Đau Đầu Gối Khi Xuống Cầu Thang: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

4.9/5 - (10 bình chọn)

Tình trạng đau đầu gối khi xuống cầu thang rất nhiều người gặp nhưng không phải ai cũng chủ động tìm hiểu kỹ nguyên nhân cụ thể ban đầu. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, mỗi người nên nắm bắt thông tin để chủ động xử lý và phòng ngừa bệnh tái phát.

Bị đau đầu gối khi xuống cầu thang là bệnh gì?

Đau đầu gối khi xuống cầu thang là tình trạng người bệnh gặp phải những cơn đau âm ỉ hoặc đau với cường độ mạnh khi vận động, đặc biệt là khi xuống cầu thang. Cơn đau khởi phát chủ yếu do người bệnh vận động sai tư thế, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, tình trạng đau mỏi có thể tự biến mất sau vài ngày.

Đau đầu gối khi xuống cầu thang có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp
Đau đầu gối khi xuống cầu thang có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp

Tuy nhiên, nếu các cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm và kéo dài nhiều ngày thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý. Một số đầu bệnh có triệu chứng đau khớp gối khi xuống cầu thang gồm có:

Viêm khớp cấp và mãn tính

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang là một dấu hiệu điển hình khi bị viêm khớp cấp, thậm chí là mãn tính. Phần sụn khớp gối của người bệnh bị bào mòn dẫn đến thoái hóa, khô khớp, làm khớp mất đi sự linh hoạt vốn có.

Tình trạng đau nhức kéo dài khiến đầu gối phải chịu nhiều áp lực, cơn đau với cường độ lớn hơn, tần suất cao hơn. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra bệnh viêm khớp mãn tính.

Biểu hiện: Khớp gối bị đau nhức âm ỉ hoặc thành từng cơn, xung quanh khớp bị sưng đỏ đặc biệt là sau khi lên, xuống cầu thang.

Khớp bị chấn thương

Bệnh lý này chủ yếu do phần sụn ở khớp gối bị tổn thương, có thể bị rách vỡ hoặc thoái hóa gây nên các cơn đau ở đầu gối.

Biểu hiện: 

  • Khớp gối bị co cứng khi mới ngủ dậy hoặc khi chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động.
  • Khó khăn khi đi lại hoặc vận động vùng khớp gối đặc biệt là khi ngồi xổm hoặc lên xuống cầu thang.
  • Các cơn đau âm ỉ hoặc xuất hiện liên tục có thể kèm theo cảm giác tê buốt.

Đau khớp gối khi xuống cầu thang do viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp nằm trong nhóm bệnh tự miễn có khả năng tự suy giảm ngay sau đó nhưng tỉ lệ tái phát cũng tương đối cao. Khi bị đau đầu gối khi xuống cầu thang rất có thể người bệnh đã bị viêm khớp dạng thấp.

Biểu hiện cụ thể: Đau cứng khớp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, khớp sưng đỏ, có dấu hiệu phù, nề rõ rệt.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch bao bọc quanh các đầu khớp có nhiệm vụ điều tiết dịch nhờn để duy trì sự linh hoạt cho khớp gối. Khi chấn thương, hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm trùng gây nên các cơn đau nhức của bệnh viêm khớp gối tràn dịch. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch có thể kể đến như viêm khớp, béo phì, tổn thương sụn, vận động khớp gối sai cách…

Biểu hiện: Túi bao hoạt dịch dày lên khiến xung quanh khớp gối bị sưng đỏ kèm theo cảm giác đau nhức khó chịu.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối gây đau nhức khớp khi lên xuống cầu thang
Viêm bao hoạt dịch khớp gối gây đau nhức khớp khi lên xuống cầu thang

Khớp gối bị thoái hóa

Những cơn đau đầu gối khi lên xuống cầu thang cũng có thể do khớp gối bị thoái hóa đầu xương hoặc sụn khớp. Nguyên nhân chính do vận động hoặc thiếu hụt canxi đặc biệt khi phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Biểu hiện: Tê bì hoặc đau nhẹ khi di chuyển, lên xuống cầu thang, nếu không điều trị ngay có thể khiến khớp bị khô, phát ra những tiếng kêu lạo xạo ở ổ khớp. Cùng với đó là cường độ cơn đau tăng mạnh và diễn ra thường xuyên hơn.

Đầu gối bị nhiễm trùng

Các chấn thương cơ học khiến vùng đầu gối bị đau nhức và bầm tím kèm theo một số triệu chứng viêm cơ hoặc khớp.

Biểu hiện: Vùng da xung quanh đầu gối bị bầm tím, sưng to, một số trường hợp bệnh nhân còn bị cứng khớp, khó khăn khi di chuyển.

Trên đây là một số bệnh lý có triệu chứng điển hình là đau khớp gối khi xuống cầu thang. Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng để có phương án xử lý phù hợp.

XEM THÊM:

Đau đầu gối khi xuống cầu thang nguy hiểm không?

Đánh giá mức độ nguy hiểm của đau đầu gối khi xuống cầu thang, các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết: Bệnh lý có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên cơn đau.

Đối với trường hợp đau do chấn thương vật lý, mức độ tổn thương không sâu, chỉ tác động đến mô mềm quanh khớp gối thì có thể tự khỏi sau vài ngày.

Nếu các cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sẽ nguy hiểm, người bệnh nên đi thăm khám sớm
Nếu các cơn đau nhức không có dấu hiệu thuyên giảm có thể sẽ nguy hiểm, người bệnh nên đi thăm khám sớm

Tuy nhiên nếu đau đầu gối khi lên xuống cầu thang do dấu hiệu của bệnh lý thì mọi người cần hết sức lưu ý. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Một số trường hợp đau đầu gối do thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch… có thể khiến bệnh nhân bị liệt hoặc gián đoạn vận động tạm thời.

Chính vì vậy, người bệnh không nên đánh giá thấp sự nghiêm trọng của biểu hiện đau đầu gối khi xuống cầu thang. Tốt nhất, bệnh nhân nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để đảm bảo an toàn, dùng đúng thuốc và điều trị đúng bệnh.

Chẩn đoán nguyên nhân bệnh

Xác định chính xác nguyên nhân khiến người bệnh bị đau khớp gối khi xuống cầu thang có thể thông qua khám nghiệm lâm sàng. Bên cạnh đó, với các trường hợp biểu hiện không rõ ràng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Kết quả phân tích sẽ đưa  ra các chỉ số như tốc độ lắng máu, CRP, anti CCP… Bác sĩ so sánh với các số liệu tiêu chuẩn để đưa ra kết luận chính xác nhất.
  • Siêu âm khớp gối: Siêu âm giúp xác định những dấu hiệu bất thường ở mô mềm xung quanh khớp gối.
  • Chụp CT: Cho kết quả rõ ràng hơn siêu âm, xác định được cả tổn thương mô mềm và sụn khớp, xương.

Dựa trên các kết quả khám nghiệm lâm sàng và xét nghiệm cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nguyên nhân gây nên đau khớp gối khi xuống cầu thang. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp cho từng người bệnh.

Cách điều trị đau đầu gối khi xuống cầu thang

Tùy vào mức độ đau nhức cũng như nguyên nhân thì người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị khác nhau như chữa bằng mẹo, Đông y hoặc Tây y. Điều quan trọng nhất vẫn là cần thăm khám và tham khảo ý kiến người có chuyên môn trước khi áp dụng.

Chữa đau đầu gối bằng mẹo

Khi xác định được nguyên nhân do chấn thương vật lý hoặc viêm khớp nhẹ, người bệnh có thể tham khảo cách trị viêm khớp bằng bài thuốc dân gian.

Chườm nhiệt có thể làm ức chế cơn đau tại chỗ rất hiệu quả
Chườm nhiệt có thể làm ức chế cơn đau tại chỗ rất hiệu quả

Một số gợi ý từ chuyên gia xương khớp cho người bị đau khớp gối gồm có:

  • Chườm nhiệt: Giải pháp chườm nhiệt mang lại hiệu quả cao giúp làm giảm sưng đau ngay lập tức đồng thời điều chỉnh sự co giãn của các dây chằng và mô mềm đang tổn thương. Người bệnh chỉ cần cho đá hoặc nước nóng vào túi chườm sau đó chườm lên vùng gối bị đau trong 10 – 15 phút. 
  • Dùng tinh dầu xoa bóp, massage: Các loại tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà… giúp thư giãn gân cốt và giảm đau hiệu quả. Mỗi ngày nên dùng tinh dầu để xoa bóp 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút sẽ thấy các cơn đau giảm rõ rệt. 
  • Chữa bằng hạt gấc: Trong hạt gấc có chứa một số thành phần tiêu sưng, giảm đau và kháng viêm. Tuy nhiên hạt gấc có tính hơi độc nên người bệnh chỉ nên dùng hạt gấc ngâm rượu để xoa bóp ngoài da là tốt nhất. 

Chữa đau khớp gối khi lên xuống cầu thang bằng Tây y

Các loại thuốc trị đau xương khớp giúp giảm đau nhanh chóng đồng thời tác động trực tiếp vào vị trí viêm để chữa lành. Bên cạnh đó, thuốc Tây cũng có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan chức năng nên trong quá trình sử dụng người bệnh cần hết sức lưu ý. Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu trình điều trị đau khớp gối khi xuống cầu thang như thuốc chứa Steroid dạng tiêm hoặc uống, thuốc ức chế miễn dịch…

Ngoài ra Tây y còn áp dụng một số liệu pháp vật lý giúp người bệnh thư giãn cơ và giảm đau hiệu quả. Cụ thể:

  • Vật lý trị liệu: Thực hiện bằng các thiết bị máy móc chuyên dụng, thực hiện kéo dãn khớp gối hoặc tác dụng sóng siêu âm vào vị trí tổn thương.
  • Trị liệu phục hồi: Người bệnh thực hiện các bài tập bổ trợ cho khớp gối như duỗi thẳng chân, đạp xe…
  • Phẫu thuật ngoại khoa: Một số trường hợp bị đau đầu gối khi xuống cầu thang do chấn thương nặng cần phải thực hiện phẫu thuật để trị liệu.

Điều trị đau đầu gối bằng thuốc Đông y

Ưu điểm lớn nhất của thuốc Đông y là an toàn, tác động vào căn nguyên gây bệnh và loại bỏ triệu chứng từ sâu bên trong. Tuy nhiên, điều trị Đông y đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì trong 1 – 3 tháng.

Một số bài thuốc chữa đau đầu gối khi lên xuống cầu thang tham khảo:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như rễ cây gối hạc, quả ké đầu ngựa, cây kim ngân, lá thông, đơn đỏ. Mỗi ngày người bệnh sắc 1 thang với 1 lít nước uống liên tục trong 10 ngày. 
  • Bài thuốc 2 – Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh: Gồm các dược liệu quý như tơ hồng, gối hạc, dây đau xương, độc hoạt… Mỗi ngày bệnh nhân sắc 1 thang trong 2 – 4 tuần, cơn đau sẽ thuyên giảm. Đây là bài thuốc gia truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh được rất nhiều người bệnh tin tưởng, sử dụng.
  • Bài thuốc 3: Mỗi thang thuốc gồm có độc hoạt, tế tân, đảng sâm, cam thảo, đỗ trọng, xuyên khung, bạch thược… đây đều là những thảo dược tốt cho xương khớp. Cho nguyên liệu vào ấm sắc với 1 lít nước uống trong ngày, duy trì liên tục trong 10 – 15 ngày sẽ có kết quả.
  • Bài thuốc 4 – Bài thuốc của Bệnh viện xương khớp Quân Dân 102: Nguyên liệu gồm có dây đau xương, phòng phong, quế chi… giúp khu trừ phong thấp, giảm đau nhức. Mỗi ngày sắc uống 1 thang trong 1 – 2 tháng. 
Ké đầu ngựa là vị thuốc được dùng để điều trị đau khớp gối khi xuống cầu thang
Ké đầu ngựa là vị thuốc được dùng để điều trị đau khớp gối khi xuống cầu thang

Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể được thầy thuốc chỉ định thực hiện châm cứu, bấm huyệt để làm thuyên giảm triệu chứng đau đầu gối khi xuống cầu thang. Tác dụng vào hệ thống huyệt đạo trên cơ thể giúp đả thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu đưa dưỡng chất đến làm lành các mô tổn thương. 

Biện pháp phòng ngừa đau đầu gối khi xuống cầu thang

Đau khớp gối khi lên xuống cầu thang có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để không phải đối mặt với các cơn đau thường trực. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia chăm sóc sức khỏe để bảo vệ và chăm sóc đầu gối tốt nhất:

  • Hạn chế vận động và làm việc quá sức, khuân vác đồ nặng.
  • Nên tập các bài tập tốt cho khớp gối, khởi động kỹ trước khi tập để tránh gây tổn thương.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung canxi, vitamin, omega 3… tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ hoặc sử dụng các chất kích thích.
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sự dẻo dai cho khớp đặc biệt là khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng, không để cơ thể quá nặng nề gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ khớp.
  • Ngoài ra trong quá trình di chuyển và sinh hoạt thường ngày mỗi người cần cẩn thận, tránh chấn thương vật lý.

Chữa đau đầu gối khi xuống cầu thang ở đâu?

Nếu khi bị đau đầu gối mà chưa xác định được nguyên nhân chính xác hoặc nguyên nhân do bệnh lý gây ra thì người bệnh nên đi thăm khám và điều trị ngay. Không nên để bệnh ủ lâu ngày gây khó khăn trong sinh hoạt đồng thời phát sinh nhiều biến chứng ngoài ý muốn. Tham khảo một số địa chỉ uy tín chữa đau đầu gối khi xuống cầu thang sau đây:

  • Bệnh viện YHCT xương khớp Quân Dân 102: Áp dụng điều trị kết hợp Đông y và Tây y loại bỏ đau đầu gối nhanh chóng. Người bệnh có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc liên hệ hotline theo 2 địa chỉ. Tại Hà Nội: Số 7/8/11 Lê Quang đạo, thuộc Phú Đô, quận Nam Từ Liêm – Hotline 0888 598 102. Tại Hồ Chí Minh số 179, đường Nguyễn Văn Thương, thuộc phường 25, Bình Thạnh – Hotline 0888 698 102.
  • Bệnh viện Quân y 103: Viện có tiếp nhận thăm khám và điều trị một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp gối, đau khớp gối,… Người bệnh có thể liên hệ trực tiếp tại địa chỉ 261 đường Phùng Hưng, thuộc phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội – Hotline: 0983 889 103.
  • Bệnh viện Thể dục Thể thao Hà Nội: Bệnh viện điều trị chấn thương xương khớp hàng đầu tại Hà Nội. Viện có địa chỉ tại đường Đỗ Xuân Hợp, thuộc phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm. Người bệnh bị đau đầu gối hoặc các chấn thương khác có thể tìm đây để khám chữa và điều trị. Hoặc liên hệ trực tiếp theo hotline 024 3785 5188 để được tư vấn và đặt lịch. 
  • Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Cơ sở điều trị bệnh xương khớp bằng Đông y với bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh mang lại hiệu quả nhanh chóng. Hiện tại nhà thuốc có hai cơ sở chính tại Hà Nội số 37A ngõ 97 Văn Cao, thuộc phường Liễu Giai, Ba Đình – Hotline 0963 302 349 hoặc số 100, Đường D1, thuộc P.25, Bình Thạnh, HCM – Hotline 0932 088 186. 

Đau đầu gối khi xuống cầu thang tuy không quá nguy hiểm như các bệnh lý xương khớp khác nhưng người bệnh cũng cần lưu ý. Nên sớm đi thăm khám và điều trị tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và khó điều trị hơn. Mỗi người nên chủ động chăm sóc và bảo vệ xương khớp để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Giải đáp: Người đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không?

Giải Đáp: Người Đau Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Đạp Hay Không?

Đau khớp gối có nên đạp xe đạp hay không đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi trên các...
Bất ngờ với 6 cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt an toàn, hiệu quả nhất

Gợi Ý 6 Cách Chữa Đau Khớp Gối Bằng Lá Lốt Tốt Nhất 2022

Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt được rất nhiều người áp dụng tại nhà bởi lá lốt có...
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc và những thông tin cần biết

Chữa Khớp Gối Bằng Tế Bào Gốc Và Những Thông Tin Cần Biết

Chữa khớp gối bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới, hiện đang được ứng dụng rộng rãi...
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị Đau Khớp Gối Khi Đứng Lên Ngồi Xuống Và Cách Điều Trị

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một trong những tình trạng phổ biến ở độ tuổi trung...
Viêm màng hoạt dịch khớp gối: Thông tin người bệnh cần nắm rõ

Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Do Đâu? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm màng hoạt dịch khớp gối tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top