Viêm Khớp Háng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm khớp háng là thể bệnh mãn tính khó có thể chữa trị dứt điểm. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể để lại những biến chứng trầm trọng nếu không được phát hiện và chữa trị sớm.
Viêm khớp háng là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp háng là một dạng tổn thương, viêm nhiễm vùng khớp háng khi lớp sụn ở khớp háng bị thoái hóa, mòn hoặc vỡ đi gây ảnh hưởng đến các xương dưới sụn. Khi không còn lớp sừng, các đầu xương cọ xát vào nhau gây sưng, đau nhức và viêm làm ảnh hưởng nặng nề đến chức năng vận động của bệnh nhân.
Có thể thấy, khớp háng là bộ phận đóng vai trò kết nối giữa thân trên và thân dưới, nâng đỡ một phần trọng lượng cơ thể và điều khiển toàn bộ chi dưới. Do đó, bộ phận này dễ dàng bị gặp tổn thương.
Dấu hiệu viêm khớp háng chủ yếu xảy ra ở người trung tuổi và người già. Tuy nhiên, người trẻ và trẻ em vẫn có nguy cơ mắc bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, nữ giới có tỉ lệ mắc phải căn bệnh này cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau khi sinh con.
Trong trường hợp bệnh nhân chủ quan không có phác đồ điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân, triệu chứng ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh là vô cùng cần thiết.
Có một số nguyên nhân được xem là yếu tố gây bệnh viêm khớp háng ở người lớn cụ thể như sau:
- Do chấn thương, tai nạn: Tổn thương vị trí khớp háng sẽ làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong khớp, gây viêm, sưng và đau nhức tương tự như các triệu chứng viêm khớp. Đồng thời, chấn thương cũng khiến ổ khớp bị kích thích, làm nứt mô sụn, giãn dây chằng và tổn thương các mô mềm xung quanh.
- Do quá trình thoái hóa xương khớp: Khi tuổi tác càng cao, thoái hóa xương khớp là tình trạng gần như không thể tránh khỏi. Điều này khiến ổ khớp bị mất cân bằng, mô sụn bị xơ hóa và cọ sát vào nhau khi vận động gây hiện tượng viêm đau.
- Nhiễm trùng vùng khớp háng: Thường xảy ra sau khi bị chấn thương, phẫu thuật, nhiễm trùng da,… Nhiễm trùng gây viêm khớp háng có thể do một số tác nhân gây ra như lậu cầu, tụ cầu vàng, liên cầu, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phế cầu,…
- Do rối loạn tự miễn: Khi bệnh nhân mắc một số bệnh lý dị dạng nền như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,… Điều này làm hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô sụn, dây chằng, mô mềm bao quanh khớp háng khiến khớp háng đau nhức, sưng viêm.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ bị viêm khớp háng, đau khớp háng bên phải hoặc trái như bệnh thừa cân, công việc phải vận động nặng nhọc, di truyền từ bố mẹ,…
Triệu chứng bệnh viêm khớp háng
Trên thực tế, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà viêm khớp háng sẽ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Đối với viêm khớp háng do lão hóa và rối loạn tự miễn, dấu hiệu viêm khớp háng khởi phát chậm, rất khó nhận biết.
Ngược lại, nếu do chấn thương và nhiễm khuẩn gây nên thì bệnh viêm khớp háng phát sinh các triệu chứng đột ngột và dễ nhận biết hơn.
Tổng hợp một số triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm khớp háng như sau:
- Đau khớp háng bên phải hoặc trái: Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm khớp háng. Hiện tượng đau nhức biểu hiện rõ rệt nhất khi bệnh nhân đi lại, vận động. Mức độ đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động mạnh. Cơn đau có thể lan xuống vùng đùi và mông khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đi lại.
- Khớp háng sưng đỏ: Vùng da quanh khớp háng có hiện tượng sưng đỏ và nóng bất thường do ổ khớp gia tăng ma sát khi vận động hoặc do tác động cơ học mạnh.
- Căng cứng khớp háng: Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ngủ dậy và giảm dần khi được xoa bóp các khớp.
- Vận động khó khăn: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc mang vác nặng, cúi người, xoay người. Về lâu dài nếu không được khắc phục, bệnh còn ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường như ngồi xuống, đi lại,…
- Các triệu chứng khác: Nghe tiếng lạo xạo ở khớp háng khi cử động, tràn dịch khớp háng, đi lại khập khiễng,…
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp háng
Để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp, bệnh nhân cần được thực hiện chẩn đoán sàng lọc. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán như sau:
- Khám thực thể: Kiểm tra khả năng đi lại, di chuyển của khớp háng. Đồng thời quan sát, ấn hoặc sờ khớp háng để xác định mức độ đau, chức năng khớp và sức mạnh cơ bắp.
- Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang, CT, MRI, siêu âm khớp, chụp xạ hình xương giúp bác sĩ nhìn thấy chính xác cấu trúc, tình trạng xương và mức độ viêm của khớp háng.
- Xét nghiệm dịch khớp: Mục đích là để xác định nguyên nhân gây viêm khớp háng là do nhiễm trùng, rối loạn tự miễn hay chấn thương.
- Xét nghiệm máu: Xem xét tỉ lệ bạch cầu trung tính, tỉ lệ bạch cầu và tốc độ lắng máu để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Việc chẩn đoán sớm có thể hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị nhanh và hiệu quả hơn. Để biết được chính xác nguyên nhân và diễn tiến của bệnh, bệnh nhân nên tìm đến các có sở y tế uy tín để tiến hành các biện pháp chẩn đoán.
CLICK ĐỌC NGAY:
Phương pháp điều trị viêm khớp háng
Đối với nguyên nhân do nhiễm trùng, bệnh hoàn toàn có thể được khắc phục triệt để. Trong khi đó, bệnh do rối loạn tự miễn và thoái hóa thì không thể chữa trị dứt điểm mà chỉ tập trung kiểm soát, cải thiện triệu chứng và duy trì chức năng vận động.
Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở người lớn phụ thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng cụ thể của người bệnh. Theo đó, có một số phương pháp chữa trị bệnh nhân có thể tham khảo như sau:
Chữa viêm khớp háng bằng Tây y
Dựa vào nguyên nhân, độ tuổi, khả năng đáp ứng bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại thuốc đau xương khớp phù hợp. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn:
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm như Sulfasalazine, Methotrexate, Azathioprine, Leflunomide, Cyclosporine,… Các thuốc này được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp háng do rối loạn tự miễn.
- Thuốc kháng sinh như Oxicallin, Vancomycin, Nafcillin, Clindamycin, Teicoplanin, Gentamycin, Cefrazidim, Ciprofloxacin,… được chỉ định khi viêm khớp háng hình thành do nhiễm khuẩn.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm một số thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc giảm đau thần kinh, thuốc chống viêm không chứa nhân steroid,…
Chữa viêm khớp háng bằng thuốc Tây y là phương pháp cho tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, hậu quả mang lại là các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Đối với bệnh có diễn tiến phức tạp như viêm khớp háng, bệnh nhân cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thêm thuốc hoặc tự ý thêm bớt liều lượng trong đơn thuốc.
Chữa bệnh hiệu quả bằng Đông y
Chữa viêm khớp háng bằng Đông y tuy không phát huy tác dụng nhanh chóng như Tây y. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm là hạn chế được tác dụng phụ và dễ dàng hấp thu vào cơ thể bệnh nhân hơn.
Bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y như sau:
Bài thuốc số 1
- Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khu phong, hoạt lạc, lợi thấp, thư cân.
- Các vị thuốc: Ngũ gia bì, ngải diệp, bưởi bung, trinh nữ, cát căn cùng lượng 16g. Thêm 20g nam tục đoạn.
- Cách dùng: Sắc thuốc với nước cho đến khi cô đặc còn 2 chén. Dùng uống làm 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn, mỗi thang thuốc dùng hết trong một ngày.
Bài thuốc số 2
- Tác dụng: Chữa viêm khớp, đau nhức, yếu cơ, nhức gân cốt, tê bì, tê thấp,…
- Các vị thuốc: Bột hy thiêm 10g, bột xuyên khung 2g, bột thiên niên kiện 3g.
- Cách dùng: Trộn ba vị thuốc lại với nhau, thêm nước lọc khuấy đều rồi vo tròn thành viên dùng để uống. Uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 4 – 5 viên, cách bữa ăn 1 – 2 tiếng.
Bài thuốc số 3
- Tác dụng: Lợi gân cốt, khử phong thấp, giảm đau,…
- Các vị thuốc: Thổ phục linh 20g. Hy thiêm, cỏ nhọ nồi cùng lượng 16g. Ngải cứu, ngưu tất, thương nhĩ tử cùng lượng 12g.
- Cách dùng: Sắc thang thuốc với 300ml cho đến khi còn 200ml nước rồi chia làm 2 chén dùng để uống hết trong ngày.
Lưu ý, bệnh nhân không nên tự tìm mua các vị thuốc và tự sắc uống tại nhà. Thay vào đó, bệnh nhân nên đến các phòng khám Y học cổ truyền để được lương y thăm khám và bốc thuốc.
Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà
Mẹo dân gian chữa viêm khớp háng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quen thuộc để điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa và thể trạng bệnh của mỗi người.
Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách trị viêm khớp tại nhà như sau:
- Gừng: Sử dụng gừng đập dập cùng với muối rồi cho vào nước ấm dùng để ngâm và tắm.
- Đu đủ chín và mễ nhân tươi: Nấu chung với nước cho đến khi cô đặc, dùng để ăn khi còn ấm.
- Lá trầu không: Đun cùng với ít muối dùng để tắm 2-3 lần mỗi tuần để khắc phục tình trạng sưng ngoài da do viêm.
- Ngải cứu: Kết hợp với muối hột cho vào chảo rang nóng rồi bọc vào khăn, dùng để đắp lên vùng khớp háng bị đau.
- Lá lốt: Sắc lá lốt khô lấy nước uống trong khoảng 10 ngày.
Lời khuyên dành cho người bị viêm khớp háng
Viêm khớp háng là căn bệnh rất khó kiểm soát và điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Do đó, trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề để kiểm soát tốt tình trạng bệnh như sau:
- Chế độ dinh dưỡng tốt cho khớp: Nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp, bao gồm các thực phẩm chứa nhiều canxi, omega 3, collagen,…
- Hạn chế thực phẩm không tốt cho khớp háng: Bệnh nhân cần tạo danh sách các thực phẩm viêm khớp háng kiêng ăn gì, ví dụ như: Đồ ngọt, đường đỏ, đồ ăn lên men, thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên rán,…
- Không vận động mạnh: Khi khớp háng bị tổn thương, bệnh nhân hạn chế làm việc nặng, vận động mạnh như chạy nhanh, mang vác nặng, leo núi,…
- Tập luyện thể thao ở mức độ vừa phải để duy trì sức khỏe: Bệnh nhân bị viêm khớp háng có thể tập luyện các bài tập nhẹ nhàng tại nhà như đi bộ 30 phút mỗi ngày, tập yoga, tập dưỡng sinh,… để tăng cường sức khỏe xương khớp và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Tóm lại, viêm khớp háng có chữa khỏi hoàn toàn hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, phác đồ điều trị cũng như khả năng tự kiểm soát bệnh của bản thân. Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của khớp háng, bệnh nhân nên được thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.
NỘI DUNG HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!