Đau Khớp Gối Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Đau khớp gối là bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ nên có phần chủ quan. Nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến teo cơ hoặc bại liệt suốt đời. Việc nắm rõ nguyên nhân, phát hiện dấu hiệu sớm để điều trị và phòng tránh là cực kỳ quan trọng.
Đau khớp gối là bệnh gì?
Khớp gối hoạt động được là nhờ sự phối hợp của rất nhiều bộ phận như cơ, gân, bao khớp, sụn khớp và dây chằng. Đây là nơi tiếp giáp giữa xương lồi cầu đùi, phần trên xương chày và mặt sau xương bánh chè.
Ở đầu xương khớp gối là lớp sụn mỏng, mịn, đàn hồi. Bộ phận này giúp giảm ma sát khi các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau. Dây chằng có công dụng làm cho các hoạt động xoay ngang, ra phía trước và vào trong của khớp gối linh hoạt, dễ dàng hơn. Sụn chêm giảm áp lực và phân bổ dịch bôi trơn, chất dinh dưỡng cho toàn đầu gối.
Tình trạng đau 2 đầu gối xảy ra khi các bộ phận ở đầu gối bị tổn thương. Các xương cọ xát nhau gây đau đớn và sưng viêm. Người bệnh có thể bị đau khớp gối trái, đau khớp gối phải hoặc cả 2 bên.
Đối tượng thường dễ bị đau khớp đầu gối chân bao gồm trẻ nhỏ hoạt động nhiều, phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc người có sức khỏe kém. Theo khảo sát của WHO, hiện nay tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp gối
Đau khớp gối khiến người bệnh đau âm ỉ hoặc dữ dội. Bên cạnh đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết qua những dấu hiệu sau:
- Vùng khớp gối sưng và nóng, khi chạm tay vào gây đau đớn dữ dội.
- Cơn đau nặng hơn sau khi vận động mạnh và thuyên giảm nếu nghỉ ngơi.
- Đau đầu gối phải, bên trái, toàn chân kèm theo hiện tượng tê bì.
- Khớp đầu gối co cứng lại và một số trường hợp bị biến dạng hóp vào.
- Nghe tiếng lục khục ở đầu gối.
Có thể thấy, bệnh khiến người bệnh vô cùng khó chịu đặc biệt là phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối. Thêm nữa là gặp nhiều khó khăn khi vận động. Người bệnh nên thăm khám sớm để có hướng điều trị hợp lý.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp gối
Đau khớp gối trái – phải có thể chỉ là những cơn đau thông thường khi bị tác động cơ học. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên chủ quan nếu lỡ gặp phải bởi đây là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm.
Yếu số sinh lý
Người bệnh bị đau khớp gối xuất phát từ những thói quen sinh hoạt hoặc chấn thương. Cụ thể như sau:
- Vận động quá sức, sai tư thế: Người bệnh làm việc, sinh hoạt không khoa học. Nhiều người cần mang vác vật nặng, di chuyển nhiều ảnh hưởng đến khớp đầu gối.
- Thừa cân, béo phì: Chế độ dinh dưỡng không hợp lý gây ra thừa cân, béo phì. Điều này vô tình tạo áp lực nặng nề lên đầu gối.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Không bổ sung đủ canxi, omega 3, vitamin khiến khớp bị yếu đi, dễ bào mòn.
- Sử dụng chất kích thích: Dùng nhiều chất kích thích, nhất là thuốc lá và bia rượu rất có hại có xương khớp nói chung và khớp gối nói riêng.
- Bẩm sinh: Một số trường hợp đau khớp gối phải hoặc trái do cấu tạo chân dị tật bẩm sinh. Cụ thể như chân vòng kiềng, trục chân cong,…
- Trang phục: Những chị em hay đi giày cao gót hoặc mặc đồ bó sát khi hoạt động. Việc này tạo sức ép lớn lên đầu gối khiến bộ phận này bị tổn thương.
- Chấn thương: Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao khiến vùng đầu gối tổn thương. Người bệnh có thể bị bong gân, trật khớp tổn thương dây chằng và sụn chêm, gãy xương.
Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh những yếu tố sinh lý, đau khớp gối còn cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như:
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh tự miễn thường gặp và rất nguy hiểm gây ra đau nhức, sưng phù phần khớp.
- Thoái hóa khớp gối: Căn bệnh này thường xảy ra ở người già hoặc những người thường xuyên lao động nặng nhọc. Khớp gối thoái hóa gây ra những cơn đau khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
- Viêm bao hoạt dịch đầu gối: Đây là tình trạng túi hoạt dịch bị rách. Dịch có thể tràn ra ngoài gây nhiễm trùng và viêm đau.
- Viêm xương khớp mãn tính: Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau khớp và không thể hoạt động như bình thường.
- Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè bị tổn thương có thể gây bệnh viêm khớp gối.
- Viêm khớp gối: Bệnh lý này là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, các xương ma sát với nhau gây đau đớn, vận động khó khăn.
- Bệnh gout: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến axit uric trong máu tăng cao, chèn ép lên dây thần kinh cảm giác. Thông thường, bệnh gout sẽ ở ngón chân nhưng vẫn có thể tác động trực tiếp đến khớp gối.
- Bệnh lý khác: Người bệnh mắc tiểu đường, vảy nến, lupus ban đỏ,… rất dễ gây ra đau đầu gối.
Đau khớp gối có nguy hiểm không và khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau đầu gối do những thói quen sinh hoạt không khoa học không quá nghiêm trọng. Người bệnh có thể dễ dàng giảm đau nhức và điều trị ngay tại nhà.
Tuy nhiên, trường hợp chấn thương hoặc do bệnh lý, cơn đau thường gia tăng nhanh và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc di chuyển, sinh hoạt, làm việc gặp nhiều khó khăn.
Một số trường hợp để lâu không chữa trị có thể khiến người bệnh bị teo cơ, khớp biến dạng, thậm chí là bại liệt.
Chẩn đoán tình trạng đau khớp gối
Như đã đề cập, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau khớp gối. Do đó, việc thăm khám để xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này cũng như tìm ra lý do cực kỳ quan trọng. Chỉ khi nắm được 2 yếu tố này thì bác sĩ mới có thể đưa ra phương pháp xử lý phù hợp.
Quy trình chẩn đoán đau khớp gối diễn ra như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ thăm khám tại chỗ bằng cách hỏi người bệnh thông tin liên quan. Chi tiết là tình trạng đau như thế nào, tiền sử bệnh lý ra sao. Bác sĩ quan sát những dấu hiệu bên ngoài, đồng thời sờ, ấn, gõ vào khớp gối.
- Tiếp theo, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm máu. Kết quả giúp phát hiện hoặc loại bỏ một số nguyên nhân bệnh lý như nhiễm khuẩn. Xét nghiệm máu còn có thể kiểm tra nội tạng như gan, thận, tim.
- Cuối cùng, bác sĩ cho người bệnh chụp X – quang, cắt lớp hoặc MRI. Thao tác này giúp xác định tổn thương đau gối chân và đưa ra kết luận về nguyên nhân gây bệnh.
Bước chẩn đoán cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình điều trị. Do đó, người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để thực hiện thăm khám.
ĐỌC THÊM: Viêm đa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh hiệu quả
Chi tiết cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay
Người bệnh có thể thăm khám tại cơ sở y tế Đông hoặc Tây y. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp riêng sau cho tình trạng đau 2 đầu gối nhanh chóng thuyên giảm.
Điều trị đau khớp gối bằng Tây y
Hiện nay, tâm lý chung của người bệnh là sử dụng thuốc Tây, bởi cách này cho hiệu quả nhanh và tiện lợi. Do đó, rất dễ hiểu khi mà từ khóa “viêm khớp gối uống thuốc gì?” được nhiều người tìm kiếm. Hai nhóm thuốc phổ biến nhất là:
- Thuốc không kê qua: Người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm như Paracetamol, NSAID, Ibuprofen,…
- Thuốc bắt buộc phải kê toa: Cụ thể như thuốc ức chế chọn lọc COX-2, Glucosamin sulfat,… Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau gối chân, kháng viêm hiệu quả.
Thông tin trên đã cho biết đau khớp gối uống thuốc gì cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ nhóm thuốc nào, người bệnh cũng cần xin ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi hướng dẫn sử dụng bởi dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm, gây hại cho dạ dày, thận, gan.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các loại gel bôi giảm đau. Điển hình như Capsaicin gel hay Voltaren Emulgel. Trường hợp nhẹ có thể chỉ cần dán Salonpas lên đầu gối để giảm đau, chống viêm và mang lại cảm giác dễ chịu.
Ngoài việc dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa hay phẫu thuật được xem như là phương pháp cuối cùng trong điều trị đau khớp gối. Tuy phẫu thuật mang lại hiệu quả tức thì, lâu dài nhưng quá trình thực hiện quá phức tạp, rủi ro khá cao.
Đông y trị đau khớp gối
Theo quan niệm Đông y, chứng đau khớp gối xảy ra do ngoại nhân xâm nhập làm khí huyết tắc nghẽn khiến khớp đau nhức, sưng phù.
Để giải quyết vấn đề này, lương y sẽ kê đơn thuốc từ thảo dược tự nhiên có tác dụng chỉ chống, kiện cân cơ, hành khí. Với cơ chế điều trị chuyên sâu, mức độ an toàn cao, bài thuốc Đông y ngày càng được nhiều người biết đến và thực hiện.
Đau đầu gối uống thuốc gì? – Người bệnh thực hiện một số bài thuốc Đông y sau:
- Bài thuốc 1: Sử dụng cam thảo, dây đau xương, rễ cỏ xước mỗi thảo dược 10g sắc với 500ml nước. Đến khi còn 300ml thì tắt bếp, chắt thuốc uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Người bệnh sắc hà diệp, sinh địa, trắc bá diệp mỗi loại 10g cùng 1,5 lít nước đến khi còn 3 bát nước thuốc thì ngừng đun, chia uống 2 lần/ngày.
Tuy an toàn nhưng các lương y vẫn luôn yêu cầu người bệnh tuân thủ đúng cách thực hiện, liều lượng dùng. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả điều trị cao, nhanh chóng nhất.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Nếu tình trạng đau đang ở mức độ nhẹ, người bệnh trẻ tuổi đau nhức xương khớp không muốn dùng thuốc thì có thể tham khảo những mẹo dân gian sau:
- Hạt gấc: Dùng nước hạt gấc, ngâm với 2 lít rượu trong 1 tháng. Sau đó, xoa rượu gấc lên đầu gối và massage nhẹ nhàng.
- Ngải cứu: Người bệnh rửa sạch 1 nắm ngải cứu, đem giã nát cùng muối rồi sao nóng lên. Hỗn hợp thu được để đắp trực tiếp lên đầu gối trong khoảng 15 phút.
- Thiên niên kiện: Sắc 10g thiên niên kiện với 4 bát nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.
Có thể thấy những mẹo dân gian chữa đau đầu gối bên trái hay phải đều rất dễ thực hiện với chi phí rẻ. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian đủ dài. Đồng thời việc theo dõi sát sát sức khỏe cực kỳ cần thiết.
Biện pháp không dùng thuốc
Những thông tin trên đã giúp người bệnh có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi viêm khớp gối uống thuốc gì? Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo, thực hiện một số cách chữa không dùng thuốc khác như:
- Liệu pháp không xâm lấn: Sử dụng tia laser, sóng cao tần tác động vào vùng đầu gối chấn thương để giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
- Châm cứu, bấm huyệt: Từ việc tác động khai thông huyệt đạo, tình trạng đau sẽ thuyên giảm đáng kể, khí huyết được lưu thông.
- Chườm lạnh: Khi người bệnh bị đau kèm triệu chứng phù nề, bác sĩ sẽ cho chườm lạnh đầu gối để hạn chế lưu thông máu.
- Chườm nóng: Phương pháp này áp dụng khi đầu gối đau nhức nhưng không sưng đỏ. Người bệnh chườm ấm 60 – 70 độ trong 20 phút mỗi ngày để kiểm soát cơn đau, kích thích máu lưu thông.
- Massage: Người bệnh chỉ cần dùng tay, xoa bóp nhẹ nhàng lên đầu gối sẽ giúp cảm thấy dễ chịu vùng đầu gối. Trong khi thực hiện nên kết hợp dầu nóng để tăng hiệu quả.
- Bài tập chữa đau khớp gối: Người bệnh nên tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu để được hướng dẫn cách thực hiện phù hợp. Những bài tập tốt cho người bị đau khớp gối là squat, kéo giãn cơ, yoga,…
Đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?
Chế độ dinh dưỡng cho người đau xương khớp tác động khá lớn đến hiệu quả điều trị. Người bị đau khớp gối nên bổ sung những thực phẩm sau:
- Thực phẩm giàu canxi, omega 3 giúp cho xương khớp chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh lý về xương.
- Rau, củ, trái cây tươi chứa nhiều Sulforaphane và chất chống oxy hóa. Hai chất này có tác dụng trung hoà enzyme, kháng viêm, thúc đẩy hồi phục vùng đầu gối bị tổn thương.
- Đau khớp gối nên ăn gì, thực phẩm nhiều Beta Carotene được khuyến khích. Chất chống oxy hóa này có tác dụng mạnh, thường ở trong rau, trái cây màu đỏ.
- Thực phẩm chứa nhiều Bioflavonoids và vitamin C giúp xương chắc khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh đồng thời cần chú ý hạn chế những thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhanh là thực phẩm nhiều đường, phospho rất không tốt cho xương khớp, khiến cơn đau dữ dội hơn.
- Các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm khiến tình trạng đau khớp đầu gối chân càng trở nên nghiêm trọng.
- Thực phẩm chứa lượng cholesterol hoặc axit oxalic quá cao khiến tim mạch, xương khớp bị ảnh hưởng.
- Đồ ăn quá mặn khiến xương không hấp thụ được canxi, rất dễ gây ra loãng xương.
Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Người bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng đau khớp gối bằng cách thay đổi những thói quen sau:
- Hạn chế làm những việc nặng, nên nghỉ ngơi khi làm việc, di chuyển trong thời gian dài để xương khớp hồi phục.
- Thay đổi những tư thế không khoa học trong khi làm việc, sinh hoạt.
- Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân để tránh béo phì.
- Bổ sung thêm các thực phẩm chứa canxi, omega 3, vitamin như trứng, sữa, hoa quả, rau xanh, ngũ cốc vào các bữa ăn.
- Bỏ thói quen hút thuốc, dùng chất kích thích.
- Có ý thức rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức mạnh xương khớp và nâng cao sức khỏe.
- Khám tổng quát cơ thể, trong đó có xương khớp định kỳ 1 – 2 lần/năm.
Đau khớp gối khiến sức khỏe suy yếu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Hy vọng những thông tin được tổng hợp trên đây đã giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về tình trạng này. Từ đó, người bệnh có thể áp dụng vào thực tế để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như giúp đỡ người xung quanh.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!