Bệnh viêm khớp mãn tính là gì? Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả

4.9/5 - (10 bình chọn)

Viêm khớp mãn tính là bệnh thường gặp do các mô sụn, xương dưới sụn và các mô bao xung quanh khớp bị tổn thương trong thời gian dài. Bệnh mang đến cảm giác đau đớn, khó chịu cho người mắc phải và hầu như không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát dấu hiệu bệnh, phục hồi chức năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bệnh viêm khớp mãn tính là gì?

Viêm khớp mãn tính là tình trạng các mô sụn, xương dưới sụn và các mô bao xung quanh khớp bị tổn thương kéo dài. Những biểu hiện bất thường này xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, có tính chất dai dẳng và hầu như không thể điều trị hoàn toàn.

Đây là tình trạng bệnh ngược lại so với các bệnh viêm khớp cấp tính (viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng,…) phát sinh đột ngột nhưng đáp ứng tốt với điều trị và có thể chữa trị dứt điểm.

Bệnh viêm khớp mãn tính có nhiều dạng khác nhau
Bệnh viêm khớp mãn tính có nhiều dạng khác nhau

Hiện nay, các loại viêm khớp mãn tính thường gặp gồm có:

  • Thoái hóa khớp: Đây là dạng bệnh viêm khớp mãn tính phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Tổn thương điển hình của bệnh lý này là xơ hóa, làm thay đổi hoặc bào mòn mô sụn.
  • Viêm khớp dạng thấp: Là tình trạng viêm mãn tính ở khớp xảy ra do rối loạn hệ miễn dịch tạo nên kháng thể tấn công vào các cơ quan khỏe mạnh như màng bao hoạt dịch, sụn, mô bao quanh khớp. Bệnh thường gây tổn thương có tính đối xứng, thường xuất hiện ở các khớp ngón tay, đầu gối, cổ tay, chân. Ngoài triệu chứng đau nhức, viêm khớp dạng thấp còn khiến người bệnh chán ăn, sốt, lạnh.
  • Gout: Đây là bệnh viêm khớp chuyển khóa xảy ra do có sự rối loạn trong khi cơ thể sản xuất và đào thải axit uric. Từ đó làm làm muối urat tồn ứ lại trong ổ khớp (chủ yếu là khớp ngón chân cái) gây sưng đỏ và đau dữ dội.
  • Viêm khớp vảy nến: Đây là một thể đặc biệt của bệnh vảy nến hình thành do hệ miễn dịch có sự rối loạn, tấn công vào mô sụn. Người mắc bệnh lý này sẽ có cả dấu hiệu của bệnh vảy nến và bệnh viêm khớp. Những tình trạng này đều dễ phát triển thành dạng mãn tính, dễ tái phát và không thể điều trị hoàn toàn.
    Ngoài những bệnh lý trên, viêm đau khớp mãn tính còn xảy ra ở nhiều dạng tổn thương khớp khác, nhưng hiếm gặp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm khớp mãn tính, tùy thuộc vào loại khớp viêm. Tuy nhiên yếu tố phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là ảnh hưởng của quá trình thoái hóa, rối loạn tự miễn và rối loạn chuyển hóa cụ thể như sau:

  • Thoái hóa: Thoái hóa là quá trình tất yếu xảy ra khi tuổi tác tăng lên. Quá trình này làm suy giảm chức năng vận động, gây hiện tượng viêm. Đây cũng chính là lý do hầu hết người cao tuổi đều có biểu hiện của viêm khớp mãn tính.
  • Rối loạn miễn dịch: Rối loạn miễn dịch là nguyên nhân gây ra các vấn đề như viêm khớp vảy nến hay viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mãn tính thiếu niên. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định lý do gây rối loạn hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nghiên cứu di truyền cho thấy mối liên hệ giữa rối loạn hệ miễn dịch và một số bất thường về gen.
  • Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa có thể gây nên bệnh gout – một thể bệnh của viêm khớp mãn tính. Tình trạng này xảy ra do tổn thương ở thận, chế độ ăn uống, bất thường về gen, dùng thuốc lợi tiểu… Nó làm xáo trộn khả năng đào thải axit uric, làm tăng axit uric máu và gây lắng đọng tinh thể muối urat tại khớp.

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp, những yếu tố như tuổi tác, cân nặng, vận động thể chất, dinh dưỡng và thói quen sống… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm khớp mãn tính.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Triệu chứng của bệnh viêm khớp mãn tính khá đa dạng và thường thay đổi tùy thuộc mức độ tổn thương hoặc vị trí khớp như:

  • Đau nhức ở khớp: Triệu chứng này thường gặp ở hầu hết các bệnh viêm khớp mãn tính. Tuy nhiên mức độ các cơn đau còn tùy thuộc bản thân mỗi người, từ âm âm ỉ cho đến dữ dội, đột ngột hoặc khởi phát từ từ và có tính chất cơ học (đau nhiều khi đi lại, vận động và giảm nhẹ khi nghỉ ngơi).
  • Cứng tê khớp: Tổn thương xuất hiện khiến cấu trúc khớp mất cân bằng và gây ra hiện tượng tê cứng. Người bệnh thường cảm nhận rõ nhất tê cứng khớp thường xảy ra sau khi ngủ dậy hoặc khi không vận động trong thời gian dài.
  • Khớp sưng đỏ: Tình trạng sưng đỏ và nóng ran thường xuất hiện xung quanh vùng da bao ổ khớp ở bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến, gout và viêm khớp dạng. Một số người mắc viêm khớp mãn tính do thoái hóa khớp cũng rơi vào tình trạng này do đầu xương ma sát mạnh khi vận động sẽ gây kích thích phản ứng viêm của các mô mềm bao xung quanh.
  • Vận động hạn chế: Đây là dấu hiệu phổ biến ở hầu hết các dạng viêm khớp mãn tính. Trong đó, mới đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức nhẹ và khó khăn khi thực hiện các hoạt động phức tạp. Tuy nhiên nếu không điều trị, ổ khớp có thể bị tổn thương nặng khiến việc vận động sẽ khó khăn hơn, thậm chí có thể mất khả năng tạm thời.
Khớp sưng đỏ là dấu hiệu phổ biến
Khớp sưng đỏ là dấu hiệu phổ biến

Ngoài những triệu chứng phổ biến trên, một số bệnh viêm khớp mãn tính còn gây tổn thương da và gây ra những phát sinh thứ phát như sốt, lạnh người, uể oải, chán ăn..

Mắc bệnh viêm khớp mãn tính có nguy hiểm không?

Có thể nói mức độ nguy hiểm của bệnh viêm khớp mạn tính phụ thuộc vào loại bệnh viêm khớp. Trong đó, thoái hóa khớp được đánh giá là tình trạng ít đe dọa đến sức khỏe nhất, tiến triển chậm và thường chỉ biểu hiện nhiều khi thay đổi thời tiết hoặc vận động mạnh.

Ngược lại viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout và các thể bệnh do rối loạn chuyển hóa khác thường diễn biến nhanh và phức tạp hơn, thường gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng của viêm khớp mãn tính thường gặp gồm có:

  • Người bệnh bị biến dạng khớp, tàn phế.
  • Ảnh hưởng đến thận gây hình thành sỏi thận, suy thận.
  • Người bệnh có nhiều nguy cơ mắc bệnh loãng xương.
  • Tổn thương tim, phổi, đường ruột hay biến chứng lên mắt.

Cách chẩn đoán bệnh

Viêm khớp mãn tính có nhiều thể bệnh và có sự khác biệt rõ rệt. Chính vì vậy, để chẩn đoán chính xác thể bệnh gây viêm khớp mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành tìm hiểu tiền sử các bệnh liên quan, quan sát, tìm hiểu các triệu chứng bệnh. Sau đó, người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng, tiến hành một số xét nghiệm như sau:

  • Chẩn đoán hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như X-Quang, siêu âm, CT và MRI sẽ được tiến hành. Từ hình ảnh thu được, bác sĩ có thể quan sát và xác định các dấu hiệu bất thường ở ổ khớp cũng như tình trạng của mô sụn, cấu trúc khớp, màng bao hoạt dịch,…
  • Xét nghiệm sinh hóa: Đây là bước giúp bác sĩ đánh giá tốc độ lắng máu, số lượng bạch cầu, kháng thể,… Từ đó phân biệt và xác định chính xác tình trạng thoái hóa khớp và các bệnh viêm khớp do tự miễn hay do rối loạn chuyển khóa. Ngoài ra, thông qua xét nghiệm này, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán được một số bệnh như gout và các loại viêm khớp do rối loạn tự miễn.
  • Một số xét nghiệm khác: Trong một vài trường hợp, bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác như kiểm tra chức năng gan, thận hoặc chọc hút dịch ở khớp.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp dạng mãn tính hiệu quả

Viêm khớp mãn tính là bệnh diễn tiến dai dẳng, hầu hết các bệnh viêm khớp mãn tính đều không thể điều trị hoàn toàn. Mục tiêu chính của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và làm viêm khớp mãn tính tiến triển chậm. Đồng thời giúp phục hồi chức năng của hệ xương, giải tỏa những khó chịu và nâng cao cuộc sống của bệnh nhân. Hãy cùng tham khảo một số phương pháp điều trị viêm khớp mãn tính phổ biến cụ thể sau đây.

Trị đau khớp mãn tính bằng các mẹo dân gian

Một số mẹo chữa viêm khớp được lưu truyền trong dân gian thường cho hiệu quả tốt trong việc cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, tác dụng của từng bài thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của bản thân mỗi người. Dưới đây là một số bài thuốc và cách thực hiện bệnh nhân có thể tham khảo:

1. Sử dụng lá ngải cứu

Trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn tinh dầu cùng thành phần flavonoid – hoạt chất có tác dụng giúp chống viêm, giảm đau rất tốt. Do đó, ngải cứu thường được ngâm với rượu để tăng tác dụng trị đau nhức ở các khớp hiệu quả.

Trị viêm khớp mãn tính với lá ngải cứu
Trị viêm khớp mãn tính với lá ngải cứu
  • Chuẩn bị: 200g lá ngải cứu tím, 2 chén rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào chảo sao cho đến khi héo lại. Tiếp đến, ngâm lá ngải cứu trong rượu, khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được. Khi có dấu hiệu bị đau, người bệnh lấy một phần rượu nhỏ, xoa xung quanh khớp và massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.

2. Sử dụng cây lá lốt trong điều trị viêm khớp mãn tính

Lá lốt có chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, từ đây có khả năng điều trị viêm đau khớp, sưng khớp vô cùng hiệu quả. Đặc biệt với tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn, nguyên liệu này giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt phơi khô, 2 bát nước lọc.
  • Cách thực hiện: Cho lá lốt vào nồi, thêm nước lọc và đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn một nửa. Sau đó, người bệnh chắt lấy nước và uống khi còn ấm. Để triệu chứng bệnh giảm hẳn, người bệnh nên sử dụng lá lốt trong thời gian 10 ngày liên tục.

3. Sử dụng củ gừng

Gừng được biết đến với công dụng thông mạch, chống viêm, giảm đau nên có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm khớp khá tốt. Từ đây, sử dụng nước ấm pha với muối và gừng là bài thuốc trị viêm khớp mãn tính tại nhà tiếp theo bạn nên tham khảo.

  • Chuẩn bị: 1 củ gừng, 1 thìa muối trắng.
  • Cách thực hiện: Gừng cạo vỏ, đập dập rồi cho vào nồi. Tiếp đến, thêm nước, muối và đun sôi trong thời gian khoảng 3-5 phút. Người bệnh để nước nguội còn khoảng 50 độ C rồi sử dụng để ngâm chân đến khi nước hết ấm.

Giải pháp điều trị bằng Tây y

Với phương pháp điều trị bằng Tây y, tùy mức độ bệnh mà người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật trong trường hợp bệnh nặng. Tuy nhiên, các bác sĩ luôn ưu tiên biện pháp điều trị nội khoa, chỉ những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc, tình trạng bệnh diễn biến nặng, phương pháp phẫu thuật mới được chỉ định.

Sử dụng thuốc Tây trị viêm khớp mãn tính

Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc giúp kiểm soát triệu chứng cũng như làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Phổ biến nhất là những nhóm thuốc sau:

  • Sử dụng các loại thuốc có công dụng giảm đau hiệu quả như Paracetamol.
  • Các thuốc chống viêm không chứa steroid cũng thường được chỉ định như Corticosteroid.
  • Thuốc chống thoái hóa như Glucosamine, MSM, Chondroitin,…
  • Thuốc chống thấp khớp được sử dụng phổ biến gồm Sulfasalazine, Leflunomide, Methotrexate,…
  • Một số loại thuốc khác có khả năng ức chế sự tổng hợp axit uric hoặc thúc đẩy khả năng đào thải axit uric.
Thuốc Tây được kê bởi bác sĩ chuyên khoa
Thuốc Tây được kê bởi bác sĩ chuyên khoa

Ngoài dạng thuốc uống, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tiêm trong một số trường hợp như:

  • Corticosteroid: Corticosteroid dạng tiêm được sử dụng khi người bệnh không dùng được dạng thuốc uống. Tuy nhiên, do thuốc tiêm chứa corticosteroid có tính rủi ro cao nên chỉ được sử dụng tối đa 3 lần/năm, mỗi mũi tiêm cách nhau ít nhất 3 tháng.
  • Axit hyaluronic: Đây là thuốc được chỉ định cho những người bị thoái hóa khớp có khả năng tăng dịch nhờn, giảm ma sát ổ khớp, tăng khả năng vận động.
  • Thuốc sinh học: Loại thuốc này được tổng hợp bằng công nghệ tổ hợp gen/tế bào ở người và động vật. Thông thường, thuốc được dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến và viêm khớp dạng thấp với vai trò làm giảm tổn thương trong ổ khớp và loại trừ các yếu tố gây đau.

Thuốc Tây thường cho hiệu quả nhanh nhưng đi kèm nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về liều dùng, cách sử dụng, tương tác thuốc… để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Phẫu thuật điều trị viêm khớp mãn tính

Sau khi đã sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp mãn tính nhưng đều không đem lại hiệu quả như ý, lúc này phẫu thuật sẽ là giải pháp được lựa chọn cuối cùng.

Giải pháp này thường được chỉ định khi ổ khớp của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng, làm mất khả năng vận động, cần được phẫu thuật chỉnh hình để thay thế bộ phận bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo. Cụ thể, một số kỹ thuật thường dùng trong phẫu thuật tiêu biểu gồm có:

  • Cải thiện bề mặt mô sụn, rửa làm sạch ổ khớp.
  • Khoan ổ khớp có khả năng kích thích quá trình tạo xương hiệu quả.
  • Thực hiện cấy ghép tế bào sụn.
  • Phẫu thuật để loại bỏ tophi.
  • Phẫu thuật để thay khớp là giải pháp cuối cùng.

Các bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp mãn tính

Các bài thuốc Đông y có khả năng kiểm soát các biểu hiện của viêm khớp dạng mãn tính hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo, lựa chọn một số bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc bổ gan tiêu độc: Chuẩn bị các vị thuốc gồm cây diếp dại, nụ hồng hoa, kim đằng, thương nhĩ, mạo xạ hương, mẫu đơn đỏ để sắc nước và uống hàng ngày sau bữa ăn. Bài thuốc giúp giảm đau nhức ở xương khớp và làm tiêu viêm, trừ độc hiệu quả.
  • Bài thuốc thấp diệu phương: Các vị thuốc gồm khương hoạt, hồ vương sứ giả, phòng phong, sơn thục, ngưu tất, mộc qua để sắc nước uống sau bữa ăn. Bài thuốc có khả năng cải thiện chức năng thận, giảm đau ở các dây thần kinh và sưng nhức khớp hiệu quả.
  • Bài thuốc dưỡng cốt: Chuẩn bị các vị thuốc gồm hầu vĩ tóc, thanh phong đằng, lông cu li, tục đoạn, ngọc ti bì, ba kích, xuyên khung sắc lấy nước cô đặc để uống sau các bữa ăn trong ngày. Bài thuốc cho khả năng bồi bổ vào thận, khí huyết, làm giảm đau mỏi xương khớp.

Viêm khớp mãn tính nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, người mắc viêm khớp dạng mãn tính cần xây dựng chế độ ăn khoa học. Một số loại thực phẩm mà người bệnh nên và không nên sử dụng gồm có:

Viêm khớp dạng mãn tính nên ăn gì?

Người bệnh nên ăn một số loại thực phẩm có khả năng kiểm soát bệnh hiệu quả. Có nhiều nhóm thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể tham khảo một số gợi ý sau:

  • Các loại thực phẩm giàu vitamin D, omega 3 tốt cho xương khớp gồm cá hồi, tôm, cá ngừ, nấm, sữa đậu nành, ngũ cốc, nước cam, bột yến mạch.
  • Thường xuyên sử dụng các loại hạt, phô mai và những thực phẩm cung cấp canxi khác như sữa chua, hạnh nhân, cải rổ, cải xoăn, rau dền.
  • Khẩu phần ăn của người mắc viêm khớp nên được bổ sung các dưỡng chất khác như protein, magie, kali…

Viêm khớp dạng mãn tính không nên ăn gì?

Ngoài việc lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho xương kể trên, người bị viêm khớp mãn tính cần kiêng sử dụng một số thực phẩm nhất định. Đặc biệt là các loại thực phẩm dễ gây béo phì, dư đạm, hoặc gây dị ứng dễ làm các triệu chứng của bệnh này bùng phát như:

  • Không sử dụng thịt đỏ, măng tây, nội tạng động vật bởi đây là những nhóm thức ăn dễ gây thừa đạm, tăng nguy cơ viêm nhiễm ở khớp.
  • Người bệnh cần tránh đồ uống có chứa chất kích thích, có ga do dễ tạo phản ứng viêm và sưng tấy ra các mô mềm.
  • Không dùng nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên, rán có nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì làm ảnh hưởng đến khớp.
Đồ ăn nhanh không tốt cho người mắc bệnh
Đồ ăn nhanh không tốt cho người mắc bệnh

Một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả

Viêm khớp mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát nên người bệnh cần chú ý chăm sóc sức khỏe hàng ngày để phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, ngồi thiền, đi bộ, bơi hoặc tập các bài yoga để cải thiện khả năng vận động tự chủ của xương.
  • Chú ý xoa bóp các khớp xương đặc biệt là khi trời lạnh.
  • Giữ ấm chân và tay vào mùa đông bằng cách đi tất, găng tay, ngâm chân nước ấm mỗi ngày để giúp lưu thông khí huyết.
  • Không đứng, ngồi hoặc giữ một tư thế quá lâu bởi đây là nguyên nhân xương bị tê nhức, khó cử động.
  • Không làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress kéo dài làm các ổ viêm ở khớp bị kích ứng.
  • Nên thăm khám định kỳ để kiểm tra mật độ xương, tình trạng khớp để điều trị viêm khớp kịp thời khi vừa khởi phát.
  • Chủ động xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tránh xa những loại đồ uống, đồ ăn gây hại cho sức khỏe.

Viêm khớp mãn tính là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của cơ thể. Do đó, người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau khớp, giúp kiểm soát, điều trị bệnh hiệu quả.

XEM THÊM:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị triệt để

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị triệt...

Bệnh viêm khớp cấp ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, thậm chí có thể xuất hiện ở trẻ...
5 cách chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm đơn giản, hiệu quả

Chữa Đau Xương Khớp Bằng Gạo Nếp Cẩm: 5 Cách Tốt Nhất 2022

Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm là phương pháp được nhiều người áp dụng tại nhà với mục...
Viêm quanh khớp vai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị

Viêm Quanh Khớp Vai Là Gì? Nguyên Nhân Và Giải Pháp Điều Trị

Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Không chỉ...
Top 9 cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà hiệu quả nhất

9 Cách Chữa Đau Khớp Gối Ở Người Già Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Bệnh viêm khớp gối ở người già là bệnh lý thường gặp, gây nhiều tác động tiêu cực đến tinh...
Viêm khớp gối: Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

Viêm Khớp Gối Do Đâu? Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Viêm khớp gối gây ra những cơn đau nhức và tê buốt vô cùng khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top