Khô Khớp: Dấu Hiệu Cần Biết Và Cách Điều Trị Dứt Điểm Hiệu Quả

5/5 - (5 bình chọn)

Khô khớp – tình trạng thiếu hụt lượng dịch tại vị trí các ổ khớp, gây ra nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh trong vận động và sinh hoạt. Nếu không có biện pháp điều trị sớm, bệnh lý xương khớp này rất dễ tiến triển nặng và gây liệt. Tìm hiểu một số thông tin cơ bản cần ghi nhớ về bệnh trong bài viết sau đây.

Khô khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn, đau đớn và phát ra âm thanh nghe rõ
Khô khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn, đau đớn và phát ra âm thanh nghe rõ

Khô khớp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Khô khớp là tình trạng các ổ khớp (đặc biệt là khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay) bị suy giảm lượng dịch khớp tiết ra. Với người bình thường, lượng dịch khớp này có tác dụng bôi trơn, giảm ma sát giữa các đầu xương khi con người cử động, di chuyển. Lượng dịch này thiếu hụt khiến người bệnh bị đau nhức, đi lại khó khăn và phát ra âm thanh nghe rõ tại các ổ khớp.

Căn bệnh này xuất hiện phổ biến ở người lớn tuổi do sự lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, hiện nay với nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa. Ban đầu, triệu chứng bệnh đơn giản chỉ là cơn nhức mỏi, theo thời gian ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và di chuyển của người mắc.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh rất có thể sẽ gặp phải những ảnh hưởng sau đây:

  • Đau đớn dữ dội: Dịch khớp thiếu hụt khiến đầu xương ma sát với nhau, gây đau đớn dữ dội. Những triệu chứng này xuất hiện trầm trọng hơn vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Cơn đau có thể khiến người bệnh không thể hoạt động bình thường, ảnh hưởng đến công việc và học tập trong ngày.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Bất kỳ bệnh lý nào xuất hiện đều ảnh hưởng đến tâm lý người mắc. Đau nhức khiến người bệnh khó chịu, hay cáu gắt và tâm trạng chán nản không muốn làm việc. Nhiều trường hợp ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị trầm cảm rất nguy hiểm.
  • Teo cơ, hạn chế vận động: Các ổ khớp thiếu hụt lượng dịch dẫn đến hoạt động khó khăn, lâu ngày gây teo cơ. Ảnh hưởng rõ ràng nhất của biến chứng này là tình trạng suy giảm khả năng hoạt động của người bệnh. Đi lại khó khăn, khó thực hiện một số cử động đơn giản như xoay, ngoái đầu,…
  • Liệt nửa người, bại liệt: Nếu không tiến hành điều trị kịp thời, khô khớp có thể dẫn đến tê liệt nửa người thậm chí bại liệt vĩnh viễn. Khi đó, mọi hoạt động sinh hoạt của người bệnh gần như phải phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người thân.

Nhìn chung, khô khớp nếu điều trị sớm thì khả năng hồi phục như bình thường lên đến 80-90%. Tuy nhiên, nhiều người bệnh tỏ ra thờ ơ trong quá trình điều trị khiến bệnh diễn tiến trầm trọng và trở thành bệnh lý nguy hiểm. Để ngăn ngừa biến chứng, người bệnh cần chủ động đi thăm khám ngay từ giai đoạn khởi phát để chữa trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp

Khô khớp có thể xuất hiện do một trong ba nguyên nhân: tổn thương vùng xương dưới sụn, tổn thương sụn khớp và giảm bài tiết dịch khớp. Để ngăn ngừa ba nguyên nhân này, bản thân người bệnh cũng cần chủ động xác định các nhóm yếu tố nguy cơ gây ra chúng.

Trong đó, phải kể đến:

  • Ảnh hưởng của cân nặng: Béo phì, thừa cân gây tăng áp lực lên hệ thống xương khớp trong cơ thể. Khi đó, lượng dịch khớp tiết ra không thể đảm bảo hoạt động và áp lực do trọng lượng cơ thể. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở người béo phì, thừa cân luôn cao hơn người bình thường.
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất
Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất
  • Tuổi tác: Thực tế cho thấy rằng, các bệnh lý về xương khớp nói chung rất hay gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân được chỉ ra là do tuổi tăng cao đồng nghĩa với chức năng hoạt động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng suy giảm, đặc biệt là xương khớp. Đây là điều tất yếu, quy luật tự nhiên nên điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm. 
  • Tính chất công việc: Bệnh thường gặp ở người thường xuyên phải làm công việc tay chân nặng nhọc như bê vác, vận chuyển đồ đạc, xây dựng….Đồng thời, đối tượng nhân viên văn phòng, thường xuyên ngồi trước máy tính cũng rất dễ gặp phải tình trạng này.
  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn, ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu nhóm vitamin và khoáng chất cũng tăng nguy cơ gây bệnh xương khớp. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến và khiến bệnh lý này có xu hướng trẻ hóa với nhiều triệu chứng nguy hiểm.
  • Thói quen sinh hoạt: Đi lại nhiều, thường xuyên giữ nguyên một tư thế đứng, tư thế ngồi,…cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh xương khớp. Lười vận động khiến cho lượng dịch không tiết ra thường xuyên cũng tăng nguy cơ mắc đau nhức xương khớp.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Ảnh hưởng của việc dùng thuốc, đặc biệt là các nhóm thuốc Tây y cũng tiềm ẩn nguy cơ hạn chế sự tiết dịch tại ổ khớp. Lâu ngày gây ra tình trạng khô khớp nguy hiểm.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân không đặc hiệu khác như chấn thương tại ổ xương khớp, cấu trúc xương bất thường bẩm sinh; do yếu tố di truyền;….cũng có thể gây ra triệu chứng bệnh lý này. Do đó, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa phù hợp để có biện pháp xử lý kịp thời.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh khô khớp

Nhận biết triệu chứng khô khớp từ giai đoạn sớm sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Cụ thể, cần chú ý và đi thăm khám ngay nếu thấy dấu hiệu sau đây xuất hiện:

  • Khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối có cảm giác đau nhẹ, cơn đau âm ỉ, tăng khi cử động nhiều và cải thiện khi nghỉ ngơi đúng cách.
  • Cảm giác nhức mỏi luôn thường trực. Triệu chứng này thường tăng mạnh vào ngày giao mùa, thay đổi thời tiết, khi mới ngủ dậy
  • Cứng khớp do lượng dịch khớp thiếu hụt nghiêm trọng. Người bệnh rất khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Cơn đau tại vị trí ổ khớp bị thương tổn diễn tiến ngày một nặng nếu không xử lý kịp thời
Cơn đau tại vị trí ổ khớp bị thương tổn diễn tiến ngày một nặng nếu không xử lý kịp thời
  • Nghe rõ âm thanh phát ra tại vị trí các ổ khớp bị khô (tiếng lạo xạo, lục cục khi cử động).
  • Trường hợp nặng còn xuất hiện triệu chứng sưng, tấy đỏ và đau khi ấn vào.
  • Luôn có cảm giác tê bì tại vị trí tổn thương. Nếu bị khô tại khớp gối, người bệnh khó có thể đứng vững, loạng choạng nếu đứng dậy bất chợt.
  • Tình trạng kéo dài khiến cơ thể suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể có thêm những triệu chứng khác nhau. Nên đi thăm khám để được bác sĩ theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

XEM THÊM:

Bệnh khô khớp điều trị như thế nào?

Điều trị bệnh khô khớp phải tiến hành ngày từ thời điểm khởi phát mới có thể điều trị dứt điểm và khôi phục khả năng hoạt động của người mắc. Có nhiều phương pháp điều trị như Tây y, Đông y hoặc mẹo dân gian. Thực tế, lựa chọn phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào giai đoạn tiến triển và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Để điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn, bác sĩ phải chỉ định thăm khám lâm sàng với thực hiện xét nghiệm chuyên sâu để nhận định chính xác tình trạng bệnh. Sau khi thăm khám tại vị trí nghi ngờ bị tổn thương với những bài kiểm tra chuyên môn, người bệnh có thể phải thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Chụp X-quang: Kỹ thuật chẩn đoán cơ bản nhất để nhận biết tình trạng bệnh xương khớp. Tuy nhiên, kết quả từ phim X-quang không được các bác sĩ đánh giá cao do kết quả chẩn đoán thiếu cụ thể. Do đó, trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn phải chỉ định thêm một số kỹ thuật chẩn đoán khác.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là một trong những kỹ thuật chẩn đoán đem lại kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, chi phí cho một lần chụp MRI không nhỏ do đó không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng.
  • Xét nghiệm cơ bản: Thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm máu, nước tiểu, một số chỉ số khác liên quan,…Những xét nghiệm này có tác dụng trong việc chẩn đoán phân biệt và tình trạng bệnh lý khác hoặc áp dụng trong điều trị nếu cần phải can thiệp ngoại khoa sau này.

Sau khi có kết quả thăm khám chuẩn xác, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng của người bệnh.

Phương pháp Tây y điều trị bệnh? Nên uống thuốc gì?

Nếu lựa chọn điều trị bằng Tây y, người bệnh cần chú ý tuân thủ tuyệt đối theo đơn thuốc của bác sĩ. Dùng thuốc Tây y thường đem lại hiệu quả điều trị tương đối nhanh, cải thiện triệu chứng rõ rệt sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên, các bệnh lý xương khớp nói chung đòi hỏi thời gian dùng thuốc kéo dài nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ. 

Đồng thời, các chuyên gia y tế cho rằng thuốc Tây y thường chỉ có tác dụng giảm đau, cải thiện triệu chứng tạm thời. Nếu người bệnh ngưng dùng thuốc, triệu chứng bệnh hoàn toàn có thể tái phát. Do đó, người bệnh nên kết hợp thêm một số phương pháp khác để điều trị hiệu quả hơn.

Các nhóm thuốc xuất hiện trong đơn thuốc của bệnh khô khớp như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Với nhóm thuốc này, người bệnh có thể mua ngay tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn trên toàn quốc. Một số loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen; Aleve;…Nên tham khảo ý kiến các dược sĩ tại nhà thuốc và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Chú ý về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc, tránh quá liều gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Trong trường hợp đau nặng và diễn tiến cấp tính, không đáp ứng hiệu quả với thuốc giảm đau nhóm NSAID, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Khi sử dụng nhóm thuốc này, chú ý tuân thủ đúng liều và chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài hai nhóm thuốc giảm đau chính trên, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc kháng viêm (dạng uống, dạng tiêm); các loại thực phẩm chức năng tốt cho xương khớp (bổ sung canxi; vitamin và khoáng chất khác).

Trong thời gian điều trị bằng Tây y, người bệnh nên kết hợp với việc luyện tập nhẹ nhàng tại nhà. Để đảm bảo an toàn và tránh chấn thương, nên nhờ đến sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Bên cạnh đó, tham gia lớp tập yoga dành cho người có bệnh xương khớp cũng là một lựa chọn phù hợp.

Uống hoặc tiêm thuốc vào vị trí thương tổn là phương pháp điều trị khô khớp hiệu quả
Uống hoặc tiêm thuốc vào vị trí thương tổn là phương pháp điều trị khô khớp hiệu quả

Ngoài thuốc uống, phương pháp tiêm acid hyaluronic vào ổ khớp cũng được chỉ định trong trường hợp cần thiết (bệnh nặng nhưng chưa cần phẫu thuật). Bác sĩ sử dụng dụng cụ y tế phù hợp đưa trực tiếp lượng acid hyaluronic vào vị trí ổ khớp bị tổn thương.

Đây là dung dịch hoạt chất có dược lực mạnh trong việc tăng sản sinh dịch nhờn bôi trơn ổ khớp và giảm khô cứng, đau nhức tại khớp. Phương pháp này được áp dụng với những ưu điểm nhất định như sau:

  • Hiệu quả điều trị duy trì trong 6-8 tháng. 
  • Cho tác dụng nhanh do thuốc được tiêm trực tiếp vào ổ khớp.
  • Hầu như không gây ảnh hưởng đến khu vực lân cận.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể áp dụng điều trị vì chi phí mỗi lần tiêm rất cao. Đồng thời, tuyệt đối không tự ý thực hiện biện pháp này tại nhà do thực hiện không đúng, tiêm sai vị trí sẽ rất nguy hiểm.

Nếu tình trạng khô khớp diễn tiến nghiêm trọng, xuất hiện biến chứng, bác sĩ có thể phải chỉ định phẫu thuật ngoại khoa nếu cần thiết. Nếu phải thực hiện can thiệp ngoại khoa, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế đầy đủ trang thiết bị và đủ kỹ năng chuyên môn để đảm bảo an toàn và gia tăng tỷ lệ thành công. 

Điều trị khô khớp bằng Đông y

Điều trị khô khớp bằng Đông y cũng đang chiếm vị thế quan trọng trong nền y học tại Việt Nam. Với sự phát triển của nền y học cổ truyền, việc trồng trọt và thu hái thảo dược dễ dàng nên phương pháp này được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Đồng thời, các bài thuốc Đông y tuân thủ theo nguyên tắc điều trị từ căn nguyên nên có thể trị dứt điểm hoàn toàn, ngăn ngừa tái phát.

Để có được bài thuốc Đông y điều trị phù hợp, tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở Đông y để bắt mạch và gia giảm bài thuốc hợp lý. Có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau đây trong quá trình điều trị:

Bài thuốc cho giai đoạn chưa sưng tấy, nóng đỏ

Ở giai đoạn bệnh mới khởi phát, người bệnh thường chỉ đau nhức, tê mỏi. chưa có cảm giác tấy đỏ, sưng đau. Khi đó, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu thiên niên kiện; lá lốt; quế chi; cây xấu hổ; hà thủ ô và sinh địa. Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, cho vào ấm sắc cùng với lượng nước vừa đủ, đun lửa nhỏ đến khi còn khoảng 2-3 bát nước thuốc. Uống hết trong ngày, tránh để qua đêm.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm phòng phong, ngưu tất, xuyên khung, tần giao, đương quy, sinh địa, bạch thược, cam thảo, phục linh, tế tân và quế tâm. Bài thuốc này ngoài hiệu quả điều trị còn có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn bệnh tái phát. Chế biến và sử dụng trong ngày, tránh để qua đêm.
Điều trị dứt điểm khô khớp bằng phương pháp Đông y
Điều trị dứt điểm khô khớp bằng phương pháp Đông y

Bài thuốc cho giai đoạn sưng tấy, nóng đỏ

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nghiêm trọng hơn, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức rõ rệt, nóng đỏ, tấy sưng thì có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm kim ngân, thạch cao, tang chỉ, hoàng bá, tri mẫu, ngạnh mễ, quế chi, thương truật với liều lượng thích hợp. Thêm vào ấm đun cùng với 6 bát nước, đun cô cạn đến khi còn khoảng 3 bát nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị các nguyên liệu phòng phong, quế chi, bạch truật, tri mẫu, bạch thược, kim ngân hoa, ma hoàng, cam thảo với liều lượng vừa đủ. Sắc uống trong ngày, nên dùng sau ăn vào hâm nóng khi sử dụng.

Mặc dù các bài thuốc Đông y nói chung đều an toàn, lành tính nhưng vẫn cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường hoặc tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn, cần ngưng ngay và đi thăm khám để có biện pháp xử lý kịp thời.

Mẹo dân gian cải thiện khô khớp tại nhà

Triệu chứng khô khớp thời kỳ khởi phát thường chỉ là cơn đau âm ỉ, nhức mỏi kèm theo tê bì. Có thể xuất hiện khô khớp ở háng, ở tay chân hoặc bất kỳ vị trí ổ khớp nào khác. Nếu áp dụng ngay mẹo dân gian tại thời điểm này có thể hỗ trợ cải thiện bệnh ngay mà không cần dùng thuốc.

Tuy nhiên, với mức độ bệnh trung bình trở lên, chỉ nên áp dụng mẹo dân gian như phương pháp hỗ trợ bên cạnh các biện pháp dùng thuốc khác.

Một số mẹo dân gian có thể tham khảo như sau:

  • Bài thuốc với gừng – muối: Kết hợp gừng với muối sẽ có tác dụng hiệu quả trong cải thiện cơn đau nhức tại ổ khớp. Chuẩn bị một nồi nước sôi khoảng 50-60 độ C, rửa sạch gừng, bỏ vỏ và đập dập cho vào nồi. Thêm một nắm muối hạt, đun khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp. Hòa với nước nguội và ngâm/thoa rửa vị trí đau nhức mỗi ngày.
Mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà với gừng và muối
Mẹo cải thiện triệu chứng tại nhà với gừng và muối
  • Mẹo điều trị từ lá lốt: Chuẩn bị một nắm lá lốt, rửa sạch và để ráo nước, có thể phơi khô hoàn toàn. Thêm vào ấm nước với khoảng 3 bát nước, đun cô cạn đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống trong ngày, duy trì trong khoảng 1-2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Bài thuốc với đu đủ: Lựa chọn 1 quả đu đủ xanh (còn nhiều nhựa), gọt bỏ vỏ, bỏ hạt và cắt thành miếng vừa ăn. Cho vào nồi cùng với mễ nhân tươi, đun lửa nhỏ chín mềm thì tắt bếp. Nêm nếm gia vị mặn ngọt tùy theo khẩu vị người ăn và sử dụng khi còn ấm.

Tuyệt đối không lạm dụng mẹo dân gian nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm, có dấu hiệu tiến triển nặng hơn. Nhiều trường hợp bản thân người bệnh dị ứng với thành phần bài thuốc nên cần chú ý biểu hiện của cơ thể trong quá trình dùng thuốc. Ngưng ngay nếu có dấu hiệu tương tự dị ứng thuốc (nổi mề đay, mẩn ngứa, ho, hắt hơi, đau bụng,…)

Bị bệnh khô khớp nên ăn gì, kiêng gì hỗ trợ cải thiện bệnh?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bất kỳ bệnh lý nào. Do đó, cần chú ý đến những nhóm thực phẩm nên tăng cường và kiêng khem trong bữa ăn hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong chế độ ăn của người khô khớp cần chú ý:

  • Uống nhiều sữa: Đặc biệt là loại sữa giàu canxi, mang lại khả năng hồi phục sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa đau nhức hiệu quả. Lựa chọn sữa hoặc một số chế phẩm như phomai, sữa chua,…
  • Tăng lượng cà chua: Loại quả này chứa một lượng vitamin và khoáng chất tốt cho xương khớp (vitamin K; collagen; canxi;…) và bổ sung lượng hoạt dịch còn thiếu tại ổ khớp.
  • Bổ sung lượng ngũ cốc: Một số loại hạt như óc chó, hạt điều, hạt macca,…rất tốt cho bệnh lý tại khớp xương.
  • Uống trà xanh: Trong thành phần trà xanh chứa một lượng chất kháng viêm dồi dào, rất tốt cho tình trạng viêm nhiễm xương khớp nói chung. Có thể đun nước trà xanh uống hàng ngày.
  • Ăn nhiều trái cây: Hoa quả tươi nói chung rất giàu vitamin và khoáng chất (đặc biệt là vitamin nhóm C; kali và serotonin). Có thể lựa chọn bưởi, kiwi, cam và chuối cho bữa ăn hàng ngày.
  • Tăng cường lượng rau xanh: Một số loại rau như cải bắp, cải xoăn, cải thìa,….chứa rất nhiều vitamin C, A, K và tăng sinh collagen – chất rất cần thiết cho chứng bệnh này.
  • Hạn chế ăn thực phẩm muối chua: Ví dụ như kim chi, hành củ muối, dưa muối,…vì chúng tiềm ẩn khả năng kích ứng khiến khớp thoái hóa nhanh hơn.
Bị khô khớp cần ăn gì, kiêng gì? Uống sữa và các chế phẩm từ sữa
Bị khô khớp cần ăn gì, kiêng gì? Uống sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Hạn chế ăn nội tạng động vật: Nội tạng động vật nói chung chứa một lượng acid béo và cholesterol ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh xương khớp nói chung. 
  • Hạn chế uống bia rượu, thức uống có cồn và chất kích thích: Nhóm thức uống này chứa một lượng chất gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương khớp và giảm tiết dịch khớp. Do đó, cần tuyệt đối hạn chế sử dụng rượu bia thường xuyên.

Biện pháp phòng ngừa bệnh khô khớp hiệu quả

Khô khớp là bệnh lý xương khớp không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người mắc. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Do đó, cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Hạn chế bê vác vật nặng hoặc dùng lực đột ngột khi bê đồ. Nếu công việc có tính chất lao động chân tay, cần phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tạo thói quen tập thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe. Lựa chọn bộ môn phù hợp với bản thân (có thể chọn yoga, chạy bộ, tập gym,…tùy nhu cầu và mục đích tập luyện).
  • Đi thăm khám sức khỏe định kỳ hàng
  • Thăm khám hàng năm để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. 
  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.
  • Nếu được chỉ định dùng thuốc điều trị, tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh kết hợp một lúc nhiều phương pháp điều trị gây phản tác dụng, khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về bệnh khô khớp. Chủ động đi thăm khám khi xuất hiện triệu chứng ở bất kỳ vị trí nào là biện pháp tốt nhất để điều trị kịp thời bệnh lý này. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bạn và người thân.

XEM THÊM:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Bệnh khô khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khô Khớp Vai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bệnh Hiệu Quả

Khô khớp vai là bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Dù bạn chỉ cử động nhẹ...
Khô khớp gối ở người trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Khô Khớp Gối Ở Người Trẻ: Tổng Hợp Những Thông Tin Quan Trọng Nhất

Khô khớp gối ở người trẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tỷ lệ người từ 25 -...
khô khớp có nên tập thể dục

Khô Khớp Gối Có Nên Tập Thể Dục Không? (Giải Đáp Mới Nhất)

Khô khớp gối có nên tập thể dục không khi nhiều người lo ngại việc vận động sẽ gây áp...
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh Khô Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Top 12 Thực Phẩm Tốt Nhất

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và không hợp lý là một trong những nguyên nhân làm gia tăng...
Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì, Uống Như Thế Nào Đúng Cách?

Bên cạnh việc tìm hiểu chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách, khô khớp gối nên uống thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top