Điều Trị Loãng Xương Như Thế Nào? – Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả

5/5 - (22 bình chọn)

Loãng xương là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến các tổn thương, tăng nguy cơ gãy xương. Điều trị loãng xương như thế nào là hiệu quả và phác đồ nào phù hợp là điều được rất nhiều bệnh nhân quan tâm.

Phác đồ điều trị loãng xương hiệu quả nhất

Loãng xương (Osteoporosis) là một bệnh tưởng chừng như đơn giản để chữa trị nhưng nếu điều trị không đúng cách sẽ làm bệnh ngày càng trầm trọng đưa đến tăng nguy cơ gãy xương. Sự toàn vẹn của xương về cả chất lượng và khối lượng thể hiện sức mạnh của xương.

Có rất nhiều cách để chữa loãng xương hiệu quả, tuy nhiên  người bệnh có thể tham khảo theo phác đồ điều trị loãng xương bộ y tế dưới đây :

Loãng xương và cách điều trị không dùng thuốc

Phương pháp điều trị loãng xương này chủ yếu dựa vào việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao của người bệnh – nguyên nhân chính gây ra loãng xương. 

Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh loãng xương và người chưa bị loãng xương cần tích cực làm theo phương pháp này để phỏng và giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi.

  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Mỗi ngày nhu cầu trung bình của cơ thể con người cần từ 1000 – 1500 mg chất dinh dưỡng hàng ngày. Canxi là chất nên bổ sung nhiều nhất cho cơ thể, người bệnh dễ dàng tìm được các thực phẩm giàu canxi trong các thực phẩm như sữa, sữa hạt và một số loại dược phẩm. Cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá; tránh thừa cân hoặc thiếu cân đột ngột ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
  • Chế độ sinh hoạt: Người bệnh nên thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ đủ giấc, đúng thời gian, tránh thức khuya học làm việc quá sức dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Tăng cường vận động nhẹ, tránh ngồi sai tư thế. Ngoài ra, người bệnh có thể chuẩn bị các thiết bị nẹp chỉnh hình cho cột sống hoặc khớp háng để giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương và xương vùng hông.
  • Bổ sung vitamin D tự nhiên: Tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng là phương pháp tăng cường hấp thu vitamin D tốt nhất, tăng độ đàn hồi và dẻo dai khớp xương. Một số bài tập hiệu quả như đi bộ, tập aerobic, chạy bộ, tập dưỡng sinh… Lưu ý, nên tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức tránh nguy cơ tổn thương xương.

Thuốc điều trị loãng xương hiệu quả cao

Trong suốt quá trình điều trị, calci và vitamin D là hai loại thuốc điều trị loãng xương không thể thiếu, người bệnh phải dùng hàng ngày mới có hiệu quả. 

  • Calci: bổ sung mỗi ngày từ 500 – 1500mg
  • Vitamin D: bổ sung 800 – 1000 UI hàng ngày. Trường hợp bệnh nhân nặng có tiền sử suy thận hoặc người cao tuổi sử dụng thêm chất chuyển hóa của vitamin D là  Calcitriol  dùng với liều 0,25 – 0,5 mcg hàng ngày.
Điều trị loãng xương bằng thuốc
Điều trị loãng xương bằng thuốc

Ngoài sử dụng calci và vitamin D, một số thuốc điều trị loãng xương được sử dụng thêm nhằm làm giảm hoạt tính tế bào tủy xương như:

Nhóm Bisphosphonate: Đây là nhóm thuốc hiệu quả nhất trong điều trị bệnh loãng xương. Hầu hết người bệnh trung tuổi đều có thể sử dụng loại thuốc này. Chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người dưới 18 tuổi, người suy thận với mức lọc cầu thận (GFR)<35 ml/phút.

  • Thuốc Cholecalciferol 2800UI uống sáng sớm khi chưa ăn, sau khi uống nên vận động cơ thể, sau 30 phút có thể nằm nghỉ.
  • Thuốc Calcitonin (chiết suất từ cá hồi) 100UI, người bệnh tiêm dưới da hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian sử dụng ngắn từ 2 – 4 tuần nếu tình trạng bệnh mới, có triệu chứng đau. Nếu tình trạng nặng hơn sử dụng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, tuyệt đối không sử dụng phương pháp này.

Lưu ý: Đối với dạng uống của nhóm thuốc Bisphosphonate, người sử dụng sẽ có một số tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, nuốt khó. Do đó các bác sĩ thường ưu tiên điều trị thông qua truyền tĩnh mạch, mỗi năm dùng một lần. Khi truyền người bệnh có thể dùng thuốc (paracetamol) để làm giảm tác dụng phụ khi truyền. 

Bổ sung các chất giống như hormon cho cơ thể: Phương pháp điều trị loãng xương ở phụ nữ mãn kinh,  khuyến cáo sử dụng với những bệnh nhân có nguy cơ cao bị bệnh loãng xương, ngăn ngừa mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. 

Liệu pháp thay thế nội tiết tố nữ (ERT) giúp ngăn ngừa bệnh tim, cải thiện nhận thức, cải thiện chức năng tuyến tiết niệu, liều dùng uống 60mg hàng ngày trong 2 năm mới phát huy hiệu quả. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc này là tăng nguy cơ ung thư vú. Vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi quyết định sử dụng hay không.

Thuốc tác dụng kép Strontium ranelate: Tác dụng của thuốc này làm tăng tái tạo xương, ức chế tủy xương. Người bệnh sử dụng 2 gam thuốc uống vào buổi tối hàng ngày, 2 giờ sau bữa ăn. Nếu bệnh nhân đang sử dụng nhóm thuốc bisphosphonate tuyệt đối không được sử dụng kết hợp loại thuốc này.

Các nhóm thuốc khác: Ngoài những nhóm thuốc trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm tăng quá trình đồng hoá là  Deca Durabolin và Durabolin trong trường hợp cần thiết.

Điều trị các triệu chứng loãng xương

Các triệu chứng bệnh lý đau cột sống, đau dọc các xương, gãy xương, lún xẹp đốt sống,… thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc calcitonine và một số thuốc giảm đau theo thang bậc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Thuốc điều trị các triệu chứng oãng xương calcitonine
Thuốc điều trị các triệu chứng oãng xương calcitonine

Điều trị triệu chứng loãng xương có thể kết hợp thêm thuốc kháng viêm giảm đau không steroids, thuốc giãn cơ,…

Với trường hợp chèn ép rễ thần kinh liên sườn, đau ngực, khó thở, đau lan theo rễ thần kinh, tê tay chân,… thì phương pháp điều trị hiệu quả là sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh, bổ sung vitamin B kết hợp với điều chỉnh tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng. 

Điều trị ngoại khoa với các biến chứng

  • Gãy cổ xương đùi: phương pháp điều trị là thay chỏm xương đùi hoặc thay toàn bộ khớp háng
  • Gãy đốt sống, biến dạng cột sống: Tái tạo đốt sống kết hợp phục hồi chiều cao đốt sống bằng phương pháp bơm xi măng vào thân đốt sống hoặc sử dụng đốt sống nhân tạo,…
  • Đo khối lượng xương khi điều trị với đối tượng là phụ nữ tiền mãn kinh, người cao tuổi.

Điều trị loãng xương bằng Đông y

Điều trị loãng xương bằng Đông y là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn mà không để lại các tác dụng phụ nên rất nhiều người bệnh lựa chọn phương pháp này để điều trị loãng xương. 

Các bài thuốc đều sử dụng những nguyên liệu từ thiên nhiên giúp tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, điều trị và phòng tránh loãng xương. Theo Đông y, bệnh loãng xương được chia ra 4 thể khác nhau dựa vào các triệu chứng của người bệnh sau đó tiến hành kê toa bốc thuốc:

Thể tỳ thận dương hư

Triệu chứng: Người bệnh luôn cảm thấy đau lưng và vùng thắt lưng, cảm giác mệt mỏi, uể oải không muốn làm việc. Chân tay lạnh, xanh xao, sức ăn kém đi, phân lỏng, lưỡi có biểu hiện lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Trì, Nhược.

Cách điều trị: Ích khí, kiện tỳ, bổ thận tráng dương, mạch gân xương

Bài thuốc: Sử dụng bài thuốc gồm các nguyên liệu là thục địa, kỉ tử, hoài sơn, sơn thù, đỗ trọng, cốt toái bổ, phụ tử, bạch truật, nhân sâm, trích thảo, nhục quế.

Điều trị loãng xương bằng Đông y
Điều trị loãng xương bằng Đông y

Thể can thận âm hư

Triệu chứng: Lưng và toàn bộ thắt lưng đau nhức, mỏi gối, đau chân, ù tai , chóng mặt. Thường xuyên mất ngủ, xanh xao, mặt trắng bệch, về chiều luôn cảm thấy nóng trong người. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền Sác.

Cách điều trị:  Dưỡng Can, bổ Thận, lành mạnh xương khớp và lưng.

Bài thuốc: Trong bài thuốc điều trị loãng xương thể này phải có hắc táo nhân, trạch tả, thục địa, quy bản, sơn thù, đương quy, khởi tử, cam thảo, hoài sơn, đan bì, bạch linh, đỗ trọng, đại táo, viễn chí.

Thể âm dương câu hư

Triệu chứng: Tinh thần mệt mỏi, uể oải, không có sức, cơ thể nóng bừng, nửa phần cơ thể bên dưới cảm giác lạnh. Lưng và thắt lưng tê, đau nhức. Chóng mặt, ù tai, ăn ít, thường xuyên đi tiểu đêm, suy giảm sinh lý, phân lỏng, lưỡi bệu, đỏ, rêu lưỡi nhạt, mạch thốn Hư, mạch bộ quan bên trái Huyền bộ xích Trầm hoặc Tế Phù, bên phải Nhu.

Cách điều trị: Ôn thận dương sinh cốt tủy

Bài thuốc: Bài thuốc kê theo tỷ lệ 15g Thục địa, 15g Sinh địa, 12g Cốt toái bổ, 12g Ngưu tất, 9g Hoàng bá, 9g Tri mẫu,  9g Quy đầu, 9g Đỗ trọng, 9g Bạch thược, 9g Phục linh, 6g Nhân sâm, 6g Tiểu hồi, 6g Trích thảo, 6g Trần bì.

Thể khí trệ huyết ứ

Triệu chứng: Cơ thể đau nhức ở một hoặc nhiều vị trí, da sạm đen, mặt có vết nhăn hoặc mụn cơm chứa các tia máu ứ, môi đỏ, lưỡi đỏ có vết ứ máu, mạch Huyền Sáp.

Cách điều trị: Hoạt huyết, chỉ thống, thông kinh hoạt lạc

Bài thuốc: 9g Đào nhân, 9g Quy đầu, 9g Cốt toái bổ, 9g Quy bản, 9g Hồng hoa, 9g Ngưu tất, 9g Cam thảo, 9g Tục đoạn, 9g Xuyên khung, 9g Ngũ linh chi, 9g Mộc dược, 6g Địa linh, 3g Khương hoạt, 3g Hương phụ, 3g Tần giao.

Theo dõi sau điều trị loãng xương? Lưu ý phòng bệnh

Theo dõi sau điều trị là điều bắt buộc người bệnh phải tuân thủ nếu điều trị lâu dài. Nếu không theo dõi và thăm khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thì việc điều trị sẽ không có hiệu quả.

Để theo dõi tình trạng, có thể sử dụng một số markers chu chuyển xương giúp hỗ trợ tốt trong việc chẩn đoán và tiên lượng tình trạng bệnh lý, tiên lượng gãy xương, tình trạng xương, giai đoạn bệnh và theo dõi điều trị, hay phương pháp đo loãng xương.

Máy đo loãng xương DXA
Máy đo loãng xương DXA

Phương pháp DXA đo khối lượng xương định kỳ 2 năm để theo dõi và đánh giá kết quả toàn bộ liệu trình điều trị.

XEM NGAY: TOP 6 loại máy đo loãng xương tốt nhất hiện nay – Công dụng và giá bán

Điều trị loãng xương thường kéo dài lâu hơn sao với các bệnh khác, người bệnh thường mất ít nhất 3 – 5 năm tùy vào mức độ bệnh. Việc thăm khám giúp cho bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh, những tiến chuyển điều trị để đưa ra các quyết định trị liệu tiếp theo.

Để phòng bệnh loãng xương, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Cung cấp đầy đủ calci, vitamin D, các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt ở lứa tuổi trẻ em giúp cho cơ xương khớp con trẻ được phát triển toàn diện. Tùy từng độ tuổi mỗi người cần cung cấp khối lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
  • Từ bỏ một số thói quen có hại cho cơ thể: hút thuốc lá, uống rượu, bia, chất kích thích, có lối sống lành mạnh.
  • Tập luyện và vận động thường xuyên, tập các bài tập nhẹ phù hợp cho cơ thể, tránh vận động quá sức.
  • Luôn luôn giữ thái độ lạc quan tích cực
  • Tuân theo hướng dẫn điều trị loãng xương của bác sĩ điều trị
  • Đối với những bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao ((BMD từ -1,5 đến – 2,4 SD), tiền sử gia đình có bệnh lý gãy xương cần phải dùng corticosteroid để điều trị bệnh nền trước,  sử dụng bisphosphonates để phòng ngừa loãng xương.

Điều trị loãng xương có rất nhiều phương pháp, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ và thăm khám để biết được tình trạng bệnh của mình và chọn ra phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin trên phần nào giúp cho người bệnh có được cái nhìn tổng quan về điều trị bệnh loãng xương, phương pháp điều trị và phòng tránh an toàn hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
10 thuốc chống loãng xương của Úc đang làm mưa làm gió trên thị trường 2021

10 Thuốc Chống Loãng Xương Của Úc Làm Mưa Gió Trên Thị Trường

Hiện nay sử dụng thuốc chống loãng xương của Úc được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Các sản phẩm...
Điều trị loãng xương bằng thuốc

Thuốc Điều Trị Loãng Xương Hiệu Quả Và Các Lưu Ý Khi Sử Dụng

Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi trung niên trở lên và đang có xu hướng trẻ...
Loãng xương ở người cao tuổi

Loãng Xương Ở Người Cao Tuổi Và Những Thông Tin Cần Biết

Loãng xương ở người cao tuổi hiện nay đang ngày càng phổ biến, hầu như ai cũng mắc phải với...
Top 10 thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được nhiều người lựa chọn sử dụng

10 Thuốc Trị Loãng Xương Của Nhật Tốt Nhất Trên Trị Trường 2022

Các loại thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được khá nhiều người Việt tin tưởng lựa chọn vì những...
Top 5 thuốc loãng xương của Đức gây bão thị trường 2021

Top 5 Thuốc Loãng Xương Của Đức Gây Bão Thị Trường

Bên cạnh những thuốc chống loãng xương của Mỹ, Nhật, Hàn,... các loại sản phẩm của Đức cũng được nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top