Khô Khớp Gối Có Nên Tập Thể Dục Không? (Giải Đáp Mới Nhất)
Khô khớp gối có nên tập thể dục không khi nhiều người lo ngại việc vận động sẽ gây áp lực cho khớp gối. Thực tế, tập thể dục và đi bộ là cách giảm thiểu và phòng ngừa bệnh khô khớp gối một cách hiệu quả.
Khô khớp gối có nên tập thể dục không?
Khi bị khô khớp gối, sụn khớp không thể thực hiện tốt chức năng che phủ và bảo vệ đầu xương, dẫn đến tình trạng các khớp xương cọ sát vào nhau. Điều này gây ra những cơn đau nhức khi vận động và phát ra tiếng kêu. Do vậy, người bệnh lo ngại rằng việc vận động sẽ làm bệnh chuyển biến nặng hơn.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ và chuyên gia, bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi tập thể dục hoặc đi bộ. Thậm chí, lười vận động cũng là nguyên nhân khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vậy, khô khớp gối có nên tập thể dục không?
Lợi ích của việc tập thể dục đối với người bị khô khớp gối
Đối với tất cả chúng ta, tập thể dục là cách tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ thể. Ngay cả khi bạn mắc các bệnh xương khớp cũng như bị khô khớp gối, hoạt động thể dục là phương pháp giúp bạn đẩy lùi tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nó còn một số lợi ích như sau:
- Giúp tăng tuần hoàn và lưu thông máu: Các mạch máu ở khớp gối được lưu thông là điều kiện giúp ích cho việc tái tạo sụn khớp và tăng tiết dịch tự nhiên một cách hiệu quả.
- Tăng độ dẻo dai cho xương khớp: Sự vận động của xương khớp đúng cách giúp ngăn ngừa sụn khớp bị bào mòn và thoái hóa.
- Giảm áp lực lên khớp gối: Tập thể dục là cách giúp bệnh nhân kiểm soát được cân nặng của mình. Một cơ thể cân đối, không thừa cân sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh khô khớp gối rất nhiều so với người thừa cân, béo phì.
Tuy nhiên, không phải cứ tập thể dục là tốt cho xương khớp. Bệnh nhân cần xây dựng chế độ và thời gian luyện tập khoa học, phù hợp với tình trạng bệnh. Vậy, bị khô khớp nên tập thể dục như thế nào?
Khô khớp gối có nên tập thể dục không – Nên tập gì?
Bệnh nhân bị khô khớp gối có thể tham khảo một số bài tập thể dục dưới đây:
Tập yoga
Dù chưa có một nghiên cứu cho thấy tập yoga giúp điều trị bệnh khô khớp. Nhưng một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập yoga giúp tăng mật độ tế bào xương gấp 1,5 – 2 lần người không tập.
Tập yoga không chỉ là việc tác động lên xương khớp mà còn giúp người tập có một tinh thần lạc quan, phấn chấn hơn. Sau đây, bạn có thể tham khảo một số bài tập yoga dành cho người bị khô khớp:
Tư thế vặn cột sống:
- Ngồi thẳng lưng, hai tay thả lỏng, hai chân bắt chéo (chân phải lên chân trái)
- Thả lỏng mắt cá chân, từ từ kéo gối về gần hông
- Tiếp tục kéo gót chân về gần hông nhất có thể
- Vặn hông sang bên trái, đặt tay trái lên gối phải, giữ nguyên vị trí mông ban đầu, tay trái chống lên mặt sàn
- Đầu nhìn thẳng hướng qua vai, hít thở đều trong 60 giây
- Quay lại tư thế ban đầu và tiếp tục với bên còn lại
Tư thế con bướm:
- Ngồi xếp bằng, thẳng lưng trên thảm
- Kéo lòng bàn chân chạm vào gần nhau nhất có thể
- Hai tay nắm hai lòng bàn chân
- Nâng hai bên đùi lên xuống nhịp nhàng sao cho đầu gối chạm sàn, đồng thời hít thở nhẹ nhàng
- Thực hiện 15 – 20 lần và tăng tốc độ khi đã quen với tư thế
Đi xe đạp
Đạp xe đạp là bài tập tác động lên phần khớp gối nhiều nhất, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng quá trình trao đổi chất. Vậy, người bị khô khớp nên đi xe đạp với thời gian và cường độ như thế nào?
- Trước khi đạp xe, nên khởi động với các bài tập giãn cơ, duỗi khớp đơn giản.
- Nên đạp xe trong khoảng từ 5 – 7 phút một cách chậm rãi để khởi động. Khi đã quen dần, bệnh nhân nên duy trì thời gian tập luyện từ 15- 20 phút và không quá 30 phút với một bài tập.
- Tốc độ đạp xe nên ở mức vừa phải, không quá nhanh, tránh ảnh hưởng đến các khớp đang bị suy yếu.
ĐỌC NGAY: Bị khô khớp nên uống thuốc gì? TOP loại thuốc điều trị hiệu quả nhất 2020
Khô khớp gối có nên đi bộ không?
Ngoài việc dùng thuốc điều trị khô khớp gối, đi bộ là một trong những phương pháp tập luyện tại nhà được các chuyên gia khuyến khích đối với người mắc bệnh xương khớp. Xương khớp gối cũng như một cỗ máy, nó sẽ nhanh hỏng khi không được sử dụng trong một thời gian dài. Vì vậy, cũng như tập thể dục, đi bộ giúp người khô khớp gối duy trì sự linh hoạt của xương khớp và sụn khớp.
Lợi ích của việc đi bộ
Một số lợi ích của việc đi bộ đối với người bị khô khớp có thể kể đến như:
- Ức chế quá trình thoái hóa khớp gối: Đi bộ giúp duy trì lượng dịch bôi trơn đều đặn cho ổ khớp, làm giảm ma sát giữa các xương lên sụn khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối.
- Giúp cấu trúc khớp gối ổn định hơn: Hoạt động thể chất như đi bộ không những làm điều chỉnh ổn định cấu trục khớp gối và còn kích thích tiết chất nhờn bảo vệ sụn khớp.
- Giúp giảm cân: Giảm cân là cách tốt nhất để giảm bớt sự đau đớn cho người bị khô khớp gối.
Bị khô khớp gối nên đi bộ như thế nào? Trong bao lâu?
Bị khô khớp gối có nên đi bộ không đã được giải thích phía trên. Tuy nhiên, người bị khô khớp gối lại gặp cản trở trong vận động so với người bình thường. Bệnh nhân cần tuân thủ các bước thực hiện như sau:
Lựa chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm tốt nhất để đi bộ đó là lúc sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Vào sáng sớm, đi bộ giúp hệ thống xương khớp khởi động một cách nhịp nhàng, giảm thiểu những cơn đau khớp gối trong ngày cũng như kích thích hoạt động của bộ não.
Còn buổi tối trước khi đi ngủ, đi bộ hỗ trợ điều hòa cơ thể, giảm căng thẳng sau một ngày dài, giúp ngủ ngon giấc và phòng ngừa hiện tượng tê bì, đau nhức và cứng khớp vào buổi sáng hôm sau thức dậy.
Chuẩn bị và khởi động trước khi đi bộ
Bạn cần lựa chọn một đôi giày thể thao phù hợp với kích cỡ chân, sao cho bàn chân thật thoải mái. Nên mặc trang phục rộng rãi, thấm mồ hôi tốt và co giãn tốt. Lựa chọn khu vực đi bộ ở công viên, bờ sông với không khí trong lành và nhiều cây xanh,… và nơi có địa hình bằng phẳng, không trơn trượt hay có dốc cao.
Bên cạnh đó, nên gập duỗi, giãn cơ để làm khởi động cơ và khớp khoảng 5 phút trước khi đi bộ.
Tốc độ và thời gian đi bộ
Đối với người bị khô khớp, chỉ nên đi bộ khoảng 6.000 bước, tương đương với 30 phút mỗi ngày. Khi đi, bệnh nhân giữ tốc độ vừa phải, không quá nhanh và không sải bước quá dài. Tránh gây áp lực lên khớp gối đang bị khô và tổn thương.
Người bị khô khớp gối cần lưu ý gì khi tập thể dục?
Đi bộ hay tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho người bị khô khớp gối. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng cách, tình trạng bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn, gây đau nhức khớp gối, sưng phù nề và thoái hóa nhanh. Do đó, cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tập thể dục hay chạy bộ. Đồng thời tham vấn về cường độ luyện tập và bộ môn luyện tập phù hợp cho tình trạng bệnh của bản thân.
- Bệnh nhân có thể thấy đau nhức khớp gối trong vài ngày đầu luyện tập. Do đó, những ngày đầu chỉ nên tập luyện trong 5 phút sau đó mới tăng dần thời gian.
- Bên cạnh việc tập luyện, bệnh nhân nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho người khô khớp gối trong từng bữa ăn và điều chỉnh giờ giấc nghỉ ngơi hợp lý để căn bệnh được kiểm soát.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi “khô khớp gối có nên tập thể dục và khô khớp gối có nên đi bộ không”. Hy vọng từ những thông tin hữu ích trong bài viết trên, bạn có thể xây dựng cho mình một chế độ luyện tập phù hợp và khoa học nhằm cải thiện và nâng sao sức khỏe xương khớp, đẩy lùi căn bệnh khô khớp gối.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!