Viêm Khớp Gối Ở Trẻ Em Và Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết Nhất

5/5 - (6 bình chọn)

Viêm khớp gối ở trẻ em là bệnh tương đối nguy hiểm, có thể gây tàn phế nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết thông tin về bệnh từ nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng ngừa. Bố mẹ nên tham khảo kỹ để bảo vệ sức khỏe cho bé.

Viêm khớp gối trẻ em là gì? Triệu chứng bệnh

Viêm khớp gối ở trẻ em là khái niệm để chỉ tình trạng khớp đầu gối bị tổn thương. Phần xương sụn ở đầu xương của trẻ bị mòn đi, trở nên thô ráp. Khi trẻ hoạt động, các khớp xương cọ xát vào nhau gây ra đau đớn. Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em đặc trưng bởi những triệu chứng sau:

  • Trẻ cảm thấy đau nhức đầu gối, lan rộng sang bắp chân, đùi.
  • Cơn đau âm ỉ trong vài phút, thậm chí kéo dài 1 ngày.
  • Vùng xung quanh khớp đầu gối sưng đỏ lên.
  • Khi trẻ vận động, cơn đau nhức dữ dội hơn.
  • Trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn và không muốn chơi đùa.
  • Trẻ đứng khập khiễng, đi không vững.
  • Nhiều trẻ bị sốt cao kéo dài.
Viêm khớp gối ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đi lại của trẻ
Viêm khớp gối ở trẻ em ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đi lại của trẻ

Nguyên nhân gây ra viêm khớp ở trẻ em

Các chuyên gia xương khớp chia nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em ra thành 2 nhóm:

Nguyên nhân sinh lý

Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát từ những thói quen hoặc chấn thương bất ngờ. Trẻ bị viêm khớp đầu gối là do:

  • Rối loạn hệ thống miễn dịch khi bị virus, vi khuẩn tấn công.
  • Trẻ bị chấn thương vùng đầu gối khá nghiêm trọng. Tuy nhiên bố mẹ xử lý sai cách làm xương khớp yếu đi, dễ bị tổn thương.
  • Trẻ thừa cân, béo phì làm cho khớp gối chịu áp lực nặng, suy yếu đi. Khi đó, Những yếu tố bên ngoài tấn công dễ dàng tấn công gây tổn thương.
  • Nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng bệnh viêm khớp ở trẻ có thể do di truyền từ gia đình .
  • Trật khớp xương bánh chè khi bị tai nạn, chấn thương, va đập.
  • Chấn thương phần mềm như nứt khớp, giãn dây chằng ở đầu gối.

Nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm dẫn đến viêm khớp gối ở trẻ em chính là từ các bệnh lý xương khớp. Cụ thể như:

  • Nhiễm trùng: Đầu gối trẻ bị nhiễm trùng gây đau nhức, sưng viêm và dẫn đến bệnh đau khớp gối.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh lý này xảy ra ở trẻ 6 tháng – 16 tuổi, gây ra đau nhức, sưng phù và nóng rát khớp gối.
  • Viêm bao hoạt dịch: Tình trạng bao hoạt dịch bảo vệ ổ khớp bị viêm nhiễm do chấn thương, vận động quá sức.
  • Viêm xương khớp: Tình trạng xương dưới màng cứng bị hoại tử, ảnh hưởng đến xương chũm ở khớp gối. Khi đó, trẻ bị cứng khớp gối, khó di chuyển.
  • U khớp gối: Viêm khớp gối ở trẻ em còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các khối u nang xuất hiện trong bao hoạt dịch.
  • Lupus ban đỏ: Đây là bệnh rối loạn tự miễn dịch ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.
  • Bệnh bạch cầu: Đây là bệnh ung thư máu rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp, trong đó có khớp gối.
Viêm khớp gối có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp
Viêm khớp gối có thể là dấu hiệu của một số bệnh xương khớp

Viêm khớp gối ở trẻ có nguy hiểm không và các biến chứng?

Viêm khớp gối do yếu tố sinh lý thường không nghiêm trọng, có thể cải thiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chấn thương hoặc các bệnh lý kể trên, tình trạng này lại rất nghiêm trọng. Trẻ có thể phải đối mặt với các hệ quả tiêu cực sau:

  • Trẻ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên quấy khóc. Lúc này, cơ thể trẻ không thể phát triển như bình thường, sức khỏe yếu đi, không thể tăng chiều cao.
  • Hệ thống xương khớp, dây chằng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trẻ bị hạn chế vận động. Điều này vô hình khiến trẻ tự ti, nghiêm trọng hơn là trầm cảm.
  • Nhiều trường hợp trẻ bị teo cơ, bại liệt chân nếu không được điều trị sớm và triệt để.
  • Viêm khớp gối ở trẻ em có thể điều trị dứt điểm. Do đó, bố mẹ nên thăm khám sớm và thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn để bảo vệ sức khỏe cho con.

Cách chẩn đoán tình trạng viêm khớp gối ở trẻ em

Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào khác thường nghi ngờ tình trạng đau khớp gối, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Việc chủ quan sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác thông tin cá nhân, dấu hiệu viêm khớp gối bên ngoài và hỏi bố mẹ về tiền sử bệnh lý. Tiếp theo, trẻ sẽ cần thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu như:

  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm khớp gối ở trẻ và kiểm tra các nội tạng khác như gan, thận, tim,…
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X – quang hoặc MRI để xác định tổn thương khớp gối, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ sẽ được chụp X - quang đầu gối khi thăm khám
Trẻ sẽ được chụp X – quang đầu gối khi thăm khám

Quy trình thăm khám thường diễn ra khá nhanh để không làm trẻ đau đớn hoặc sợ hãi. Bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm đưa trẻ đi khám khớp gối.

Điều trị viêm khớp gối ở trẻ em

Điều trị viêm khớp gối hiệu quả có thể thực hiện bằng phương pháp Tây y, Đông y hoặc thực hiện mẹo dân gian kết hợp vật lý trị liệu. Quá trình điều trị cần được bác sĩ tư vấn và theo dõi sát sao.

Điều trị bằng Tây y

Điều trị bằng thuốc Tây y có ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng và rất tiện lợi. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm, bác sĩ thuờng chỉ định Aspirin, Naproxen, Ibuprofen,…
  • Thuốc chống thấp khớp DMARDs phổ biến cho trẻ em là Methotrexate và Sulfasalazine,…
  • Thuốc sinh học như Adalimumab, Anakinra, Abatacept có công dụng giảm đau, sưng viêm.

Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm với thuốc Tây y. Hơn nữa, sức khỏe, sức đề kháng của trẻ còn yếu, nếu dùng sai liều lượng rất nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ uống thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

Phẫu thuật chữa viêm khớp gối không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện bởi rủi ro cao và nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc như bệnh đã nặng, dễ gây ra teo cơ, bại liệt thì vẫn cần phải thực hiện. Bố mẹ cần tham khảo thật kỹ lợi ích, nguy cơ mà bác sĩ phân tích trước khi quyết định. Đồng thời hãy lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

Đông y chữa viêm khớp gối ở trẻ

Điều trị bằng Tây y tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, bố mẹ có thể tham khảo các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp cho trẻ như:

  • Bài thuốc 1: Sắc thuốc từ cỏ xương, thổ phục linh (mỗi loại 16g), sinh địa, hà thủ ô, mắc cỡ (mỗi loại 12g), thiên niên kiện, lá lốt (mỗi loại 10g), quế chi (8g) để cho trẻ uống.
  • Bài thuốc 2: Sắc thuốc uống từ các thảo dược gồm tang ký sinh (16g), đỗ trọng, sinh địa, độc hoạt (mỗi loại 12g), bạch thược (10g), xuyên khung (8g), tế tân (4g).

Tùy thuộc vào từng trường hợp mà lương y sẽ chỉ định bài thuốc sao cho hiệu quả giảm triệu chứng, phục hồi khớp gối cao nhất. Tuy nhiên, nhiều trẻ không chịu uống thuốc Đông y vì mùi vị khó chịu. Bên cạnh đó, thời gian dùng thuốc khá lâu, thường mất vài tháng.

ĐỌC THÊM: Viêm khớp gối tràn dịch là bệnh gì và điều trị thế nào?

Mẹo dân gian điều trị viêm khớp gối phổ biến

Trong trường hợp đau khớp gối ở trẻ em không nghiêm trọng, bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị cho trẻ ngay tại nhà nhờ những bài thuốc dân gian sau:

  • Lá lốt: Đun lá lốt với 2 lít nước trong 10 phút, để nguội bớt rồi ngâm đầu gối trẻ đến khi nước nguội hoàn toàn.
  • Nghệ: Xay nhuyễn 10g nghệ, 1 lòng đỏ trứng gà cùng 2 thìa dầu dừa rồi cho trẻ uống.

Thông thường những mẹo này chỉ thực hiện để làm giảm triệu chứng, không thể thay thế biện pháp chính. Bố mẹ nên xin ý kiến bác sĩ về cách thực hiện và tần suất để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối ở trẻ

Ngoài những cách trên, bố mẹ có thể thực hiện hoặc hướng dẫn trẻ các phương pháp sau:

  • Massage nhẹ nhàng đầu gối, nhất là trước khi ngủ cho trẻ để giảm đau và làm dễ chịu đầu gối.
  • Chườm ấm đầu gối hoặc cho trẻ tắm bằng nước ấm để cải thiện cơn đau, sưng viêm và giúp khí huyết lưu thông tốt.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện một số bài vật lý trị liệu ngắn giúp giải tỏa áp lực đầu gối, cải thiện đau nhức.
Bố mẹ nên massage đầu gối và chân cho trẻ trước khi ngủ 
Bố mẹ nên massage đầu gối và chân cho trẻ trước khi ngủ

Cần lưu ý gì để phòng tránh viêm khớp gối ở trẻ?

Đau khớp gối ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hoạt động và tâm lý. Bố mẹ cần chú ý những vấn đề sau để phòng ngừa tình trạng này xảy ra:

  • Kiểm soát tốt cân nặng trẻ, tránh tình trạng béo phì.
  • Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở trẻ chơi đùa cẩn thận, hạn chế tối đa té ngã, chấn thương.
  • Cùng trẻ tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện đúng các tư thế khi học tập, làm việc, vui chơi.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng, nhất là cần bổ sung canxi, vitamin, omega 3 tốt cho xương.
  • Thường xuyên đưa trẻ khám sức khỏe định kỳ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về viêm khớp gối ở trẻ em. Từ đó bố mẹ có thể chủ động phòng ngừa và biết cách xử lý nếu không may gặp phải.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Giải đáp: Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?

Giải Đáp: Người Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Đạp Hay Không?

Đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên các...
Bị bệnh viêm khớp gối có nên đi bộ không? [Chuyên gia giải đáp]

Giải Đáp: Người Bị Bệnh Viêm Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không?

Viêm khớp gối có nên đi bộ không là một trong những băn khoăn của nhiều người bệnh. Khi bị...
16 cách chữa đau khớp gối bằng thuốc Nam hiệu quả, đẩy lùi bệnh nhanh chóng

16 Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Thuốc Nam An Toàn Nhất

Chữa đau khớp gối bằng thuốc Nam đang trở thành xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Bởi vì...
Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn: Nguyên tắc và quy trình thực hiện

Chữa Đau Đầu Gối Bằng Diện Chẩn: Nguyên Tắc Và Quy Trình

Chữa đau đầu gối bằng diện chẩn đang là một phương pháp điều trị được nhiều bệnh nhân lựa chọn...
Bật mí 3 cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao hiệu quả nhất

3 Cách Chữa Đau Khớp Gối Khi Chơi Thể Thao Hiệu Quả

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi trong quá...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top