm thực phẩm này bởi chúng có khả năng làm tăng cân, béo phì, tăng áp lực cho hệ thống xương khớp.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Khi bị thoát vị đĩa đệm thì đồ uống có cồn, các chất kích thích là nhóm thực phẩm mà người bệnh cần tuyệt đối kiêng kỵ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Nội tạng động vật có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn do chứa nhiều hoạt chất có hại
Nội tạng động vật có thể sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn do chứa nhiều hoạt chất có hại

Cách phòng tránh bệnh hiệu quả cao

Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm người bệnh nên chủ động phòng tránh bằng các biện pháp dưới đây.

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý, tránh tình trạng tăng cân, béo phì gây nhiều áp lực cho xương khớp.
  • Ngồi làm việc trong tư thế thẳng lưng, sau khoảng 1-2 giờ cần đứng lên đi lại, tập một vài động tác nhẹ. Tránh ngồi lì và lười vận động trong thời gian quá lâu.
  • Lựa chọn ghế ngồi có điểm tựa để giảm bớt sức chịu của cột sống.
  • Hạn chế mang vác, xê dịch những vật quá nặng, khiến cột sống bị áp lực, cong vẹo, thoái hóa và thoát vị sau khoảng thời gian dài.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao vừa với thể trạng của mình. Nên chọn những bài tập tốt cho cột sống và thắt lưng như: Đi bộ, tập xà đơn, yoga, bơi lội,…
  • Khi có biểu hiện đau lưng, mỏi gối người bệnh nên chủ động đi thăm khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh nguy hiểm và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Do đó để hạn chế và phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh, mọi người nên chủ động thăm khám và sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top