Đo Loãng Xương Và Những Điều Người Bệnh Cần Biết

4.8/5 - (5 bình chọn)

Đo loãng xương là một phương pháp hữu hiệu để xác định cơ thể có đang bị loãng xương hay không. Loãng xương là một căn bệnh khó phát hiện vì nó không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi có chấn thương xảy ra. Đây là việc rất cần thiết cho mọi đối tượng đặc biệt là người cao tuổi.

Đo loãng xương là gì? Khi nào cần đi đo loãng xương?

Đo loãng xương hay đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để người bệnh phát hiện ra tình trạng loãng xương của mình. Khi đo, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tăng/giảm mật độ xương, nếu mật độ xương giảm nhiều thì người bệnh có nguy cơ bị gãy xương cao.

Loãng xương là bệnh lý xảy ra khi mật độ xương thấp, xương trở nên yếu, mỏng và dễ vỡ hơn bao giờ hết. Đây là căn bệnh âm thầm diễn ra trong người bệnh và không có biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh không thể phát hiện bệnh từ sớm.

Đo loãng xương là tiêu chuẩn vàng để phát hiện bệnh loãng xương
Đo loãng xương là tiêu chuẩn vàng để phát hiện bệnh loãng xương

Người bệnh thực hiện đo loãng xương bằng các xét nghiệm kiểm tra mật độ khoáng xương (Bone Mineral Density – BMD). Kết quả xét nghiệm sẽ cho người bệnh biết mình có bị loãng xương hay không, nguy cơ loãng xương trong tương lai hay tỷ lệ điều trị thành công bệnh loãng xương.

Bất kỳ ai cũng có thể bị loãng xương ngay cả khi còn trẻ, tuy nhiên người cao tuổi có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn. 

Theo Quỹ loãng xương Quốc gia của Mỹ (National Osteoporosis Foundation) đã khuyến cáo những đối tượng dưới đây cần thực hiện các xét nghiệm đo loãng xương:

Đối với phụ nữ:

  • Tất cả đối tượng phụ nữ từ 50 – 65 tuổi bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có các yếu tố nguy cơ như: đã từng gãy xương sau 30 tuổi, có tiền sử người thân từng bị gãy xương ( cha mẹ ruột, anh chị em ruột), sử dụng thuốc lá và các chất kích thích, cân nặng thấp (<56kg) hoặc khi còn nhỏ từng bị thiếu canxi.
  • Tất cả người sau 65 tuổi bất kể có hay không có nguy cơ cũng cần tiến hành xét nghiệm đo loãng xương. 
  • Phụ nữ sau mãn kinh có tiền sử gãy xương
  • Phụ nữ đã từng được trị liệu bằng phương pháp thay thế hormon trong khoảng thời gian dài (trên 10 năm) hoặc sử dụng quá nhiều thuốc điều trị bệnh lý.
  • Phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lý nền khác
  • Sự thay đổi về dáng người và hormon trong cơ thể

Đối với đàn ông:

  • Đàn ông từ 50 – 69 tuổi có một số yếu tố nguy cơ như suy thận, giảm tuyến sinh dục nam Hypogonadism, tăng bất thường glucocorticoid, nghiện rượu bia, thuốc lá,… đều rất dễ mắc bệnh loãng xương
  • Tất cả đàn ông từ 70 tuổi trở lên cần đi đo loãng xương
  • Xuất hiện những cơn đau cột sống không rõ nguyên nhân
  • Từng thực hiện các phẫu thuật cấy ghép nội tạng
  • Sự thay đổi chiều cao

ĐỌC NGAY: Điều trị loãng xương như thế nào? – Phác đồ điều trị hiệu quả

Các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán loãng xương và tiêu chuẩn chẩn đoán

Hiện nay có rất nhiều các xét nghiệm đo loãng xương với nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, phương pháp DEXA và siêu âm được sử dụng làm tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương dựa vào mật độ xương theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO.

Đo loãng xương bằng phương pháp DEXA hoặc DXA

DEXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là một phương pháp đo loãng xương được sử dụng rộng rãi nhất tại các bệnh viện nổi tiếng trên toàn thế giới. Xét nghiệm đo loãng xương DEXA hoặc DXA được thực hiện bằng cách chiếu các tia X với năng lượng kép, sử dụng một lượng nhỏ từ bức xạ ion hóa để  tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể ở các vị trí cột sống thắt lưng hoặc khớp háng.

Kết quả đo được sử dụng làm tiền đề chẩn đoán loãng xương và đánh giá nguy cơ gãy xương của người bệnh.

Đo loãng xương bằng máy DEXA hoặc DXA
Đo loãng xương bằng máy DEXA hoặc DXA

Nguyên tắc thực hiện: Thực hiện trên máy DXA

Đây là một phương pháp đơn giản, nhanh chóng và không xâm lấn. Phương pháp quét DXA được thực hiện chủ yếu ở khớp háng, bao gồm khu vực xương đùi gọi là tam giác Ward và các đốt sống. Mỗi lần đo thường kéo dài từ 10 – 20 phút.

Hạn chế: Những người bị biến dạng cột sống hoặc đã phẫu thuật cột sống trước đó không nên thực hiện phương pháp này vì kết quả cho ra sẽ không được chính xác.

Đối với người bệnh trước khi xét nghiệm cần tháo hết các vật trang sức, vật cản quang, mặc quần áo thoải mái rộng rãi để tiện cho việc xét nghiệm. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm hoặc các viên uống bổ sung canxi trước khi xét nghiệm.

Lưu ý: Nếu người bệnh đang trong quá trình mang thai hoặc đã thực hiện chụp X – quang có chứa barium hay chất cản quang, đồng vị phóng xạ, hãy báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên biết để có sự tư vấn.

Đo loãng xương bằng siêu âm

So với phương pháp đo loãng xương bằng máy đo DEXA, siêu âm là một phương pháp tương đối mới, hiện đại nhất mà không cần sử dụng nguồn phóng xạ.

Nguyên tắc thực hiện: Chiếu chùm tia siêu âm trực tiếp vào vị trí cần đo, các bác sĩ đánh giá mật độ xương thông qua sự hấp thụ sóng âm. Bộ phận biến âm của máy phát và nhận sóng siêu âm qua xương gót. 

Từ những tín hiệu này, máy phân tích và đưa ra ba thông số quan trong bao gồm chỉ số định lượng siêu âm Stiffness, tốc độ lan truyền âm SOS (Speed Of Sound) và mức độ giảm diêu âm dài rộng (Broadband Ultrasound Attenuation). Hệ thống của máy tự động phân tích những chỉ số QUI nhận được và tính ra mật độ loãng xương.

Phương pháp đo độ loãng xương bằng siêu âm được đánh giá cho kết quả không chính xác bằng phương pháp DEXA. Do xương gót là vị trí dễ nghiên cứu bao gồm 75 – 90% xương bè, một mô xương xốp nên vị trí này thường không có ảnh hưởng nhiều. 

Kết quả đo loãng xương gót chân có thể vẫn bình thường trong khi các vị trí khác như cột sống và háng có những bất thường, từ đó kết quả này không đánh giá được hết khả năng bị loãng xương của một người hay không.

Ngoài ra, sự thay đổi mật độ xương ở gót chân thường chậm hơn cột sống và háng nên phương pháp siêu âm thường chỉ được sử dụng để tầm soát loãng xương và chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh.

Một số cách đo loãng xương khác người bệnh có thể tham khảo như: 

  • Cộng hưởng từ (MRI) 
  • DPA (Đo hấp thụ Photon kép): đo tại vị trí cột sống, hông, đo loãng xương toàn thân
  • SPA (Đo hấp thụ Photon đơn): đo tại vị trí cổ tay
  • Sinh thiết xương mào chậu: đánh giá vi tổn thương trong cấu trúc xương
  • Xét nghiệm đánh giá quá trình hủy xương: Pyridinoline, N – telopeptide, Hydroxyproline và C – telopeptide liên kết chéo.

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương

T – score là tiêu chuẩn thường được dùng để chẩn đoán loãng xương.  T – score giúp đọc chỉ số đo loãng xương và đưa ra các kết quả xét nghiệm.

Các kết quả này dùng để đối chiếu mật độ xương của bệnh nhân tại thời điểm đo so với đối tượng chuẩn trong quần thể mẫu có cùng đặc điểm sinh lý với mật độ xương tối đa. 

Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO

Theo WHO tiêu chuẩn  T – score được xác định:

  • Bình thường  – Normal :  T – score >= 1
  • Thiếu xương – Ossteopenia: -2,5 < T – score < -1,1
  • Loãng xương – Osteoporosis: T – score <= – 2,5
  • Loãng xương nặng – Severe osteoporosis: tiền sử gãy xương gần đây và loãng xương

Lưu ý cần nhớ khi đo loãng xương

Khi người bệnh thực hiện đo loãng xương bằng phương pháp DEXA hoặc siêu âm cần chú ý những điều sau:

  • Điền đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm năm sinh, chiều cao cân nặng
  • Cung cấp thông tin về tiền sử bệnh lý, tiền sử sử dụng thuốc điều trị loãng xương trước đó
  • Đảm bảo không mang các vật dụng kim loại, vật trang sức, vật cản quang
  • Ngừng cung cấp canxi để kết quả đưa ra chính xác nhất
  • Mặc trang phục thoải mái, dễ di chuyển và luôn giữ tâm trạng thật tốt
  • Phụ nữ có thai không nên thực hiện xét nghiệm
  • Nên khám sàng lọc và hỏi ý kiến của bác sĩ để lựa chọn phương pháp đo loãng xương cho chỉ số đúng nhất.
  • Với các lần đo tiếp theo, cần thực hiện tại cùng một cơ sở đo và sử dụng cùng một máy để có chỉ số so sánh chính xác. 

Đo loãng xương ở đâu tốt? Chi phí ra sao?

Để đo loãng xương chính xác và hiệu quả, người bệnh cần tìm đến những cơ sở và bệnh viện lớn mới có thể thực hiện các xét nghiệm này. Dưới đây là địa chỉ đo loãng xương uy tín người bệnh có thể tham khảo:

Tại Hà Nội:

  • Khoa Cơ Xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai: Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
  • Trung tâm Cơ xương khớp – Bệnh viện E: Địa chỉ: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Bệnh viện Việt Đức: Địa chỉ: số 16 – 18, Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ đo loãng xương uy tín
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ đo loãng xương uy tín

Tại Đà Nẵng: Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng Đà Nẵng. Địa chỉ: 95 Quang Trung, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng

Tại Hồ Chí Minh:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: Số 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP HCM
  • Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM. Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP HCM.

Đo loãng xương thường có giá dao động từ 200.000 – 450.000 VNĐ tùy thuộc vào các yếu tố như: loại hình bệnh viện, phòng khám; vị trí đo loãng xương; biện pháp đo; bảo hiểm của bệnh nhân (nếu có).

Người bệnh có thể liên hệ với các cơ sở y tế để tham khảo mức giá trước khi tiến hành đo.

Cách phòng ngừa tình trạng loãng xương hiệu quả

Đo mật độ xương hay loãng xương chính là cách tốt nhất để phát hiện và phòng ngừa những nguy cơ bệnh với hệ cơ xương khớp, phù hợp với mọi đối tượng khác nhau:

Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh về xương, mọi người cần kiểm soát và tuân thủ trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày như sau:

  • Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày nhất là với người cao tuổi. Một số bộ môn phù hợp mọi người đều có thể thực hiện như đạp xe, đi bộ, tập yoga, dưỡng sinh.
  • Vận động thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ có thể làm phát sinh các bệnh khác như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
  • Bổ sung vitamin D và canxi hàng ngày: Tắm nắng là cách tốt nhất để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Ngoài ra trong các bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người loãng xương, giàu canxi như hải sản, trứng, sữa, đậu, rau xanh, theo khối lượng cần thiết
  • Luôn duy trì mức cân nặng ổn định, tránh gây béo phì

Loãng xương là căn bệnh đang rất phổ biến và ngày càng có nhiều độ tuổi bị mắc bệnh này. Đo loãng xương chính là cách tốt nhất để mọi người có thể phát hiện, theo dõi quá trình điều trị và phòng ngừa loãng xương. Chủ động đi làm các xét nghiệm sẽ  tránh được những rủi ro không đáng có.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 11:43 AM , 12/12/2023
Top 5 thuốc loãng xương của Đức gây bão thị trường 2021

Top 5 Thuốc Loãng Xương Của Đức Gây Bão Thị Trường

Bên cạnh những thuốc chống loãng xương của Mỹ, Nhật, Hàn,... các loại sản phẩm của Đức cũng được nhiều...
Loãng xương ăn uống gì

Loãng Xương Ăn Uống Gì? – 6 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Loãng Xương

Loãng xương là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Top 10 thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được nhiều người lựa chọn sử dụng

10 Thuốc Trị Loãng Xương Của Nhật Tốt Nhất Trên Trị Trường 2022

Các loại thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được khá nhiều người Việt tin tưởng lựa chọn vì những...
Điều trị loãng xương hiệu quả

Điều Trị Loãng Xương Như Thế Nào? – Phác Đồ Điều Trị Hiệu Quả

Loãng xương là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa của xương dẫn đến các tổn thương, tăng...
Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

Bệnh Loãng Xương Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa

Mọi người thường nghĩ rằng loãng xương chỉ xuất hiện ở người trung tuổi nhưng hiện nay căn bệnh này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top