Viêm Khớp Ở Trẻ Em: Bố Mẹ Nhất Định Phải Nắm Rõ Thông Tin Này

5/5 - (5 bình chọn)

Viêm khớp ở trẻ em cực kỳ nguy hiểm khiến cho trẻ đau nhức, khó chịu. Thêm nữa bệnh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, khả năng đi lại của trẻ nếu không điều trị kịp thời. Bố mẹ cần nắm rõ những thông tin sau đây để phát hiện, xử lý và phòng tránh hiệu quả.

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm khớp ở trẻ em (viêm khớp tự phát thiếu niên) là bệnh xương khớp phổ biến, thường gặp ở 3 thể lâm sàng là:

  • Thể viêm ít khớp: Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương dưới 5 khớp. Chủ yếu xảy ra ở khuỷu tay chân, vai, đầu gối.
  • Thể viêm đa khớp: Trẻ bị đau nhức xương khớp, viêm nhiễm 5 khớp trở lên. Ngoài những khớp phổ biến thì còn xuất hiện viêm nhiễm ở khớp nhỏ hơn và ổ khớp lớn.
  • Thể viêm khớp hệ thống: Đây là tình trạng viêm nhiễm nhiều ổ khớp trong cơ thể kèm theo nhiều triệu chứng toàn thân rất khó chịu.
Viêm khớp ở trẻ em được chia thành nhiều thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh
Viêm khớp ở trẻ em được chia thành nhiều thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp ở trẻ em

Bệnh viêm khớp có những dấu hiệu đặc trưng sau, bố mẹ cần chú ý theo dõi để phát hiện sớm và có hướng xử lý phù hợp:

  • Xương khớp đau nhức: Ban đầu, trẻ sẽ chỉ cảm thấy mỏi xương. Sau đó cơn đau tăng dần và đau nhức dữ dội khi bị viêm khớp hệ thống. Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng, sau khi ngủ trưa.
  • Sưng tấy khớp: Vùng khớp bị viêm nhiễm sưng đỏ lên và phù nề. Trẻ còn cảm thấy nóng ran, khi ấn vào rất đau buốt và khó chịu.
  • Tê bì, cứng khớp: Vùng khớp bị tổn thương căng cứng lại, khiến trẻ khó di chuyển, bước đi khập khiễng, cà nhắc và rất dễ ngã.
  • Sốt cao: Khi bị viêm khớp, hạch bạch huyết bị sưng lên. Điều này khiến trẻ sốt cao kéo dài, tái phát liên tục và rất khó để hạ sốt.
  • Phát ban: Trẻ bị nổi các đám mẩn đỏ nhỏ li ti ở vùng ngực, bụng, tay chân. Đây là dấu hiệu phổ biến của rất nhiều bệnh nên bố mẹ thường chủ quan không chú ý.
  • Mất ngủ, mệt mỏi: Viêm khớp khiến trẻ vô cùng khó chịu, cơ thể mệt mỏi. Bố mẹ thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, không ngủ được không rõ lý do.
  • Lười ăn, ăn không ngon: Trẻ cảm thấy mệt mỏi nên ăn không ngon miệng, chán ăn. Khi đó, trẻ sẽ bị sụt cân, chậm phát triển, suy giảm hệ miễn dịch và dễ gặp phải các bệnh tiêu hóa.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng trẻ mà dấu hiệu cũng khác nhau. Các triệu chứng có thể xảy ra theo đợt hoặc kéo dài liên tục. Do đó, khi gặp bất cứ một trong những triệu chứng trên, bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Nguyên nhân gây viêm khớp ở trẻ nhỏ

Mỗi thể bệnh viêm khớp ở trẻ em lại do những nguyên nhân khác nhau gây ra. Theo các bác sĩ xương khớp, đa phần trẻ bị bệnh này đều có liên quan đến sự rối loạn miễn dịch.

Khi đó, hệ thống miễn dịch nhận nhầm tế bào sụn khớp khỏe mạnh thành dị nguyên có hại nên tấn công chúng. Điều này khiến ổ sụn khớp bị tổn thương, trẻ bị đau nhức xương khớp và viêm tấy.

Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chủ chốt gây ra đau khớp ở trẻ em
Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân chủ chốt gây ra đau khớp ở trẻ em

Các chuyên gia xương khớp cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ thúc đẩy viêm khớp ở trẻ là:

  • Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình bị bệnh về xương khớp thì khả năng trẻ mắc viêm khớp cũng cao hơn. Bởi trẻ sẽ được di truyền kháng sinh đặc hiệu HLA từ gia đình. Kháng sinh này có nhiệm vụ phát hiện và phòng chống bệnh tật.
  • Chấn thương: Trẻ bị té ngã, tai nạn khiến vùng khớp bị tổn thương. Tuy nhiên, bố mẹ lại không biết cách hoặc không chú ý điều trị dứt điểm. Việc này để lại biến chứng, hệ thống xương khớp yếu đi so với ban đầu.
  • Cân nặng: Tình trạng thừa cân, béo phì gây chèn ép, tạo áp lực lên các xương khớp và dây chằng của cơ thể gây ra viêm khớp ở trẻ.
  • Virus, vi khuẩn tấn công: Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu. Vì vậy dễ bị vi khuẩn, virus tấn công và xương khớp. Đây là vấn đề cực kỳ nguy hiểm, việc điều trị rất khó khăn.

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không và biến chứng?

Khi được hỏi “viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?”, các chuyên gia đánh giá rằng tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên bố mẹ cần chăm sóc và điều trị cho trẻ đúng cách. Theo thống kê, có đến 75% trẻ có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau vài tuần.

Nhiều trường hợp bố mẹ không hiểu rõ căn bệnh này nên không phát hiện sớm, để bệnh nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc thờ ơ khi chữa trị khiến bệnh dai dẳng không khỏi. Khi đó, những hệ quả tiêu cực theo trẻ suốt đời. Cụ thể, các biến chứng gồm:

  • Viêm mắt: Trẻ bị đau và đỏ mắt do viêm mắt. Nếu không được điều trị sớm có thể gây tăng nhãn áp, trẻ bị đục thủy tinh thể và nghiêm trọng nhất là mù lòa.
  • Trẻ phát triển kém: Trẻ đang ở tuổi ăn, tuổi lớn nhưng khi bị viêm khớp. Khi đó trẻ chán ăn, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ. Trẻ không thể phát triển chiều cao và cân nặng.
  • Các bộ phận phát triển không đều: Viêm khớp ảnh hưởng đến dây chằng và sụn khớp. Việc này khiến cho những bộ phận này phát triển không đều nhau. Nhiều trường hợp ngón tay, chân bị dị dạng, không bằng nhau.
  • Hạn chế vận động: Viêm khớp khiến trẻ đi lại khập khiễng, rất dễ té ngã. Trẻ có tâm lý tự ti, ngại hoạt động và vui chơi.
  • Teo cơ, bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm nhất khi trẻ em bị đau xương khớp. Nguyên nhân là do hệ thống xương khớp của trẻ không thể phát triển được. Nặng hơn là teo cơ, biến dạng, thậm chí bị bại liệt nếu không điều trị sớm.
Tình trạng viêm khớp nếu không điều trị sớm có thể gây ra bại liệt
Tình trạng viêm khớp nếu không điều trị sớm có thể gây ra bại liệt

Hệ thống xương khớp của trẻ phát triển rất nhanh. Khi gặp phải vấn đề nhưng không được xử lý đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu. Do đó, bố mẹ cần chủ động thăm khám nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Chẩn đoán trẻ em bị bệnh viêm khớp

Để nhận định tình trạng mức độ viêm khớp ở trẻ em, bác sĩ chuyên khoa thực hiện phương pháp và một số xét nghiệm sau đây:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi trẻ những câu hỏi như vị trí đau nhức, tình trạng đau, thời gian xảy ra và một số dấu hiệu liên quan. Những thông tin này giúp bác sĩ đánh giá được sơ bộ tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Trẻ sẽ được thực hiện xét nghiệm máu để xác định tốc độ máu lắng hồng cầu. Từ kết quả, tỷ lệ lắng đọng càng cao thì mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp ở trẻ em càng lớn. Bên cạnh đó, bác sĩ còn kiểm tra bệnh về gan, thận, tim.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X – quang để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm xương khớp. Một số ít trường hợp sẽ cần chụp cộng hưởng từ MRI để xem xét thêm mức độ ảnh hưởng đến các mô xung quanh.

Quy trình chẩn đoán vô cùng quan trọng và diễn ra rất an toàn, không làm trẻ sợ hãi. Do đó, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đưa trẻ đến thăm khám càng sớm càng tốt.

Phát hiện bệnh càng sớm thì phần trăm chữa dứt điểm càng cao, đảm bảo sức khỏe cho trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền của.

ĐỌC THÊM: Thấp khớp cấp và những thông tin chi tiết từ chuyên gia

Chi tiết cách điều trị viêm khớp ở trẻ em hiệu quả

Sau khi đã nhận định được tình trạng viêm khớp cũng như nguyên nhân gây ra, đối với mỗi trường hợp sẽ có phương pháp điều trị riêng. Bố mẹ tham khảo những thông tin chi tiết dưới đây để lựa chọn cơ sở y tế và cách chữa phù hợp.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Thông thường, khi thăm khám và điều trị tại các phòng khám Tây y và bệnh viện, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống. Thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm khớp, giúp trẻ dễ chịu hơn. Một số loại thuốc đau xương khớp phổ biến được kê đơn là:

  • Thuốc chống viêm NSAID điển hình như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen có công dụng giảm đau, kháng viêm rất hiệu quả.
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs cụ thể như Methotrexate kết hợp cùng thuốc NSAID để tăng hiệu quả điều trị.
  • Thuốc Corticosteroid phổ biến như Prednisolone, Prednisone có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm nhanh chóng.
  • Thuốc sinh học như Abatacept, Anakinra, Adalimumab có tác dụng ngăn chặn quá trình viêm nhiễm tại ổ sụn khớp.

Tuy có hiệu quả cao như vậy nhưng nhiều phụ huynh vẫn dè chừng. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, dễ gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Nhất là với đối tượng trẻ nhỏ, sức đề kháng chưa cao.

Bố mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ uống các loại thuốc Tây y
Bố mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ uống các loại thuốc Tây y

Bố mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng thuốc sao cho đúng với đơn thuốc được bác sĩ chỉ định. Việc tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc trẻ tự ý uống thuốc sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh và sức khỏe của con. Nếu trẻ xuất hiện bất cứ triệu chứng bất thường nào, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.

Phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật chữa viêm khớp ở trẻ em rất ít khi được sử dụng. Bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi tình trạng viêm nhiễm nặng, dùng thuốc không hiệu quả.

Xương khớp trẻ đang trong quá trình phát triển, việc can thiệp ngoại khoa rất dễ để lại những di chứng cho sau. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến để chữa đau khớp ở trẻ em là:

  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ thường chỉ định thực hiện để loại bỏ lớp lót viêm nhiễm ở phần khớp tay, đầu gối, cổ, hông,…
  • Phẫu thuật chỉnh trục khớp: Trẻ được điều chỉnh và ổn định ổ trục khớp, giảm đau nhức.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Bác sĩ chỉ định thực hiện khi vùng gân xung quanh khớp viêm nhiễm có nguy cơ bị tác động.
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Phẫu thuật này rất phức tạp và rất hiếm khi trẻ phải thực hiện. Bác sĩ sẽ thay toàn bộ ổ khớp viêm nhiễm bằng khớp nhân tạo.

Quy trình phẫu thuật diễn ra vô cùng phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại. Chi phí của một ca phẫu thuật cho trẻ em bị đau xương khớp không hề rẻ. Bố mẹ nên cân nhắc lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ giỏi để thực hiện cho con.

Đông y chữa viêm khớp ở trẻ em

Hiện nay có khá nhiều bố mẹ tìm đến phương pháp Đông y để chữa viêm khớp ở trẻ em. Lý do là các bài thuốc Đông y vừa có thể điều trị tận gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, hiệu quả lâu dài lại vừa cực kỳ an toàn.

Lương y sẽ kết hợp, gia giảm những thảo dược tự nhiên để cải thiện triệu chứng viêm khớp, đồng thời nâng cao đề kháng, bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên thời gian điều trị thường kéo dài hơn thuốc Tây y. Cụ thể, một số bài thuốc chữa viêm khớp phổ biến nhất là:

  • Bài thuốc 1: Các thảo dược gồm tang ký sinh, bạch thược, tần cửu, sinh địa, thổ phục linh (mỗi loại 12g), sơn hoa trà, hoài ngưu tất, xuyên độc hoạt (mỗi loại 8g), xuyên khung (6g), nhục quế, nhân sâm, cam thảo, tế thảo (mỗi loại 4g) sắc cùng 5 bát nước. Người bệnh thấy còn 2 bát thì chia uống 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc 2: Bố mẹ sắc thành thuốc uống từ các thảo dược gồm địa hoàng (32g), hoài sơn, sơn thù du (mỗi loại 16g), mã đề thảo, bạch linh, đơn bì (mỗi loại 12g), quê đơn, phụ tử chế (mỗi loại 4g). Mỗi thang thuốc này để uống 2 – 3 lần/ngày.
Các thảo dược chữa viêm khớp đều từ thiên nhiên nên rất lành tính
Các thảo dược chữa viêm khớp đều từ thiên nhiên nên rất lành tính

Để thúc đẩy hiệu quả bài thuốc, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị, bố mẹ nên nhắc thực hiện châm cứu, bấm huyệt cho trẻ. Bố mẹ cần lựa chọn các trung tâm Đông y uy tín để đảm bảo an toàn. Cơ sở được nhiều người bệnh phản hồi tốt thì càng chất lượng.

Đối với phương pháp này, lương y sẽ dùng tay (bấm huyệt) hoặc dùng kim (châm cứu) tác động lên các huyệt đạo. Từ đó, khí huyết lưu thông tốt, cơ xương khớp giãn ra giúp trẻ cảm thấy dễ chịu.

Mẹo điều trị đau khớp ở trẻ em tại nhà

Đối với những trường hợp viêm khớp ở mức độ nhẹ, bố mẹ có thể điều trị bằng cách thực hiện các mẹo dân gian như:

  • Ngải cứu: Rửa sạch 100g ngải cứu, ngâm trong nước muối loãng 10 phút cho sạch. Sau đó, bố mẹ sao ngải cứu và 2 chén rượu trắng cho nóng lên. Cuối cùng, đắp trực tiếp lên vị trí viêm khớp trong 15 phút.
  • Lá lốt hoặc rau ngổ: Bố mẹ đun nước từ lá lốt hoặc rau ngổ để trẻ uống.

Có thể thấy, cách thực hiện khá đơn giản, chỉ bằng những nguyên liệu thân quen, chi phí thấp. Những mẹo dân gian này từ xa xưa, mang tính truyền miệng. Do đó, hiệu quả chữa viêm đã khớp bằng thuốc nam chưa được khoa học chứng minh. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào cơ địa mà khả năng điều trị sẽ khác nhau.

Do đó, để đảm bảo an toàn, bố mẹ vẫn nên thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Bởi nếu thực hiện sai có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.

Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng túi chườm hoặc bình nước nóng hoặc lạnh để chườm trực tiếp lên vị trí viêm khớp trong 15 phút/lần. Tiếp theo, bố mẹ massage nhẹ nhàng để giúp trẻ giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm khớp

Bên cạnh việc điều trị, bố mẹ cũng cần chú ý vấn đề đau khớp ở trẻ em nên ăn gì, kiêng gì cho mau khỏi. Cụ thể, các chuyên gia xương khớp cho biết, các thực phẩm tốt cho trẻ gồm:

  • Cá hồi bổ sung omega 3 giúp xương phát triển tốt, chắc khỏe hơn.
  • Chuối có hàm lượng kali, magie dồi dào thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi, cho xương khớp khỏe mạnh.
  • Súp lơ xanh chứa nhiều sulforaphane giúp trung hòa enzyme gây ra đau khớp.
  • Đậu nành có lượng protein, chất béo và chất xơ dồi dào đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.
Súp lơ xanh rất tốt cho trẻ bị viêm khớp 
Súp lơ xanh rất tốt cho trẻ bị viêm khớp

Bố mẹ nên hạn chế các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản có hại cho sự phát triển của trẻ.
  • Thực phẩm chứa nhiều acid oxalic như cà pháo, dưa muối, chuối tiêu,… Những thực phẩm này làm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều chất béo như thịt mỡ, dăm bông,… Chúng gây ra thừa cân, béo phì, không tốt cho xương khớp.
  • Đồ ngọt làm cho xương khớp nhanh thoái hóa, tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.

Bố mẹ nên làm gì để phòng tránh viêm khớp ở trẻ nhỏ

Viêm khớp ở trẻ em có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động. Bố mẹ cần chủ động tìm hiểu thông tin, đồng thời thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cho trẻ:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, chú trọng nhất vào các thực phẩm tốt cho xương.
  • Cho trẻ uống đủ nước tinh khiết, hạn chế các loại nước ngọt.
  • Kiểm soát tốt cân nặng cho con trẻ, tránh bệnh béo phì.
  • Không cho trẻ mang vác đồ nặng, tập luyện quá sức.
  • Để trẻ nghỉ ngơi nhiều, vui chơi thoải mái để tránh áp lực căng thẳng.
  • Thường xuyên cùng trẻ tập thể dục, chơi các môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi sử dụng các loại viên uống, thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến xương khớp.
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của trẻ cũng như xử lý nhanh chóng các trường hợp bất thường.

Viêm khớp ở trẻ em là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể điều trị dứt điểm. Bố mẹ cần quan tâm đến sức khỏe con cái, thăm khám sớm nếu phát hiện dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, hãy chủ động xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh trên đồng thời giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị hiệu quả

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị hiệu quả

Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện sau nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của...
Top 13 bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp đơn giản, hiệu quả

TOP 13 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Viêm Khớp Đơn Giản, Hiệu Quả

Viêm khớp tuy không nguy hiểm nhưng gây ra đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động. Ngoài...
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt nhất, không lo tái phát?

Khám Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu Tốt, Không Tái Phát?

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt nhất luôn là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Ai...
Chữa viêm khớp bằng quả dứa có được không? Hướng dẫn cách dùng hiệu quả nhất

Chữa viêm khớp bằng quả dứa có được không? Hướng dẫn cách dùng hiệu quả...

Cách chữa viêm khớp bằng quả dứa là giải pháp đang nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian...
Thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc Sinh Học Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Có Tốt Không? Lưu Ý

Việc sử dụng thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp hiện đang được nhiều người quan tâm. Đây...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top