Viêm khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

5/5 - (5 bình chọn)

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý xương khớp khá phổ biến mà mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc phải. Bệnh có diễn biến từ từ và dai dẳng kèm theo những tiềm ẩn về biến chứng nguy hiểm nên bệnh nhân không được chủ quan.  

Tổng quan về viêm khớp khuỷu tay

Bị đau khớp khuỷu tay dẫn đến viêm là bệnh lý xương khớp mãn tính, dễ dàng tái phát nhiều lần gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động. Vậy bệnh viêm khớp khuỷu tay được hiểu là bệnh gì?

Viêm khớp khuỷu tay là gì?

Khớp khuỷu tay là vị trí có cấu trúc phức tạp, bao gồm hệ thống xương nhô ra, bao khớp và dây chằng. Bộ phận này đảm nhận chức năng gập duỗi và thực hiện các thao tác cánh tay một cách linh hoạt.

Đây cũng là bộ phận dễ bị tổn thương do phải hoạt động liên tục và chịu nhiều tác động trực tiếp từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Viêm khớp khuỷu tay được hiểu là tình trạng viêm ở mô mềm trong khớp tại vị trí khuỷu tay như mạch máu, gân cơ, dây chằng, dây thần kinh,… 

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng viêm ở mô mềm trong khớp tại vị trí khuỷu tay
Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng viêm ở mô mềm trong khớp tại vị trí khuỷu tay

Theo đó, đối tượng có nguy cơ cao mắc bị đau khớp khuỷu tay phải hoặc trái, sưng khớp khuỷu tay dẫn đến viêm bao gồm:

  • Người thực hiện công việc dùng cơ tay nhiều: Thợ hàn, thợ mộc, họa sĩ, đầu bếp, thợ điện, công nhân, thợ may,…
  • Người chơi thể thao: Chơi golf, chơi quần vợt, tập tạ, võ sĩ quyền anh, chơi bóng chày,…

Người trung tuổi và người già cũng là đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp khuỷu tay. Do từ độ tuổi 40 trở đi, các khớp và mô sụn bị bào mòn do thoái hóa, giảm tiết dịch nhờn khớp và các vấn đề khác về sức khỏe xương khớp.

Nguyên nhân gây viêm khớp khuỷu tay

Theo các chuyên gia, có hai nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm khớp khuỷu tay đó là: 

Nhóm nguyên nhân do bệnh lý

Tình trạng đau khớp khuỷu tay dẫn đến viêm nhiễm là do các mô mềm bị tấn công, đó là hậu quả do một số bệnh lý gây ra như: 

  • Thoái hóa khớp khuỷu tay: Được xem là tác nhân phổ biến nhất gây viêm khớp. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng hoại tử, bào mòn phần xương dưới sụn khiến các khớp bị tổn thương trong quá trình vận động. 
  • Viêm bao hoạt dịch, viêm gân: Là tình trạng tổn thương sưng, viêm ở bao hoạt dịch vùng khuỷu tay. Bệnh biểu hiện bằng triệu chứng sưng, tấy đỏ, đau nhức, cứng khớp, thậm chí có thể xuất hiện dịch ứ trong bao hoạt dịch hoặc tràn dịch khớp. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Căn bệnh tự miễn hệ thống được hình thành khi hệ miễn dịch trong cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh. Một số tác nhân gây viêm khớp dạng thấp như nhiễm khuẩn, vi khuẩn, thay đổi hormone,…
  • Viêm dây thần kinh cánh tay: Là hiện tượng xảy ra khi rễ thần kinh ở cánh tay bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biểu hiện bệnh là tình trạng đau nhức từ bả vai, lan xuống cánh tay và khuỷu tay với các biểu hiện tương tự dấu hiệu bệnh viêm khớp, gây khó khăn trong vận động. 
Viêm bao hoạt dịch là một trong những bệnh lý gây nên tình trạng viêm nhiễm khớp khuỷu tay.
Viêm bao hoạt dịch là một trong những bệnh lý gây nên tình trạng viêm nhiễm khớp khuỷu tay.

Nguyên nhân do tác động bên ngoài

Ngoài các tác nhân gây viêm khớp khuỷu tay, bệnh có thể xảy ra do bởi một số yếu tố như:

  • Chấn thương: Đây là một trong những nguyên nhân khiến ổ khớp khuỷu tay bị tổn thương, gây nứt mô sụn, giãn dây chằng, chèn dây thần kinh,… Bên cạnh đó, tổn thương này còn khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong ổ khớp và gây tình trạng viêm nhiễm. 
  • Chơi thể thao quá mạnh: Việc sử dụng cánh tay với lực mạnh hoặc chơi thể thao sai kỹ thuật có thể khiến khớp khuỷu tay của người chơi bị tổn thương. Trong đó, chơi golf và tennis là hai bộ môn dễ dẫn đến tình trạng tổn thương khớp khuỷu tay do cần rất nhiều lực ở tay khi chơi. 
  • Tập luyện với cường độ cao: Đau khớp khuỷu tay khi tập gym, tập bơi, tập võ, tập đấm bốc,… là triệu chứng khá phổ biến. Bệnh nhân không nên chủ quan nếu tình trạng này diễn ra dai dẳng trong thời gian dài.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Một số công việc cần yêu cầu sự hoạt động liên tục của khuỷu tay hay việc vận động lặp đi lặp lại một động tác tác động vào khuỷu tay gây đau khớp khuỷu tay trái hoặc phải. 

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Triệu chứng bệnh viêm khớp khuỷu tay

Giống một số các bệnh lý viêm khớp khác, căn bệnh này khởi phát bằng triệu chứng đau khớp khuỷu tay. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm khớp khuỷu tay biểu hiện bằng các triệu chứng và mức độ khác nhau.

Theo đó, có một số dấu hiệu nhận biết bệnh điển hình như sau:

  • Đau nhức khớp: Cơn đau ổ khớp có diễn tiến từ nhẹ đến nặng, giảm thiểu khi nghỉ ngơi và đau dữ dội hơn khi cử động hoặc ấn vào vị trí viêm.
  • Căng cứng khớp: Hiện tượng này có thể đi kèm cảm giác tê bì, đôi khi là mất cảm giác vùng khuỷu tay. Nếu để kéo dài, bệnh có thể gây ra biến chứng teo cơ hoặc thậm chí là tê liệt hoàn toàn vùng cánh tay. 
  • Sưng đỏ khớp: Hiện tượng sưng đỏ, phù nề, nóng rát ở xung quanh khớp kèm cảm giác nhức mỏi và khó chịu. 
  • Giảm lực cánh tay: Viêm khớp ảnh hưởng trực tiếp đến lực cánh tay khi vận động, khiến bệnh nhân cảm thấy cánh tay bị mất lực và không thể điều khiển được như ý muốn. 
  • Vận động khó khăn: Các hoạt động như co, duỗi, cầm, nắm,… trở nên khó khăn khi viêm nhiễm ở mức độ nặng. Thậm chí bệnh nhân gần như không thể vận động kể cả khi thực hiện những thao tác nhẹ nhàng nhất. 
Đau nhức khớp, sưng đỏ, vận động khó khăn,... là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.
Đau nhức khớp, sưng đỏ, vận động khó khăn,… là những triệu chứng điển hình của căn bệnh này.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp khuỷu tay

Để xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm ở khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ được chỉ định áp dụng một số kỹ thuật chẩn đoán như sau: 

  • Chụp X-quang: Bác sĩ có thể xác định vị trí viêm khớp và mức độ tổn thương thông qua hình ảnh chụp xương khuỷu tay bằng X-quang.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh thu được từ phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết mức độ tổn thương của một cách chi tiết nhất. Đồng thời có thể thấy các mô mềm xung quanh khớp khuỷu tay đang gặp vấn đề như dây thần kinh, dây chằng, sụn khớp và mao mạch. 
  • Điện cơ: Có tác dụng đo mức độ phản ứng của cơ tay khi có dòng điện kích thích vào. Từ đó đo được mức độ vận động của xương khớp và cơ tay của bệnh nhân. 

Việc bệnh nhân được chẩn đoán sớm, xác định nguyên nhân và tình trạng viêm nhiễm sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị viêm khớp khuỷu tay

Vậy, viêm khớp khuỷu tay được điều trị như thế nào và có chữa khỏi dứt điểm được không? Có thể nói, căn bệnh này khó có thể chữa khỏi hoàn toàn do tính chất mãn tính, dễ tái phát. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể kiểm soát tốt căn bệnh này bằng một số cách chữa phổ biến như sau:

Chữa bằng thuốc Tây y

Đa số bệnh nhân bị đau khớp khuỷu tay sẽ lựa chọn uống thuốc Tây y để giảm chứng đau nhức và kiểm soát bệnh trong thời gian ngắn. Theo đó, một số nhóm thuốc được chỉ định dành cho bệnh nhân như sau:

  • Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, ibuprofen, acetaminophen,… giúp bệnh nhân chấm dứt nhanh cơn đau nhức vùng khớp bị viêm.
  • Thuốc chống viêm như methotrexate, azathioprine,… sử dụng khi bệnh nhân bị viêm khớp do các bệnh lý tự miễn gây ra như viêm khớp dạng thấp, bệnh lý viêm đa khớp.
  • Thuốc giãn cơ như baclofen, dantrolene, diazepam,… có tác dụng điều trị căng cứng, thắt cơ do viêm nhiễm khớp. 
  • Thuốc giảm đau, sưng và viêm do bệnh viêm bao hoạt dịch như prednisone, solu-medrol, celestone,… hoặc dạng thuốc tiêm corticosteroid. 
  • Các thuốc giảm đau  thần kinh như gabapentin, pregabalin, nortriptyline, amitriptyline,… giúp bệnh nhân bị viêm khớp khuỷu tay chèn ép lên dây thần kinh. 
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây để giảm các triệu chứng đau và viêm nhiễm.
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây để giảm các triệu chứng đau và viêm nhiễm.

Bệnh nhân cần lưu ý, giảm đau và viêm nhiễm bằng thuốc Tây y chỉ các tác dụng tạm thời. Bệnh hoàn toàn có khả năng tái phát lại sau khi ngừng sử dụng thuốc khiến bệnh nhân bị phụ thuộc vào thuốc.

Do đó, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc, dùng sai liều lượng hoặc tự thêm bớt liều dùng để hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và hậu quả nguy hiểm từ thuốc Tây.

Chữa bằng Đông y

Các bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều bệnh nhân biết đến bởi không gây tác dụng phụ khi sử dụng dài ngày. Theo đánh giá của chuyên gia, thuốc Đông y trị bệnh đau nhức xương khớp đem lại hiệu quả tích cực, giải quyết căn nguyên của bệnh. Theo đó, một số bài thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay bệnh nhân có thể tham khảo như sau: 

Bài thuốc số 1

Bài thuốc này dùng cho người có triệu chứng đau nhức, mỏi, tê bì, cứng khớp nhưng chưa sưng, nóng và đỏ ngoài da

  • Các vị thuốc: Thiên niên kiện, hà thủ ô, cây trinh nữ, quế chi, lá lốt khô mỗi loại 12g, thêm cỏ xước 16g và 20g sinh địa. Kết hợp cùng khương hoạt, đương quy, phòng phong mỗi loại 8g. Xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ cùng lượng 12g, 4g gừng khô, 6g cam thảo, 12g đại táo và 8g phụ từ. 
  • Cách dùng: Cho tất các các vị thuốc với lượng thuốc đã chuẩn bị vào nồi, sắc cùng với 500ml nước cho đến khi cô đặc còn khoảng 250ml. Số thuốc này chia làm 2 lần uống sau bữa ăn. Mỗi thang dùng hết trong ngày và dùng đều đặn trọng 30 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm. 

Bài thuốc số 2 

Bài thuốc dùng cho người bệnh bị đau nhức khớp kèm theo sưng, nóng và tấy đỏ ngoài da. 

  • Các vị thuốc: Kim ngân hoa và thạch cao mỗi loại 20g. Kết hợp cùng tri mẫu, ngạnh mễ, tang chi, hoàng bá mỗi loại 12g, thêm 8g thương truật và 6g quế chi. 
  • Cách dùng: Sắc thuốc với khoảng 500ml nước trong 40 – 50 phút cho thuốc cạn bớt nước. Gạn thuốc ra chia làm 2 lần, uống sau bữa ăn khi thuốc còn ấm. Bệnh nhân sử dụng mỗi ngày một thang thuốc và uống hết trong ngày. 
Bài thuốc Đông y là sự kết hợp giữa các vị thuốc phù hợp với nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Bài thuốc Đông y là sự kết hợp giữa các vị thuốc phù hợp với nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

Bài thuốc số 3

Bài thuốc dùng cho người bệnh bị viêm, đau mỏi và nhức khớp khuỷu tay với công dụng bổ khí huyết, chỉ tý thống, khu phong thấp, ích thận can.

  • Các vị thuốc: Quế tâm, tế tân, chích thảo cùng lượng 4g. Nhân sâm, đỗ trọng bắc, thược dược, phòng phong, phục linh, độc hoạt, tần giao, đảng sâm mỗi loại 12g. Thêm tang ký sinh, địa hoàng, xuyên khung mỗi loại 16g. 
  • Cách dùng: Sử dụng mỗi ngày 1 thang, sắc với nước rồi chia làm 2 lần uống. Bệnh nhân nên uống sau bữa ăn 30 phút để dược tính của thuốc hấp thu vào cơ thể tốt hơn. 

Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà

Bên cạnh các bài thuốc trên, bệnh nhân có thể tham khảo thêm một số cách chữa viêm khớp khuỷu tay bằng mẹo dân gian như sau: 

  • Cây đỗ trọng: Kết hợp cùng đan sâm và xuyên khung. Cho ba nguyên liệu này vào ngâm với 1 lít rượu trắng. Sau 4 – 5 ngày, bệnh nhân lấy rượu này uống kết hợp xoa bóp vùng khớp bị viêm. 
  • Cây hy thiêm: Kết hợp với thiên niên kiện, đường và 1 lít rượu trắng. Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị đem nấu đến khi cô đặc còn 2 chén thuốc. Dùng thuốc này uống vào sáng và tối, dùng hết trong một ngày. 
  • Rễ cây xấu hổ: Sao vàng rễ cây xấu hổ rồi đem sắc với 1 lít nước cho đến khi còn 400ml nước thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày và sử dụng liên tục 5 – 7 ngày. 
  • Cây chìa vôi: Đem sao vàng với một ít muối hột rồi bọc trong một miếng vải nhỏ, dùng để chườm phần khớp khuỷu tay bị viêm đau. 
Sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh là cách điều trị khá phổ biến và được lưu truyền từ lâu.
Sử dụng mẹo dân gian chữa bệnh là cách điều trị khá phổ biến và được lưu truyền từ lâu.

Phương pháp phẫu thuật

Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm khớp ở mức độ nặng và các phương pháp chữa trị trên không thể cải thiện được triệu chứng bệnh.

Theo đó, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật phẫu thuật tác động vào khớp khuỷu tay như: 

  • Cắt bỏ bao khớp: Loại bỏ một phần mô bao khớp đang bị viêm giúp bệnh nhân giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ sụn bị phá hủy, biến dạng do viêm nhiễm. Tuy nhiên, đây không phải phương pháp điều trị dứt điểm, bệnh nhân vẫn có khả năng tái viêm sau phẫu thuật khi bao khớp phát triển lại. 
  • Nội soi loại bỏ sụn hoặc bao khớp gây viêm: Những mảnh xương vỡ, bao khớp rời hoặc sụn bị thoái hóa sẽ được loại bỏ nhờ phương pháp đưa máy nội soi vào và hút phần mô vỡ ra ngoài. 
  • Điều chỉnh dây chằng và gân: Thao tác siết chặt hoặc nới lỏng dây chằng và gân giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau và tăng khả năng vận động của khớp. 

Lời khuyên dành cho người bị viêm khớp khuỷu tay

Có thể nói, viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý khó có thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được khi bệnh nhân lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Không mang vác nặng hoặc thao tác đột ngột: Việc tác động một lực đột ngột vào cánh tay sẽ khiến khớp khuỷu tay dễ bị tổn thương. Bệnh nhân nên thao tác từ từ hoặc giảm trọng lượng của vật trước khi bê, vác. 
  • Luyện tập thể thao mỗi ngày: Bệnh nhân nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng đối với khớp tay như tập yoga, tập dưỡng sinh,… để khớp khuỷu tay vận động linh hoạt hơn. 
  • Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp, xương khớp vào bữa ăn mỗi ngày như trà xanh, sữa đậu nành, cá hồi, rau cải xanh, chuối, hạt óc chó,… 
  • Nhận biết sớm các triệu chứng: Khi cơn đau không thuyên giảm hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường sau khi áp dụng các phương pháp điều trị, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để có cách xử lý kịp thời. 

Tóm lại, bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể được kiểm soát và cải thiện khi bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị kết hợp luyện tập và thay đổi thói quen sinh hoạt. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi để khớp khuỷu tay được thư giãn và phục hồi.

XEM THÊM:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
viêm khớp tay

Viêm Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Viêm khớp tay là bệnh lý phổ biến mà mọi đối tượng từ trẻ tuổi đến trung niên và người...
Đau khớp cổ tay sau sinh có sao không? Cách điều trị

Đau Khớp Cổ Tay Sau Sinh Có Sao Không? Cách Điều Trị

Sau khi sinh xong, chị em phụ nữ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó,...
Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Viêm Bao Hoạt Dịch Khớp Cổ Tay: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên phải hoạt động...
Top 14 cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Tổng hợp 14 cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà được khá nhiều người lựa chọn bởi an toàn và tiết kiệm...
đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay do đâu? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Đau khớp cổ tay là triệu chứng thường gặp trong vận động mà người bệnh dễ dàng bỏ qua. Tuy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top