Viêm khớp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Tận Gốc

4.8/5 - (6 bình chọn)

Viêm khớp là tình trạng chỉ các vấn đề bất thường ở xương khớp làm suy giảm các chức năng hệ vận động và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào không phân biệt độ tuổi. Do đó, mỗi người cần phải tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về bệnh để phòng ngừa và điều trị sớm trước khi xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp là gì? Phân loại và đối tượng có nguy cơ bệnh

Viêm khớp là một thuật ngữ chỉ các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp xương, các mô bao quanh khớp và những mô liên kết khớp khác. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm.

Triệu chứng bệnh viêm khớp và các dấu hiệu nhận biết thường không giống nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và giai đoạn bệnh lý của người bệnh. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất thường gặp ở người lớn tuổi (khoảng trên 65 tuổi) và tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp ở nữ giới thường cao hơn nam giới.

Tuy nhiên, do nhiều tác động từ cuộc sống, bệnh viêm khớp đang có xu hướng trẻ hóa đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Theo thống kê Dữ liệu toàn cầu về bệnh, có đến 8/100.000 người mắc viêm khớp nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34 tuổi.

Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm
Viêm khớp là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm

Phân loại bệnh thường gặp

Có hơn 100 dạng viêm khớp với những nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên dưới đây là những dạng viêm khớp phổ biến nhất người bệnh hay mắc phải:

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp (OA) là dạng viêm khớp phổ biến nhất, vị trí tổn thương nằm ở phần sụn hoặc khớp sụn. Bệnh này thường xuất hiện ở đối tượng trên 40 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ hoặc những người có tiền sử trong gia đình mắc bệnh viêm xương khớp.

Tuy nhiên, viêm xương khớp vẫn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nếu trong quá trình vận động làm việc có chấn thương hoặc các bệnh lý về khớp khác như viêm khớp dạng thấp hoặc gout.

Viêm xương khớp thời gian bắt đầu thường gây ảnh hưởng đến lớp sụn của khớp. Bệnh nhân cảm thấy khó khăn mỗi khi di chuyển đi lại, dần dần khi bệnh trở nặng hơn, người bệnh cảm thấy đau nhức và có hiện tượng cứng khớp.

Khi lớp sụn bắt đầu mỏng và trở nên thô ráp hơn, các dây chằng và gân phải hoạt động nhiều hơn làm xuất hiện tình trạng sưng tấy ở vị trí tổn thương, các gai xương bắt đầu hình thành.

Hơn nữa, khi sụn bị mất đi làm các gai xương phải cọ xát vào nhau gây biến dạng khớp, đảo lộn vị trí của xương.

Bệnh viêm xương khớp thường xuất hiện ở các vị trí như tay, cột sống, đầu gối, hông.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 40 – 50 tuổi, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với đàn ông.

Khi bị viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị thay đổi, tấn công vào các khớp gây sưng đau. Màng hoạt dịch là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng.

Dần dần, các thành phần khác xung quanh khớp bị ảnh hưởng, gây sưng tấy và biến dạng khớp. Khi bệnh ở giai đoạn nặng hơn, xương và sụn có thể bị phá hủy.

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nhiều khả năng phát triển thành các vấn đề bệnh lý liên quan đến mô và cơ quan khác trong cơ thể.

Các dạng viêm khớp khác

  • Viêm cột sống dính khớp: Đây là dạng viêm khớp có hiện tượng các xương nhỏ trong cột sống bị dính chồng lên nhau (hợp nhất thành một). Từ đó cột sống của người bệnh trở nên kém linh hoạt hơn và có thể dẫn đến tư thế gập người phía trước do cột sống bị rút ngắn lại. Những vấn đề khác người bệnh có thể gặp như sưng gân, mắt, sưng các khớp lớn.
  • Thoái hóa cột sống cổ: ảnh hưởng đến các khớp và xương ở phần cổ, gây đau nhức và cứng khớp. 
  • Đau cơ xơ hóa: gây đau ở các cơ, dây chằng và gân ở cơ thể.
  • Lupus ban đỏ: Đây là tình trạng rối loạn tự miễn và gây ra nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Bệnh gout: Là dạng viêm khớp xảy ra do hàm lượng axit uric trong máu quá cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Gout có thể xảy ra ở bất cứ ai, gây các cơn đau đột ngột, dữ dội kèm hiện tượng sưng đỏ và nóng ở khớp.
  • Viêm khớp vảy nến: Khi người bệnh phát hiện ra các mảng da đã bị đỏ ửng lên, lởm chởm vảy màu trắng kèm theo cảm giác cứng khớp và đau nhức. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những đối tượng đã bị vảy nến trước đó, tuy nhiên một số trường hợp người bệnh phát sinh viêm khớp trước sau đó mới xuất hiện bệnh vảy nến
  • Viêm khớp tự phát thiếu niên: Đúng với tên gọi, người mắc bệnh này thường là những trẻ em dưới 16 tuổi và nguyên nhân gây ra bệnh vẫn chưa được xác định. Nếu phát hiện sớm bệnh có thể điều trị khỏi trong vài tháng nhưng cũng có thể theo trẻ đến khi trưởng thành, thậm chí đến hết cuộc đời. Ngoài xuất hiện các hiện tượng ngoài da, bệnh còn gây những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động ở trẻ.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Từ các vết thương hở trên cơ thể, các virus và vi khuẩn có thể đi qua đường máu và xâm nhập vào khớp gây viêm nhiễm. Tốc độ bệnh tiến chuyển nhanh, mức độ phá hủy sụn và xương dưới sụn cao.
  • Viêm khớp ngón tay cái: Viêm khớp ngón tay cái gây ra các cơn đau dữ dội và làm sưng giảm sức mạnh, chuyển động của các ngón tay, từ đó gây khó khăn khi thực hiện các vận động hàng ngày. Bệnh thường xảy ra bởi nguyên nhân lão hóa, trường hợp nghiêm trọng hơn người bệnh có thể phái thực hiện phẫu thuật để điều trị.
  • Bệnh lý đường ruột có viêm khớp: Đây là dạng viêm khớp mãn tính đi kèm với viêm đường ruột (IBD) như viêm loét đại tràng hay Crohn. Những khu vực thường bị ảnh hưởng đó là các khớp ngoại biên hay cột sống. 
  • Viêm khớp phản ứng: Viêm ở khớp, mắt và niệu đạo, xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng đường ruột , họng, đường sinh dục.
  • Viêm khớp thứ phát: Là một dạng viêm khớp hình thành sau chấn thương khớp.

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh

  • Độ tuổi: Đối tượng từ 40 – 60 tuổi, một số ít là trẻ em
  • Giới tính: phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới
  •  Nghề nghiệp: người thường hay làm các công việc lao động nặng, ngồi lâu một tư thế, vận động sai cách.
  • Chấn thương: các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính tại thời điểm đó hoặc sau này.
  • Thừa cân, béo phì: tình trạng thừa cân gây sức ép đến các khớp đẩy quá trình viêm có sẵn nhanh hơn.
  • Rối loạn trao đổi chất ảnh hưởng đến nuôi dưỡng các thành phần của khớp. CÁc bệnh lý liên quan đến hệ thống miễn dịch và rối loạn di truyền.

Triệu chứng viêm khớp đặc trưng và biến chứng

Tất cả các triệu chứng bệnh viêm khớp và cách xuất hiện triệu chứng đều rất khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và dạng bệnh viêm khớp.

Những triệu chứng có thể phát triển dần dần hoặc cũng có thể đột ngột. Do đây là bệnh mãn tính nên các dấu hiệu nhiều khả năng xuất hiện rồi biến mất, một thời gian sau lại tái phát, kéo dài một thời gian.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp
Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm khớp

Dưới đây là những dấu hiệu viêm khớp người bệnh hay gặp phải nhất, nếu mắc 4 trong số các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Đau khớp: các cơn đau do bệnh viêm khớp có thể kéo dài âm ỉ hoặc xuất hiện thành từng đợt. Người bệnh đôi lúc chỉ thấy đau tại một điểm hay một khu vực nhưng có trường hợp ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Sưng: Triệu chứng này xuất hiện ở một số dạng viêm khớp, vùng da bên ngoài khớp bị viêm sưng, đỏ, nóng rát mỗi khi chạm vào.
  • Cứng khớp: Cứng khớp là một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp. Thông thường, triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hay khi làm việc, lái xe ngồi một tư thế trong thời gian dài. Một số trường hợp bệnh nhân bị cứng khớp sau khi tập thể dục, khi cử động khớp trở nên khó khăn hơn.
  • Khả năng vận động giảm sút: Nếu người bệnh di chuyển hoặc đứng dậy khỏi ghế khó khăn đau đớn thù đây có thể là dấu hiệu của viêm khớp hoặc một vấn đề khác. 
  • Mòn khớp: Khi sụn khớp bị mòn đi, các lớp lót mịn bao phủ khớp dần bị biến mất. Khớp di chuyển không còn trơn tru và cảm nhận rõ nhất là âm thanh lạo xạo mỗi khi chuyển động.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng viêm đau khớp kèm theo đó là: phát ban, ngứa, khó thở, gầy xanh xao, sụt cân,… đây là triệu chứng bệnh liên quan đến viêm khớp.

Các dấu hiệu của bệnh viêm khớp có thể biểu hiện đồng thời hoặc chốc lát. Chính vì lẽ đó mà nhiều người bệnh đã bỏ qua giai đoạn vàng để chữa viêm khớp mà vẫn còn lăn tăn câu hỏi bản thân có bị viêm khớp hay không. Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể cướp đi khả năng đi lại và vận động của người bệnh.

Bên cạnh sinh hoạt và công việc của người bệnh không thể thực hiện một cách trơn tru, người bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể khiến các khớp xương bị phá hủy, chân tay co rút, cột sống bị biến dạng nghiêm trọng.

Các nguyên nhân gây viêm khớp phổ biến

Mỗi dạng viêm khớp đều liên quan đến có yếu tố gây bệnh khác nhau và gần như người bệnh không thể kiểm soát được. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm khớp:

Nguyên nhân ngoài khớp

Đây là nguyên nhân thường gặp do các rối loạn chuyển hóa làm tăng lượng acid uric trong máu bất thường (nguyên nhân gây bệnh gout), hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp (nguyên nhân bệnh viêm khớp dạng thấp), từ đó làm ảnh hưởng tới hoạt động và cấu trúc của khớp, gây ra bệnh viêm khớp.

Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp
Các nguyên nhân chính gây bệnh viêm khớp

Nguyên nhân tại khớp

Thường gặp như viêm sụn, bào mòn sụn khớp, thoái hóa, nhiễm khuẩn tại khớp và chấn thương khớp.

  • Chấn thương: Người bị chấn thương khi chơi thể thao, làm việc ngoài trời hoặc tai nạn giao thông đều có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngay tại vị trí bị tổn thương dù vết thương đã được chữa lành.
  • Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, vi rút từ bộ phận nào đó bị tổn thương trong cơ thể có thể theo vào máu, xâm nhập vào các khớp gây sưng tấy và viêm nhiễm.
  • Rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch: Hệ thống miễn dịch tự sinh ra kháng thể chống lại một số cơ quan và bộ phận trong cơ thể khiến những vị trí bị tổn thương. 
  • Chuyển hóa bất thường gây bệnh gout hoặc gout giả
  • Di truyền: Một số bệnh viêm khớp là do di truyền, nếu người thân mắc bệnh lý này thì nguy cơ cao người bệnh sẽ mắc bệnh lý tương tự. 
  • Nhiễm trùng: nguyên nhân viêm khớp Lyme.

Các nguyên nhân khác

  • Tuổi tác, giới tính: Bệnh viêm khớp nói chung có xu hướng gia tăng theo tuổi tác, người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ cao hơn nam giới còn tỷ lệ mắc bệnh gout ở nam giới lại cao hơn phụ nữ. 
  • Thừa cân – béo phì: Thừa cân là khi trọng lượng cơ thể vượt ngưỡng cho phép (thường chỉ số BMI vượt quá 18.5 – 24.9) gây áp lực lên các khớp, đặc biệt là các bộ phận chịu trách nhiệm chống đỡ cho cơ thể như đầu gối, hông và cột sống. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến các khớp xương bị đau nhức, thoái hóa và làm biến dạng 
  • Tính chất công việc: Người thường xuyên làm việc nặng, ngồi liên tục tại một chỗ hoặc sử dụng máy tính liên tục có nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn những người khác.
  • Chế độ ăn uống: Sử dụng quá nhiều các thực phẩm có nguồn gốc động vật và khẩu phần ăn nhiều đường có thể làm tăng phản ứng viêm khiến bệnh viêm khớp trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong hải sản, rượu vang đỏ thịt có hàm lượng purin cao khiến cơn gout bùng phát.
  • Thói quen vận động và sinh hoạt: Lười vận động hoặc vận động quá sức đều không tốt cho sức khỏe xương khớp: Người bệnh sử dụng thường xuyên rượu bia có thể là yếu tố ngầm hủy hoại tế bào sụn, xương dưới sụn, bào mòn khớp xương gây đau nhức, chấn thương khớp, suy giảm chức năng vận động.

Do đó, người bệnh cần phải xác định nguyên nhân gây bệnh khớp của mình là gì thì mới có thể tìm ra giải pháp cụ thể. Cách tốt nhất để tìm ra được nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhanh và chính xác nhất là đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bằng các máy móc, công nghệ hiện đại.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại giúp các bác sĩ dễ dàng xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm khớp qua một số bước đơn giản để có hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán được mức độ bệnh viêm khớp đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Chẩn đoán lâm sàng

  • Khám bệnh: Các bác sĩ ban đầu sẽ thăm khám và hỏi một số triệu chứng cơ năng, tiền sử bệnh và thực hiện khám xác định sự biến dạng của khớp, xác định tràn dịch của khớp.
  • Kiểm tra thể chất: Bác sĩ chuyên khoa dùng các dụng cụ chuyên biệt kiểm tra phản xạ và khả năng vận động của khớp xương. Sau đó quan sát độ dẻo dai, sự linh hoạt và sức bền của khớp khi bệnh nhân vận động từ đó bước đầu xác minh được nguyên nhân bệnh viêm khớp của từng bệnh nhân.
Chụp X - quang chẩn đoán viêm khớp
Chụp X – quang chẩn đoán viêm khớp

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để biết rõ hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân.

  • Xét nghiệm máu: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ lắng máu, đánh giá số lượng và chất lượng hồng cầu để giúp bác sĩ biết được mức độ viêm nhiễm đang xảy ra bên trong cơ thể người bệnh. Nếu số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu và tiểu cầu tăng cao thì đồng nghĩa với việc bộ phận nào đó đã bị viêm nhiễm, trong đó có khớp xương. 
  • Chẩn đoán qua chụp X -quang, MRI và CT scan: Các xét nghiệm này được áp dụng hiệu quả trong phát hiện và điều trị nhiều bệnh lý khác liên quan đến xương khớp. Thông qua hình ảnh chụp chi tiết cấu trúc và hình dạng bên trong khớp, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra các tổn thương xương khớp đang gặp phải, vị trí và nguyên nhân khiến người bệnh bị đau nhức, sưng tấy.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ sử dụng thiết bị siêu nhỏ ở đầu gắn camera mini đưa vào vị trí khớp bị đau nhức và tiến hành thăm dò các yếu tố nội sinh. Hình ảnh thu được về dây chằng, bề mặt sụn khớp, bao hoạt dịch hiện trên màn hình. Từ đây các bác sĩ nhận biết được tình trạng đau nhức, sưng viêm khớp.
  • Sinh thiết dịch khớp: Lấy dịch tiết trong khớp để xét nghiệm giúp các bác sĩ chẩn đoán được bệnh lý về khớp chính xác hơn dựa vào độ nhờn dịch khớp, sự biến đổi màu sắc dịch khớp phát hiện ra bệnh. Nếu dịch khớp có màu đục, độ nhớt thấp có nghĩa là phần khớp người bệnh đang bị tổn thương và cần điều trị sớm.
  • Chụp xạ hình xương: Phương pháp cho biết được sự thay đổi về hình dạng của xương, phát hiện được các rối loạn về chuyển hóa. Ngoài phát hiện bệnh viêm khớp, xét nghiệm này cũng giúp sớm phát hiện các trường hợp ung thư và u xương khớp.
  • Các xét nghiệm khác về miễn dịch như định lượng yếu tố dạng thấp (RH), anti CCP,…

Phương pháp điều trị viêm khớp hiệu quả

Viêm khớp được coi là bệnh mãn tính ngoại trừ bệnh do nhiễm khuẩn gây ra, do đó việc điều trị dứt điểm càng khó khăn hơn. Có rất nhiều các nguyên nhân gây bệnh viêm khớp nhưng hầu như các phương pháp điều trị hiện nay chú trọng vào việc giảm đau, giúp xương khớp hoạt động bình thường trở lại, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng về khớp.

Tuy nhiên dưới đây là một số phương pháp phổ biến thường được sử dụng: 

Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc Tây)

Điều trị nội khoa được áp dụng cho hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm khớp, có thể chỉ điều trị nội khoa bằng thuốc Tây đơn thuần hoặc sử dụng kết hợp với phẫu thuật. Tuy nhiên cách đơn giản nhất và nhanh nhất đó là sử dụng thuốc.

Thuốc Tây điều trị viêm khớp thường có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ viêm của người bệnh. Những loại thuốc này cần được kê và sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ mới phát huy hiệu quả. 

Thuốc Tây điều trị viêm khớp là cách đơn giản và nhanh nhất
Thuốc Tây điều trị viêm khớp là cách đơn giản và nhanh nhất

Các nhóm thuốc điều trị viêm khớp thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau chỉ xoa dịu các cơn đau của người bệnh và không có hiệu lực với viêm. Thuốc giảm đau thường được sử dụng như acetaminophen, tramadol, hydrocodone hay paracetamol.
  • Thuốc kích thích: Các loại kem và thuốc mỡ có chứa hoạt chất đó là tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin có tác dụng làm nóng tốt. Các chế phẩm này cọ xát trên da và có thể gây trở ngại cho việc truyền tín hiệu đau nhức từ khớp tới não bộ.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): Thuốc có tác dụng giảm đau và viêm bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen. Tuy nhiên, các thuốc kháng viêm loại này có thể làm gây kích ứng dạ dày, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc kháng viêm không steroid  dạng kem hay gel có thể cọ xát vào vùng khớp.
  • Thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs): Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, làm chậm và khống chế sự tấn công khớp của hệ miễn dịch. Một số thuốc ức chế miễn dịch tốt như methotrexate và hydroxychloroquine.
  • Corticosteroid có tác dụng làm giảm viêm, ức chế hệ miễn dịch đáng kể, bao gồm prednisone và cortisone. Loại thuốc này có thể được dùng qua đường miệng hoặc tiêm trực tiếp vào vị trí khớp đau.
  • Bổ sinh học: Thường được sử dụng cùng với thuốc ức chế miễn dịch DMARDs, có tác dụng ứng phó với các biến đổi gen. Ví dụ: TNF blockers, etanercept và infliximab.  

Đông y trị bệnh viêm khớp

Nếu Tây y có nhiệm vụ điều trị các đợt bệnh bùng phát thì với thuốc Đông y giúp duy trì đực giai đoạn ổn định của bệnh lâu hơn.

Trong Đông y có nhiều bài thuốc hiệu quả chữa bệnh viêm khớp, dưới đây là hai bài thuốc hiệu quả:

Bài thuốc độc hoạt ký sinh gia vị

Bài thuốc áp dụng cho người bệnh mắc thể phong thấp tý, có thể cảm thấy nặng nề, đau nhiều hơn ở phần thân dưới, đau cố định tại một điểm và có hiện tượng sưng tấy.

Công dụng: Chỉ tý thống, ích can thận, bổ khí huyết, trị phong hàn thấp tý, đau mỏi khớp

Nguyên liệu:

  • Đại táo: 3 quả
  • Cam thảo: 6 gram
  • Quế chi: 14 gram
  • Phòng phong: 8 gram
  • Tần giao: 10 gram
  • Tế tân: 6 gram
  • Độc hoạt: 8 gram
  • Phục linh: 14 gram
  • Nhân sâm: 12 gram
  • Xích thược: 14 gram
  • Xuyên khung:14 gram
  • Đương quy: 14 gram
  • Sinh địa: 20  gram

Cách thực hiện: Người bệnh hàng ngày sắc uống 1 thang, chia thuốc làm 2 lần uống

Trong Đông y có nhiều bài thuốc hiệu quả chữa bệnh viêm khớp
Trong Đông y có nhiều bài thuốc hiệu quả chữa bệnh viêm khớp

Bài thuốc quyên tý thang gia vị

Bài thuốc phù hợp với người bệnh có triệu chứng đau cứng khớp vào buổi sáng.

Công dụng: Giải nhiệt, trừ thấp, hoạt huyết, khu phong, tán hàn,…

Nguyên liệu:

  • Đại táo: 3 quả
  • Cam thảo: 6 gram
  • Trần bì: 12 gram
  • Khương hoạt: 10 gram
  • Quế chi: 12 gram
  • Khương hoàng: 12 gram
  • Phòng phong: 10 gram
  • Hoàng kỳ: 14 gram
  • Xích thược: 14 gram
  • Xuyên khung:14 gram
  • Đương quy: 14 gram

Cách thực hiện: người bệnh sắc thuốc 1 thang/ngày, chia thuốc làm 2 lần uống.

Điều trị ngoại khoa (Phẫu thuật)

Phẫu thuật là biện pháp sử dụng khi người bệnh thực hiện các biện pháp trên hầu như không có chuyển biến.

Phẫu thuật chữa viêm khớp
Phẫu thuật chữa viêm khớp

Các trường hợp chỉ định phẫu thuật gồm:

  • Khớp không hoạt động được
  • Cơn đau kéo dài trong một thời gian dài và thường xuyên hơn
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ

Phương pháp phẫu thuật: 

  • Loại bỏ màng dịch: Các nang lót hay gọi là màng hoạt dịch bị sưng tấy lên đặc biệt là ở các cổ tay, ngón tay. Loại bỏ màng hoạt dịch có thể làm chậm suy khớp.
  • Phẫu thuật thay thế khớp: Loại bỏ các khớp hư hỏng và thay thế chúng bằng khớp nhân tạo, chỉ yếu là thay khớp hông và đầu gối.
  • Hợp nhất khớp: Phương pháp này chủ yếu thực hiện với các khớp nhỏ hơn như khớp cổ tay, mắt cá chân, ngón tay, ngón chân. Bác sĩ thực hiện loại bỏ hai đầu xương trong ổ khớp và kết nối chúng với nhau cho đến khi thành một xương khớp cứng hoàn chỉnh.

Điều trị viêm khớp bằng vật lý trị liệu – phục hồi chức năng

Bệnh ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động do đó tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể mang lại hiệu quả hơn đối với một số loại bệnh xương khớp.

Vật lý trị liệu sử dụng các tác động trực tiếp từ bên ngoài lên các khớp, chủ yếu là khớp vai, cổ tay, cổ chân, khớp gối, khớp háng bằng các dụng cụ y tế chuyên dụng.

Phương pháp này giúp bệnh nhân giảm co thắt cơ, giảm đau nhức và tăng cường khả năng vận động khớp, ngăn ngừa biến dạng khớp. 

Các bài tập vận động giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp thường được các bác sĩ vật lý trị liệu trực tiếp hướng dẫn (độ khó của bài tập phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân).

Châm cứu, điện chích thần kinh qua da

  • Châm cứu: Liệu pháp sử dụng kim châm vào da giúp giảm đau, trong đó có các cơn đau do bệnh viêm khớp gây ra.
  • Điện chích thần kinh qua da: Sử dụng thiết bị nhỏ tạo xung điện gây kích thích dây thần kinh khu đau của khớp. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây trở ngại cho việc truyền tín hiệu đau lên não bộ bệnh nhân.

Lưu ý quan trọng trong điều trị viêm khớp và cách phòng tránh

Để đạt hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh viêm khớp, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến diễn biến của bệnh để có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là những lưu ý người bệnh cần ghi nhớ để phòng tránh viêm khớp:

  • Giảm cân giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh, làm giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cũng như các triệu chứng bệnh. Thừa cân còn làm tăng sức ép lên khớp  gối, khớp hông,…
  • Thường xuyên thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh để giúp giảm đau nhức. Chườm nóng có tác dụng giảm sưng, chườm lạnh làm tê vùng tổn thương.
  • Duy trì chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng, tránh sử dụng các thức ăn giàu purine. Một chế độ ăn uống lành mạnh, thực đơn nhiều chất chống oxy hóa, sử dụng các loại trái cây tươi, rau, có, các loại hạt và thảo dược sẽ giúp giảm viêm hiệu quả.
  • Vận động đúng tư thế: Người bệnh cần tránh các hoạt động nặng hàng ngày như khiêng vật nặng, chạy bộ, đi lại không đúng tư thế gây nén và xé ổ khớp, làm căng khớp.
  • Không ngồi quá lâu tại một chỗ hoặc chỉ ngồi một tư thế trong nhiều giờ.
  • Nên sử dụng nho đen và các loại thực phẩm chứa acid béo trong cá hồi, dầu oliu, hạt dinh dưỡng làm giảm chỉ số acid uric trong máu, giúp giảm viêm.
  • Chọn lựa các bài tập thể dục nhẹ nhàng, giảm áp lực lên khớp. Tuy nhiên cần lựa chọn môn thể thao vừa sức. Một số động tác người bệnh hoàn toàn có thể làm được tại nhà như: nghiêng đầu, xoay cổ giúp giảm đau cổ; uốn cong nhẹ đầu ngón tay, xoay khớp cổ chân cổ tay; duỗi và nâng chân lên cao,…
  • Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn và phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, người bệnh không được tự ý thay đổi thuốc hoặc dừng bất chợt khiến bệnh có khả năng tái phát lại thậm chí gây nguy hiểm hơn.
  • Trong quá trình điều trị nếu có hiện tượng bất thường xảy ra cần liên hệ ngay với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
  • Thường xuyên khám định kỳ kiểm tra sức khỏe để theo dõi được tình trạng bệnh, mức độ diễn biến của bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viêm khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh có thể phòng chống và giảm thiểu tình trạng bệnh một cách tối đa. Hy vọng những thông tin trên về bệnh viêm khớp có thể giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị phù hợp giúp hỗ trợ trong quá trình khám chữa bệnh của các bệnh nhân.

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Đau khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nên có phần...
Top 15+ cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam hiệu quả nhất

Top 15 Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Nhất

Cách chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam đang rất phổ biến hiện nay. Vậy phương pháp này có ưu...
Bệnh viêm khớp mãn tính là gì? Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Bệnh viêm khớp mãn tính là gì? Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp mãn tính là bệnh thường gặp do các mô sụn, xương dưới sụn và các mô bao xung...
viêm khớp tay

Viêm Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị An Toàn

Viêm khớp tay là bệnh lý phổ biến mà mọi đối tượng từ trẻ tuổi đến trung niên và người...
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp dạng thấp

8 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top