Bị Đau Khớp Gối Khi Đứng Lên Ngồi Xuống Và Cách Điều Trị

4.1/5 - (9 bình chọn)

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một trong những tình trạng phổ biến ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cấu trúc xương khớp của bạn đang có những biến đổi bất thường. Nếu không tiến hành kiểm tra và điều trị sớm, người bệnh có thể đối mặt với tình trạng teo cơ, giảm vận động.

Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên và người già
Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên và người già

Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Khớp gối là cơ quan quan trọng và cũng là bộ phận có tần suất hoạt động cao. Đồng thời giúp quá trình di chuyển và đi lại của con người thuận lợi hơn. Do vậy, khớp gối thường xuyên chịu áp lực của cơ thể.

Khi hoạt động quá mức hoặc có tác động cơ học sẽ khiến khớp gối có cảm giác đau, khó chịu. Bên cạnh đó còn xuất hiện kèm tình trạng đau nhức, tê cứng khi người bệnh đứng lên ngồi xuống. Hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh bảo các bệnh về xương khớp nguy hiểm dưới đây:

1. Thoái hóa khớp gối

Bệnh lý thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người lớn trên 60 tuổi. Tình trạng bệnh xuất hiện khi phần sụn khớp bị bào mòn và xơ hoá. Khi cơ quan này bị bào mòn sẽ làm tăng ma sát lên các đầu xương khiến các cơn đau diễn ra. Thông thường, khi người bệnh có chế độ nghỉ ngơi, hạn chế đi lại tốt thì tình trạng đau nhức do thoái hóa khớp gối này sẽ có xu hướng dịu nhẹ đi.

2. Viêm khớp dạng thấp

Một loạt các hiện tượng như đau, sưng đỏ khớp gối, đau nhức toàn thân, sốt cao, ớn lạnh do viêm khớp dạng thấp gây ra. Các biểu hiện tổn thương khớp gối có tính chất đối xứng và xảy ra ở cả hai khớp gối. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi, từ thanh niên, trung niên đến người lớn tuổi.

3. Dị tật bẩm sinh sụn chêm đĩa đệm

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu của tình trạng dị tật bẩm sinh sụn chêm đĩa đệm. Ở khớp gối có một sụn chêm với tác dụng làm phân tán lực và giảm xóc.

Hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp nguy hiểm
Hiện tượng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp nguy hiểm

Khi sụn chêm này che phủ toàn bộ mâm chày ngoài, cấu trúc sụn bất thường rất dễ gây tổn thương và tình trạng đau nhức, kẹt cứng khi người bệnh cử động. Đây được xem là một loại dị tật bẩm sinh, muốn điều trị khỏi hoàn toàn thì bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật.

4. Khô khớp gối

Trong cơ thể chúng ta, tất cả các khớp đều cần một lượng dịch nhờn nhất định mới có thể hoạt một cách trơn tru. Dưới tác động của thời gian đã làm khả năng sản xuất dịch nhờn giảm xuống, từ đó làm khởi phát tình trạng khô khớp.

Không chỉ đối tượng người cao tuổi mới dễ mắc tình bệnh này, mà với những người ít vận động cũng dễ xảy đến. Biểu hiện thường thấy nhất là khớp gối khô, bị đau nhức, khi vận động hay phát ra các âm thanh lục cục.

5. Thiếu hụt canxi

Canxi là một chất rất quan trọng, một trong các nhân tố quyết định đến sức khoẻ và chất lượng hệ thống xương khớp. Khi hàm lượng canxi trong cơ thể không được đảm bảo, mật độ xương suy giảm sẽ làm xuất hiện các tổn thương. Khi cơ thể di chuyển và vận động sẽ có biểu hiện đau nhức xương khớp. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ loãng xương nếu như không kiểm soát tốt vấn đề này.

6. Chấn thương

Các tác động cơ học từ tình trạng chấn thương có thể khiến cơ quan có nhiệm vụ cấu thành ổ khớp bị tổn thương. Trong trường hợp nhẹ, khớp gối chỉ có cảm giác đau khi người bệnh vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.

Ở trường hợp nặng, người bệnh có thể rơi vào trạng thái đau nhức ngay cả khi bất động. Khớp gối nóng đỏ, viêm ổ khớp, thậm chí là gặp phải tình trạng viêm khớp gối tràn dịch nguy hiểm.

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống nguy hiểm không?

Tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống không hiếm gặp, thường xảy ra ở đối tượng người béo phì, người cao tuổi, nhân viên văn phòng, phụ nữ mang thai. Nếu biểu hiện này do người bệnh vận động quá mức, tư thế lao động sai cách, ăn uống sinh hoạt không hợp lý thì có thể xoa dịu, hồi phục thông qua chế độ nghỉ ngơi phù hợp.

Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến khả năng vận động và sức khoẻ
Bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm đến khả năng vận động và sức khoẻ

Tuy nhiên, nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm rất cao nếu tình trạng đau khớp gối do dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh lý khác. Với trường hợp này, bệnh nhân bắt buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của các phương pháp điều trị.

Đau khớp gối có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và khả năng vận động. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan, cần chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể. Tiến hành thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Phương pháp chẩn đoán hiệu quả

Người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống mà nghi ngờ mắc các bệnh lý về xương khớp cần chủ động thăm khám và điều trị. Trước khi tiến hành can thiệp bằng y tế, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra để chẩn đoán chính xác.

  • Khám lâm sàng: Người bệnh sẽ được hỏi về biểu hiện, tiền sử bệnh lý. Từ những thông tin đó sẽ giúp bác sĩ khoanh vùng được căn bệnh bệnh nhân có thể gặp phải.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các phương pháp được thực hiện gồm chụp X-quang, nội soi, chụp cộng hưởng từ. Dựa trên kết quả xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
  • Xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu và xét nghiệm dịch khớp là 2 phương pháp phổ biến nhất. Phương này để xác định người bệnh mắc các dạng tổn thương xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, gout,…

Những phương pháp chẩn đoán nói trên chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào các dấu hiệu lâm sàng và tình trạng cụ thể ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thêm hoặc giảm bớt một hoặc một vài xét nghiệm.

Biện pháp điều trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây triệu chứng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống. Từ đó, các bác sĩ đưa ra hướng khắc phục và phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị tại nhà

Khi tình trạng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống ở thể nhẹ người bệnh có thể tự khắc phục với các phương pháp điều trị tại nhà. Những cách làm này đơn giản và dễ thực hiện, giúp cải thiện cơn đau nhức khớp gối hiệu quả, an toàn.

Bệnh nhân có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống dưới đây:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Thực hiện biện pháp này để giảm đau khớp gối, nên chườm từ 3 – 4 lần trong ngày mỗi lần từ 15 – 20 phút.
  • Nẹp đầu gối: Dùng đai bó gối để làm giảm áp lực lên khớp gối, xoa dịu cảm giác đau nhức. Từ đó hỗ trợ phục hồi chức năng, cấu trúc khớp gối.
  • Nghỉ ngơi: Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động giúp bệnh nhân giảm các cơn đau nhức tại vùng đầu gối.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng: Người bệnh nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng gối bị đau nhức mỗi ngày từ 4 – 5 lần. Cách này giúp kích thích tuần hoàn máu, tăng sản xuất dịch tiết và giảm đau.
Các biện pháp điều trị tại nhà đơn giản và dễ thực hiện
Các biện pháp điều trị tại nhà đơn giản và dễ thực hiện

Tây y chữa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống

Phương pháp điều trị bằng Tây y được đánh giá cao về thời gian phát huy công dụng đối với bệnh nhân đau khớp gối. Tuy nhiên, tác dụng của các loại thuốc đến đâu còn tùy thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh ở mỗi bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau dựa trên tình trạng bệnh cụ thể:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm: Các loại thuốc trong nhóm này người bệnh đau khớp gối có thể sử dụng như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid,… Bệnh nhân chú ý đảm bảo đúng liều lượng được chỉ định trong khi sử dụng.
  • Thuốc chống thoái hóa: Dùng riêng cho người bệnh mắc thoái hóa khớp. Thường sử dụng phổ biến các loại thuốc như Diacerein, Glucosamine, MSM, Chondroitin,…
  • Viên uống bổ sung canxi: Người bệnh có thể được chỉ định một số viên uống bổ sung cho các bệnh nhân thiếu canxi hoặc các dưỡng chất cần thiết.
  • Thuốc tiêm: Corticosteroid có tác dụng chống viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch và Acid hyaluronic dành cho bệnh nhân khô khớp.

Thuốc Tây trị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống đều có thể làm khởi phát các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Do đó, người bệnh chỉ nên mua và dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ở một số trường hợp nặng như viêm khớp mãn tính hay dị tật bẩm sinh sụn chêm, người bệnh được chỉ định tiến hành can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lựa chọn các đơn vị y khoa uy tín để nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong khi phẫu thuật hoặc di chứng hậu phẫu.

Thuốc Tây được đánh giá cao về thời gian phát huy công dụng
Thuốc Tây được đánh giá cao về thời gian phát huy công dụng

Chữa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống bằng Đông y

Theo Đông y, sưng đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống thuộc chứng bệnh tý. Nguyên nhân khởi phát do phong – hàn – thấp xâm nhập làm cơ, khớp, kinh lạc tắc nghẽn. Các vị thuốc Đông y trong bài thuốc chữa đau khớp gối sẽ tập trung hoạt huyết, chỉ thống. Song song với bồi bổ cơ thể, tăng cường sức mạnh gân cốt, từ đó đẩy lùi bệnh tận gốc.

Bài thuốc từ ngưu tất

Ngưu tất là vị thuốc quen thuộc được dùng trong các bài thuốc chữa viêm khớp, huyết áp cao, đau lăng. Dược liệu này dùng chủ trị đau lưng, đau khớp gối, mỏi gân xương, bế kinh, tăng huyết áp.

Nguyên liệu: Ngưu tất 12gr, đẳng sâm 12gr, đương quy 12gr, độc hoạt 12gr, tang ký sinh 16gr, phòng phong 10gr, phục linh 10gr, tần giao 8gr, xuyên khung 8gr, tế tân 4gr, cam thảo 4gr, quế chi 4gr.

Cách thực hiện:

  • Các vị thuốc sau khi đã rửa sạch, để ráo thì cho vào ấm sắc thuốc.
  • Sắc thuốc cùng 1 lít nước, chia nước thuốc thành nhiều phần và uống trong ngày.

Bài thuốc từ huyết đằng

Huyết đằng cho tác dụng thư cân hoạt lạc tương đối mạnh nên thường được dùng để chữa phong thấp khớp, xương đau nhức, đầu gối đau mỏi. Người bệnh vốn huyết hư lại mắc các chứng đau nhức mỏi xương khớp càng thích hợp sử dụng bài thuốc từ huyết đằng.

Các bài thuốc Đông y tập trung hoạt huyết, chỉ thống, bồi bổ cơ thể, từ đó đẩy lùi bệnh tận gốc
Các bài thuốc Đông y tập trung hoạt huyết, chỉ thống, bồi bổ cơ thể, từ đó đẩy lùi bệnh tận gốc

Nguyên liệu: Huyết đằng 16gr, đậu đen rang 24gr, rễ cây xấu hổ 20gr, thổ phục linh 20gr, hà thủ ô 16gr, nam tục đoạn 16gr, kinh giới 16gr, đương quy 12gr, chích cam thảo 12gr, thạch xương bồ 12gr, quế chi 10gr, thiên niên kiện 10gr.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc, sau đó cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước
  • Đun thuốc với lửa vừa phải, đến khi còn ⅓ lượng nước thì dừng lại.
  • Chắt nước thuốc chia làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

Bài thuốc tác động theo cơ chế điều trị tận gốc, từ trong ra ngoài. Không chỉ khu phong, trừ thấp giảm triệu chứng đau nhức, tiêu viêm, lưu thông khí huyết, thông kinh hoạt lạc, làm mạnh gân cốt Mà còn giúp thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng gan, thận, nâng cao sức khoẻ và dự phòng bệnh quay lại.

Nguyên liệu: Gồm 20 – 30 vị thuốc như dây đau xương, gối hạc, phòng phong, quế chi, xuyên quy, sài đất, tơ hồng xanh, xích đồng, cà gai, phục linh, bồ công anh, hoàng kỳ, bách bộ.

Cách thực hiện:

  • Với bài thuốc ở dạng thang thô, người bệnh rửa sạch các vị thuốc rồi sắc thuốc với lượng nước vừa phải, dùng theo chỉ dẫn của nhà thuốc.
  • Thuốc ở dạng sắc sẵn, lấy 1 thìa cao thuốc pha với 200ml nước ấm.
  • Uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được, tuân thủ theo hướng dẫn của nhà thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

Bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống nên làm gì?

Tình trạng bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống rất phổ biến, ngày càng có xu hướng gia tăng. Đáng nói, bệnh dễ khởi phát và tái đi tái lại nhiều lần khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh đi xuống. Do vậy, khi phát hiện tình trạng này bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

  • Khi bị đau khớp gối người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động 2 – 3 ngày để phục hồi tổn thương.
  • Hiểu rõ đau xương khớp kiêng ăn gì, ăn gì tốt. Từ đó xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, tránh việc nhịn ăn hoặc ăn uống quá mức. Thực đơn nên gồm các thực phẩm tốt cho xương khớp như nước hầm hải sản, xương động vật, các loại ngũ cốc, cá hồi, cá ngừ, rau xanh, trái cây,….
  • Khi bị sưng đau khớp gối, người bệnh không nên ăn các loại đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, đồ muối chua, các chất kích thích.
  • Khi trời trở lạnh hoặc mỗi khi ra ngoài cần giữ ấm cơ thể, tránh làm hệ thống xương khớp, nhất là vùng đầu gối thêm tổn thương gây đau nhức kéo dài.
  • Hạn chế duy trì một tư thế trong thời gian quá dài, tránh các tư xấu như ngồi xổm, ngồi cong lưng, bắt chéo chân,…
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/1 lần, tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ.
  • Dành thời gian cho việc tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày giúp xương cốt chắc khỏe, dẻo dai.
Bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ để luôn theo dõi được tình trạng sức khoẻ của cơ thể
Bạn nên thăm khám sức khoẻ định kỳ để luôn theo dõi được tình trạng sức khoẻ của cơ thể

Chữa đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống ở đâu?

Khi bị đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm để được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán, có giải pháp kịp thời. Nếu hiện tượng này do bệnh lý thì cần phải đi khám và chữa trị sớm, nếu để lâu có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số địa chỉ thăm khám và chữa trị uy tín được nhiều người đánh giá cao:

  • Bệnh viện Thể Thao Việt Nam

Bệnh viện trực thuộc Tổng cục Thể dục Thể thao Việt Nam, chuyên khám, điều trị, phục hồi chức năng cho những người hoạt động trong ngành và nhân dân cả nước có nhu cầu.

Bệnh viện có các khoa có thể khám chữa bệnh cơ xương khớp gồm Khoa Nội tổng hợp, Khoa Ngoại chấn thương, chỉnh hình và tạo hình, Khoa y học cổ truyền. Sau hơn 13 năm đi vào hoạt động, bệnh viện đã trở thành địa chỉ “vàng” khám chữa bệnh xương khớp cho bệnh nhân. Thông tin liên hệ: Địa chỉ Phố Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội – Điện thoại: 0243 785 5188.

  • Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường

Trải qua gần 150 năm hình thành và phát triển, đến nay Nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường đã xây dựng được vị thế uy tín. Giám đốc chuyên môn nhà thuốc hiện nay là lương y Đỗ Minh Tuấn, truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh.

Đỗ Minh Đường có bài thuốc gia truyền Xương khớp Đỗ Minh là bí quyết để điều trị hiệu quả các bệnh về xương khớp. Bài thuốc với các nguyên liệu hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên từ hàng chục vị thuốc quý. Trong phác đồ điều trị, nhà thuốc còn kết hợp phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp.

Người bệnh muốn thăm khám và chữa trị tại đây có thể đến địa chỉ tại 37A/97 đường Văn Cao, thuộc phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội – Điện thoại 0984 650 816 và số 100 Đường D1, thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Điện thoại 0932 088 186.

  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín hàng đầu của nhiều bệnh nhân Hà Nội và thuộc top bệnh viện lớn ở khu vực phía Bắc. Để khám chữa bệnh về cơ xương khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, người bệnh có thể tới khoa Nội cơ xương khớp.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể tới Trung tâm Y khoa số 1 là phòng khám dịch vụ chất lượng cao thuộc bệnh viện. Địa chỉ bệnh viện tại số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội – Điện thoại: 1900 6422.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân Dân 102 luôn việc đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, nguồn thảo dược đầu vào cũng được chú trọng. Vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị cho người bệnh. Đơn vị này cũng sở hữu những bác sĩ, lương y giỏi như bác sĩ Lê Phương, lương y Phùng Hải Đăng, bác sĩ Nguyễn Khương Thụy,…..

Dưới đây là thông tin liên hệ bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102:

  • Cơ sở Hà Nội: Số 7/8/11 đường Lê Quang đạo, Nam Từ Liêm – Điện thoại: 0888 598 102.
  • Cơ sở TPHCM: 179, Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Bình Thạnh – Điện thoại: 0888 698 102.

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống không quá hiếm gặp, không quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng này kéo dài lâu có thể khởi phát các biến chứng khó lường. Do vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm, đồng thời chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cập nhật: 6:50 PM , 31/05/2023
Đau khớp gối là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Đau khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nên có phần...
Giải đáp: Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?

Giải Đáp: Người Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Đạp Hay Không?

Đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên các...
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả

Đau Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây....
Bật mí 3 cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao hiệu quả nhất

3 Cách Chữa Đau Khớp Gối Khi Chơi Thể Thao Hiệu Quả

Cách chữa đau khớp gối khi chơi thể thao là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi trong quá...
Mẹo chữa đau đầu gối bằng hành tây hiệu quả ít người biết

Mẹo Chữa Đau Đầu Gối Bằng Hành Tây Hiệu Quả Ít Người Biết

Chữa đau đầu gối bằng hành tây là một bài thuốc dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Kinh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top