Thuốc Điều Trị Loãng Xương Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng

4.7/5 - (17 bình chọn)

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới gãy xương và các biến chứng nguy hiểm khác. Sử dụng thuốc điều trị loãng xương là một phương pháp được cho là hiệu quả và nhanh nhất để điều trị. Vậy loãng xương uống thuốc gì là thích hợp?

Tổng hợp 5 nhóm thuốc điều trị loãng xương hiệu quả

Nguyên tắc sử dụng thuốc điều trị loãng xương là ngăn ngừa cho các tế bào xương không bị mất thêm. Ngưng sự tổn thương của các tế bào xương, giúp xương khỏe hơn. 

Người đã bị bệnh loãng xương không hẳn là đã quá muộn để điều trị. Bệnh loãng xương uống thuốc gì để hiệu quả? Một số nhóm thuốc dưới đây có thể rất tốt trong việc hỗ trợ người bệnh điều trị loãng xương.

Nhóm thuốc điều trị loãng xương bisphosphonate (thuốc chống hủy xương)

Bisphosphonate là loại thuốc được coi là hiệu quả nhất trong điều trị loãng xương. Loại thuốc này không có chứa các kích thích tố làm tăng độ đặc của xương lên. Nhóm thuốc này chia làm 3 loại chính đó là

  • Thuốc có chất Risedronate
  • Thuốc có chất Alendronate
  • Thuốc có chất Etidronat

Bisphosphonate không những có tác dụng làm tăng độ đặc của xương, giảm thiểu tối đa các tình trạng bị gãy xương mà còn giúp ngăn ngừa loãng xương. Khi điều trị loãng xương, thuốc luôn có sự kết hợp với canxi và vitamin D, người bệnh nên dùng nhóm thuốc này khi có chỉ số T-score < -2,5.

Thuốc điều trị loãng xương Fosamax plus
Thuốc điều trị loãng xương Fosamax plus

Thành phần

Trong Bisphosphonate chủ yếu chứa các thành phần thuốc như  etidronat, clodronat, tilu-dronat, risedronat, pamidronat, zoledronat, neridronat, olpadronat, ibandronat, alendronat.

Nhóm thuốc này người bệnh sẽ được truyền qua các tĩnh mạch, chu kỳ 1 năm/ lần. Người bệnh trước khi truyền có thể uống 800 – 1200mg canxi và 800UI vitamin D một vài ngày để đảm bảo không bị giảm canxi.

Cách dùng

Tùy vào từng loại thuốc trong nhóm và thành phần có cách dùng khác nhau

  • Đối với truyền tĩnh mạch: thuốc ibandronat truyền 3 tháng/lần, thuốc axit zoledronic truyền 1 năm/ lần
  • Đối với các dạng thuốc viên uống mỗi ngày hoặc mỗi tuần theo chỉ định của bác sĩ

Những dạng thuốc nhóm Bisphosphonate

Nhóm thuốc uống:

  • Thuốc loãng xương fosamax plus (Alendronat) được đóng gói theo 2 dạng. Với viên uống 10mg, người bệnh mỗi ngày uống 1 viên. Với viêm uống 70mg, hộp 4 viên, người bệnh dùng theo tuần, mỗi tuần uống 1 viên.
  • Thuốc Actonel (Risedronat)  liều lượng viên 5mg, mỗi ngày uống 1 viên. Với thuốc  Actonel viên 35mg, người bệnh sử dụng theo tuần, mỗi lần  uống 1 viên.

Nhóm thuốc truyền tĩnh mạch: Có 2 dạng thuốc truyền tĩnh mạch phổ biến là:

  • Thuốc Aredia (Pamidronat) ống 30mg. Đây là loại thuốc thường được chỉ định với các trường hợp loãng xương nặng. Nguyên nhân bệnh để dùng được thuốc này cho khi tăng canxi máu như cường cận giáp, đau tủy xương, ung thư di căn dương, thuốc dành cho phụ nữ loãng xương sau mãn kinh có lún xẹp đốt sống. Với loại thuốc này người dùng chỉ yếu truyền vào tĩnh mạch theo liều từ 2 – 3 ống, người bệnh có thể truyền 1 lần hoặc mỗi ngày 1 ống theo  tình trạng bệnh loãng xương bác sĩ sẽ kê liều lượng phù hợp. Các liều tiếp theo cách lần truyền trước từ 6 đến 12 tháng.
  • Thuốc Aclasta (Acid zolendronat) đóng chai 5mg/ 100ml. Loại thuốc này có cơ chế tác dụng giúp chống hủy xương, làm giảm tỷ lệ gãy xương đốt sống cổ (lún xẹp đốt sống), xương hông và giảm gãy các loại xương khác. Ngoài ra khi người bệnh điều trị bằng thuốc này giúp tăng mật độ chất khoáng trong xương; phòng ngừa gãy xương, giảm tình trạng tái phát lại ở cả nam và nữ. Trong thuốc có chứa thành phần giảm đau nhức cột sống nhanh chóng, lún xẹp đốt sống do loãng xương gây ra.

Tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc Bisphosphonate

  • Loại thuốc này được coi là thuốc chữa loãng xương hiệu quả. Tuy nhiên, khi người bệnh sử dụng sẽ có một số tác dụng phụ  xảy ra. Người bệnh tác dụng phụ với thành phần của thuốc khi có các triệu chứng liên quan đến đường ruột, triệu chứng là đau bụng dưới, đau khớp xương, nhức tay, chân, buồn nôn, khó chịu trong thực quản, kích ứng hệ tiêu hóa.
  • Nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ mà tự ý sử dụng với số lượng lớn, người bệnh rất có thể biến chứng xương hàm bị chết. 
  • Với người bệnh truyền tĩnh mạch có hiện tượng sốt ớn lạnh trong lần chích đầu tiên
  • Xuất hiện trên da các mẩn đỏ, dị ứng, nổi mề đay
  • Sử dụng thuốc thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ có thể gây ra suy thận, viêm mống mắt, tiêu hàm
  • Một số trường hợp người bệnh sử dụng xong cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ xương.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Các thuốc trong nhóm này nên uống uống lúc đang đói và tuyệt đối không được nằm sau khi uống thuốc ít nhất 30 phút để tránh trào ngược dạ dày, gây ra bệnh đau dạ dày. 
  • Đối với các thuốc Aclasta thích hợp trong điều trị loãng xương ở nam giới và phụ nữ sau mãn kinh.
  • Thuốc Bisphosphonate là loại thuốc cần điều trị dài hạn mới có thể điều trị khỏi, ít nhất trong thời gian 5 năm. Do đó người bệnh cần phải kiên trì và nhẫn nại để điều trị khỏi.
  • Thông thường, để giảm thiểu rủi ro này, bác sĩ thường lựa chọn điều trị loãng xương bằng bisphosphonates theo đường tiêm và truyền tĩnh mạch. Thế nhưng, người bệnh không nên tự ý dùng, việc tiêm truyền thuốc cần được thực hiện tại bệnh viện, dưới sự theo dõi của bác sĩ.
  • Thuốc bisphosphonates được chỉ định sử dụng ở cả nam giới, người già, phụ nữ sau mãn kinh và người bệnh bị loãng xương do dùng thuốc corticosteroid. Thuốc chống chỉ định ở trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú và bệnh nhân mắc bệnh suy thận.

Thuốc kích hoạt tạo xương

Loãng xương là tình trạng các tế bào xương của người bệnh bị đứt gãy. Các loại thuốc thích hợp để điều trị đều phải chứa thành phần giúp tái tạo xương Các loại thuốc người bệnh nên sử dụng nếu gặp tình trạng này bao gồm:

Vitamin D và các chuyển hóa của vitamin

  • Cung cấp đầy đủ vitamin D làm tăng hiệu quả sử dụng canxi, rất tốt cho việc hấp thụ và chuyển hóa canxi và máu dễ dàng hơn. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh sử dụng vitamin D mỗi ngày theo liều lượng từ 400 – 800 IU để đảm bảo hiệu quả. 
  • Ngoài vitamin D, một số dạng chuyển hóa khác như calcitriol (Miacalcin và Fortical) người bệnh cần kết hợp sử dụng để khi đi vào cơ thể không cần phải tốn thời gian chuyển hóa. 
  • Lưu ý, người bệnh khi sử dụng cần thường xuyên theo dõi lượng calci niệu và calci trong máu để có những điều chỉnh phù hợp khi cần thiết, ránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Vitamin D thường được sử dụng kèm theo calci.

Calci

  • Thuốc có tác dụng chính giúp kích hoạt tái tạo xương dưới dạng muối lactat, citrat và gluconat. 
  • Người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn với liều lượng từ 500 – 1000 mg để thuốc phát huy tác dụng trị bệnh
Thuốc tăng đồng hóa
Thuốc tăng đồng hóa

Thuốc tăng đồng hóa (anabolic agents)

  • Trong thuốc có bao gồm thành phần nandrolon (Durabolin và Deca-durabolin), có tác dụng  kích thích tái tạo xương, tăng đồng hóa giúp tổng hợp chất đạm.
  • Người bệnh sử dụng theo liều 50mg, uống cách 3 tuần..

Thuốc bổ sung canxi

Thuốc bổ sung canxi là nhóm thuốc trong đó chứa muối canxi, sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân có chế độ ăn không đầy đủ dinh dưỡng, thiết hụt canxi, kali và một số khoáng chất khác.

Nhóm thuốc này có thành phần chứa canxi và vitamin D sử dụng dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh. Thuốc bổ sung canxi theo đường uống có tác dụng điều trị và ngăn ngừa lượng canxi trong máu thấp, hỗ trợ cải thiện bệnh còi xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.

Nếu sử dụng bằng phương pháp truyền tĩnh mạch, có tác dụng giúp làm giảm lượng canxi trong máu và tăng hàm lượng kali trong máu lên.

Người bệnh sử dụng thuốc bổ sung canxi hàng ngày và dùng trong suốt quá trình điều trị loãng xương. Dựa vào mật độ canxi trong xương và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh hàm lượng thuốc khác nhau phù hợp nhất với thể trạng.

Một số tác dụng phụ khi người bệnh sử dụng thuốc bổ sung canxi có thể kể đến như , chóng mặt, buồn nôn,  táo bón.

Thuốc điều trị loãng xương tăng hormon cận giáp dùng cho phụ nữ

PTH (parathyroid hormon) là thuốc có tác dụng làm tăng hoạt tính của enzym 1-á-hvdroxylase, biến đổi 25-hydroxycholecanxiferol thành 1,25-dihydroxy- cholecanxiíerol, tăng nồng độ Canxi trong máu.

Đây là loại thuốc mới nhất và là thuốc điều trị loãng xương ở nữ giới. Loại thuốc tăng hormon giúp người bệnh tăng khả năng tái tạo xương, tăng mật độ canxi trong máu, giảm nguy cơ gãy xương đùi, xương cột sống. 

Thuốc tăng hormon cận giáp PTH
Thuốc tăng hormon cận giáp PTH

Người bệnh sử dụng thuốc trong 18 tháng điều trị sẽ có hiệu quả đáng kể làm giảm 54% nguy cơ loãng xương ngoài đốt sống, 65% nguy cơ loãng xương đốt sống. Liều dùng thích hợp mỗi ngày người bệnh sử dụng 20 – 40mg, tiêm dưới da mỗi ngày 1 lần.

Phản ứng phụ của thuốc khi người bệnh sử dụng bao gồm các triệu chứng như buồn nôn, choáng váng, chuột rút. Các triệu chứng này phần lớn sẽ không xảy ra.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng một hoạt chất khác là teriparatide, giúp kích thích tố tuyến cận giáp trạng. Phụ nữ mãn kinh và nam giới trung tuổi có nguy cơ loãng xương cao do đó nên sử dụng thuốc này để trị chứng loãng xương ở phụ nữ, tái tạo thêm các xương mới. Người bệnh chích thuốc sử dụng hàng ngày trong vòng 24 tháng mới phát huy hiệu quả.

Raloxifene và dẫn chất của Raloxifene

Raloxifene là chất điều hòa thụ thể estrogen, tác dụng ức chế hủy xương tương tự như estrogen SERM (selective estrogen receptor modulator) tăng độ đặc của xương, làm giảm nguy cơ đốt xương sống bị nghiền, giúp ngừa loãng xương trên phụ nữ tiền mãn kinh. 

Raloxifene là chất điều hòa thụ thể estrogen, tác dụng ức chế hủy xương, tăng độ đặc của xương
Raloxifene là chất điều hòa thụ thể estrogen, tác dụng ức chế hủy xương, tăng độ đặc của xương

Đây được coi như trị liệu hoóc môn thay thế các phương pháp khác. 

Liều dùng: Người bệnh dùng thuốc Raloxifene-Bonmax, Evista với viên 60mg, ngày uống 1 viên.

Tác dụng: Thuốc sử dụng cho đối tượng loãng xương là người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ giúp điều hòa lượng kích thích tố nữ. Khác với thuốc tăng hormon, thuốc này không làm ảnh hưởng đến tử cung – yếu tố gây bệnh ung thư vú và tử cung ở phụ nữ.

Chống chỉ định:

  • Thuốc không dùng  cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
  • Người có tiền sử bị huyết khối tắc nghẽn tĩnh mạch: Các huyết khối tắc mạch sâu, tắc võng mạc, người có mẫn cảm với các thành phần trong raloxifen.
  • Nam giới không nên điều trị loãng xương bằng loại thuốc này.

Tác dụng phụ:

  • Người bệnh sau khi sử dụng cơ thể có hiện tượng nóng bừng, chuột rút, đau cơ xương chân, đau cột sống, rối loạn thị giác.
  • Một số trường hợp sử dụng thuốc có thể làm đóng cục máu trong tĩnh mạch
  • Tác dụng phụ của hoóc môn như ung thư nội mạc tử cung, tăng sinh, ung thư buồng trứng…. Đây là trường hợp rất ít xảy ra.

XEM THÊM: Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương

Loãng xương là tình trạng bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi, đối tượng làm việc nặng. Đây là một căn bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 

Cách tốt nhất để điều trị là người bệnh sử dụng thuốc, tuy nhiên không phải người bệnh có thể tự ý sử dụng mà cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Thăm khám bác sĩ trước khi điều trị để bác sĩ có thể tìm hiểu những bệnh lý nền, tình trạng bệnh loãng xương để có phác đồ phù hợp với từng đối tượng người bệnh.
  • Người bệnh cần xét nghiệm và khám sàng lọc đầy đủ các kỹ thuật để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác nhất mật độ canxi trong xương.
Tiến hành xét nghiệm, khám sàng lọc
Tiến hành xét nghiệm, khám sàng lọc
  • Không sử dụng đồng thời tất cả các loại thuốc bisphosphonat. Chỉ nên sử dụng một trong 3 loại để điều trị giúp làm giảm nguy cơ loãng xương ở vùng cột sống và vùng hông một cách tốt nhất. Điều trị liên tục trong 5 năm mới có thể hết được bệnh.
  • Không kết hợp các liệu pháp với nhau ví dụ như liệu pháp hormone (estrogen với các progestrogen) để điều trị bệnh loãng xương ở nữ giới. Các phương pháp này có một số tác dụng phụ xảy ra, nếu kết hợp sẽ không những không điều trị khỏi mà còn làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, bị huyết khối tĩnh mạch.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các phương pháp, và thường xuyên thăm khám để có những điều chỉnh kịp thời.
  • Người bệnh tuyệt đối không sử dụng canxi và vitamin D đơn lẻ vì có thể sẽ làm ảnh hưởng tới việc điều trị loãng xương
  • Trong sinh hoạt và dinh dưỡng cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi có trong sữa dành cho người loãng xương và hải sản giúp tăng cường mật độ canxi trong xương
  • Hạn chế loại đồ ăn, đồ uống không tốt cho sức khỏe, chứa các chất kích thích, đồ uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn,… 
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, kết hợp những bài tập hoặc vận động nhẹ để giúp xương khớp hoạt động tốt hơn, tăng độ dẻo dai các khớp. Tập luyện thể dục thể thao giúp người bệnh hấp thụ các chất dinh dưỡng có từ thức ăn và thuốc uống tốt hơn.
  • Một số thuốc không dùng cho nam giới vì vậy người bệnh cần chú ý khi tìm kiếm sử dụng thuốc, tránh nhầm lẫn các loại thuốc.
  • Sử dụng đúng liều lượng, đúng hướng dẫn của bác sĩ đã kê trên đơn, tuyệt đối không sử dụng quá liều hoặc ít hơn liều thuốc ảnh hưởng tới thời gian điều trị
  • Nếu trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh xuất hiện các hiện tượng hay triệu chứng bất thường cần dừng thuốc lại và tìm đến bác sĩ để chữa trị kịp thời. 
  • Luôn luôn giữa thái độ tích cực kiên trì điều trị, định kỳ thăm khám bác sĩ

Sử dụng thuốc điều trị loãng xương được coi là phương pháp hiệu quả  giúp người bệnh ngăn ngừa loãng xương, tái tạo xương và làm chậm thoái hóa khớp. 

Tuy nhiên, để tăng hiệu quả điều trị người bệnh nên sử dụng thuốc với đúng liều lượng và hướng dẫn theo chỉ định của bác sĩ, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để rút ngắn thời gian điều trị mà không gây tác dụng phụ hoặc để lại di chứng nguy hiểm. 

Những thông tin trên đây hy vọng giúp người bệnh điều trị loãng xương bằng thuốc có thêm thông tin và tìm được loại thuốc thích hợp cho tình trạng bệnh của mình.

ĐÓN ĐỌC:

Cập nhật: 11:10 AM , 11/12/2023
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh Loãng Xương Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa

Mọi người thường nghĩ rằng loãng xương chỉ xuất hiện ở người trung tuổi nhưng hiện nay căn bệnh này...
Bệnh loãng xương - bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Loãng Xương: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Loãng xương - tình trạng suy yếu xương khớp gây đau nhức, tiềm ẩn nguy cơ gãy xương khó hồi...
Loãng xương uống sữa gì hiệu quả

Loãng Xương Uống Sữa Gì? – TOP 11 Loại Sữa Tốt Nhất Hiện Nay

Loãng xương uống sữa gì hiệu quả là một vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Trong...
Đo loãng xương

Đo Loãng Xương Và Những Điều Người Bệnh Cần Biết

Đo loãng xương là một phương pháp hữu hiệu để xác định cơ thể có đang bị loãng xương hay...
loãng xương ở nam giới

Loãng Xương Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Loãng xương ở nam giới có thể làm cho xương trở nên thoái hóa và dễ gãy. Qua đó ảnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top