Viêm Khớp Gối Do Đâu? Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

4.8/5 - (6 bình chọn)

Viêm khớp gối gây ra những cơn đau nhức và tê buốt vô cùng khó chịu. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, hoạt động sinh hoạt bình thường của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này để chủ động ngăn chặn và xử lý nếu không may gặp phải.

Bệnh viêm khớp gối là gì? Phân loại bệnh lý

Viêm khớp gối là tình trạng viêm nhiễm một hoặc đau 2 khớp gối cùng lúc. Khi đó, lớp sụn khớp bị bào mòn hoặc phá hủy rất nghiêm trọng. Bệnh viêm khớp gối tiến triển theo 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn sớm: Lúc này ở đầu gối xuất hiện các xương gai nhỏ khiến sụn bị tổn thương.
  • Giai đoạn nhẹ: Sau một thời gian, lớp sụn dần dần bị ăn mòn nhưng vẫn chưa xuất hiện những triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn phát triển: Sụn khớp bị mòn nên rất mỏng, đầu xương nhỏ lại. Vùng đầu gối sưng đỏ và người bệnh bắt đầu bị đau khi đi lại.
  • Bệnh nặng: Lớp sụn bị vỡ do đầu xương va chạm nhau, dịch bôi trơn ít khiến khớp bị khô. Một số trường hợp người bệnh còn bị biến dạng đầu gối.
Viêm khớp gối giai đoạn nặng có thể gây biến dạng đầu gối
Viêm khớp gối giai đoạn nặng có thể gây biến dạng đầu gối

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, viêm khớp gối bệnh học được chia thành các loại sau:

  • Viêm khớp gối do nhiễm khuẩn.
  • Bệnh viêm khớp gối dạng thấp.
  • Viêm khớp gối theo quy luật thoái hóa.
  • Bệnh viêm khớp gối tràn dịch.
  • Bệnh viêm mủ khớp gối.
  • Viêm khớp gối phản ứng.
  • Viêm khớp vảy nến ở gối.
  • Bệnh Gout.
  • Bệnh Pseudogout.

Triệu chứng bệnh viêm khớp gối

Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua những dấu hiệu viêm khớp gối đặc trưng sau:

  • Đau nhức: Bệnh nhân gặp phải những cơn đau 2 khớp gối hoặc một bên âm ỉ, đột ngột. Ban đầu, cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm. Sau một thời gian, tình trạng đau nhức xảy ra vào buổi tối, nhất là khi vận động, leo cầu thang.
  • Sưng đỏ: Vùng đầu gối bị sưng lên do chất lỏng trong khớp tích tụ lại. Bên cạnh đó còn có hiện tượng tấy đỏ và cảm giác ấm nóng vùng khớp.
  • Cứng khớp: Đầu gối cứng lại sau một thời gian không hoạt động và sẽ giảm đi nếu được xoa bóp.
  • Tê chân: Khi bị bệnh, quá trình lưu thông máu kém khiến chân bị tê yếu.
  • Vận động khó khăn: Người bệnh gặp khó khăn và cảm thấy đau nhức khi vận động. Nguyên do là sụn khớp bị ăn mòn, các đầu xương va đập vào nhau.
Đầu gối bị sưng đỏ rất có thể là triệu chứng bệnh viêm khớp gối
Đầu gối bị sưng đỏ rất có thể là triệu chứng bệnh viêm khớp gối

Nguyên nhân viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối xảy ra là do những nguyên nhân sau:

  • Chấn thương: Người bệnh không may gặp phải những chấn thương, tai nạn trong quá trình hoạt động, làm việc. Lúc này, sụn khớp bị tổn thương, nặng hơn là đứt dây chằng, nứt xương. Nếu không xử lý sớm rất dễ gây viêm nhiễm ở đầu gối cùng các triệu chứng viêm đa khớp.
  • Di truyền: Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, những người có tiền sử gia đình bị viêm khớp đầu gối có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác.
  • Thừa cân: Cân nặng gây ra áp lực lớn lên đầu gối, nhất là khi đứng, ngồi hoặc mang vác. Do vậy, những người bị béo phì rất dễ mắc phải bệnh lý này.
  • Tuổi tác: Xương khớp bị thoái hóa do tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp nói riêng.
  • Áp lực lặp lại: Giữ nguyên tư thế ngồi, đứng hoặc đi lại quá lâu khiến đầu gối chịu áp lực nặng nề, dễ dẫn đến chấn thương và viêm nhiễm.
  • Dinh dưỡng: Canxi, omega 3, vitamin, magie, kali… là những chất cần thiết giúp xương khớp phát triển. Nếu người bệnh không cung cấp đủ dinh dưỡng sẽ khiến các cơ khớp bị suy yếu.
  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng là một trong nguyên nhân viêm khớp gối phổ biến.
  • Rối loạn tự miễn: Một số trường hợp, kháng thể trong hệ miễn dịch bị rối loạn nên tấn công mô liên kết ở khớp gối gây sưng đau và viêm.
  • Nguyên nhân bệnh lý: Các bệnh lý như thoái hóa khớp, loãng xương, thoát vị đĩa đệm, ung thư xương,… cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp đầu gối.
  • Nguyên nhân khác: Nghiên cứu cho biết, nữ giới thường dễ bị viêm khớp hơn nam giới. Bên cạnh đó, những người thường xuyên hút thuốc cũng ảnh hưởng đến xương khớp. Đây là điều kiện thuận lợi vi khuẩn tấn công khớp.
Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh xương khớp 
Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh xương khớp

Viêm khớp gối có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ

Viêm khớp gối không chỉ gây ra những cơn đau nhức, tê bì mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Một số biến chứng người bệnh có thể phải đối mặt là:

  • Việc co duỗi, đứng ngồi và đi lại gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thể vận động được.
  • Chân bị teo cơ và yếu đi sau một thời gian.
  • Đầu xương lệch khỏi ổ khớp gây biến dạng đầu gối.
  • Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm khớp gối là người bệnh bị tàn phế vĩnh viễn.
  • Một số trường hợp người bệnh bị đau tim, đột quỵ, xuất hiện lớp vảy nến ở da.

Do vậy, nếu gặp phải những triệu chứng nghi ngờ viêm khớp, người bệnh cần thăm khám sớm. Đặc biệt, nếu bệnh chuyển biến xấu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, người bệnh phải nghiêm túc thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cách chẩn đoán viêm khớp gối hiệu quả, an toàn

Khi đến cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám. Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, triệu chứng gặp phải. Thêm vào đó là cách xử lý đã thực hiện và tiền sử bệnh lý của gia đình.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ quan sát trực tiếp vùng đầu gối đồng thời yêu cầu người bệnh hoạt động đầu gối. Việc này để đánh giá sơ bộ tình trạng bệnh và chức năng vận động.

Cuối cùng, người bệnh cần thăm khám chuyên sâu bằng việc thực hiện những biện pháp sau:

  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng sụn, trong đầu gối có xuất hiện xương gai không.
  • Chụp CT: Chẩn đoán hình ảnh này giúp ghi lại cấu trúc bên trong khớp, từ đó xác định những biến đổi nhỏ nhất, phát hiện sớm bệnh lý viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Bác sĩ phát hiện những biến đổi trong khớp dựa vào nguyên tử hydrogen.
  • Xét nghiệm kháng thể: Phương pháp này giúp xác định bệnh viêm khớp gối có phải xảy ra do chấn thương hay vi khuẩn xâm nhập không.
  • Kiểm tra axit uric: Xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Chi tiết phương pháp điều trị viêm khớp đầu gối

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa đau khớp gối phù hợp. Người bệnh có thể kết hợp điều trị bằng thuốc và chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Uống thuốc Tây y

Điều trị viêm khớp gối bằng thuốc Tây y là một trong những cách thông dụng nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả sau khi thăm khám để chỉ định một trong những loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau: Đúng như tên gọi, thuốc giúp giảm nhanh những cơn đau nhức, đồng thời còn có thể hạ sốt. Một số loại phổ biến là Paracetamol, Acetaminophen, Tramadol, Vicodin, Tylenol,…
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid: Phổ biến nhất là 2 thuốc Ibuprofen và Aleve. Nhóm thuốc này không chỉ chống viêm mà còn có thể giảm đau nhức, sưng tấy.
  • Thuốc chứa Corticoid: Điển hình như Prednison và Cortisone. Thuốc ức chế hệ viêm dịch, từ đó kháng viêm mạnh mẽ.
  • DMARDs: Thuốc có tác dụng ngăn chặn hệ miễn dịch tấn công khớp gối trong trường hợp bệnh viêm khớp gối dạng thấp. Một số loại phổ biến là  Methotrexate, Hydroxychloroquine,…
  • Thuốc sinh học: Nhóm thuốc này thường kết hợp với DMARDs giúp điều trị viêm khớp nhanh chóng hơn. Hai loại người bệnh thường sử dụng nhất là Etanercept và Infliximab.
  • Thuốc giảm axit uric: Thuốc có tác dụng kiểm soát axit uric trong máu từ đó điều trị bệnh viêm khớp gối do gout gây ra.

Thuốc Tây y được người bệnh hay thực hiện bởi hiệu quả điều trị nhanh chóng. Các triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt ngay sau khi uống thuốc. Bên cạnh đó, thuốc được bán ở tất cả cơ sở y tế trên toàn quốc nên rất dễ dàng tìm mua.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần cân nhắc bởi nếu uống nhiều thuốc Tây rất dễ gây ra tác dụng phụ. Cụ thể như đau đầu, mệt mỏi, huyết áp tăng cao. Thuốc còn ảnh hưởng xấu đến gan, thận, tim, dạ dày. Một số trường hợp bị nhờn thuốc cực kỳ nguy hiểm.

Phẫu thuật chữa viêm khớp gối

Một số trường hợp viêm khớp gối trở nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, khi đó dùng thuốc không còn hiệu quả nữa. Người bệnh bắt buộc phải thực hiện một trong những biện pháp phẫu thuật sau:

  • Nội soi khớp: Bác sĩ đưa ống nội soi và công cụ vào trong để loại bỏ phần xương bị bệnh, chỉnh lại vết rách ở sụn và dây chằng. Phương pháp này diễn ra nhanh, khá an toàn và hiệu quả tốt.
  • Phẫu thuật ghép sụn: Nếu sụn khớp bị tổn thương nặng nề, bác sĩ dùng mô sụn ở các bộ phận khác để cấy ghép vào xung quanh xương đầu gối.
  • Thay khớp gối: Bác sĩ tiến hành loại bỏ rồi thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp đầu gối bằng khớp nhân tạo giúp người bệnh hoạt động bình thường trở lại.
Phẫu thuật chữa viêm khớp gối rất phức tạp, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao
Phẫu thuật chữa viêm khớp gối rất phức tạp, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng cao

Phương pháp phẫu thuật chữa viêm khớp gối cho hiệu quả cao nhưng rủi ro khi thực hiện rất nghiêm trọng. Do đó, chỉ những trường hợp cần thiết bác sĩ mới chỉ định thực hiện.

Người bệnh có thể hạn chế bất lợi bằng cách tìm hiểu trước thông tin về bệnh viện và bác sĩ phẫu thuật chính. Bên cạnh đó, việc tham khảo phản hồi của những người từng thực hiện cũng rất cần thiết.

Điều trị bằng Đông y

Nếu lo ngại tác dụng phụ khi uống thuốc Tây y, người bệnh có thể tham khảo và thực hiện điều trị bằng Đông y. Phương pháp này tuy phải thực hiện trong thời gian dài.

Nhưng bù lại, hiệu quả rất tốt, gần như không có trường hợp tái phát. Bên cạnh đó, bài thuốc rất lành tính, an toàn do chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên. Có thể kể đến một vài bài thuốc Đông y chữa viêm khớp gối là:

Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang

  • Tác dụng: Bài thuốc giúp giảm đau, bổ huyết, thông kinh hoạt lạc, khu phong tán hàn và mạnh gân cốt.
  • Cách thực hiện: Người bệnh sắc thuốc uống từ tang ký sinh (16g), nhân sâm, sinh địa, độc hoạt, đương quy, đỗ trọng, ngưu tất đã tẩm rượu sao (mỗi loại 12g),  bạch linh, phòng phong, bạch thược đã tẩm giấm sao (mỗi loại 10g), tần giao, xuyên khung (mỗi loại 8g), tế tân, nhục quế và cam thảo (mỗi loại 4g).

Bài thuốc Quyên tý thang

  • Tác dụng: Giảm đau, thông kinh lạc, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
  • Cách thực hiện: Người bệnh sắc các thảo dược gồm uy linh tiên (15g), độc hoạt, nhũ hương, khương hoạt, quế chi, đương quy, tần giao, xuyên khung (mỗi loại 9g) thành thuốc, chia uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc Quế chi Thược dược Tri mẫu thang

  • Tác dụng: Giảm đau mỏi gối, chống sưng viêm, bổ khí huyết và can thận.
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu gồm nhẫn đông đằng, tang chi (mỗi loại 20g), bạch thược (15g), hải đông bì (12g), tri mẫu (10g), phòng phong (9g) và quế chi (6g). Người bệnh tiến hành sắc thành thuốc uống 1 thang/ngày.

Mỗi bài thuốc Đông y chữa viêm khớp đầu gối sẽ phù hợp với một thể bệnh nhất định. Do đó, người bệnh nên thăm khám để lương y gia giảm thảo dược và hướng dẫn cách thực hiện phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, lương y sẽ kết hợp thực hiện tác động lên huyệt đạo. Cụ thể là phương pháp châm cứu, bấm huyệt hoặc diện chẩn. Các phương pháp này đều an toàn và rất tốt cho quá trình điều trị viêm khớp gối.

Cách chữa viêm khớp gối tại nhà bằng mẹo dân gian

Tình trạng viêm khớp gối ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để điều trị:

  • Lá lốt: Người bệnh rửa sạch lá lốt bằng cách ngâm với nước muối loãng. Sau đó giã nát, thêm chút giấm rồi sao nóng lên. Cuối cùng để nguội bớt và đắp hỗn hợp lên đầu gối bị viêm.
  • Thài lài đen: Đầu tiên thực hiện rửa sạch 15g thài lài đen, 50g đỗ đen rồi đun cùng 600ml. Khi chỉ còn ⅓ nước thì ngừng đun và chắt nước để uống.

Mẹo dân gian sử dụng những dược liệu thân quen, dễ tìm mua với chi phí cực rẻ. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả chữa viêm khớp gối bằng những cách trên. Do vậy, người bệnh cần xin chỉ dẫn từ bác sĩ trước khi tiến hành thực hiện.

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài những cách điều trị viêm khớp gối trên, người bệnh còn có thể kết hợp thêm những biện pháp sau:

  • Phương pháp nhiệt: Người bệnh chườm lạnh hoặc chườm nóng lên khớp bị viêm nhằm giảm đau nhức và sưng đỏ.
  • Nẹp khớp gối: Bác sĩ tiến hành nẹp khớp gối để cố định tổn thương giúp giảm đau, thúc đẩy tổn thương nhanh lành hơn.
  • Vật lý trị liệu thụ động: Sử dụng điện trị liệu hoặc chiếu tia hồng ngoại vào khớp gối đang bị viêm đau.
  • Vật lý trị liệu chủ động: Chuyên gia hướng dẫn các thực hiện các bài tập để tăng cường sức mạnh, độ dẻo dai và linh hoạt của khớp gối.
Người bệnh nên duy trì thói quen thực hiện bài tập chữa viêm khớp gối mỗi ngày
Người bệnh nên duy trì thói quen thực hiện bài tập chữa viêm khớp gối mỗi ngày

Phòng ngừa viêm khớp gối hiệu quả

Viêm khớp gối là bệnh nguy hiểm và tương đối khó điều trị. Mỗi người cần chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Không nên vận động quá sức, mang vác đồ nặng trong thời gian dài.
  • Thường xuyên nghỉ ngơi để xương khớp phục hồi.
  • Tránh tình trạng béo phì, giảm cân để ngăn ngừa áp lực lên đầu gối.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm giàu chất oxy hóa, vitamin, canxi, omega 3 như cải xanh, rau bina, cam, xoài, nấm, cá béo, hải sản,… Mặt khác cần hạn chế bia rượu, ăn đồ cay, mặn, nóng,…
  • Kết hợp tập thể dục, yoga, thể thao,… vừa sức để cải thiện sức khỏe.
  • Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát và hệ xương khớp định kỳ.

Viêm khớp gối là bệnh xương khớp có thể xảy ra ở bất cứ ai, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng những thông tin trên đã giúp người bệnh hiểu rõ hơn và nắm rõ những điều cần làm để bảo vệ sức khỏe bản thân.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cập nhật: 11:45 AM , 12/12/2023
Đau khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nên có phần...
Mẹo chữa đau đầu gối bằng hành tây hiệu quả ít người biết

Mẹo Chữa Đau Đầu Gối Bằng Hành Tây Hiệu Quả Ít Người Biết

Chữa đau đầu gối bằng hành tây là một bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Kinh...
Bất ngờ với 6 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt an toàn, hiệu quả nhất

Gợi Ý 6 Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Lá Lốt Tốt Nhất 2022

Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng tại nhà bởi lá lốt có...
Đau khớp gối kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Lời khuyên của chuyên gia

Đau khớp gối kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Lời khuyên của chuyên gia

Việc nắm rõ đau khớp gối kiêng ăn gì hay bổ sung thực phẩm nào cực kỳ quan trọng. Bởi...
Viêm màng hoạt dịch khớp gối: Thông tin người bệnh cần nắm rõ

Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Do Đâu? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm màng hoạt dịch khớp gối tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top