Loãng Xương: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (6 bình chọn)

Loãng xương – tình trạng suy yếu xương khớp gây đau nhức, tiềm ẩn nguy cơ gãy xương khó hồi phục. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ gặp biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bại liệt. Tìm hiểu thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trong bài viết sau đây.

Bệnh loãng xương - bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Bệnh loãng xương – bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Loãng xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Loãng xương (tên tiếng anh là Osteoporosis), hay còn gọi là tình trạng xốp xương, giòn xương – bệnh lý xương khớp phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là hiện tượng mật độ xương giảm dần kéo theo suy giảm về chất lượng khiến xương khớp dễ bị tổn thương do tác động của bên ngoài.

Bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến hơn ở nữ giới, đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh. Thông thường, bệnh không gây ra triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết cho đến khi xuất hiện biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo số liệu thống kê, có khoảng 17.000 ca nữ giới bị gãy xương đùi do loãng xương và tương ứng 6.300 ca ở nam giới. 

Mặc dù, loãng xương diễn tiến chậm, không gây ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe người mắc nhưng để lại hậu quả vô cùng nặng nề nếu không có biện pháp xử lý sớm. Người bệnh rất dễ bị tổn thương do lực cơ học bên ngoài gây gãy xương, khó hồi phục.

Mật độ xương suy giảm là nguyên nhân gây xẹp lún, gây đau và khiến người bệnh bị gù lưng, vẹo lưng. Nguy hiểm nhất, bệnh này gia tăng nguy cơ liệt nửa người, tàn phế, không còn khả năng hoạt động như người khỏe mạnh. 

Đây là bệnh lý nguy hiểm nhưng đa số người mắc rất khó nhận ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi triệu chứng diễn tiến nghiêm trọng, gây đau nhức khó chịu và có biến chứng, người bệnh mới đi thăm khám. ĐI khám sức khỏe định kỳ với tần suất 6 tháng/lần về xương khớp để phát hiện ra bệnh càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây loãng xương

Tùy theo nguyên nhân gây loãng xương mà có thể chia bệnh lý này thành hai dạng, đó là: Loãng xương nguyên phát và loãng xương thứ phát.

Nguyên nhân gây ra loãng xương nguyên phát

Theo quy luật phát triển, xương luôn được tái tạo, thay thế cho xương đã mòn, đã cũ. Khả năng tái tạo và phát triển xương ở người trẻ tuổi thường rất nhanh, khối lượng xương mới tạo ra nhiều hơn xương cũ. Điều này giúp cho cơ thể phát triển nhanh và mạnh về chiều cao.

Nguyên nhân gây ra thể bệnh này được cho rằng liên quan mật thiết tới hai yếu tố sau:

  • Do ảnh hưởng của tuổi tác: Tuổi tác tăng đồng nghĩa với khả năng sản sinh xương mới suy giảm, ít hơn lượng xương cũ bị bào mòn. Khi đó, mật độ xương suy giảm, thưa thớt và gây ra tình trạng loãng xương. Tình trạng này thường gặp ở đối tượng trên 70 tuổi. Do đó, người cao tuổi gặp chấn thương gãy xương thường rất khó điều trị và lâu hồi phục.
  • Do giới tính: Các chuyên gia y tế nhận định rằng, tình trạng này gặp phổ biến ở đối tượng nữ giới tiền mãn kinh. Bởi vì ở thời kỳ này, cơ thể nữ giới suy giảm về lượng hormone nội tiết tố, tăng đào thải canxi, suy giảm lượng vitamin và khoáng chất. Khi đó, xương khớp mất chất dinh dưỡng và trở nên giòn, xốp, dễ tổn thương.

Nguyên nhân gây loãng xương thứ phát

Tình trạng bệnh này có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả thanh niên, người cao tuổi và đối tượng trung niên. Theo nghiên cứu và đánh giá của nhiều chuyên gia y tế, dạng bệnh này xảy ra thường do một số bệnh lý mãn tính hoặc ảnh hưởng của thuốc. Cụ thể như sau:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân từng bị bệnh về xương khớp thì tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Có thể dựa vào yếu tố nguy cơ này để có biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, cần chú ý để xác định chuẩn xác
Có nhiều nguyên nhân gây ra loãng xương, cần chú ý để xác định chuẩn xác
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý mãn tính: Nếu người bệnh có bệnh lý xương khớp từ trước như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, lupus ban đỏ,….nguy cơ bị loãng xương của người đó cũng cao hơn nhiều.
  • Ảnh hưởng của bệnh nội tiết: Một số bệnh lý như tiểu đường, cường giáp, bệnh to đầu chi,…cũng có thể gây suy giảm khả năng hoạt động của xương khớp.
  • Ảnh hưởng của bệnh tiêu hóa: Bản thân người bệnh gặp vấn đề tại gan, thận, dạ dày,…khiến cơ thể suy nhược cũng có thể gây ra bệnh lý về xương khớp.
  • Ảnh hưởng của thuốc: Lạm dụng thuốc, đặc biệt là các nhóm thuốc Tây như thuốc lợi tiểu, thuốc corticoid, Heparin trong thời gian kéo dài tăng nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp.
  • Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất, nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể không đủ để xương khớp chống chọi lại với ảnh hưởng của nhóm tác nhân từ môi trường ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt không khoa học: Lười vận động, ngồi sai tư thế,….tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh xương khớp nói chung. 

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh loãng xương cần nhận biết

Có thể thấy, loãng xương là tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và di chuyển của người mắc. Do đó, chủ động thăm khám và điều trị ngay ở giai đoạn khởi phát sẽ cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Chú ý một số dấu hiệu điển hình của bệnh như sau:

  • Người bệnh thường bị đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt là vùng lưng. Cơn đau xuất hiện âm ỉ, đôi khi đau đớn dữ dội khiến người mắc phải đi lại với tư thế khom lưng.
  • Khả năng cầm nắm không được như bình thường, kém chắc chắn, thường làm rơi đồ, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Do xương khớp suy yếu nên dễ dàng nhận thấy móng tay của người bệnh giòn và dễ gãy. 
  • Người bệnh thường có biểu hiện chuột rút, đặc biệt vào ban đêm khi ngủ. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của người bệnh, tăng nguy cơ gây bệnh xương khớp.
Đau nhức khó chịu vào thời điểm giao mùa là triệu chứng điển hình
Đau nhức khó chịu vào thời điểm giao mùa là triệu chứng điển hình
  • Loãng xương khiến mật độ canxi trong cơ thể bị suy giảm, tác động đến xương hàm và phần nướu lợi. Do đó, nếu thấy nướu bị thu hẹp có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh xương khớp này.
  • Người bệnh dễ gãy xương, đặc biệt là xương đùi khi gặp tác động lực cơ học từ bên ngoài (kể cả va chạm nhẹ). 
  • Người bệnh luôn mệt mỏi, thể lực giảm dần, khả năng giữ cân bằng của cơ thể cũng suy yếu.

Ngoài ra, tùy người bệnh và tình trạng bệnh cụ thể mà có thêm một số triệu chứng không đặc hiệu khác. Do đó, để điều trị sớm và dứt điểm, chủ động đi thăm khám để có chẩn đoán chính xác nhất.

Bệnh loãng xương điều trị như thế nào?

Loãng xương thường ít khi biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn đầu và thường chỉ phát hiện được khi có biến chứng. Tùy mức độ bệnh cụ thể mà có phương pháp điều trị phù hợp nhất. Do đó, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp phù hợp để điều trị phù hợp nhất.

Phương pháp chẩn đoán loãng xương hiệu quả

Với các bệnh lý xương khớp, muốn điều trị hiệu quả cần có biện pháp chẩn đoán phù hợp để xác định được chính xác vị trí và mức độ thương tổn. Cụ thể, khi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng sơ bộ. Dựa vào kết quả sơ bộ đó, bác sĩ tiếp tục chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng khác để có phác đồ điều trị phù hợp. 

Đi thăm khám cụ thể để có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh
Đi thăm khám cụ thể để có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh

Phương pháp đo mật độ xương được áp dụng cụ thể như sau:

  • Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: Áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI,…Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá được vị trí tổn thương xương khớp, mức độ bệnh cũng như sự ảnh hưởng với mô xung quanh.
  • Phương pháp DEXA: Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, kết quả chính xác tới 99%. Ưu điểm của phương pháp này là không sử dụng tia X như biện pháp chụp X-quang thông thường. 
  • Phương pháp siêu âm: Tận dụng năng lượng của sóng siêu âm để chiếu tới khu vực cần đo mật độ xương. Đây là phương pháp khá mới, cho kết quả chính xác và không đòi hỏi phải có nguồn phóng xạ.

Sau khi có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Với các bệnh lý xương khớp nói chung, muốn điều trị hiệu quả cần thời gian kéo dài với phác đồ phù hợp. Do đó, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tránh tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị.

Uống thuốc gì điều trị loãng xương? (Phương pháp Tây y)

Vậy, bệnh loãng xương nên uống thuốc gì điều trị? Có hiệu quả hay không? Nhìn chung, phương pháp dùng thuốc vẫn là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh trong điều trị với hiệu quả nhanh chóng. Để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc và hạn chế gây tác dụng phụ, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Một số loại thuốc thường được kê trong đơn thuốc của người bệnh loãng xương, cụ thể như sau:

  • Thuốc ngăn ngừa hủy xương: Nhóm thuốc này được chỉ định với mục đích ngăn ngừa sự bào mòn, tiêu hủy xương khớp. Từ đó, cải thiện tình trạng giòn xương, xốp xương và ngăn ngừa gãy xương. Một số loại thuốc thuộc nhóm này thường được chỉ định như sau: Calcitonin; Alendronate; Strontium ranelate;…Đảm bảo dùng thuốc theo đúng đơn kê của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc.
  • Thuốc điều hòa hormone: Được chỉ định trong trường hợp người bệnh là phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Chủ yếu bác sĩ chỉ định dùng thuốc Raloxifene với mức liều 60mg/ngày, có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. 
Loãng xương uống thuốc gì hỗ trợ điều trị hiệu quả?
Loãng xương uống thuốc gì hỗ trợ điều trị hiệu quả?
  • Vitamin, thuốc bổ: Ngoài việc dùng các nhóm thuốc điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm một số nhóm thực phẩm chức năng bổ sung canxi và khoáng chất cho cơ thể. Với nhóm thuốc bổ này, sử dụng trong thời gian kéo dài, đều đặn hàng ngày mới thấy hiệu quả từ bài thuốc.
  • Thuốc khác: Một số loại thuốc khác thường được chỉ định như nhóm thuốc bổ sung sắt; thuốc Deca-Durabolin;….

Trong thời gian dùng thuốc, theo dõi các triệu chứng của cơ thể và ngưng thuốc ngay nếu có dấu hiệu bất thường. Tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa có chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Nên kết hợp việc dùng thuốc với biện pháp tập luyện tại nhà giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

Một số bài tập cho người loãng xương có thể tham khảo như sau:

  • Bài tập “Chào mặt trời”: Người bệnh chuẩn bị ở tư thế quỳ 1 chân, chân còn lại để vuông góc với mặt sàn, hai tay để ngang vai phía trước mặt. Hạ chân quỳ ra phía sau, đồng thời vươn tay lên cao, ngửa người ra sau. Điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng kết hợp với việc tập luyện để điều trị hiệu quả nhất.
  • Bài tập “Tư thế cái cây”: Đứng thẳng trên sàn, thả lỏng cơ thể. Co một chân lên, áp lòng bàn chân vào đùi trong của chân còn lại (giữ thăng bằng cơ thể bằng một chân). Hai tay chắp lại để trước ngực, giữ nguyên tư thế này khoảng 30 giây – 1 phút. Thực hiện lặp lại với chân còn lại và duy trì khoảng 5-6 mỗi bên/lần tập.
  • Bài tập “Tư thế nửa vầng trăng”: Vào tư thế chuẩn bị đứng thẳng trên sàn tập. Từ từ cúi người xuống đến khi một tay chạm sàn, tay còn lại giơ cao lên trên. Một chân giơ song song với mặt sàn, có thể tựa lòng bàn chân vào tường để làm điểm tựa. Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây rồi đổi chân.

Phương pháp Đông y điều trị dứt điểm

Theo quan điểm điều trị của y học cổ truyền, loãng xương được liệt vào chứng chùy thống, yêu thống. Cụ thể, mật độ xương trong cơ thể suy giảm do tuổi già, tiên thiên bất túc, chế độ ăn uống không đảm bảo gây ra triệu chứng bệnh. Muốn điều trị hiệu quả với Đông y đòi hỏi người mắc phải kiên trì và sử dụng thuốc đúng với thể bệnh đang mắc phải. 

Các bài thuốc Đông y điều trị loãng xương thường tập trung vào cơ chế bổ can thận, bổ tỳ phế,….nâng cao sức khỏe và chính khí trong cơ thể. Cụ thể, dựa vào chứng trạng mà người bệnh gặp phải có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây:

Bài thuốc Hữu quy ẩm gia vị

Bài thuốc này chỉ định cho người bị đau nhức xương khớp tại vùng thắt lưng kèm theo biểu hiện chân tay lạnh, ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa. Với tác dụng ích khí, bổ huyết, mạnh gân xương, dùng bài thuốc này đều đặn giúp người bệnh nhanh chóng cải thiện triệu chứng.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị bài thuốc gồm thục địa; hoài sơn; bạch truật; nhân sâm; phụ tử; nhục quế; đỗ trọng; kỷ tử; cốt toái bổ; trích thảo; sơn thù. Có thể gia giảm thêm nhục đậu khấu; đương quy; quy bản;….tùy vào triệu chứng cụ thể. 
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm với khoảng 6 bát nước, đun đến khi còn khoảng 3 bát rồi uống hết trong ngày. Duy trì trong khoảng 2-3 tháng để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp Đông y trị bệnh từ căn nguyên
Phương pháp Đông y trị bệnh từ căn nguyên

Bài thuốc Bổ âm thang

Bài thuốc này có tác dụng ôn thận dương, hỗ trợ sinh cốt tủy do đó có hiệu quả điều trị tốt với bệnh loãng xương do âm dương câu hư.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm trần bì; hoàng bá; cốt toái bổ; quy đầu; thục địa; nhân sâm; đỗ trọng; bạch thược; phục linh; trích thảo; sinh địa; tri mẫu; tiểu hồi; ngưu tất với liều lượng thích hợp. Gia giảm thêm thành phần khác tùy triệu chứng cụ thể ở người mắc.
  • Cách thực hiện: Thêm nguyên liệu vào ấm đun nước với khoảng 1,5 lít, đun lửa nhỏ trong khoảng 1-2 tiếng thì tắt bếp. Chia thành nhiều lần uống hết trong ngày, tránh để thuốc qua đêm.

Bài thuốc Thân thống trục ứ thang

Bài thuốc chỉ định cho một số trường hợp đau nhức toàn thân kèm theo sạm da mặt, xuất hiện mụn cơm, lưỡi đỏ, môi đỏ. Phương thuốc có tác dụng thông kinh lạc, hoạt huyết được sử dụng như sau: 

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm đào nhân, hồng hoa, quy đầu, ngũ linh chi, ngưu tất, hương phụ, cốt toái bổ, địa long, xuyên khung, tần giao, tục đoạn, cam thảo, khương hoạt, quy bản, một dược với liều lượng thích hơn,
  • Cách thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, thêm vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ. Đun cô cạn đến còn khoảng ½ lượng nước thuốc chia thành 2-3 lần uống trong ngày.

Mặc dù các bài thuốc Đông y tương đối lành tính, hiếm khi gây tác dụng phụ nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa người dùng. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần báo ngay với bác sĩ điều trị để có điều chỉnh thích hợp. Với phương pháp điều trị bằng Đông y, có thể kết hợp thêm xoa bóp, bấm huyệt bên cạnh việc dùng thuốc để chữa bệnh hiệu quả nhất.

Cải thiện triệu chứng đau nhức bằng biện pháp tại nhà

Ở giai đoạn đầu, khi người bệnh mới có triệu chứng đau nhức do loãng xương gây ra, có thể áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Đây đều là những mẹo điều trị được lưu truyền lâu đời, hiệu quả chủ yếu trong việc cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa lan rộng. Trong quá trình áp dụng, không nên lạm dụng nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Một số mẹo điều trị sau đây có thể áp dụng:

  • Canh xương bò: Chuẩn bị xương sống bò (100-200g) và một lượng nguyên liệu đi kèm thục địa, thỏ ty tử, đẳng sâm. Thêm tất cả vào nồi và hầm trong khoảng 2-3 tiếng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Sử dụng món hầm khoảng 2 lần/tuần rất tốt cho chứng bệnh xương khớp.
  • Cháo đường phèn: Chuẩn bị gạo tẻ (80g); đường phèn và một lượng kỷ tử, tang thầm vừa đủ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi với lượng nước gấp đôi lượng gạo, hầm nhừ và nêm đường phèn cuối cùng. Ăn khi còn nóng để bài thuốc được hiệu quả nhất.
  • Món ăn từ chim sẻ: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm chim sẻ; gạo tẻ; kỷ tử và đại táo liều lượng vừa đủ. Thêm nguyên liệu vào nồi hầm đến chín nhừ và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn mỗi tuần 2-3 lần để nâng cao hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các biện pháp này chỉ nên áp dụng hỗ trợ các phương pháp điều trị chính. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị.

Bị loãng xương nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bất kỳ bệnh lý nào, trong đó bao gồm cả bệnh loãng xương. Thực chất, tình trạng này không biểu hiện ra ngoài mà diễn tiến âm thầm và chỉ tiến triển nặng khi gặp tổn thương. Cụ thể, trong bữa ăn hàng ngày cần chú ý:

  • Uống sữa và dùng các chế phẩm từ sữa: Trong sữa chứa một hàm lượng canxi dồi dào, giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương hiệu quả
  • Ăn nhiều hải sản: Một số loại hải sản như tôm, cua,….chứa lượng canxi tốt cho xương khớp. Người bệnh có thể bổ sung vào bữa ăn khoảng 2-3 lần/tuần.
  • Ăn nhiều trứng: Trong trứng chứa lượng vitamin (đặc biệt là vitamin D) và khoáng chất cần thiết khác cho xương khớp.
Ăn nhiều trứng rất tốt cho bệnh lý xương khớp
Ăn nhiều trứng rất tốt cho bệnh lý xương khớp
  • Ăn cá hồi, cá ngừ: Trong các loại cá này chứa hàm lượng omega-3 dồi dào, ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh xương khớp rất tốt.
  • Tăng cường lượng rau xanh, hoa quả tươi: Trong rau củ quả chứa lượng chất xơ, vitamin dồi dào, hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Hạn chế ăn muối: Tạo thói quen ăn nhạt, nêm nếm vừa ăn, đặc biệt là với muối. Nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến lượng canxi bị đào thải tăng mạnh gây thoái hóa xương khớp.
  • Hạn chế ăn ngọt: Đường cũng là nguyên nhân tăng khả năng đào thải canxi, phospho trong cơ thể, khiến xương khớp suy yếu.
  • Hạn chế dùng đồ uống chứa cafein: Uống nhiều trà, cà phê khiến lượng canxi suy giảm (giảm hấp thu) ảnh hưởng đến xương khớp.

Biện pháp phòng ngừa bệnh xương khớp hiệu quả

Loãng xương gây đau nhức cho người mắc nhưng thường chỉ phát hiện được khi đã có tổn thương nghiêm trọng. Do đó, chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa từ sớm sẽ giúp ngăn chặn được bệnh lý này. Cụ thể, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, cần chú ý:

  • Tăng cường vận động, tạo thói quen tập thể thao nhưng hạn chế bộ môn cường độ mạnh. Lựa chọn hoạt động phù hợp nhất với thể lực của mình và điều chỉnh mức độ theo thời điểm tập luyện.
  • Điều chỉnh ăn uống hợp lý, có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ chữa trị.
  • Hạn chế bê vác nặng, đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Có thể sử dụng thêm các nhóm thực phẩm chức năng, tăng cường canxi cho xương khớp.
  • Tắm nắng trong khoảng 7 giờ – 9 giờ sáng giúp cơ thể tăng hấp thu canxi, kích thích sản sinh và nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Đi thăm khám định kỳ hàng năm để phát hiện các bệnh lý xương khớp càng sớm càng tốt.
  • Nếu có dấu hiệu của bất kỳ tình trạng xương khớp nào, phải dùng thuốc điều trị dứt điểm, tránh để biến chứng nguy hiểm
  • Không tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, giảm viêm xương khớp trong thời gian kéo dài khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Bài viết trên đã cung cấp tới bạn đọc thông tin về bệnh loãng xương. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, rèn luyện thể thao, ăn uống đầy đủ là cách tốt nhất để ngăn chặn tinh trạng này. Chủ động đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân khỏi bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

Cập nhật: 4:47 PM , 30/05/2023
Điều trị loãng xương bằng thuốc

Thuốc Điều Trị Loãng Xương Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên và đang có xu hướng trẻ...
loãng xương ở nam giới

Loãng Xương Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Loãng xương ở nam giới có thể làm cho xương trở nên thoái hóa và dễ gãy. Qua đó ảnh...
Top 8 thuốc chống loãng xương của Mỹ tốt nhất hiện nay trên thị trường

Thuốc Chống Loãng Xương Của Mỹ – 8 Loại Tốt Nhất

Thuốc chống loãng xương của Mỹ được nhiều người Việt tin tưởng bởi những sản phẩm chất lượng, mang đến...
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh Loãng Xương Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa

Mọi người thường nghĩ rằng loãng xương chỉ xuất hiện ở người trung tuổi nhưng hiện nay căn bệnh này...
Điều trị loãng xương hiệu quả

Điều Trị Loãng Xương Như Thế Nào? – Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả

Loãng xương là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến các tổn thương, tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top