Viêm Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

5/5 - (5 bình chọn)

Viêm khớp tay là bệnh lý phổ biến mà mọi đối tượng từ trẻ tuổi đến trung niên và người già đều có nguy cơ mắc phải. Biểu hiện bệnh là chứng đau, sưng và viêm gây hạn chế cử động các khớp tay, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. 

Viêm khớp tay là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm khớp tay là một dạng tổn thương xảy ra khi bề mặt sụn ở các khớp tay bị mòn theo thời gian hoặc bị chấn thương, làm lộ đầu xương. Khi sụn đệm mất đi, các khớp xương cổ tay sẽ va chạm vào nhau hoặc chèn ép lên dây chằng.

Chính hiện tượng này gây kích thích phản ứng viêm của mô mềm xung quanh khiến khớp tay bị viêm, sưng, đau nhức, tê cứng,… từ đó gây nên tình trạng viêm khớp tay

Người trung tuổi và người già là đối tượng có nguy cơ mắc đau khớp tay. Do tuổi càng cao, các khớp tay càng bị mòn do thoái hóa và sức khỏe xương khớp giảm sút. 

Viêm khớp tay là tình trạng tổn thương mề mặt sụn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Viêm khớp tay là tình trạng tổn thương mề mặt sụn do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tuy nhiên, có một số đối tượng khác cũng có nguy cơ mắc bệnh ở mức cao đó là: 

  • Nhân viên văn phòng: Là đối tượng thường xuyên sử dụng đôi bàn tay để làm việc liên tục như đánh máy, cầm điện thoại, viết lách,… khiến các khớp tay dễ bị viêm. 
  • Phụ nữ sau sinh: Sau sinh, nội tiết tố nữ bị sụt giảm là nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Bên cạnh đó, phụ nữ sau sinh còn phải thường xuyên sử dụng đôi bàn tay để làm các công việc nhà như bế con, nấu nướng, dọn dẹp,… 
  • Vận động viên: Vận động viên tennis, bóng bàn, bóng rổ, cầu lông,… là những đối tượng thường xuyên phải hoạt động mạnh vùng tay.

Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân được xem là yếu tố gây bệnh cụ thể như sau: 

  • Chấn thương: Chấn thương vùng tay khiến ổ khớp bị kích thích, làm nứt mô sụn, giãn dây chằng, tổn thương mô mềm xung quanh. Đây là yếu tố khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong ổ khớp gây viêm đau tay phải hoặc tay trái.
  • Thoái hóa xương khớp: Khớp tay sẽ bị lão hóa dần theo thời gian dẫn đến tình trạng viêm khớp phát triển mạnh hơn. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Là hiện tượng cổ tay, bàn tay gặp rối loạn tiết dịch khiến dịch nhầy quanh dây thần kinh tay tăng lên. Điều này khiến cho khớp cổ tay bị sưng, viêm và đau nhức. 
  • Vi khuẩn và virus tấn công: Khi chấn thương, một số loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, thông qua đường máu di chuyển đến màng bao quanh khớp tay và hình thành nên chất TNF-alpha. Hoạt chất này có khả năng kích thích phản ứng viêm các khớp ở bàn tay. 
  • Tính chất công việc: Thường xuyên thực hiện các công việc vận động cổ tay, bàn tay trong một thời gian dài khiến các khớp tay dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Bệnh lý liên quan đến xương khớp: Lão hóa xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, thoái hóa khớp, bệnh thấp khớp,… được xem là nguyên nhân chính gây bệnh. Bên cạnh đó, các bệnh lý này còn làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. 

Ngoài ra, nguyên nhân bệnh viêm khớp còn do một số yếu tố khác như di truyền, thời tiết, môi trường sống,…

Các công việc thường xuyên thực hiện bởi cổ tay, bàn tay trong một thời gian dài khiến các khớp tay bị tổn thương.
Các công việc thường xuyên thực hiện bởi cổ tay, bàn tay trong một thời gian dài khiến các khớp tay bị tổn thương.

Triệu chứng viêm khớp tay

Triệu chứng viêm khớp tay phải hay viêm khớp tay trái không phải ai cũng giống nhau. Biểu hiện của bệnh phụ thuộc vào loại viêm khớp và mức độ viêm của từng bệnh nhân. Theo đó, bệnh có thể được xác định thông qua ba giai đoạn như sau:

Viêm khớp tay mức độ nhẹ

Ở giai đoạn này, bệnh nhân có thể cảm nhận các cơn đau bất thường ở sâu trong các khớp cổ tay, bàn tay. Cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân xoay nắm tay cửa, vặn mở, cầm nắm chơi thể thao,…

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị cứng tay, tê tay vào buổi sáng khi ngủ dậy. Triệu chứng đau và tê cứng sẽ giảm bớt khi được nghỉ ngơi nhưng lại xuất hiện vào ban đêm. 

Viêm khớp tay mức độ vừa

Ở mức độ này, cảm giác đau nhói và tê bì sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Các cử động tay cũng bị hạn chế, thậm chí bệnh nhân có thể bị đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Dấu hiệu bệnh trở nên rõ ràng hơn, đặc biệt phần cổ tay xuất hiện hiện tượng sưng tấy.

Bệnh có thể biểu hiện bằng cảm giác đau nhói, tê bì và sưng tấy khớp tay.
Bệnh có thể biểu hiện bằng cảm giác đau nhói, tê bì và sưng tấy khớp tay.

Viêm khớp tay mức độ nặng

Nếu bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân hầu như không thể thực hiện các hoạt động dùng đến sức bàn tay. Đặc biệt, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, người bệnh cảm nhận những cơn đau bùng phát không thuyên giảm bất cứ lúc nào. 

Biểu hiện rõ nhất là vùng khớp tay bị nóng lên, có màu hồng hoặc đỏ nhạt kèm hiện tượng đau, nhức và sưng viêm. Lúc này, phạm vi cử động tay bị hạn chế và thậm chí hình dạng khớp tay có thể bị biến dạng khi các mô bị mòn. 

CLICK ĐỌC NGAY:

Chẩn đoán bệnh viêm khớp tay

Để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp tay, bệnh nhân cần được khám và chẩn đoán sàng lọc bằng nhiều phương pháp, trong đó có một số kỹ thuật chẩn đoán như: 

  • Chọc hút dịch khớp: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn, kháng thể trong dịch khớp, tinh thể muối urat,… ảnh hưởng đến khớp tay. 
  • Đo xung điện thần kinh: Nhằm xác định mức độ tổn thương khớp có chèn ép dây thần kinh và chức năng vận động của khớp tay hay không. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT, siêu âm khớp, chụp xạ hình xương, MRI,… giúp bác sĩ quan sát cấu trúc khớp, dây chằng, mô sụn. Qua đó có thể dễ dàng khoanh vùng vị trí bị viêm đau khớp tay. 
  • Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các protein kháng thể và những chỉ dấu viêm, đồng thời nhìn thấy tổn thương đang tồn tại ở khớp và mức độ tổn thương trên vùng khớp tay. 

Việc chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân và diễn biến của bệnh, từ đó giúp cho quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. 

Các kỹ thuật chẩn đoán giúp xác định rõ nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp tay.
Các kỹ thuật chẩn đoán giúp xác định rõ nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp tay.

Phương pháp điều trị viêm khớp tay

Cách điều trị viêm khớp tay phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của bệnh nhân. Theo đó, có một số cách chữa phổ biến mà bệnh nhân có thể tham khảo như sau: 

Chữa bằng thuốc Tây y

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường được chỉ định uống thuốc Tây y không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Vậy, viêm khớp tay uống thuốc gì và bôi thuốc gì để giảm các triệu chứng của bệnh? 

Bệnh nhân có thể được chỉ định một số dạng thuốc uống và bôi như sau: 

  • Thuốc bôi ngoài da trên vùng khớp bị viêm như diclofenac, capsaicin,…
  • Thuốc giảm đau thông thường không kê theo toa như acetaminophen, ibuprofen, paracetamol, naproxen, diclofenac dạng uống,… 
  • Thuốc trị viêm khớp do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến như methotrexate, sulfasalazine, leflunomide, azathioprine, cycloporine,… 
  • Thuốc kháng sinh trị viêm khớp do nhiễm khuẩn như oxicallin, nafcillin, vancomycin,… 
  • Thuốc kháng viêm như indomethacin, oxicams,… 
  • Thuốc làm chậm thoái hóa và phục hồi mô sụn như glucosamine, chondroitin,…
  • Bệnh nhân cũng được chỉ định các loại thuốc giãn cơ, giảm đau nhức thần kinh, thuốc giảm đau không chứa nhân steroid,…
Thuốc Tây được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương.
Thuốc Tây được chỉ định tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tổn thương.

Sử dụng thuốc tây được xem là phương pháp điều trị phổ biến với ưu tiên đối với người mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách và tự ý thêm bớt liều lượng thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ và hậu quả nguy hiểm. 

Do đó, bệnh nhân nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng thuốc, đồng thời tuân thủ tuyệt đối về liều lượng trong suốt quá trình điều trị. 

Chữa bằng phương pháp phẫu thuật

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân có thể được chỉ định tiến hành phẫu thuật trong trường hợp bệnh viêm khớp tay có diễn biến nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không còn hiệu quả. 

Một số kỹ thuật phẫu thuật thường được để nhận biết căn bệnh này như sau: 

  • Phẫu thuật cố định xương tay: Hỗ trợ cố định xương các khớp tay liền nhau, giúp giảm triệu chứng đau do viêm khớp và khôi phục cử động của tay.
  • Phẫu thuật thay khớp: Một phần hoặc tất cả khớp tay bị ảnh hưởng do viêm khớp được loại bỏ và thay thế bằng khớp nhân tạo. 
  • Phẫu thuật làm cứng khớp tay: Giúp cố định vĩnh viễn khớp tay, giúp các khớp khỏe mạnh, có thể chịu trọng lượng tốt mà không gây đau. Tuy nhiên, các khớp tay sau khi phẫu thuật sẽ không còn linh hoạt như bình thường. 

Chữa bằng Đông y

Viêm khớp gối uống thuốc gì bằng Đông y? Ưu điểm lớn nhất của các bài thuốc Đông y đó là hạn chế tác dụng phụ và dễ hấp thụ dược tính vào cơ thể hơn. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm tham khảo các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp.

Bài thuốc số 1

  • Tác dụng: Giảm đau nhức, sưng, viêm, hỗ trợ tái tạo tế bào xương và tăng dịch khớp tay. 
  • Các vị thuốc: Dây tơ hồng, vượng cốt tỳ 10g. Thạch cao, độc hoạt, đỗ trọng bắc, ngưu tất bắc cùng lượng 12g. Hy thiêm và cẩu tích cùng lượng 6g. Dây đau xương 20g và chi mẫu 8g. 
  • Cách dùng: Nấu thuốc với khoảng 2 lít nước, sắc trong 50 phút. Thuốc để nguội, chia làm 2 lần uống sau bữa ăn. 
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là hạn chế tác dụng phụ và dễ dàng hấp thu dược tính vào cơ thể hơn.
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là hạn chế tác dụng phụ và dễ dàng hấp thu dược tính vào cơ thể hơn.

Bài thuốc số 2 

  • Tác dụng: Bồi bổ khí huyết, thông kinh mạch, mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng và chức năng vận động. 
  • Các vị thuốc: Hy thiêm, độc hoạt, đỗ trọng bắc, xuyên khung cùng lượng 10g. Hoàng cầm. thạch cao và vượng cốt tỳ mỗi loại 8g. Ngưu tất và chi mẫu cùng lượng 12g, phòng phong 6g. 
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 2 lít nước trong khoảng 40 phút. Để thuốc nguội bớt, gạn nước chia làm 2 lần uống hết trong ngày. 

Bài thuốc số 3 

  • Tác dụng: Chữa đau mỏi xương khớp, đau khớp do viêm. 
  • Các vị thuốc: Đỗ trọng bắc và quế nhục cùng lượng 10g. Cam thảo 8g, hy thiêm cùng lượng 8g và cẩu tích 12g. 
  • Cách dùng: Sắc thang thuốc này với 500ml trong 30 phút, gạn nước để nguội dùng để uống sau bữa ăn và sử dụng hết trong ngày. 

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Mẹo dân gian dành cho bệnh nhân bị đau khớp tay sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên quen thuộc hàng ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và thể trạng bệnh.

Một số cách hỗ trợ điều trị có thể thực hiện tại nhà bệnh nhân có thể tham khảo như: 

  • Ngải cứu và muối hạt: Sao vàng trên chảo hai nguyên liệu này rồi bọc vào khăn mỏng dùng để chườm lên vị trí khớp tay bị viêm. 
  • Cây trinh nữ: Đem phơi khô, sao nóng rồi nấu với nước cho đến khi cô đặc. Dùng nước cốt cây trinh nữ chia làm hai lần uống hết trong ngày.
  • Cây tam thất: Ngâm với mật ong trong vòng 1 tháng rồi dùng để pha với nước ấm uống mỗi ngày hai lần. 
  • Cây đơn châu chấu: Nấu với 1 lít nước dùng để uống đều trong ngày cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm.
  • Cây chìa vôi: Thái nhỏ, sao nóng với muối trắng dùng để chườm lên vùng tay bị viêm khớp. 
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian phục thuộc vào cơ địa và thể trạng của bệnh nhân bị viêm khớp tay.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian phục thuộc vào cơ địa và thể trạng của bệnh nhân bị viêm khớp tay.

Lời khuyên dành cho người bị viêm khớp tay

Viêm khớp tay là căn bệnh có thể kiểm soát được nếu bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm. Theo chuyên gia xương khớp, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để kiểm soát, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp tay như: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp tay: Bệnh nhân cần bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp gồm các thực phẩm có nhiều canxi, collagen, omega 3, vitamin D,…
  • Hạn chế các thực phẩm không tốt cho viêm khớp tay: Người bệnh nên nắm được danh sách các thực phẩm viêm khớp tay kiêng ăn gì, ví dụ như đồ ngọt, thực phẩm lên men, thịt đỏ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, bia, rượu, cafe,… 
  • Không vận động mạnh ảnh hưởng khớp tay: Khi khớp tay bao gồm ngón tay, cổ tay bị tổn thương sẽ hạn chế chức năng vận động. Do đó, để không làm tổn thương trở nên trầm trọng hơn, bệnh nhân không nên chơi thể thao, mang vác nặng, leo trèo,…
  • Từ bỏ thói quen không tốt cho khớp tay như: Bẻ khớp tay, rút khúc tay,… Những động tác này vừa gây đau khớp ngón tay, khiến quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn, vừa làm cho bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng. 

Tóm lại, bệnh viêm khớp tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường của khớp tay, bệnh nhân nên nhanh chóng tìm đến các bệnh viện công để thăm khám và được chẩn đoán chuẩn xác nhất.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Top 11 loại thuốc tốt nhất

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Top 11 loại thuốc tốt nhất

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người....
Sưng khớp tay: Thông tin cơ bản cần biết và cách điều trị hiệu quả

Sưng Khớp Tay: Thông Tin Cơ Bản Cần Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Sưng khớp tay là bệnh lý gì? Nguyên nhân do đâu, cách phòng tránh và khắc phục như thế nào...
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Cổ Tay: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên phải hoạt động...
Đau khớp cổ tay sau sinh có sao không? Cách điều trị

Đau Khớp Cổ Tay Sau Sinh Có Sao Không? Cách Điều Trị

Sau khi sinh xong, chị em phụ nữ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó,...
Điều trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc tân dược

Cách Điều Trị Đau Khớp Khuỷu Tay Hiệu Quả Nhất Năm 2020

Có rất nhiều cách điều trị đau khớp khuỷu tay để cải thiện triệu chứng, chấm dứt tình trạng đau...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top