Khô Khớp Gối Ở Người Trẻ: Tổng Hợp Những Thông Tin Quan Trọng Nhất
Khô khớp gối ở người trẻ là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tỷ lệ người từ 25 – 35 tuổi đã được các bác sĩ chẩn đoán mắc phải tình trạng này tăng 20% so với thời kỳ trước. Vậy nguyên nhân khô khớp gối là gì? Cách điều trị khô khớp gối như thế nào? Bạn đọc hãy đón đọc những thông tin trong bài viết dưới đây.
Khô khớp gối ở người trẻ tuổi là gì? Dấu hiệu khô khớp gối
Khô khớp gối ở người trẻ là tình trạng chất nhờn tại khớp gối bị thiếu hụt nghiêm trọng. Điều này khiến khả năng di chuyển của người bệnh trở nên khó khăn hơn, gây ra những âm thanh lạo xạo. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm không lường trước được. Ngoài ra, những người trẻ bị khô khớp sẽ khiến việc vận động về sau này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một số triệu chứng nhận biết khô khớp gối ở người trẻ bao gồm:
- Triệu chứng khô khớp gối rõ nhất là những tiếng lục cục, lạo xạo phát ra khi người bệnh di chuyển. Đặc biệt là khi đi cầu thang, những tiếng kêu này rõ ràng hơn bao giờ hết.
- Khớp gối cũng có dấu hiệu đau nhức, sưng tấy và nóng đỏ mỗi khi người bệnh hoạt động, di chuyển.
- Khi mới ngủ dậy, người bệnh thấy tê bì, căng cứng ở gối.
- Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể đứng không vững, teo cơ, mất cảm giác ở chân. Nghiêm trọng hơn bệnh có thể gây nên tình trạng bại liệt.
Nguyên nhân gây khô khớp gối ở người trẻ tuổi
Khô khớp là hiện tượng sụn khớp bị thoái hóa khiến khả năng tiết dịch kém đi, kéo theo một số phản ứng liên quan đến viêm khớp và vôi hóa. Phổ biến nhất là khô khớp gối, khô khớp tay, khớp háng,… Ở người trẻ tuổi, nguyên nhân gây khô khớp gối như sau:
Khô khớp gối do vận động quá sức
Theo nghiên cứu, khi người bệnh vận động nặng, lặp đi lặp lại một động tác trên cùng một khớp sẽ khiến khớp bị chịu một áp lực lớn. Điều này có thể gây giãn dây chằng, tổn thương phần sụn. Nếu cường độ vận động nhiều hơn, nặng hơn thì nguy cơ thoái hóa khớp khô cũng sẽ tăng lên. Đó cũng là nguyên nhân khiến các vận động viên phải đối mặt với nguy cơ khô khớp từ sớm.
Quá lười vận động cũng có thể gây khô khớp gối ở người trẻ tuổi
Không chỉ vận động quá sức mà lười vận động cũng là nguyên nhân khiến khớp gối bị thoái hóa. Không vận động, hạn chế tập luyện thể dục thể thao khiến các cơ bị lỏng lẻo, khớp xương không được hỗ trợ vững chãi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng của sức mạnh cơ bắp dù nhỏ cũng giảm được 30% nguy cơ người trẻ bị thoái hóa khớp.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Một chế độ ăn uống có quá nhiều purin sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp và khô khớp. Những thực phẩm sau bạn nên hạn chế sử dụng để giảm nguy cơ khô khớp gối:
- Thịt đỏ.
- Thực phẩm có chứa quá nhiều hàm lượng dầu mỡ.
- Nội tạng động vật có thể kể đến như: Gan lợn, lòng mề,…
- Các chất kích thích.
Người trẻ nên bổ sung nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày và tránh ăn những thực phẩm có hại để tránh bị khô khớp gối.
Khô khớp gối do người trẻ bị thừa cân
Những người bị béo phì là đối tượng có nguy cơ cao bị khô khớp gối. Theo nghiên cứu, cứ tăng 0,45kg trọng lượng cơ thể thì khớp gối và khớp liên quan sẽ phải chịu khoảng 1,5kg áp lực. Khi chạy bộ, áp lực lên gối sẽ tăng 4,5kg. Trong khi đó, chỉ cần giảm 5kg thì tình khả năng bị khô khớp gối đã có thể giảm được 50%.
Vậy nên những người bị thừa cân, béo phì là đối tượng rất dễ mắc bệnh và cần chú ý có chế độ giảm cân phù hợp.
Do chấn thương
Những chấn thương do va đập cũng là nguyên nhân khiến người trẻ dễ mắc khô khớp gối. Những chấn thương này thời gian đầu sẽ không quá nguy hiểm, dễ dàng phục hồi những di chứng ở xương và khớp. Nhưng theo thời gian sẽ gây khô khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khô khớp gối có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Không chỉ phát ra những âm thanh lục cục, khô khớp gối còn khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau khi chuyển động, đặc biệt là ngồi xổm. Mức độ đau sẽ tăng dần và khiến khớp nóng lên, gây sưng tấy nếu không được điều trị sớm.
Khi bệnh đã nặng hơn, độ nhờn trong khớp suy giảm khiến sụn khớp mòn dần, gây thoái hóa khớp gối. Người bệnh sẽ có cảm giác như xương đang vỡ vụn bên trong. Nếu không chữa kịp thời sẽ khiến khớp bị hỏng, trục cổ xương bị biến dạng, việc đi lại trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, một số biến chứng khác người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Việc vận động, đi lại hàng ngày trở nên khó khăn hơn.
- Chân luôn có cảm giác mệt mỏi, đi đứng không vững.
- Teo cơ quanh gối.
- Khớp gối bị liệt.
Các chuyên gia khuyến cáo người trẻ nên đi khám bệnh sớm khi nhận thấy sụn khớp sưng đau, kêu lạo xạo, có biểu hiện bất thường để được điều trị kịp thời.
Điều trị khô khớp gối ở người trẻ tuổi như thế nào?
Điều trị khô khớp gối ở những giai đoạn khởi phát thường người bệnh được chỉ định uống thuốc hoặc tiêm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ khuyên người bệnh thực hiện vật lý trị liệu, thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Thông thường sẽ chỉ có 5 – 10% người bệnh được yêu cầu phẫu thuật vì biện pháp này khá tốn chi phí và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nên người trẻ cần phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để cải thiện bệnh nhanh chóng, hạn chế biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Điều trị bệnh bằng thuốc
Thuốc giúp mang lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng, có tác dụng tốt với những bệnh nhân khô khớp gối giai đoạn đầu. Tuy nhiên nhóm thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời và cần kết hợp nhiều phương pháp khác để nâng cao hiệu quả điều trị.
Các thuốc dùng cho người trẻ bị khô khớp gối là nhóm kháng viêm giảm đau. Mục đích là cải thiện đau nhức, ngăn ngừa thoái hóa. Các loại thuốc này giúp người bệnh dễ chịu hơn, không bị cơn đau hành hạ, từ đó chất lượng cuộc sống và sức khỏe được cải thiện.
Một số loại thuốc dùng giảm đau phổ biến có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc thông dụng: NSAID Ibuprofen, thuốc Paracetamol, Tylenol,… có thể mua tại các nhà thuốc.
- Nhóm thuốc kê đơn: Thuốc COX-2, Steroid Corticoid,… cần sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà người bệnh sẽ sử dụng những nhóm thuốc phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng các loại thuốc này quá nhiều vì không thực sự tốt cho sức khỏe. Nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể hình thành cơ chế phòng vệ dẫn đến tình trạng tăng liều lượng trong những lần sử dụng để giảm đau tiếp theo.
Ngoài ra, nếu lạm dụng quá mức, dùng không đúng chỉ dẫn, người trẻ có thể gặp các vấn đề về hệ miễn dịch và dạ dày. Các nghiên cứu cũng cho thấy dùng thuốc giảm đau sai cách có thể tăng nguy cơ loãng xương, khiến việc điều trị khó khăn hơn.
XEM THÊM
Tiêm acid hyaluronic vào nội khớp
Khô khớp gối ở người trẻ có thể thực hiện bằng cách tiêm acid hyaluronic nội khớp vào vị trí khớp gối bị tổn thương. Đây là dung dịch có tác dụng tốt trong kích thích sản sinh các dịch nhờn để giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các khớp. Từ đó, khả năng vận động linh hoạt hơn, trơn tru hơn.
Tiêm acid hyaluronic còn giúp kích thích khả năng tái tạo tế bào sụn khớp bị tổn thương và màng hoạt dịch sản sinh acid hyaluronic. Hiệu quả của phương pháp này có thể kéo dài từ 6 – 8 tháng. Sau thời gian này nếu người bệnh không có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý thì khô khớp gối có thể tái phát và tốn kém chi phí điều trị.
Phương pháp có ưu điểm là hiệu quả nhanh. Thuốc được tiêm trực tiếp lên khớp, không lan ra toàn cơ thể. Nhưng chi phí khá cao và có thể cần tiêm nhiều lần đồng thời không phải người bệnh nào cũng có khả năng điều trị.
Vật lý trị liệu chữa khô khớp gối ở người trẻ
Ở giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Mục đích là phục hồi khả năng vận động của khớp gối, kích thích tái tạo sụn khớp bị tổn thương, sản xuất collagen ở mô sau. Từ đó bệnh khô khớp gối được cải thiện nhanh chóng. Đây cũng là phương pháp giúp khôi phục sụn khớp bị lệch so với cấu tạo ban đầu.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường dùng bao gồm:
- Nhiệt trị liệu.
- Chiếu tia laser.
- Cấy chỉ.
- Dùng sóng xung kích.
- Thực hiện phẫu thuật
Thực hiện phẫu thuật thường ít khi được sử dụng. Chỉ sử dụng phương pháp này khi những phương pháp trên không còn tác dụng, hoặc bệnh quá nặng. Phẫu thuật đa số thường được chỉ định ở người già bởi khả năng tái tạo sụn khớp mới không còn. Người trẻ không cần thiết dùng kỹ thuật này.
Người bệnh có thể được thay thế khớp gối nhân tạo để nâng cao khả năng vận động của khớp. Nhưng sau phẫu thuật, nếu người bệnh không chú ý nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý thì tình trạng thoái hóa có thể lây sang những khu vực khác.
Dùng Đông y chữa khô khớp gối ở người trẻ
Đông y là phương pháp phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ vì sự lành tính, an toàn và hiệu quả khá cao. Chữa khô khớp trong Đông y sẽ giúp đả thông kinh huyệt, giúp máu lưu thông, hạn chế chèn ép lên dây thần kinh để giảm đau. Người bệnh có thể dùng châm cứu, bấm huyệt, massage hoặc thuốc uống đều được.
Nhất Nam Cốt Vương Thang
Bài thuốc hiện được Nhất Nam Y Viện trực tiếp phân phối với thành phần và công dụng như sau:
- Thành phần: Bồ công anh, nhân trần, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, phòng phong, ngưu tất, mộc qua, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng,…
- Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm đau xương khớp, giảm tê mỏi, đau nhức vai, khô khớp, mỏi cơ xương khớp.
Giải pháp Xương khớp Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Bài thuốc điều trị bằng thuốc Đông y có sự kết hợp với những kỹ thuật của Tây y hiện được phân phối tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Thành phần và công dụng bài thuốc như sau:
- Thành phần: Phòng phong, độc hoạt, quế chi, hy thiêm, ngưu tất, đỗ trọng, đương quy, bạch truật, hoàng bá, dây đâu xương.
- Công dụng: Giảm đau nhức xương khớp, giảm tê bì chân tay, tăng cường lưu thông máu, nâng cao sức đề kháng, khỏi bệnh tận gốc, mang đến hiệu quả lâu dài, không tái phát.
Ngoài thuốc uống, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm cao xoa bóp, thuốc xịt giảm đau để điều trị bệnh.
Hoạt huyết Phục cốt Hoàn thang
Bài thuốc chữa khô khớp có thành phần và công dụng như sau:
- Thành phần: Quế chi, đỗ trọng, phòng phong, ngưu tất, xuyên khung, trạch tả, đương quy, bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, nhân trần, rau má,…
- Công dụng: Trị khô khớp gối, khô khớp vai tận gốc, giảm đau xương khớp, kích thích cơ thể sản sinh dịch khớp, ngăn ngừa khô khớp tái phát, mang đến hiệu quả lâu dài.
Bài thuốc hiện được Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc độc quyền phân phối.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, có hơn 150 năm lịch sử. Thành phần và công dụng trong chữa khô khớp như sau:
- Thành phần: Bạch truật, trần bì, đẳng sâm, hoàng kỳ, dĩ nhân, bạc hà, phụ tử, quế, địa liền, đại hồi,….
- Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, tăng sức đề kháng, giảm đau xương khớp, giảm khô khớp, ngăn ngừa tái phát bệnh, hiệu quả toàn diện lâu dài.
Top bác sĩ chữa khô khớp gối ở người trẻ chất lượng
Điều trị khô khớp gối với những bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện và người bệnh yên tâm hơn. Dưới đây là 5 bác sĩ giỏi trong điều trị các bệnh về xương khớp.
Giáo sư Trần Ngọc Ân
Giáo sư có hơn 40 năm kinh nghiệm và là chuyên gia đầu ngày về các bệnh cơ xương khớp. Giáo sư Trần Ngọc Ân có thế mạnh trong chữa các bệnh về khớp nên người bệnh có thể đến đây để được tư vấn khám.
- Liên hệ Giáo sư tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
- Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, Q.Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Phó giáo sư, bác sĩ Vũ Thị Thanh Thủy
Với hơn 30 năm kinh nghiệm, bác sĩ Thủy đã chữa thành công cho nhiều người bệnh bị khô khớp, cứng khớp từ nhẹ đến nặng. Nhiều người bệnh phản hồi tích cực sau khi đến đây khám chữa.
- Liên hệ với bác sĩ Thủy tại Bệnh viện đa khoa Đông Đô
- Địa chỉ: Số 5 phố Xã Đàn, Q. Đống Đa, HN.
TTUT. Bác sĩ CK II Lê Phương
Bác sĩ Phương có hơn 40 năm kinh nghiệm trong khám và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Nhiều bệnh nhân bị bệnh xương khớp đã đến đây khám và được chữa dứt điểm bệnh, hiệu quả toàn diện, lâu dài.
- Liên hệ với bác sĩ Phương tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
- Địa chỉ: 7/8/11, Lê Quang Đạo, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Lương y Đỗ Minh Tuấn
Lương y Tuấn là người thừa kế thứ 5 của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Địa chỉ hơn 150 năm khám bệnh, bốc thuốc, cứu người. Ông có hơn 20 năm kinh nghiệm và điều trị cho nhiều người bệnh bị bệnh về xương khớp nói chung cũng như khô khớp nói riêng.
- Liên hệ Lương y Tuấn tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
- Địa chỉ: Văn Cao, Liễu Giai, HN.
PGS.Bác sĩ Ngô Văn Toàn
Bác sĩ Toàn là chuyên gia hàng đầu trong phẫu thuật các bệnh về xương khớp. Với hơn 35 năm kinh nghiệm, bác sĩ có chuyên môn cao về phẫu thuật cũng như điều trị thành công nhiều bệnh về xương khớp bằng phương pháp nội khoa.
- Liên hệ với bác sĩ Toàn tại Bệnh viện Việt Đức
- Địa chỉ: Số 16 – 18 phố Phủ Doãn, Q.Hoàn Kiếm, TP HN.
PGS.BS Nguyễn Mạnh Khánh
Bác sĩ Khánh có hơn 20 năm trong việc khám và điều trị các bệnh về xương khớp. Từng được đào tạo tại Pháp, Mỹ, Úc, bác sĩ ứng dụng được nhiều kỹ thuật hiện đại trong khám chữa bệnh, mang lại sức khỏe tốt cho hàng nghìn người bệnh.
- Liên hệ khám với bác sĩ tại BV Việt Đức Hà Nội
- Địa chỉ: 16 – 28 Phủ Doãn.
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Bác sĩ có 30 năm kinh nghiệm trong nghề và đã khám chữa khỏi cho hàng nghìn bệnh nhân bị khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp. Bác sĩ cũng được nhiều người yêu quý bởi sự nhiệt tình, tận tâm cùng kỹ năng chuyên môn cao, giúp nhiều người tìm lại được hạnh phúc trong cuộc sống.
- Liên hệ bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
- Địa chỉ: Nguyễn Thị Định, HN.
Khô khớp gối ở người trẻ nên ăn gì, kiêng gì?
Người trẻ có nhiều khả năng tái tạo sụn khớp nên một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp hỗ trợ quá trình phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng. Những nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, collagen sẽ giúp xương chắc khỏe và phục hồi bệnh nhanh hơn.
Người trẻ nên ăn gì để hồi phục khô khớp gối?
Có nhiều thực phẩm giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương, kích thích tăng dịch tiết sụn khớp hiệu quả. Cụ thể:
- Các loại hải sản: Tôm, cua, cá, ghẹ có lượng canxi, magie vô cùng dồi dào. Bổ sung những thực phẩm này trong bữa ăn giúp xương chắc khỏe, cải thiện đau nhức, giảm ma sát giữa các sụn khớp. Bổ sung nhóm thực phẩm này đầy đủ cũng giúp hạn chế mắc các bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm,….
- Các loại rau xanh: Rau đậu bắp, rau mồng tơi, rau đay, rau bắp cải, chân vịt, rau diếp cá có nhiều vitamin K giúp tăng mật độ xương, chống lại quá trình oxy hóa, ngăn ngừa rạn xương, sự bào mòn tạo sụn ở khớp gối.
- Khoai lang: Khoai lang có hàm lượng lớn kali và magie. Đây là những chất có vai trò quan trọng đối với hệ xương khớp.
- Các loại cam, quýt, bưởi: Những trái cây này giúp cung cấp lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Không chỉ làm đẹp da, vitamin C còn hỗ trợ giảm đau tại các vùng bị sưng viêm.
- Đậu nành: Chất isoflavones có trong đậu nành giúp ngăn ngừa loãng xương, insoflram trong thực phẩm này cũng giúp tái tạo sụn khớp bị tổn thương.
Khô khớp gối ở người trẻ không nên ăn gì?
Một số thực phẩm cần tránh với người bị khô khớp gối có thể kể đến như:
- Nội tạng động vật: Nội tạng động vật có chứa hàm lượng đạm vô cùng cao. Nếu dùng quá nhiều sẽ có thể gây ra bệnh gout khiến các khớp bị sưng viêm nhiều hơn. Ngoài ra, chất purin có trong nội tạng động vật cũng là nguyên nhân gây bệnh gout.
- Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp: Thực phẩm đóng hộp thường có lượng muối khá cao để bảo quản trong thời gian dài. Nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến sụn khớp khô và dễ bị bào mòn.
- Đồ muối chua, thực phẩm lên men: Cũng giống như đồ đóng hộp, những thực phẩm lên men, muối chua có hàm lượng muối cao khiến thực phẩm này có nồng độ acid và natri khá cao. Đây là 2 chất không tốt cho xương, đặc biệt là với tình trạng sụn khớp đang bị khô.
- Các chất kích như rượu, bia nên hạn chế sử dụng: Người đang bị khô khớp gối dùng rượu bia, các chất kích thích sẽ khiến việc điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đây là những đồ uống ức chế quá trình tái tạo và phục hồi tế bào của sụn khớp.
Các biện pháp phòng ngừa khô khớp gối ở người trẻ tuổi
Bên cạnh việc thực hiện điều trị khô khớp, người trẻ cũng nên có những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh, tránh để về lâu dài bệnh có thể tái phát trở lại. Một số biện pháp ngừa khô khớp gối ở người trẻ bao gồm:
- Kiểm soát cân nặng, duy trì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, linh hoạt. Có một chế độ ăn uống cân bằng và tuân theo khoa học.
- Hạn chế những va chạm và chấn thương có thể làm tổn thương đến các khớp gối, khớp tay,…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để giúp xương dẻo dai, chắc khỏe, ngăn ngừa các bệnh về xương khớp. Một số bài tập bạn có thể thực hiện như: Đi bộ, dưỡng sinh, bơi lội, tập yoga,…
- Luôn giữa cơ thể đúng tư thế khi học tập, làm việc và sinh hoạt hàng ngày. Tránh tư thế cong lưng, ngồi nghiêng vẹo, mang giày cao gót, đứng trụ 1 chân,… liên tục để bảo vệ khớp.
- Luôn khám sức khỏe định kỳ hàng năm để phát hiện bệnh sớm nhất và có hướng điều trị phù hợp (nếu bị bệnh).
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng khô khớp gối ở người trẻ. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng người trẻ thường chủ quan và để bệnh diễn biến nặng, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hãy đi khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu của bệnh và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể nhất.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!