Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra nhiều triệu chứng đau nhức khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để đảm bảo điều trị hiệu quả an toàn từ giai đoạn khởi phát, người bệnh nên chủ động đi thăm khám từ sớm. Cùng tìm hiểu với thông tin trong bài viết sau đây.
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?
Theo cấu trúc giải phẫu trên cơ thể người, dây thần kinh liên sườn xuất phát từ vị trí đốt sống D1-D2 (đoạn tủy ngực – lưng). Cụ thể, hệ thống động mạch tĩnh mạch của các dây thần kinh liên sườn tách ra từ rễ chung và di chuyển ngay dưới khung xương sườn.
Chính vì mối liên quan trên, bất kỳ tác động nào tới hệ thống khung xương, tủy sống, thành ngực đều tiềm ẩn nguy cơ gây đau nhức hệ thống dây thần kinh liên sườn. Tùy theo vị trí và nguyên nhân gây đau mà có thể thành ba dạng đau nhức như sau:
- Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát: Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau không rõ nguyên nhân. Cơn đau có thể tự cải thiện mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị.
- Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Người bệnh bị đau nhức khi thay đổi thời tiết, bê vác vật nặng, tư thế hoạt động sai hoặc chấn thương tại vùng xương sườn hai bên.
- Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát: Nguyên nhân gây dạng bệnh này xuất phát từ bệnh lý nền như đau nhức cột sống, thoái hóa đốt sống thắt lưng, bệnh lý liên quan đến thần kinh,…
Tình trạng đau nhức này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Để điều trị dứt điểm, người mắc nên đến cơ sở y tế thăm khám để có phương án xử lý phù hợp.
Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra bởi nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Muốn điều trị hiệu quả, trước hết người bệnh phải xác định được căn nguyên của bệnh và xử lý triệt để nguyên nhân đó. Cụ thể, những nhóm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh cần chú ý như sau:
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi khiến người bệnh bị đau nhức dây thần kinh. Tùy người bệnh mà tính chất cơn đau có thể thay đổi ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Thông thường, nếu xuất hiện cơn đau do thay đổi thời tiết, người bệnh chỉ cần xoa bóp và áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà, hiếm khi phải dùng thuốc.
- Chấn thương trong lao động: Tác động của các nhóm tác nhân bên ngoài đến xương khớp gây chấn thương. Nếu không trị dứt điểm tình trạng này có thể để lại di chứng khiến người bệnh đau nhức thường xuyên.
- Thói quen hoạt động sai tư thế: Bê vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế, lười vận động,….đều những nguyên nhân hàng đầu gây ra đau nhức dây thần kinh.
- Nhiễm khuẩn: Một số bệnh lý do nhiễm khuẩn (điển hình như bệnh zona thần kinh) khiến người bệnh đau nhức hệ thống dây thần kinh liên quan.
- Ảnh hưởng bệnh lý tại tủy sống: Nguyên nhân này không đặc trưng, khá hiếm gặp và khó xác định. Do khi khởi phát, bệnh thường gây đau một bên, dễ nhầm lẫn với tình trạng đau nhức thông thường và kết quả thăm khám không rõ ràng khi đi chụp chiếu.
- Thoái hóa cột sống: Nhóm dây thần kinh liên sườn bị đau cũng có thể là biến chứng của tình trạng thoái hóa cột sống. Thoái hóa nói chung là bệnh lý xương khớp liên quan đến yếu tố lão hóa theo thời gian, thường gặp ở người cao tuổi. Với nguyên nhân này, việc điều trị dứt điểm là rất khó, thường chỉ áp dụng các biện pháp cải thiện triệu chứng.
- Lao cột sống, ung thư cột sống: Ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh bị lao cột sống hoặc ung thư cột sống thì triệu chứng đau nhức dây thần kinh là điều hoàn toàn có thể gặp phải. Ban đầu, người mắc thường chỉ đau nhức cục bộ tại cột sống sau đó lan rộng và trở nên dữ dội hai bên mạn sườn.
Ngoài các nguyên nhân trên, đau dây thần kinh liên sườn còn có thể gây ra do sự rối loạn chuyển hóa (gặp phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường); người lạm dụng thuốc corticoid trong thời gian dài; người bị suy giảm sức đề kháng. Để nắm rõ nguyên nhân chính xác gây bệnh, cần chủ động đi thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp.
Dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn cần biết
Nhận biết dấu hiệu đau nhức từ sớm sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc dùng thuốc và điều trị. Cụ thể, cần cảnh giác nếu thấy xuất hiện biểu hiện sau đây:
- Đau nhức tại vùng liên sườn, bả vai. Ban đầu, vị trí đau xuất hiện cục bộ tại một khu vực nhất định (đau một bên, cố định tại vị trí một vài đốt sống). Sau đó, cơn đau lan dần ra khu vực xung quanh, ra trước ngực.
- Ban đầu, cơn đau âm ỉ, khởi phát không quá dữ dội nhưng có thể diễn tiến nặng hơn nếu không điều trị sớm.
- Mức độ đau tăng khi hoạt động và cải thiện khi nghỉ ngơi, đặc biệt đau nhiều khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc bê vác nặng.
- Vị trí đau chủ yếu chạy dọc theo sống lưng và lan lên vùng ngực. Do đó, nhiều người có thể nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh phổi hoặc tim mạch.
- Nếu người bệnh bị zona thần kinh, đi kèm với đau nhức dây thần kinh, người bệnh còn có triệu chứng nóng rát tại vùng tổn thương. Đồng thời, trên da xuất hiện mụn nước nhỏ li ti, nếu chà xát mạnh gây trầy xước, lan rộng và hình thành vết thương hở.
- Đau nhức kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt.
Ngoài các triệu chứng đặc trưng trên, tùy người mắc mà có những dấu hiệu riêng biệt. Do đó, nên đi thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để việc điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không? Khi nào cần đến bệnh viện?
Dây thần kinh bị tổn thương và ảnh hưởng do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây đau nhức và khó chịu ở người mắc. Vậy, tình trạng đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không? Trước hết, các triệu chứng của bệnh khởi phát và tiến triển gây nhiều khó chịu cho người mắc trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong đó, một số biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng rõ rệt nhất phải kể đến như:
- Đau đầu, chóng mặt do đau nhức kéo dài. Người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và không thể làm việc hết năng suất.
- Đau nhức gây mất ngủ, ngủ chập chờn, hay tỉnh giấc. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến người bệnh mệt mỏi vào ngày hôm sau.
- Ảnh hưởng đến tinh thần, trí tuệ sa sút, hay quên và mất trí nhớ tạm thời.
- Suy giảm sức đề kháng, khiến cơ thể dễ dàng mắc các bệnh lý khác.
- Nguy hiểm nhất, tình trạng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.
Tuy nhiên, có thể nhận định rằng, đau dây thần kinh liên sườn KHÔNG PHẢI bệnh lý nguy hiểm, có thể chẩn đoán và cải thiện nhanh chóng nếu phát hiện từ giai đoạn đầu. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tránh tự ý dùng các loại thuốc giảm đau không đúng mục đích điều trị khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
XEM NGAY:
Trường hợp đau nhức nhẹ, người bệnh có thể tự cải thiện triệu chứng sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu xuất hiện biểu hiện sau, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:
- Đau nhức dữ dội, cơn đau khiến người bệnh khó thở.
- Đau tức, đau nhói tại khoang ngực.
- Cơn đau lan xuống hai cánh tay (đặc biệt là tay trái), lan xuống vai và lan rộng sau lưng.
- Thi thoảng cảm nhận được cơn co thắt tại ngực.
- Đau bụng dữ dội (đặc biệt tại vị trí thượng vị).
- Chóng mặt, đau đầu, ngất xỉu.
Phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả
Với các bệnh lý đau nhức dây thần kinh nói chung, muốn điều trị đúng cách phải được thăm khám kỹ càng với phương pháp phù hợp. Giống như nhiều bệnh xương khớp khác, tình trạng này phải kết hợp thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Thăm khám lâm sàng đau dây thần kinh liên sườn
Trước hết, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng với kỹ năng chuyên môn về xương khớp. Cụ thể một số tiêu chí như sau:
- Vị trí đau nhức.
- Tính chất cơn đau (đau âm ỉ/đau dữ dội/đau nhói).
- Triệu chứng đi kèm ở vị trí nào? (tay chân/bả vai/vùng lưng)
- Người bệnh có thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt không?
Từ đó, bước đầu bác sĩ có thể đưa ra đánh giá sơ bộ về bệnh cũng như xác định được các phương pháp xét nghiệm cần tiếp tục thực hiện sau đó.
Chỉ định thăm khám cận lâm sàng
Chẩn đoán hình ảnh và thực hiện xét nghiệm là chỉ định cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể, một số xét nghiệm sau đây thường được chỉ định cho người bệnh đau dây thần kinh liên sườn:
- Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán phổ biến nhất với các bệnh lý đau nhức tại cột sống. Tuy nhiên, kết quả phương pháp này đem lại cũng không được đánh giá cao nên thường được kết hợp với nhiều phương pháp khác. Bởi vì, thông qua hình ảnh chụp X-quang, bác sĩ chỉ có thể đánh giá sơ bộ được vị trí tổn thương của cột sống, khó nhận định mức độ tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kỹ thuật chẩn đoán hiện đại được cho kết quả chính xác, nhất là với tình trạng đau nhức dây thần kinh. Với kết quả chẩn đoán bằng phương pháp này, bác sĩ có thể nhận định cụ thể mức độ tổn thương và sự ảnh hưởng tới khu vực lân cận. Tuy nhiên, chi phí phải bỏ ra cho phương pháp này không nhỏ nên người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng.
- Xét nghiệm sinh hóa thông thường: Ngoài chẩn đoán hình ảnh, người bệnh cần phải thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và các chỉ số ALT, AST, creatinin, ure,…Mục đích của các xét nghiệm này chủ yếu để chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh lý khác nhau.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định bổ sung một số phương pháp chẩn đoán khác. Tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp với trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh.
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn như thế nào?
Kết hợp kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh nhân. Tùy vào mức độ diễn tiến và tình trạng cụ thể mỗi người mà có phương pháp chữa trị phù hợp. Cụ thể, có thể lựa chọn điều trị với Tây y, phương pháp Đông y hoặc các mẹo dân gian trong chữa đau dây thần kinh liên sườn.
Uống thuốc gì chữa đau dây thần kinh liên sườn?
Uống thuốc Tây y luôn cho tác dụng điều trị nhanh chóng, cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ không mong muốn nếu lạm dụng trong thời gian kéo dài hoặc không đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Do đó, tuyệt đối tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chỉ định, tránh tự ý thay đổi thuốc và tăng giảm liều lượng khi chưa được phép.
Một số loại thuốc được áp dụng trong điều trị như sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Một số loại thuốc thường sử dụng với mục đích cải thiện tình trạng đau nhức như Paracetamol, Diclofenac,…Chú ý tới mức liều, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nhà thuốc nếu cần thiết. Chú ý khoảng cách giữa hai lần uống thuốc, tránh lạm dụng dẫn đến quá liều gây ngộ độc thuốc giảm đau.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Với tình trạng đau nhức thần kinh, người bệnh thường được chỉ định điều trị với thuốc nhóm Gabapentin. Nhóm này thực chất là thuốc thuộc nhóm chống co giật, kích ứng lên hệ thần kinh trung ương và cải thiện biểu hiện chóng mặt, đau đầu. Dùng thuốc này thường gặp tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu,…
- Thuốc giãn cơ: Một số loại thuốc thường được chỉ định như Mydocalm; Myonal;…Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường chỉ định trong trường hợp đau dữ dội kèm theo triệu chứng đau nhức tại vùng xương sườn. Nên dùng thuốc sau bữa ăn, đặc biệt cẩn trọng nếu người bệnh có sẵn bệnh lý dạ dày.
- Thuốc bổ, vitamin: Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị, bác sĩ thường chỉ định kèm theo một số loại thuốc bổ, vitamin nhóm B (B1,B6,B12). Bổ sung có liều lượng nhóm vitamin này giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp, đau nhức thần kinh.
Phương pháp Đông y trị bệnh dứt điểm
Theo quan điểm y học cổ truyền, đau dây thần kinh liên sườn được xếp vào nhóm bệnh “hiếp thống”. Căn nguyên của tình trạng này là do khí huyết bít tắc, trì trệ sự lưu thông kinh mạch, can khí uất kết gây đau nhức dữ dội. Người bệnh bị đau nhức, khó cử động và chướng bụng đầy hơi.
Để điều trị hiệu quả, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y có uy tín và dùng thuốc theo tình trạng phù hợp. Một số bài thuốc Đông y cho đau dây thần kinh liên sườn người bệnh có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc 1 – Thể bệnh do khí lạnh: Bao gồm các nguyên liệu chỉ xác, lan hòe, quế thanh, lan căn, huyết căn, thanh bì, khương thanh, uất kim, xuyên khung với liều lượng thích hợp. Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm đun nước cùng với 6 bát nước trong khoảng 20 phút. Duy trì bài thuốc trong vòng tối thiểu 1 tháng để thấy hiệu quả.
- Bài thuốc 2 – Thể bệnh do huyết ứ: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đương quy, thoát hạch anh nhi, thạch sinh hoa, cam thảo, đại hoàng, xuyên sơn giáp, thiên hoa phấn,…Thêm vào ấm đun thuốc với khoảng 1 lít nước. Đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp và dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc 3 – Thể bệnh do đàm ấm lưu trú: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm phục linh bì, dĩ thược, xích tô, tuyền phúc hoa, trần bì, củ gấu với liều lượng thích hợp. Cho toàn bộ vào ấm đun nước và cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp và sử dụng.
Chú ý rằng, các bài thuốc Đông y nếu muốn điều trị hiệu quả phải kiên trì trong thời gian kéo dài (tối thiểu 2-3 tháng). Đồng thời, đảm bảo liều lượng dùng thuốc mỗi ngày, tránh bỏ dở giữa chừng ảnh hưởng đến hiệu quả bài thuốc.
Mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện triệu chứng
Nếu tình trạng đau dây thần kinh liên sườn ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng còn diễn tiến nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà. Những phương pháp này có tác dụng chủ yếu trong cải thiện triệu chứng hoặc hỗ trợ phương pháp điều trị chính. Không nên lạm dụng những bài thuốc này nếu triệu chứng bệnh không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường.
Tham khảo một số mẹo điều trị bằng thuốc nam như sau:
- Bài thuốc với giá đỗ: Chuẩn bị 1 nắm giá đỗ (100g), rửa sạch và để ráo nước. Nấu nước giá đỗ để uống, có thể ăn cả phần bã để nâng cao hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng giá đỗ nấu canh với chân giò, sườn để ăn trong bữa chính hàng ngày cũng là một mẹo điều trị hiệu quả.
- Bài thuốc với rau má: Chuẩn bị một nắm rau má (vừa đủ lượng ăn mỗi lần), thêm nước khi xay để hỗn hợp thật nhuyễn. Chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã và uống hàng ngày. Với phần bã rau má có thể sao vàng và chườm lên vị trí đau nhức cải thiện cơn đau hiệu quả.
- Bài thuốc với lá lốt: Chuẩn bị khoảng 200g lá lốt, để ráo nước hoàn toàn. Thêm vào ấm đun cùng với lượng nước vừa đủ (khoảng 1 lít nước). Đun sôi lấy nước cốt uống hàng ngày. Ngoài bài thuốc uống, có thể thái nhỏ lá lốt, sao vàng với muối và chườm lên vị trí đau nhức 15 phút.
- Bài thuốc với cây cỏ xước: Chuẩn bị bài thuốc gồm cỏ xước; lá lốt; ý dĩ; lá thông; thiên niên kiện; tô mộc; ngải cứu; cẩu tích với liều lượng thích hợp. Thêm vào ấm đun cùng với 6 bát nước, cô cạn đến khi còn khoảng ⅔ lượng nước thì tắt bếp và uống hàng ngày
Theo dõi diễn tiến sức khỏe và ngưng dùng thuốc ngay nếu cần thiết, đặc biệt là nếu thấy có biểu hiện bất thường như nổi mẩn đỏ, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,….Nếu cần thiết, báo ngay cho bác sĩ điều trị để có phương án xử lý kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất
Đau dây thần kinh liên sườn không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho người mắc. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Cụ thể, một số biện pháp như sau:
- Hạn chế thói quen bê vác nặng, ngồi sai lệch tư thế tiềm ẩn nguy cơ gây đau nhức và gây bệnh xương khớp.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là những ngày có gió mùa, thay đổi thời tiết.
- Tiêm phòng đầy đủ bệnh lao cho trẻ nhỏ hạn chế nguy cơ mắc bệnh – yếu tố nguy cơ gây đau nhức dây thần kinh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện triệu chứng bệnh ở giai đoạn khởi phát và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Nếu có chấn thương hoặc va chạm đến xương sống, cần có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh để lại biến chứng nguy hiểm và gây đau nhức thường xuyên.
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện thể dục thể thao tránh chấn thương không mong muốn.
- Tạo thói quen tập luyện thể thao mỗi ngày, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh lý thông thường.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bổ sung nhóm khoáng chất tốt cho xương khớp và nguồn thực phẩm giàu vitamin.
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những thông tin cụ thể về bệnh lý đau dây thần kinh liên sườn. Để điều trị hiệu quả và dứt điểm, người bệnh nên đi thăm khám càng sớm càng tốt để có phương pháp phù hợp. Đồng thời, chủ động điều chỉnh ăn uống và thói quen sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh diễn tiến và phát triển nặng hơn.
XEM NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!