Thoái Hóa Cột Sống: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Thoái hóa cột sống là một bệnh lý mãn tĩnh về xương khớp phổ biến hiện nay. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh đau nhức tại các vị trí lưng, cổ vai gáy gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Vậy cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?
Thoái hóa cột sống là gì?
Thoái hóa cột sống tiếng anh gọi là Degenerative spine – một căn bệnh về xương khớp xảy ra chủ yếu ở người trung tuổi, người khoảng 35 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.
Đây là loại bệnh mãn tính có tỷ lệ mắc bệnh cao, tốc độ phát triển bệnh chậm nhưng tăng dần mức độ theo thời gian.
Bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu xảy ra ở vùng cổ, vùng lưng và vùng thắt lưng, trong đó hai vị trí nhiều người mắc nhất là thoái hóa cột sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Thoái hóa cột sống cổ thường mắc ở các đốt C5- C6-C7
- Thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra ở vị trí đốt L4 – L5, L5 – S1.
Bệnh thoái hóa cột sống gây cảm giác đau nhức, mọc gai ở phần đốt sống làm ảnh hưởng đến khả năng vận động cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống có thể xuất phát từ bên trong cơ thể hoặc do tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến người bệnh hay gặp:
Nguyên nhân nguyên phát
- Quá trình lão hóa của cơ thể: Lõa hóa là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi. Khi tuổi tác càng tăng lên, quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn khiến cấu trúc tổn thương bị hư hại trầm trọng: dây chằng bị xơ hóa, đĩa đệm bị mất nước, bao xơ đĩa đệm, hao mòn các mô sụn,… Tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào lối sống, cách sinh hoạt của từng người.Tốc độ lão hóa sớm nhất diễn ra ở độ tuổi 30 – 35 tuổi, do đó khi đến ngưỡng tuổi này người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề xương khớp.
- Di truyền: Theo những thống kê đã cho thấy, người Châu Âu có tỷ lệ mắc bệnh thoái hoá cột sống cao hơn so với người Châu Á. Một phần nguyên nhân thoái hóa cột sống là do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như gai đôi cột sống, hẹp đốt sống, vẹo cột sống. Khi cột sống gặp các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh tác động sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nguyên nhân thứ phát
- Thói quen xấu trong sinh hoạt: Các thói quen như ngồi gù lưng, thường xuyên gập cổ, nằm gối quá cao hoặc quá lâu tại một tư thế chính là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống.
- Đặc thù công việc: Những công việc như thường xuyên mang vác đồ nặng, người làm văn phòng phải ngồi quá lâu một chỗ, đi giày cao gót hàng ngày và liên tục,… khiến cho các khớp xương bị ảnh hưởng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống lên nhiều lần.
- Chấn thương: Trong quá trình sinh hoạt và làm việc, người bệnh gặp phải những chấn thương không mong muốn tác động đến cột sống cổ hoặc cột sống lưng khiến đĩa đệm cột sống bị ảnh hưởng và dần suy yếu theo thời gian. Chấn thương càng nguy hiểm nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống càng cao.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ sinh dưỡng không lành mạnh, thiếu khoa học khiến cho cột sống bị suy yếu và dễ bị thoái hóa hơn. Người bệnh có thói quen sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ và gia vị nhiều muối, đường, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, đồ cay nóng hay thói quen sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích khiến hạn chế trong quá trình tái tạo xương. Ngoài ra người bệnh không cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết như magie, canxi, vitamin D,… dẫn đến cột sống bị mài mòn, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn.
- Sử dụng thuốc có thành phần giảm khả năng hấp thu canxi trong thời gian dài.
- Một trong những nguyên nhân khác là do thừa cân, béo phì
- Thường xuyên không vận động, thể dục thể thao hoặc thể dục thể thao không đúng cách.
- Nữ giới đang trong giai đoạn tiền mãn kinh
- Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, nếu người bệnh mắc một số các bệnh dị tật bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa, viêm đĩa đệm,…
Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp
Triệu chứng điển hình của người thoái hóa cột sống là những cơn đau âm ỉ, thường xuyên dọc vị trí cổ và thắt lưng. Các triệu chứng diễn ra theo chu kỳ từ 1 đến 2 ngày rồi giảm dần các cơn đau, một thời gian lại tiếp tục tái phát. Vị trí thắt lưng và cổ sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau.
Thoái hóa cột sống cổ
- Đau nhức là triệu chứng đầu tiên khi bị đau vai gáy. Đau âm ỉ kèm theo co cứng vùng cổ cấp tính. các cơn đau xuất hiện ở vùng gáy sau đó lan xuống dần bả vai, cánh tay, trong một số trường hợp người bệnh có cảm giác tê ở một vùng ở phần cẳng tay, cánh tay và ngón tay.
- Các cơn đau sẽ trở nên đau hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc tập thể thao. Mỗi khi xoay đầu, ngửa cổ, cúi đầu các cơn đau trở nên đau nhói. Mỗi khi thời tiết trở trời hoặc hắt hơi có thể ảnh hưởng đến cột sống làm xuất hiện cơn đau.
- Sau một thời gian, triệu chứng đau đầu xuất hiện, người bệnh cảm thấy đau nhức từ thùy chẩm lan ra cả thái dương, sau đó tới trán và sau hốc mắt.
- Một số triệu chứng khác xuất hiện khi mắc thoái hóa cột sống cổ như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, trí nhớ người bệnh bị suy giảm kèm theo mất ngủ thường xuyên, tăng tiết mồ hôi gây ra rối loạn thần kinh thực vật.
- Các trường hợp nặng hơn bị thoái hóa cột sống cổ do gai xương chèn ép phần trước tủy gây ra liệt cứng nửa người. Khi ngủ dậy, người bệnh luôn có cảm giác các khớp vai, cổ bị căng cứng không vận động ngay được. Sau 15 phút xoa bóp người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và vận động thoải mái.
- Các triệu chứng khác kèm theo như ngáp, nấc, chóng mặt, cảm giác kiến bò,…
Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Các cơn đau xuất hiện ở các đốt sống lưng phía dưới, người bệnh thường đau nhức trong vòng từ 6 – 8 tuần và có thể kéo dài lâu hơn tùy vào mức độ ảnh hưởng.
- Từ vùng thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống bên dưới xuống phần mông, hông, và chân. Các cơn đau thường kéo dài âm ỉ cả ngày hoặc trở nặng vào ban đêm khiến cho người bệnh mất ngủ, gây mệt mỏi, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Khi người bệnh ngồi lâu tại một tư thế trong thời gian dài nếu xoay người, nâng các đồ vật nặng hoặc chuyển đổi tư thế vươn người cúi người xoay người có thể làm các cơn đau tăng lên.
- Mỗi khi cúi người sẽ có cảm giác đau dữ dội ở vùng thắt lưng, người bệnh hoàn toàn không thể chạm được tay xuống ngón chân, nếu cố tình thực hiện có thể gây nguy hiểm.
- Vào buổi sáng người bệnh cảm thấy vùng cơ thắt lưng bị co cứng, không vận động được, phải đợi một thời gian hoặc xoa bóp mới có thể thuyên giảm.
- Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như căng thẳng, tê bì chân tay, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên,…
Thoái hóa cột sống có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh và để lại những di chứng nặng nề nếu như người bệnh không điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến dạng, cong vẹo cột sống: Các cơn đau dữ dội khiến người bệnh đau đớn khó chịu, đi lại vận động khó khăn. Để giảm đau người bệnh thường phải nghiêng người hoặc cổ để xoa dịu các cơn đau. Về lâu dài tình trạng này tiếp tục diễn ra có thể là cho cột sống bị biến dạng, chèn ép vào các dây thần kinh.
- Dây thần kinh vùng cổ và thắt lưng bị chèn ép gây đau nhức, cơn đau lan xuống vùng hông, mông và tứ chi của người bệnh.
- Nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn đến các bệnh lý khác như tổn thương đĩa đệm, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm làm cho sức khỏe suy giảm nặng nề.
- Thoái hóa cột sống làm cho các gai cột sống phát triển, chèn ép lên dây thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhức, tê bì tay chân.
- Thị lực suy giảm, người bệnh thường xuyên đau mắt, sợ ánh sáng mạnh, chảy nước mắt liên tục, hai đồng tử mở không đều, tầm nhìn bị hạn chế, trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mù mặt.
- Bại liệt: Các biến chứng trở nên quá nặng và không được người bệnh thăm khám điều trị kịp thời có thể dẫn đến bại liệt. Tình trạng này chủ yếu do sự chủ quan của người bệnh, thói quen sinh hoạt không tốt hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh.
- Đau ngực dai dẳng, đặc biệt là khi người bệnh ấn xuống nguyên nhân là do các gai xương ảnh hưởng đến gốc thần kinh cột sống.
Bệnh thoái cột sống phát triển từ từ và tăng dần theo cấp độ và triệu chứng. Do đó rất nhiều trường hợp để bệnh tiến triển nặng mới phát hiện khiến các biến chứng chèn ép xuất hiện, người bệnh khó điều trị hơn rất nhiều.
Để điều trị bệnh nhanh khỏi, người bệnh cần quan tâm hơn tới vấn đề sức khỏe của bản thân, ngay khi có các triệu chứng nhỏ ban đầu người bệnh nên can thiệp sớm theo chỉ định của bác sĩ bằng các phương pháp phù hợp.
Điều trị thoái hóa cột sống hiện nay hướng đến hai mục tiêu chính đó là giảm tốc độ thoái hóa và giải quyết các chèn ép rễ thần kinh nếu xảy ra.
Ngoài việc sử dụng thuốc, để chữa khỏi bệnh hoàn toàn người bệnh cần phục hồi chức năng vận động thông qua luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống lành mạnh giúp giảm nguy cơ tái phát bệnh.
Chẩn đoán thoái hóa cột sống ở người trẻ tuổi, người già
Từ các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành những xét nghiệm chẩn đoán lâm sàng trên người bệnh từ đó lên phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân, tránh những biến chứng xảy ra và giúp người bệnh có phương pháp ngăn ngừa tái phát bệnh.
Có hai phương pháp chẩn đoán thông thường được các bác sĩ sử dụng đó là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng là phương pháp bác sĩ dựa vào những triệu chứng đã xảy ra trên người bệnh, tiền sử bệnh án và thực hiện một số bài kiểm tra thể chất để đánh giá tổng quan tình hình bệnh. Để xem người bệnh đau ở vị trí nào, khó khăn khi cử động hay không.
Các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống điển hình khi chẩn đoán lâm sàng như:
- Khi ấn hoặc sờ nắn vào vùng thắt lưng hoặc vị trí cổ người bệnh có cảm giác đau, càng ấn mạnh càng thấy đau.
- Tay chân yếu đi, phản xạ chậm hoặc đôi khi mất cảm giác tay
- Các mô xương lồi lên thấy rõ, khi ấn vào người bệnh có cảm giác đau, các cơn đau chạy dọc theo vùng bị thoái hóa cột sống ở một bên
- Khi cúi người, vận động xoay người, khom lưng, ngửa khó khăn, bị hạn chế
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi có những đánh giá chung nhất về bệnh, các bác sĩ có thể tiến hàng thêm một vài xét nghiệm bằng máy móc hiện đại để hỗ trợ chẩn đoán chính xác nhất mức độ bệnh và tình trạng bệnh đang diễn ra như thế nào.
- Chụp X quang là phương pháp phổ biến để kiểm tra sự tổn thương ở phần xương, sụn, đĩa đệm, hỗ trợ đưa kết quả chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên khi chụp X – quang lại không hiển thị các tổn thương ở phần sụn.
- Xét nghiệm máu: Các kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ phát hiện được các bệnh lý liên quan như béo phì, tiểu đường, thận,… là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Kết quả chụp cộng hưởng từ hiển thị ra những tổn thương có thể xảy ra ở đĩa đệm hoặc các dây thần kinh đi qua cột sống.
Điều trị thoái hóa cột sống như thế nào hiệu quả?
Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lâm sàng, người bệnh có thể lựa chọn nhiều phương pháp điều trị dựa theo phác đồ của bác sĩ nếu tình trạng bệnh nặng hoặc có thể tự điều trị sử dụng thuốc tại nhà. Lựa chọn phương pháp điều trị sẽ ảnh hưởng đến thời gian và quyết định bệnh thoái hóa cột sống có khỏi hay không.
Có rất nhiều phương pháp hiện nay để điều trị bệnh thoái hóa cột sống, có thể dùng thuốc hoặc không dùng thuốc. Điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu tập trung vào kiểm soát các triệu chứng bệnh, giảm đau, khắc phục tình trạng cứng và sưng khớp.
Dưới đây là 4 phương pháp chính điều trị thoái hóa cột sống phổ biến hiện nay:
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc Tây
Dựa vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc và phối kết hợp thuốc với nhau để điều trị. Điều trị bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu vào những nhóm thuốc dưới đây:
- Nhóm thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau phổ biến hay được sử dụng đó là Paracetamol hoặc Efferalgan dùng cho người bệnh đang ở giai đoạn nhẹ đến trung bình, có tác dụng giảm đau vừa phải. Với những trường hợp nặng hơn sẽ được chỉ định dùng Opiat hoặc Tramadol. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng sử dụng thuốc vì có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Một số loại thuốc điển hình cho nhóm này như Ibuprofen, Piroxicam, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib. Loại thuốc này dựa trên cơ chế chọn lọc men đồng dạng COX -2, tác dụng mạnh hơn paracetamol, giúp chống viêm, sưng, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ ở bán cầu thận và đường tiêu hóa
- Nhóm thuốc giãn cơ: Điển hình là thuốc Olperisone hoặc Eperison giúp giải tỏa sự giãn cơ, co cứng cột sống.
- Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như thuốc Glucosamine sulfate, Piascledine hoặc Chondroitin sulphat.
- Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Các loại thuốc như Mecobalamin, Pregabalin, Gabapentin và vitamin B giúp giảm đau thần kinh khi người bệnh có những triệu chứng chèn ép lên các rễ thần kinh.
- Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Với những trường hợp người bệnh đau rễ thần kinh tọa hoặc chèn ép lên tủy sống, các bác sĩ tiến hành tiêm Corticoid vào quanh cột sống. Thuốc này giúp giảm đau tại chỗ, cần tiến hành tiêm 3 mũi và mỗi mũi cách nhau từ 5 – 7 ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
- Thuốc bôi tại chỗ: Ngoài sử dụng thuốc uống, người bệnh có thể bôi Profenid gel, Voltaren Emugel, Gelden lên vị trí đau sẽ làm cải thiện cơn đau đáng kể mà không gây ra tác dụng phụ.
Điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y
Thực tế, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị các triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống giảm đi một cách đáng kể. Hơn nữa, nếu sử dụng thuốc Tây trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan trong cơ thể như gan, thận.
Sử dụng điều trị thoái hóa cột sống bằng Đông y có 2 phương pháp nổi tiếng đó là “ Độc hoạt tang ký sinh” và “Quyên tý thang”, các phương pháp này có tác dụng nổi bật trong điều trị như:
- Khu phong, tán hàn, đào thải những độc tố ra khỏi xương khớp, hỗ trợ lành bệnh
- Ngoài ra, phương pháp còn cung cấp cho hệ cơ xương khớp lượng chất dinh dưỡng đáng kể giúp làm lành những tổn thương và nuôi dưỡng hệ thống xương khớp, cột sống.
Chữa thoái hóa cột sống tại nhà bằng mẹo
Ngoài ra, trong dân gian ông cha ta đã truyền tay nhau những bài thuốc điều trị thoái hóa cột sống tận dụng từ nguyên liệu tự nhiên như:
- Lá lốt: Lá lốt có tác dụng trị phong thấp, giảm đau, kháng khuẩn, ngăn ngừa thoái hóa. Đây là loại thuốc được thực hiện bằng việc chườm đắp hoặc uống nước cốt hàng ngày.
- Ngải cứu: Ngải cứu có vị đắng, tính ấm và thơm có tác dụng trong điều trị bệnh như hoa mắt, chóng mắt, chống viêm, phong hàn, giảm đau do trong ngài cứu có chứa thành phần giống như aspirin. Ngải cứu được chế biến sử dụng như một loại thuốc qua các món ăn như trứng ngải cứu, gà tần ngải cứu,…
- Xương rồng: Trong xương rồng có vị đắng, tính hàn được sử dụng tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp, gai cột sống. Hàng ngày người bệnh chườm đắp lên vị trí bị thoái hóa cột sống bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Cây nhàu: Cây nhàu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và Prosertonin có khả năng làm lành và tái tạo mô sụn. Người bệnh có thể chườm đắp hoặc giã lấy nước cốt uống hàng ngày.
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu có tác dụng chậm hơn so với dùng thuốc điều trị nhưng được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả cao, giúp kiểm soát và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của người bệnh.
Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu người bệnh có thể áp dụng trong việc điều trị thoái hóa cột sống như:
- Sử dụng tia hồng ngoại
- Siêu âm
- Liệu pháp tắm suối khoáng, bùn nóng
- Kích thích điện
- Châm cứu
- Xoa bóp bấm huyệt
- Kéo giãn cột sống
- Bài tập tay không điều trị thoái hóa cột sống.
Kết hợp sử dụng vật lý trị liệu và dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị với người bệnh.
Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống
Phẫu thuật là phương pháp chữa thoái hóa cột sống cuối cùng được chỉ định khi người bệnh đang ở mức độ nặng và sử dụng các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả.
Các trường hợp được bác sĩ chỉ định cần phẫu thuật như:
- Thoái hóa đi kèm với thoát vị đĩa đệm
- Tê liệt một phần cơ thể do dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng
- Mất kiểm soát bàng quang và ruột
- Trượt đốt sống
- Đĩa đệm bị thoái hóa nghiêm trọng
Đây là phương pháp các bác sĩ thường không khuyến khích sử dụng vì nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn tại vị trí mổ do đó người bệnh nên cân nhắc.
Phương án phòng ngừa thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là một căn bệnh khá nguy hiểm vì nó diễn ra với tốc độ nhanh khi bắt đầu phát hiện. Tuy nhiên, mọi người có thể phòng tránh bệnh thoái hóa cột sống ngay trong các thói quen sinh hoạt hàng ngày và chế độ dinh dưỡng khoa học.
Với người bệnh khi thực hiện có thể ngăn ngừa bệnh tái phát lại và làm chậm quá trình phát triển bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, Omega-3 và các khoáng chất khác giúp hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể bổ sung thêm Glucosamine có trong thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh. Không sử dụng các đồ uống có thành phần có hại cho sức khỏe.
- Nên uống nhiều nước: người bệnh cần uống tối thiểu 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày
- Hạn chế làm các công việc nặng, sử dụng nhiều sức, nên thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc.
- Tập thể dục hàng ngày với những bài tập nhẹ nhàng và đúng cách để tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp xương vận động tốt hơn.
- Luôn có thái độ tích cực, tránh căng thẳng, stress
- Giảm cân: Thừa cân sẽ có thể gây áp lực lên phần xương khớp, khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn. Hơn nữa giảm cân sẽ giúp người bệnh tránh được những bệnh lý khác như tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…
- Thăm khám bác sĩ thường xuyên để được khám và điều trị bệnh.
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh phổ biến hiện nay ở người trưởng thành. Bệnh xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và gây ra những cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống. Nếu không được điều trị bệnh đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Hy vọng những thông tin trên có thể phần nào giúp người bệnh hiểu thêm về bệnh thoái hóa cột sống để có phương pháp phòng ngừa đúng cách.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!