Viêm khớp cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

4.9/5 - (10 bình chọn)

Viêm khớp cấp là bệnh lý thường gặp, biểu hiện đặc trưng là những cơn đau âm ỉ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Để điều trị tình trạng xương khớp này hiệu quả, người bệnh cần có biện pháp can thiệp đúng đắn, kịp thời ngay khi bệnh vừa khởi phát.

Viêm khớp cấp tính là gì?

Viêm khớp cấp tính là khái niệm để chỉ tình trạng đau sưng các khớp cấp tính. Bệnh thường xuất hiện đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau, diễn biến trong thời gian ngắn khoảng vài giờ cho đến vài ngày.

Nhiều người thắc mắc bệnh viêm khớp cấp là gì?
Nhiều người thắc mắc bệnh viêm khớp cấp là gì?

Mặc dù bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, tuy nhiên phổ biến hơn cả vẫn là ở những người ngoài 40 tuổi. Bởi lẽ khi càng về già, xương khớp càng lão hóa, dễ bị tổn thương bởi tác động xung quanh.

Trong khi đó, nhóm người dưới 20 tuổi thường ít bị viêm khớp cấp. Một số người có thể mắc bệnh do chấn thương, hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt so với nam giới, nữ giới thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong vài năm gần đây, tỷ lệ mắc viêm khớp cấp đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia, một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp gồm có:

  • Người mắc một số bệnh nền: Các bệnh nền dễ dẫn tới viêm khớp cấp gồm viêm khớp dạng thấp mãn tính hoặc bệnh gout.
  • Bị chấn thương: Khi bị chấn thương, các ổ khớp của người bệnh dễ bị tổn thương tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Từ đây, chúng sẽ tấn công vào tận các ổ khớp thông qua đường máu rồi gây viêm tại chỗ.
  • Tính chất công việc: Với những người làm công việc nặng nhọc, các khớp thường xuyên phải chuyển động dẫn tới khớp nối bị tổn thương và viêm.
  • Yếu tố di truyền: Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý viêm khớp này cũng có khả năng mắc viêm khớp cao hơn những đối tượng khác.
  • Các yếu tố khác: Người thừa cân, béo phì sẽ tạo gánh nặng lên các khớp sụn, từ đây gây đau nhức và viêm. Ngoài ra, người sử dụng nhiều thức ăn dư thừa chất đạm, có lượng purin cao cũng dễ kích thích các phản ứng viêm.

Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng cấp

Triệu chứng của viêm khớp cấp có sự khác biệt tùy thuộc vào vị trí khớp và loại viêm khớp. Tuy nhiên, về cơ bản người bệnh sẽ nhận thấy một số dấu hiệu cảnh báo dưới đây:

  • Đau khớp: Khi vi khuẩn và virus xâm nhập vào ổ khớp sẽ phá vỡ màng hoạt dịch bao bọc ở các đầu khớp. Từ đây, người bệnh cảm thấy đau đớn với những cơn đau xuất hiện từng đợt hoặc kéo dài cả ngày. Ở một số người, cảm giác đau xuất hiện ở nhiều vị trí cùng một thời điểm. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân khác, cảm giác đau chỉ xuất hiện ở một vị trí cụ thể xác định.
  • Sưng: Việc vi khuẩn và virus xâm nhập sẽ làm hỏng màng hoạt dịch khiến các ổ khớp dần dần sưng lên. Vùng khớp đôi khi còn có cảm giác nóng, đỏ hồng, sờ vào hơi mềm và nhức.
  • Cứng khớp: Người bệnh có cảm giác khó khăn khi vận động. Về lâu dài, người bệnh có xu hướng ít vận động để giảm thiểu cảm giác đau. Điều này khiến tình trạng cứng khớp càng nghiêm trọng hơn.
  • Một số triệu chứng khác: Người bệnh có thể bị phát ban, sụt cân, ngứa ngáy khó chịu đặc biệt ở những nơi quanh ổ khớp bị viêm.
Cảm giác đau thường xuyên xuất hiện ở người bệnh
Cảm giác đau thường xuyên xuất hiện ở người bệnh

Mắc viêm khớp cấp có nguy hiểm không?

Thông thường, bệnh không nguy hiểm và có thể hết sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, bệnh sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn dẫn đến viêm khớp mạn tính và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Phá hủy xương và sụn khớp: Khớp bị viêm có thể làm ảnh hưởng đến dây chằng, cơ, gân khiến cho xương khớp yếu đi. Đặc biệt, lâu dài bệnh gây viêm bao khớp, giảm chất lượng dịch khớp khiến bề mặt sụn trở nên khô ráp, dễ bị bong tróc. Lúc này, xương dưới sụn phát triển không đều khiến hệ xương khớp suy yếu và đau nhức xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Làm biến dạng khớp: Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, cơ thể sẽ xuất hiện một số u cục ở khớp bị viêm. Lúc này, khớp không giữ được hình dạng ban đầu, trở nên gồ ghề, đôi khi bị lệch sang một bên làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Viêm khớp cấp có thể làm người bệnh tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh thấp khớp cấp, hở van tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.

Cách chẩn đoán bệnh

Để điều trị viêm khớp cấp hiệu quả, người bệnh cần thăm khám, kiểm tra thể chất cũng như xét nghiệm vùng khớp để chẩn đoán bệnh. Một số xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định gồm có:

  • Chụp X quang: Quá trình này giúp xác định tình trạng tổn thương xương, sụn, thay đổi kích thích xương. Từ đây giúp kiểm soát và theo dõi tiến triển của bệnh hiệu quả.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Khi hình ảnh xương và các mô mềm xung quanh được hiển thị, các bác sĩ sẽ kiểm tra được chính xác tình trạng chấn thương.
  • Siêu âm: Giúp kiểm tra mô mềm, cấu trúc xương khớp.
  • Xét nghiệm máu: Kết quả xét nghiệm sẽ cho biết chính xác về nguyên nhân gây bệnh để đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất cho từng bệnh nhân.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Giải pháp chữa viêm khớp cấp tính hiệu quả

Có nhiều cách điều trị điều trị viêm đa khớp cấp khác nhau mà người bệnh có thể lựa chọn như áp dụng các mẹo tự nhiên, sử dụng thuốc Tây y và Đông y cụ thể như sau:

Viêm khớp cấp và cách điều trị từ dân gian

Trong dân gian vốn lưu truyền nhiều mẹo hay giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cấp. Các mẹo này thường sử dụng nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm. Tuy nhiên, chúng chỉ giúp thuyên giảm tạm thời những cơn đau, cần kết hợp với các cách điều trị khác để mang lại hiệu quả cao nhất.

1. Sử dụng cây ngải cứu và rượu trắng

Trong cây ngải cứu có chứa các thành phần như flavonoid cùng nhiều acid amin có tác dụng như những kháng sinh tự nhiên. Khi kết hợp với rượu trắng, bài thuốc này sẽ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau do các bệnh xương khớp gây ra.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá ngải cứu, 100ml rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, để ráo nước rồi đun với rượu trắng trong vòng 5 phút. Tiếp đến, hãy sử dụng 1 chiếc khăn dày để bọc lá ngải cứu còn nóng, chườm lên vùng khớp bị sưng viêm. Kiên trì thực hiện sẽ thấy cảm giác đau giảm thiểu đáng kể.
Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng phổ biến
Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng phổ biến

2. Sử dụng bài thuốc từ cây lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Do đó, loại cây này được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp cấp.

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt phơi héo trong bóng râm, 500ml nước.
  • Cách thực hiện: Lá lốt rửa sạch, để ráo nước rồi đun cùng 500ml nước. Sau khoảng 30 phút, hãy tắt bếp và lọc lấy nước uống.

3. Sử dụng quả cà tím

Cà tím là loại thực phẩm mang tính hàn, vị ngọt, có khả năng hỗ trợ trị bệnh cơ, xương, khớp hiệu quả. Trong đó, sử dụng cà tím nấu nước uống mỗi ngày để điều trị bệnh đau khớp là phương pháp được nhiều người áp dụng tại nhà với hiệu quả cao.

  • Chuẩn bị: 1 quả cà tím, 500ml nước.
  • Cách thực hiện: Cà tím rửa sạch, bỏ cuống rồi thái thành từng lát mỏng vừa. Tiếp đến, cho cà tím vào nồi cùng 500ml nước và đun sôi khoảng 15 phút. Chắt nước cà tím, để nguội và uống hàng ngày.

Giải pháp điều trị bệnh viêm khớp cấp bằng Tây y

Theo quan điểm Tây y, viêm khớp dạng này có thể được điều trị bằng hai phương pháp gồm nội khoa và ngoại khoa.

Sử dụng thuốc Tây y

Hiện nay có nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng để điều trị tình trạng viêm khớp cấp. Mục đích của các loại thuốc này là kháng viêm, tiêu sưng, giảm đau nhức và hỗ trợ khả năng phục hồi vận động cho bệnh nhân cụ thể như sau:

  • Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen, Opioid, Tramadol, Oxycodone… giúp đẩy lùi cơn đau trong thời gian ngắn.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen và Mochi là hai loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng giúp hỗ trợ và làm giảm tình trạng đau và viêm.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: Các loại thuốc này cho khả năng làm chậm hoặc ngăn ngừa hoạt động của hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng sưng viêm ở khớp.
  • Thuốc sinh học: Thuốc làm ức chế hệ thống miễn dịch hoặc biến đổi các gen có liên quan ở người mắc viêm khớp cấp.
Thuốc giảm đau làm giảm triệu chứng bệnh
Thuốc giảm đau làm giảm triệu chứng bệnh

Thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày, tăng nguy cơ đau tim. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Giải pháp điều trị ngoại khoa

Với những bệnh nhân đã sử dụng thuốc Tây nhưng không hiệu quả, thậm chí có tiến triển nặng hơn. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định biện pháp can thiệp ngoại khoa. Thông qua việc phẫu thuật màng hoạt dịch, các cơn đau cấp tính do viêm khớp sẽ được điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Sử dụng thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông y, viêm khớp cấp là tình trạng xuất hiện do khí huyết ứ đọng bên trong cơ thể, tà thấp phong hàn xâm nhập để từ đây gây sưng viêm ở ổ khớp. Tập trung đào thải độc tố khỏi cơ thể, đả thông kinh mạch tắc nghẽn do tổ chức viêm gây ra chính là tác dụng của phương pháp trị đau nhức xương khớp bằng Đông y.

Một số bài thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng cấp gồm có:

  • Bài thuốc giải độc, thông kinh lạc, giảm đau: Sử dụng các vị thuốc gồm cẩu tích, đỗ trọng, mộc qua, ngưu tất, chi mẫu sắc với nước trong thời gian từ 4 đến 5h. Sau đó, chắt nước và chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc giúp bồi bổ chức năng thận, khu phong: Sử dụng các vị thuốc gồm cát căn, bạch linh, khương truật, ý dĩ, xuyên khung sắc trong thời gian từ 2 đến 3 tiếng rồi lấy nước uống trong ngày.
  • Bài thuốc giúp giải độc, mát gan, tiêu viêm, thanh lọc cơ thể: Sử dụng các vị thuốc gồm rau má, bồ công anh, ké đầu ngựa để hãm với nước sôi như trà. Sau đó, chắt nước và uống hàng ngày, có thể uống thay nước lọc.

Viêm khớp cấp cần ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống kém khoa học không chỉ khiến cho bệnh tình ngày một trầm trọng mà còn làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị. Do đó, người bệnh cần chú ý duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý cụ thể như sau:

Nhóm thực phẩm nên sử dụng

Các loại thực phẩm dưới đây không những giúp nâng cao sức khỏe mà bên cạnh đó còn giúp cải thiện sự dẻo dai của xương khớp, giảm thiểu sự khó chịu do bệnh gây ra.

  • Cá: Các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ chứa nhiều acid béo omega 3 có tác dụng ức chế quá trình viêm xương khớp. Đồng thời, cảm giác sưng, đau, cứng khớp cũng được giảm thiểu đáng kể.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là nguồn cung cấp chất xơ, một số vitamin nhóm B, sắt, magie, calci tốt cho xương. Người bệnh mắc viêm khớp cấp nên sử dụng các loại ngũ cốc gồm yến mạch, lúa mạch, lúa mì.
  • Bông cải xanh: Trong loại rau này chứa nhiều calci, vitamin C và K, giúp xương chắc khỏe và giảm thiểu triệu chứng viêm xương khớp.
  • Trà xanh: Có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, ức chế quá trình phá hủy sụn để ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
  • Trái cây giàu vitamin C: Giúp khớp khỏe mạnh cũng như ngăn ngừa quá trình viêm xảy ra tại các khớp.
Trái cây giàu vitamin C tốt cho người bệnh
Trái cây giàu vitamin C tốt cho người bệnh

Nhóm thực phẩm không nên sử dụng

Bên cạnh những thực phẩm khuyên dùng, bệnh nhân đang mắc viêm khớp cấp cần hạn chế sử dụng một số thực phẩm nhất định như:

  • Đồ uống chứa cồn: Rượu bia và một số đồ uống chứa chất kích thích khác như cà phê hoặc soda có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn của khớp, khiến bệnh thêm phần trầm trọng hơn.
  • Muối: Sử dụng nhiều muối trong chế biến món ăn sẽ làm tăng sự bài tiết của calci ra ngoài nước tiểu, gây giảm nồng độ calci tăng nguy cơ loãng xương và viêm khớp.
  • Các loại thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật: Đây là những thực phẩm có chứa nhiều photpho. Khi bổ sung vào cơ thể, chúng làm tăng quá trình đào thải calci ra ngoài cơ thể dẫn đến giảm calci, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đau khớp, thoái hóa khớp.

Biện pháp phòng tránh viêm khớp cấp

Do viêm khớp cấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh nên việc phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng hàng đầu bạn nên ghi nhớ:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe nói chung cũng như hạn chế mắc các bệnh lý về xương khớp nói riêng.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế làm việc quá sức dẫn đến tổn thương xương khớp.
  • Khi vận động mạnh cần bảo vệ khớp bằng cách dụng cụ hỗ trợ như nẹp, băng để hạn chế chấn thương và gây viêm nhiễm sụn khớp.

Viêm khớp cấp là một bệnh lý khá phổ biến, có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh tồn tại trong một thời gian dài, bệnh sẽ gây ra những biến chứng không thể lường trước được. Do đó, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện khi phát hiện các triệu chứng của bệnh nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả.

CLICK ĐỌC NGAY: 

Cập nhật: 4:50 PM , 30/05/2023
Top 12 loại thuốc xương khớp Úc hiệu quả được ưa chuộng hiện nay

12 Loại Thuốc Xương Khớp Úc Được Ưa Chuộng Nhất 2022

Thuốc xương khớp Úc nằm trong top sản phẩm ngoại được tin tưởng sử dụng và bán chạy nhất tại...
Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và cách điều trị

Bị Đau Khớp Gối Khi Đứng Lên Ngồi Xuống Và Cách Điều Trị

Đau khớp gối khi đứng lên ngồi xuống là một trong những tình trạng phổ biến ở độ tuổi trung...
Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị hiệu quả

Viêm khớp thái dương hàm: Nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp điều trị hiệu...

Viêm khớp thái dương hàm tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây suy giảm chức năng hàm. Điều...
Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y [Cập nhật mới nhất]

Điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai Bằng Đông Y [Cập Nhật 2022 ]

Điều trị viêm quanh khớp vai bằng Đông y là một trong những phương pháp có hiệu cao. Đặc biệt...
Tổng hợp các cách chữa viêm đa khớp: Thông tin chi tiết từ bác sĩ

Tổng Hợp Cách Chữa Viêm Đa Khớp: Thông Tin Chi Tiết Từ Bác Sĩ

Cách chữa viêm đa khớp luôn là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Trong bài viết này...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top