Đau Khớp Gối Ở Người Trẻ Tuổi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
Tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vậy đâu là nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào cho hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết thông tin giúp người bệnh có câu trả lời chính xác nhất.
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
Đau khớp gối là bệnh lý xương khớp khiến người bệnh đau nhức, tê bì, vùng gối sưng đỏ lên, khó di chuyển. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, khi xương khớp đã lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng đau khớp gối ngày càng phổ biến ở giới trẻ.
Các nguyên nhân gây ra bệnh đau khớp gối chủ yếu đó là:
Chấn thương
Khi bị chấn thương vùng đầu gối do té ngã, tai nạn, tập luyện sai cách,… khiến xương khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó, tình trạng đông máu ở mao mạch làm cản trở lưu thông máu nuôi dưỡng xương khớp.
Lúc này, bó cơ, sụn khớp, dây chằng đồng thời bị tổn thương gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Tình trạng này tăng lên khi hoạt động nhiều, mang vác đồ nặng hoặc thời tiết thay đổi đột ngột.
Làm việc nặng, sai tư thế
Một trong những nguyên nhân gây đau khớp gối ở người trẻ tuổi là làm việc nặng, bê vác sai tư thế. Đây là tình trạng thường gặp ở những người làm công việc bốc vác, vận chuyển hàng hóa. Xương khớp không chỉ bị mỏi, đau nhức mà về lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương, sụn khớp bị bào mòn dần.
Bên cạnh đó, những người lười vận động, tập luyện khiến xương khớp bị cứng lại, yếu dần theo thời gian. Bên cạnh đó, ít vận động làm hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, gây ra hệ quả xấu cho những bộ phận khác.
Thừa cân, béo phì
Hiện nay, tình trạng thừa cân, béo phì ở người trẻ tuổi cực kỳ phổ biến. Khớp đầu gối có công dụng nâng đỡ cơ thể phải chịu áp lực lớn. Cơn đau sẽ càng gia tăng theo cân nặng. Nhiều trường hợp mô sụn bị tổn thương, gây ra bệnh lý thoái hóa khớp khi còn trẻ.
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi do bẩm sinh
Nhiều người sinh ra đã gặp phải các vấn đề như chân vòng kiềng, trục chân không thẳng khiến cho khớp gối chịu lực không đều. Do đó, tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi rất hay gặp ở nhóm đối tượng này.
Yếu tố trang phục
Một số chị em thường xuyên đi giày cao gót khiến đầu gối, eo, lưng chịu tác động nặng nề. Bên cạnh đó, khi hoạt động nhiều với trang phục bó sát cũng khiến xương khớp bị tổn thương, dễ gặp phải những chấn thương ngoài ý muốn.
Chế độ dinh dưỡng
Hiện nay, những người trẻ tuổi thường có thói quen ăn thức ăn nhanh, chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ hoặc ăn kiêng phản khoa học. Chính những thói quen này khiến cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, dẫn đến đau khớp gối ở người trẻ tuổi.
Nguyên nhân đau khớp gối ở người trẻ tuổi do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý trên, đau khớp gối ở người trẻ tuổi còn xảy ra do những nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:
- Viêm khớp gối: Đây là bệnh xương khớp phổ biến, gây ra những cơn đau nhức nhối. Nếu không xử lý viêm khớp có thể gây ra nhiễm trùng, teo cơ, bại liệt.
- Thoái hóa khớp gối: Hiện nay, căn bệnh này dần có xu hướng trẻ hóa, khiến người bệnh đau đớn, không thể vận động khớp.
- Viêm gân bánh chè: Những người trẻ thường phải vận động liên tục thường gặp phải bệnh lý này. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, nhất là vào ban đêm.
- Viêm khớp dạng thấp: Căn bệnh này thường gặp ở các khớp nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ xảy ra ở khớp gối gây đau nhức.
- Viêm bao hoạt dịch khớp gối: Tình trạng viêm tấn công vào túi dịch khớp gối khiến khớp sưng tấy, đau âm ỉ.
- Suy tĩnh mạch đầu gối: Đây là tình trạng tĩnh mạch đầu gối mất độ đàn hồi, quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, xuất hiện máu đông ở khớp gối.
- Bệnh gout: Do những thói quen ăn uống không lành mạnh mà người trẻ tuổi cũng có thể mắc căn bệnh này. Bệnh gút khiến acid uric dư thừa, muối urat hình thành trong khớp. Điều này làm cho khớp bị sưng và đau nhức.
- Bệnh lý khác: Như vảy nến, tiểu đường, lupus ban đỏ,… cũng có thể khiến sụn và ổ khớp gối bị tổn thương.
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Tùy thuộc vào 2 yếu tố là mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe mà dấu hiệu đau khớp gối sẽ khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp sẽ gặp phải tình trạng sau:
- Cơn đau nhức khó chịu ở đầu gối, có xu hướng gia tăng khi vận động nhiều, leo cầu thang.
- Vùng đầu gối sưng đỏ lên, cảm giác nóng ran.
- Khớp đầu gối bị biến dạng hoặc cứng lại, không thể hoạt động linh hoạt.
- Nhiều trường hợp nghe được tiếng lạo xạo khi hoạt động.
- Người bệnh có thể bị sốt, đột nhiên cảm thấy ớn lạnh.
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi nguy hiểm không?
Tình trạng đau khớp gối ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây khiến nhiều người lo lắng. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ, vẫn có thể đi lại như bình thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Người bệnh không chỉ phải chịu những cơn đau nhức khó chịu mà còn khó khăn khi di chuyển. Nhất là khi đi cầu thang, đứng lên ngồi xuống. Nguy hiểm hơn, người bệnh có nguy cơ bị teo cơ, thậm chí là tàn phế.
Do đó, người trẻ nhất là đối tượng phụ nữ sau sinh bị đau khớp gối không được chủ quan. Hãy thăm khám sớm khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh đau khớp gối ở người trẻ tuổi và tiếp nhận điều trị nếu cần.
Chẩn đoán đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Quy trình chẩn đoán đau khớp gối ở người trẻ tuổi cũng tương tự như các bệnh lý xương khớp khác. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng qua những câu hỏi về triệu chứng và bệnh sử của người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ gõ nhẹ vào vùng khớp gối và nghe tiếng phát ra.
Tiếp theo, người bệnh cần thực hiện một hoặc một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:
- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp giúp bác sĩ phát hiện những tổn thương vùng khớp gối.
- Siêu âm: Bác sĩ đánh giá những tổn thương sụn, dây chằng, dịch khớp gối.
- Chụp MRI: Bác sĩ có thể kiểm tra chi tiết tổn thương vùng đầu gối và xem xét có nên nội soi hoặc phẫu thuật điều trị hay không.
- Xét nghiệm khác: Ngoài ra, trong trường hợp tràn dịch khớp gối, bác sĩ sẽ hút dịch ra và tiến hành xét nghiệm.
ĐỌC THÊM: Viêm khớp ở trẻ em: Bố mẹ nhất định phải nắm rõ thông tin này
Chi tiết cách điều trị bệnh đau khớp gối hiệu quả
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra phác đồ phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân. Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi.
Phương pháp Tây y
Ban đầu, bác sĩ thường kê đơn thuốc Tây để giúp người bệnh chấm dứt nhanh cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác. Thuốc phổ biến được sử dụng trong điều trị đau khớp gối ở người trẻ tuổi là:
- Paracetamol: Đây là thuốc có tác dụng giảm đau nhanh, khá an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng.
- NSAID: Thuốc chống viêm không steroid giúp giảm đau, kháng viêm được sử dụng rất phổ biến.
- Capsaicin gel hay Voltaren Emulgel: Đây là 2 thuốc dạng gel bôi có tác dụng gây tê, giảm đau.
- Miếng dán Salonpas: Người bệnh có thể dán salonpas trực tiếp lên vùng đầu gối bị đau. Miếng dán giúp làm mát vùng bị tổn thương, giảm viêm, sưng đỏ, bầm tím và đau nhức.
Những loại thuốc, miếng dán khi sử dụng cần có sự hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ. Bởi chỉ cần thực hiện sai sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.
Với tình trạng bệnh nghiêm trọng, có nguy cơ gây teo cơ, bại liệt, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh cần thực hiện phẫu thuật nội soi, cắt xương, điều chỉnh hay thay khớp gối.
Phương pháp can thiệp bằng dao kéo giúp điều trị đau khớp gối triệt để. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên cân nhắc lợi ích, rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó, người bệnh hãy lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đã thực hiện thành công nhiều ca điều trị tương tự.
Điều trị bằng Đông y
Bài thuốc Đông y tập trung làm mạnh gân cốt, tăng cường sức khỏe. Bệnh đau khớp gối được điều trị từ tận gốc rễ, hiệu quả lâu dài lại không gây ra tác dụng phụ. Tuy thời gian điều trị khá lâu nhưng đây vẫn là phương pháp được nhiều người bệnh lựa chọn và rất hài lòng.
Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc chữa đau khớp gối sau:
- Bài thuốc 1: Sắc thuốc uống trong 3 – 4 tiếng từ các thảo dược gồm dây đau xương, rễ gấc, ngưu tất mỗi loại 30g. Người bệnh chia thành 2 lần uống sáng và tối.
- Bài thuốc 2: Thực hiện tương tự như bài thuốc 1 nhưng thay thế thảo dược thành rễ trinh nữ, mã đề (mỗi loại 50g), cam thảo (12g), ngưu tất (10g).
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cơ địa từng người mà lương y sẽ kê đơn thuốc cụ thể phù hợp riêng.
Ngoài ra, lương y còn thực hiện châm cứu, bấm huyệt vùng đầu gối. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Mẹo dân gian chữa đau khớp gối
Người bệnh có thể thực hiện một số mẹo dân gian tại nhà nếu tình trạng đau khớp gối nhẹ. Đây là những cách đã được sử dụng từ xa xưa, mang lại hiệu quả nhất định. Người bệnh có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn, chi phí mua rất rẻ. Điển hình như:
- Lá lốt: Rửa sạch và đun lá lốt với nước để uống 2 lần/ngày.
- Lá chó đẻ: Rửa sạch lá rồi sao nóng cùng rượu gạo. Tiếp theo cho vào khăn sạch và chườm trực tiếp lên đầu gối. Người bệnh thực hiện liên tục trong 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Trong quá trình tự điều trị tại nhà, nếu gặp phải triệu chứng lạ nào, hãy nhanh chóng thăm khám để được xử lý kịp thời.
Biện pháp không dùng thuốc
Bên cạnh điều trị bằngTây y, Đông y chữa đau nhức xương khớp, người bệnh có thể đồng thời thực hiện một số biện pháp sau:
- Massage: Người bệnh tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau, tạo cảm giác thoải mái.
- Chườm nóng, lạnh: Phương pháp này giúp giảm đau, thúc đẩy khí huyết lưu thông đến khớp gối nhiều để nhanh chóng làm lành tổn thương.
- Bài tập vật lý trị liệu: Người bệnh nên tìm đến chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn chi tiết cách điều trị đau khớp gối bằng những bài tập. Phổ biến nhất là bài tập nâng cao chân, củng cố sức mạnh cho cơ đùi, bài tập co giãn cơ đùi,…
Biện pháp phòng tránh đau khớp gối ở người trẻ tuổi
Thực tế cho thấy, đa phần tình trạng đau khớp gối ở người trẻ tuổi đều xuất phát từ những thói quen xấu. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản sau:
- Điều chỉnh lại những tư thế xấu khi làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi.
- Hạn chế mang vật nhắc, áp dụng đúng tư thế nâng nhấc và có thể sử dụng những thiết bị hỗ trợ nếu có.
- Chị em cần chú ý khi đi giày cao gót, hạn chế chấn thương.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tốt cho xương và đảm bảo duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
- Bỏ thói quen hút thuốc đồng thời tránh sử dụng bia rượu.
- Thường xuyên cải thiện chức năng vận động, tăng cường sức mạnh xương khớp bằng cách tập thể dục, đi bộ, yoga, bơi lội,…
- Thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, thêm vào đó cần tránh căng thẳng thần kinh.
Đau khớp gối ở người trẻ tuổi không còn là tình trạng hiếm gặp. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, hãy nghiêm túc trong vấn đề bảo vệ sức khỏe xương khớp. Mỗi người hãy chủ động phòng tránh và thăm khám nếu gặp bất cứ triệu chứng khác thường nào.
ĐỪNG BỎ QUA:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!