Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Top 11 loại thuốc tốt nhất

4.9/5 - (11 bình chọn)

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị bệnh xương khớp với chất lượng khác nhau. Trong đó, các loại thuốc chữa chứng bệnh về xương khớp, đặc biệt khuỷu tay có ưu điểm là giảm đau nhanh, chống viêm tốt.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Gợi ý 11 thuốc hiệu quả

Đau khớp khuỷu tay thường xảy ra ở những người chơi thể thao, nâng vác vật nặng và cả những người ngồi làm việc thường xuyên với máy tính. Mặc dù tình trạng này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó gây ra những cơn đau nhức, khó chịu.

Vậy câu hỏi đặt ra “đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?”. Thực tế đây là câu hỏi không phải ai cũng biết. Hiện nay, phương pháp điều trị đau khớp khuỷu tay bằng thuốc Tây được rất nhiều người tin dùng, vì hiệu quả mang lại nhanh chóng. Dưới đây là top 11 loại thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay phổ biến hay được khuyên dùng.

1. Thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay Acetaminophen

Đây là loại thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay phổ biến nhất. Acetaminophen giúp người bệnh đẩy lùi cơn đau nhức. Với Acetaminophen, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc.

Thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay Acetaminophen được dùng phổ biến nhất
Thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay Acetaminophen được dùng phổ biến nhất

Công dụng:

  • Giảm đau và hạ sốt trong thời gian ngắn.
  • Hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, đặc biệt là đau khớp khuỷu tay, viêm khớp khuỷu tay.
  • Acetaminophen thích hợp trong trường hợp điều trị các triệu chứng như đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy, đau răng, đau đầu.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tác dụng phụ như mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay. Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc gặp tình trạng tiểu ít, nước tiểu và phân có màu đen đục, thậm chí lẫn máu. Cơ thể đột nhiên mệt mỏi, thiếu năng lượng. Môi khô, họng đau hoặc xuất hiện những đốm trắng, có cảm giác bị ớn lạnh bất thường, lúc nóng lúc lạnh.

Cách dùng:

Thuốc Acetaminophen có 2 loại, hai liều dùng khác nhau:

  • Dạng phóng thích nhanh: Người bệnh nên uống 325mg đến 1g/ lần. Mỗi ngày uống không quá 4g, mỗi lần uống cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
  • Dạng phóng thích kéo dài: Bệnh nhân nên uống với liều 1300mg/ 1 lần. Không uống quá 3900mg một ngày, cách 8 tiếng thì uống một lần.

Giá thành: Khoảng 32.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 5 vỉ.

2. Bị đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Ibuprofen

Đây là thuốc kháng viêm không steroid, hoạt động bằng cách ngăn ngừa việc cơ thể sản xuất ra các chất tự nhiên gây viêm. Thuốc không cần kê đơn, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc Ibuprofen phù hợp với đối tượng bệnh nhân có tình trạng bệnh đau từ nhẹ đến vừa.

Thuốc Ibuprofen có thể sử dụng không cần kê đơn
Thuốc Ibuprofen có thể sử dụng không cần kê đơn

Công dụng:

  • Giúp người bệnh hạ sốt, giảm đau, chống viêm nhanh.
  • Thuốc Ibuprofen chữa viêm khớp dạng thấp cực kì hiệu quả.
  • Giảm đau cho người bệnh sau phẫu thuật, người bị ung thư.

Tác dụng phụ: Thuốc gây ra một số tác dụng phụ như cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, da mẩn ngứa, phát ban. Ngoài ra còn có triệu chứng như co thắt phế quản, chảy máu đường ruột, bụng đau và đầu óc lơ mơ không tỉnh táo.

Cách dùng:

  • Chia thuốc thành các liều nhỏ, uống từ 1,2g – 1,8g mỗi ngày.
  • Người bị đau khớp khuỷu tay có thể tăng liều, nhưng không quá 3,2g/1 ngày.

Giá thành: Mỗi hộp thuốc gồm 100 viên, giá dao động khoảng 88.000 VNĐ/ hộp.

3. Thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay Codein

Thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay Codein dùng với những người có cơn đau trung bình. Đây là loại thuốc thuộc nhóm giảm đau có nguy cơ gây nghiện Opioid. Do đó, Codein chỉ được sử dụng theo chỉ định kê đơn của bác sĩ.

Thuốc Codein dùng với những người có cơn đau viêm khớp khuỷu tay trung bình
Thuốc Codein dùng với những người có cơn đau viêm khớp khuỷu tay trung bình

Công dụng:

  • Codein có khả năng chuyển hoá thành morphin tự nhiên giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc có tác dụng giảm đau tức thì các tình trạng đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật.
  • Codein phù hợp sử dụng với đối tượng mắc bệnh lý về xương khớp, dấu hiệu bệnh ngày càng chuyển biến nặng hơn.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, không tỉnh táo, buồn nôn. Hoặc suy hô hấp, phế quản bị co thắt, có phản ứng dị ứng. Đặc biệt, Codein có khả năng gây nghiện kể cả đối với thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc.

Cách dùng:

  • Mỗi lần dùng từ 30mg – 60mg, cách nhau tối thiểu 4 – 6 giờ.
  • Tối đa dùng 240mg/ngày.

Giá thành: Khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 500mg.

4. Mắc đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Tramadol

Trả lời câu hỏi “đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?” đáp án chính là thuốc Tramadol. Thuốc này thường được chỉ định cho những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay từ trung bình đến nặng. Hoặc người bệnh đã sử dụng các loại thuốc nhẹ nhưng không có kết quả. Khi dùng Tramadol với các loại thuốc giảm đau như Paracetamol sẽ tăng hiệu quả điều trị.

Thuốc Tramadol được dùng kết hợp với các loại thuốc giảm đau như Paracetamol sẽ tăng hiệu quả 
Thuốc Tramadol được dùng kết hợp với các loại thuốc giảm đau như Paracetamol sẽ tăng hiệu quả

Công dụng:

  • Giảm đau nhanh trong thời gian ngắn, hỗ trợ điều trị đau khớp khuỷu tay. Đặc biệt là những bệnh nhân có mức độ trung bình đến nặng.
  • Thuốc Tramadol thích hợp cho các bệnh nhân có vấn đề về xương khớp hoặc bị đau do chấn thương.

Tác dụng phụ: Sử dụng Tramadol thường gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,… Nếu sử dụng quá liều có thể gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh, hoang tưởng, co giật theo từng cơn.

Cách dùng:

  • Mỗi liều dùng 50mg – 10mg, cách 4 – 6 tiếng dùng liều tiếp theo.
  • Liều dùng tối đa không quá 400mg một ngày.
  • Với Tramadol cũng có thể tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc pha với dịch truyền.

Giá thành: Khoảng 2.300 đồng/viên, thuốc dạng tiêm được chỉ dùng trong bệnh viện theo giá quy định.

5. Thuốc trị bệnh đau khớp khuỷu tay Diclofenac

Diclofenac là thuốc không thể thiếu trong quá trình điều trị đau khớp khuỷu tay. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng, được bào chế dưới dạng viên tiện lợi khi sử dụng.

Công dụng:

  • Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase, chống viêm hiệu quả.
  • Giảm các cơn đau cấp, đau mạn, đau do viêm khớp, đau khớp khuỷu tay, thoái hoá khớp và chấn thương.
  • Thuốc có tác dụng hạ sốt nhanh và điều trị thống kinh nguyên phát.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ không mong muốn như đau nhức toàn thân, rối loạn tiêu hoá, khó tiêu. Một số trường hợp xuất hiện hiện tượng phù nề, dị ứng, co thắt phế quản. Nghiêm trọng hơn có thể chảy máu đường ruột, viêm màng não và gan nhiễm độc.

Cách dùng: Sử dụng từ 100 – 200mg/ngày, uống lúc đói.

Giá thành: Khoảng 55.000 VNĐ/ hộp 600 viên.

ĐỪNG BỎ LỠ:

6. Thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay Naproxen

Naproxen thuộc nhóm các loại thuốc chống viêm. Thuốc được sử dụng để chữa bệnh đau khớp khuỷu tay với trường hợp bị nặng.

Naproxen được sử dụng với trường hợp đau khớp khuỷu tay nặng
Naproxen được sử dụng với trường hợp đau khớp khuỷu tay nặng

Công dụng:

  • Giảm đau cho người bệnh đau khớp khuỷu tay từ mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Giảm đau trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật, giảm đau đầu hiệu quả.

Tác dụng phụ: Naproxen có thể gây ra tác dụng phụ như đầy hơi, dạ dày khó chịu, chóng mặt, mẩn ngứa phát ban. Nặng hơn có thể bí tiểu hoặc không tiểu được, bị phù nề, đau tức ngực, khó thở, cân nặng tăng nhanh chóng.

Cách dùng: Sử dụng 2 lần/ngày vào sáng và tối, liều lượng từ 250 – 500mg/ ngày.

Giá thành: Khoảng 300.000 VNĐ/lọ gồm 400 viên.

7. Thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay Corticosteroid

Để trả lời cho câu hỏi: “Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì”, chắc chắn không thể thiếu Corticosteroid. Đây là loại thuốc đặc trị viêm đau khớp khuỷu tay. Thuốc được bào chế dưới 2 dạng viên nén và dạng dung dịch tiêm, giảm sưng đỏ tại các ổ khớp bị đau.

Công dụng:

  • Giảm đau tức thì, giảm triệu chứng sưng tấy ở ổ khớp khuỷu tay.
  • Thuốc Corticosteroid dùng điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, điển hình là viêm khớp tay, viêm khớp háng, đau khớp cổ tay.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ của thuốc có thể như ho, sốt, đau họng, hắt hơi. Ngoài ra, có thể làm tăng cân nhanh chóng, gây phù nề toàn thân. Trường hợp nặng có thể gây tăng huyết áp, nghẽn mạch máu não, viêm loét dạ dày.

Cách dùng:

  • Dạng viên: Mỗi ngày sử dụng từ 0.25 – 7.2mg, theo chỉ định của bác sĩ trong đơn thuốc.
  • Dạng tiêm: 2 – 6mg/ ngày.

Giá thành: Giá bán phụ thuộc vào các nhà thuốc.

8. Thuốc điều trị, giảm đau khớp khuỷu tay Paracetamol

Thuốc Paracetamol là loại thuốc thuộc nhóm thuốc giảm đau, được sử dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý. Và Paracetamol thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng khi đau xương khớp.

Paracetamol được dùng giảm đau trong nhiều trường hợp bệnh lý
Paracetamol được dùng giảm đau trong nhiều trường hợp bệnh lý

Công dụng:

  • Giúp hạ sốt, giảm đau khớp khuỷu tay, điều trị chứng như đau khớp, đau cơ, đau răng,…
  • Tác dụng giảm đau ở trường hợp viêm khớp nhẹ, không có tác dụng đối với viêm khớp nặng hơn.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ đầu tiên gồm ăn không ngon, buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi. Sau đó, bệnh nhân có thể gặp tình trạng đau thượng vị đầy, da hoặc mắt trắng nhợt, nước tiểu sẫm màu.

Cách dùng:

  • Sử dụng uống, mỗi lần từ 325 – 500mg, cách nhau từ 4 – 6 tiếng.
  • Người bệnh cũng có thể dùng thuốc đặt hậu môn.

Giá thành: Khoảng 30.000 VNĐ/ hộp.

9. Bị đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? – Diazepam

Rất nhiều người bệnh thắc mắc “đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?”. Thuốc Diazepam là giúp giãn cơ, điều trị đau khớp khuỷu tay thường được bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc Diazepam thường được bác sĩ khuyên dùng
Thuốc Diazepam thường được bác sĩ khuyên dùng

Công dụng:

  • Làm giãn cơ ở khớp khuỷu tay, chống co giật.
  • Thuốc Diazepam còn có tác dụng làm giảm căng thẳng, kích động.

Tác dụng phụ: Diazepam gây ra một số tác dụng như lú lẫn, ảo giác và có hành vi bất thường. Co giật cơ, rùng mình. Một số trường hợp không đi tiểu được, mất kiểm soát bàng quang, hoa mắt, chóng mắt, hay cáu gắt.

Cách dùng:

  • Dạng viên: 2 – 10mg/ngày, 3 – 4 lần uống/ngày.
  • Dạng tiêm: 5 – 10mg.

Giá thành: Khoảng 81.000 đồng/ hộp 2 vỉ.

10. Thuốc giảm đau xương khớp Mephenesin

Đây là loại thuốc thuộc nhóm giãn cơ, tăng trương lực. Được dùng điều trị hỗ trợ những cơn đau khớp khuỷu tay. Mephenesin được bào chế từ hoạt chất mephenesin, thuốc bào chế dưới dạng viên nén bao phim hoặc viên bao đường.

Mephenesin thuốc thuộc nhóm giãn cơ, tăng trương lực
Mephenesin thuốc thuộc nhóm giãn cơ, tăng trương lực

Công dụng: Hỗ trợ điều trị những cơn đau gồm bệnh lý liên quan đến xương khớp, rối loạn cột sống như đau lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể xuất hiện một vài triệu chứng sốc phản vệ. Hoặc có thể bị dị ứng da, buồn ngủ, buồn nôn.

Cách dùng: 2 – 3 viên/ 3 lần mỗi ngày.

Giá thành: Khoảng 40.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 12 viên 500mg.

11. Thuốc giảm đau, sưng khớp khuỷu tay Meloxicam

Với câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì không thể bỏ qua thuốc Meloxicam. Thuốc Meloxicam là loại kháng viêm không steroid (NSAIDs).

Thuốc Meloxicam chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định
Thuốc Meloxicam chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định

Công dụng:

  • Thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp, giảm đau, sưng và cứng khớp.
  • Điều trị cơn gout cấp tính, chỉ sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, sưng môi, lưỡi hoặc họng. Một số tác dụng nghiêm trọng như đau ngực, suy nhược, khó thở, ho ra máu, nôn mửa,…

Cách dùng:

  • Dùng Meloxicam bằng đường uống thường là 7,5mg 1 lần/ngày, uống cùng một ly nước đầy.
  • Liều tối đa không quá 15mg/ngày, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau 10 phút khi uống thuốc không nằm xuống.

Giá thành: Khoảng 50.000 đồng/3 vỉ x 10 viên.

Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay

Việc phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh đau khớp khuỷu tay rất quan trọng. Bởi đây là một căn bệnh phổ biến, thường gặp với những người đã bước qua tuổi 30. Hoặc người thường xuyên vận động, chơi thể thao quá sức. Người mắc có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, liệt chi trên,…

Ngoài vấn đề “đau khớp khuỷu tay uống gì nhanh khỏi” thì bệnh nhân cũng quan tâm đến những lưu ý khi điều trị bệnh. Mặc dù thuốc Tây cho tác dụng giảm các cơn đau nhanh chóng. Tuy nhiên, muốn duy trì hiệu quả lâu dài thì người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Thuốc Tây có khả năng gây ra tác dụng phụ và gây ảnh hưởng xuất đến sức khoẻ. Vì vậy, tuyệt đối không lạm dụng, không tự ý gia giảm liều dùng.
  • Trong thời gian điều trị bệnh cần tránh các hoạt động tổn thương đến khuỷu tay. Đặc biệt là hoạt động tỳ đè lên vùng khớp bị đau.
  • Với những đối tượng mà công việc thường xuyên phải ngồi lâu, cần điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp. Điều chỉnh tư thế ngồi sao cho cánh tay và cổ tay tạo thành hình chữ L.
  • Khi bị đau, không nên mang vác các vật nặng, cồng kềnh cần phải dồn nhiều lực đến cánh tay.
  • Nên đặt khuỷu tay lên ngang ngực khi ngủ để giúp xoa dịu các cơn đau, giúp giấc ngủ dễ dàng hơn.
  • Trường hợp đau nhẹ vẫn có thể tiếp tục tập luyện thể dục thể thao. Cần khởi động thật kỹ và làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu tập. Đối với người bệnh thường chơi môn thể thao cần dùng tay nhiều như cầu lông, bóng bàn,… nên cân nhắc mức độ để không làm triệu chứng nghiêm trọng hơn.
  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường trong thực đơn các thực phẩm giàu omega – 3 (cá hồi, cá thu, hạt lanh,…); bổ sung nhiều các loại rau xanh, trái cây (cả, cái bó xôi, súp lơ, việt quất,…).
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, các chất kích thích,…

Như vậy, những thông tin trên đây đã trả lời câu hỏi “đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?”. Người bệnh hãy lưu ý những dấu hiệu ban đầu của bệnh, chủ động thăm khám và chữa trị sớm nhất. Khi sử dụng thuốc phải tuyệt đối nghe theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình sử dụng, nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần đến ngay cơ sở y tế để được giải quyết.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật: 4:50 PM , 30/05/2023
đau khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị 

Đau khớp ngón tay là triệu chứng thông thường người bệnh thường chủ quan bỏ qua. Tuy nhiên, đây lại...
Đau khớp ngón tay ở bà bầu là bệnh lý thường gặp ở các chị em khi mang thai

Đau khớp ngón tay ở bà bầu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa

Đau khớp ngón tay ở bà bầu là một tình trạng khá phổ biến thường xảy ra vào giai đoạn...
đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay do đâu? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Đau khớp cổ tay là triệu chứng thường gặp trong vận động mà người bệnh dễ dàng bỏ qua. Tuy...
viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý xương khớp khá phổ biến mà mọi đối tượng đều có nguy cơ...
Đau khớp cổ tay sau sinh có sao không? Cách điều trị

Đau Khớp Cổ Tay Sau Sinh Có Sao Không? Cách Điều Trị

Sau khi sinh xong, chị em phụ nữ phải đối mặt với khá nhiều vấn đề sức khỏe. Trong đó,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top