Viêm Khớp Cùng Chậu Là Gì? Triệu Chứng Và Điều Trị Như Thế Nào?
Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xương khớp mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Bệnh có thể tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và khả năng vận động của bệnh nhân.
Tổng quan về viêm khớp cùng chậu
Theo thống kê, viêm khớp cùng chậu ở nữ giới có tỉ lệ mắc cao hơn so với viêm khớp cùng chậu ở nam giới. Vậy, bệnh viêm khớp cùng chậu là gì, do tác nhân nào gây ra và biểu hiện bằng những triệu chứng nào?
Viêm khớp cùng chậu là gì?
Khớp cùng chậu là phần khớp nằm phía sau hai xương cánh chậu, nối liền giữa xương cụt dưới cột sống lưng và xương cánh chậu. Đây là bộ phận dễ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động ở cột sống thắt lưng cùng, vùng xương chậu và hai bên mông.
Viêm khớp cùng chậu bệnh học là tình trạng viêm, sưng và đau nhức tại khớp cùng chậu. Khi bị mắc bệnh viêm khớp cùng chậu, bệnh nhân có những biểu hiện đặc trưng của hội chứng cùng chậu cột sống, bao gân và hội chứng ngoài khớp.
Bệnh khởi phát bằng những cơn đau bất thường tại khớp cùng chậu. Dần dần, cơn đau sẽ lan sang các bộ phận khác như vùng mông, lưng dưới, hông và chân.
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu 2 bên có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phụ nữ sau sinh là đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất. Một số nguyên nhân được xem là yếu tố gây bệnh có thể kể đến như:
- Do chấn thương: Tai nạn giao thông, ngã, va đập hông,… để lại những chấn thương tác động trực tiếp và gây tổn thương khớp cùng chậu.
- Do thói quen sinh hoạt sai cách: Một số thói quen xấu như ngồi quá lâu một chỗ, ngồi sai tư thế, cúi người mang vác nặng, leo trèo, chơi thể thao sai cách,… Những hoạt động này diễn ra một cách liên tục sẽ tác động lên vùng khớp cùng chậu, dần hình thành tổn thương gây tình trạng viêm khớp.
- Yếu tố di truyền: Bố hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp thì con sinh ra có nguy cơ mắc viêm khớp cùng chậu cao hơn người bình thường.
- Do thừa cân, béo phì: Người thừa cân sẽ gây áp lực lớn lên các khớp và mô sụn, trong đó có khớp cùng chậu. Bệnh nhân béo phì mắc viêm khớp cùng chậu sẽ có thời gian điều trị kéo dài và khó khăn hơn người bình thường.
- Loãng xương: Khi bị loãng xương, hệ thống xương khớp suy giảm, sụn khớp dễ bị bào mòn khiến xương gãy, nứt là nguyên nhân gây tình trạng viêm khớp cùng chậu.
- Các bệnh lý xương khớp: Bệnh viêm khớp phản ứng, viêm khớp cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp,… gây ra những tổn thương ở cột sống và ảnh hưởng đến khớp cùng chậu.
- Phụ nữ mang thai và sau sinh: Quá trình mang thai và sinh đẻ là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn tấn công vùng phần phụ, tiết niệu,… Từ đó lan đến vùng khớp cùng chậu gây tình trạng viêm, nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh còn do bệnh nhân mắc một số bệnh lý nền như viêm đường tiết niệu, khí hư, viêm ruột thừa, viêm đại trực tràng, bệnh phụ khoa hoặc nam khoa.
Triệu chứng bệnh viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu trái hay viêm khớp cùng chậu phải được biểu hiện bằng một số triệu chứng điển hình như sau:
- Đau âm ỉ tại vị trí viêm: Bệnh nhân có thể bị đau ở vùng cột sống thắt lưng, sau đó lan xuống háng, hai bên mông và mặt sau của đùi. Đau do viêm khớp cùng chậu có thể lan xuống chân nhưng hiếm khi có trường hợp bị đau lan qua vùng đầu gối.
- Cứng cơ vùng khung chậu: Hiện tượng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng, bệnh nhân thậm chí còn cảm thấy nóng, ửng đỏ và bỏng rát vùng xương chậu. Đồng thời, các biểu hiện của bệnh sẽ tương tự như tình trạng sưng viêm khớp.
- Vận động khó khăn: Những hoạt động bình thường như ngồi xuống, đứng lên, đi lại, leo cầu thang bộ, chạy nhảy,… sẽ trở nên khó thực hiện khi bệnh nhân mắc căn bệnh này. Cơn đau nhức sẽ giảm xuống khi bệnh nhân nghỉ ngơi và tăng mạnh hơn khi thực hiện các thao tác liên quan đến khớp cùng chậu.
- Các triệu chứng khác: Như buồn nôn, mất ngủ, tâm trạng bứt rứt, khó chịu. Đặc biệt, phụ nữ bị viêm khớp cùng chậu còn có thể xuất hiện triệu chứng đau bụng dưới, chảy máu âm đạo hoặc tiết dịch bất thường.
Vậy, bệnh viêm khớp cùng chậu có nguy hiểm không? Thực tế, căn bệnh này gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở chị em phụ nữ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Nếu cơn đau âm ỉ và kéo dài lan xuống vùng hông và xương chậu, bệnh nhân có thể bị teo cơ mông, tê liệt hoặc thậm chí là liệt nửa người.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nữ giới trong độ tuổi sinh đẻ còn có nguy cơ bị viêm vòi trứng, dính khớp, mang thai ngoài tử cung, khó sinh, tích mủ vòi trứng, viêm cổ tử cung,… thậm chí là vô sinh nếu mắc phải bệnh viêm khớp cùng háng.
Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh viêm khớp cùng chậu, bác sĩ thương bắt đầu kiểm tra lâm sàng bằng cách ấn vào các điểm ở vùng hông, mông, xương cụt và phản ứng di chuyển hai chân để kiểm tra.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật chẩn đoán chi tiết hơn như sau:
- Chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT: Thông qua hình ảnh viêm khớp cùng chậu thu được từ xét nghiệm hình ảnh, bác sĩ có thể kết luận nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm đang diễn ra.
- Xét nghiệm: Các nghiệm pháp giãn khung chậu, nghiệm pháp đẩy lùi, nghiệm pháp ép khung chậu, nghiệm pháp FABER và Gaenslen. Bệnh nhân bị kết luận viêm khớp cùng chậu khi có từ 3 nghiệm pháp trở lên dương tính.
- Tiêm thuốc: Tiêm thuốc tê hoặc thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp cùng chậu để xác định vị trí đau kết hợp xét nghiệm hình ảnh.
MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu
Tuy là căn bệnh mãn tính, song viêm khớp cùng chậu hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân áp dụng đúng cách các phương pháp điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị căn bệnh này bệnh nhân có thể tham khảo:
Chữa bằng Tây y
Đối với người bệnh bị viêm khớp cùng chậu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị với các loại thuốc như:
- Thuốc kháng sinh như doxycylin, amoxicillin, oxacillin, nafcillin,… giúp cải thiện tình trạng sưng nóng, viêm và đau khớp dữ dội.
- Thuốc giảm đau như acetaminophen, salicylic, methyl salicylate, menthol dạng bôi, lidocain,… giúp làm mát vị trí sưng viêm, gây tê tại chỗ và giảm đau hiệu quả.
- Thuốc giảm đau không nhân steroid như celecoxib, naproxen, ketorolac, aspirin, ibuprofen, naproxen,… giúp bệnh nhân giảm đau và sưng viêm khớp vùng chậu.
- Thuốc giảm đau gây nghiện như morphine, methadone, codein,… có tác dụng ứng chế thụ thể opioid tại thần kinh trung ương giúp giảm đau nhanh chóng.
- Thuốc tốt cho sụn khớp như glucosamine sulfate, chondroitin,… hỗ trợ tăng tiết dịch khớp và cải thiện chất lượng mô sụn.
Biện pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây được đánh giá là phát huy hiệu quả nhanh chóng trong việc giảm đau và viêm cấp tính. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo về tác dụng phụ của tân dược đối với sức khỏe, đặc biệt là bộ phận gan, thận, thần kinh và dạ dày.
Do đó, khi chữa trị bằng thuốc Tây y, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình mà bác sĩ đã kê đơn. Bệnh nhân không tự ý thêm bớt liều lượng hoặc lạm dụng thuốc giảm đau, giảm viêm để hạn chế các nguy cơ đáng tiếc do dùng thuốc sai cách.
Chữa bằng Đông y
Trong Đông y, viêm khớp cùng chậu sẽ được phân ra các thể bệnh và chỉ định những vị thuốc đặc trị cho thể bệnh đó tùy theo triệu chứng lâm sàng của mỗi người. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu như sau:
Bài thuốc số 1
Bài thuốc dùng cho người bệnh có triệu chứng đau khớp dai dẳng, sưng đỏ, lạnh khớp, thể trạng yếu, sắc mặt tái nhợt.
- Các vị thuốc: Độc hoạt, xuyên ô, phụ tử chế, tần giao, quế chi, xuyên khung, nhũ hương, khương hoạt, đương quy mỗi loại lấy 9g. Phòng phong và bạch chỉ mỗi loại 10g. Cho thêm uy linh tiên 15g, tế tân 3g, tỳ giải 12g và ý dĩ 30g.
- Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc sắc với 1 lít nước, đun trong lửa nhỏ khoảng 40 phút. Cho đến khi thuốc đặc lại còn 350ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 2 bát, dùng khi còn ấm và uống sau bữa ăn 30 phút. Bệnh nhân dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang trong khoảng 2 – 3 tuần.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc này dùng cho người có triệu chứng sưng đau khớp cùng chậu lâu ngày, cứng cơ, vận động khó khăn, teo cơ mông kèm theo buồn nôn, chóng mặt,…
- Các vị thuốc: Bạch linh, đảng sâm, tang ký sinh, đương quy, thục địa, bạch thược, tần giao mỗi loại lấy 12g. Thêm xuyên khung, ngưu tất, đỗ trọng bắc, địa long và toàn yết mỗi lại 10g. Phòng phong và độc hoạt mỗi loại 9g và cam thảo 6g.
- Cách dùng: Đem thang thuốc sắc với 1 lít nước cho đến khi cô lại còn khoảng 350ml thuốc thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 chén dùng để uống sau bữa ăn trưa và tối. Mỗi ngày dùng hết 1 thang và dùng đều đặn khoảng 2 tuần.
Bài thuốc số 3
Bài thuốc này dùng cho bệnh nhân có triệu chứng đau khớp kèm theo hiện tượng sưng đỏ, nhức mỏi khớp, cơ thể mệt mỏi, đi tiểu nhiều, rêu lưỡi trắng, mạch nhược.
- Các vị thuốc: Trư linh, hoàng cầm, tri mẫu, phòng phong và trạch tả, đương quy mỗi loại 9g. Chích thảo, khương hoạt, nhân trần mỗi loại 15g. Bạch truật, thăng ma, cát căn, thương truật, khổ sâm, nhân sâm mỗi loại 6g.
- Cách dùng: Bệnh nhân có thể tán thuốc thành bột khô, mỗi ngày dùng 30g bột sắc với nước dùng để uống. Hoặc có thể sắc với nước rồi chia làm 2 bát uống sau bữa ăn và dùng hết trong ngày.
Chữa bằng mẹo dân gian tại nhà
Bài thuốc chữa viêm đa khớp có thể phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị nếu bệnh ở giai đoạn đầu và mức độ tổn thương nhẹ. Theo đó, một số nguyên liệu bệnh nhân có thể dùng trong điều trị hàng ngày như sau:
- Cải bó xôi: Kết hợp cùng nấm hương và muối hột. Cho tất cả vào nồi đun chín với lượng nước vừa đủ. Dùng nước cải bó xôi này để uống mỗi ngày.
- Vỏ gừng tươi: Gừng tươi cạo vỏ rồi sấy khô, sau đó bỏ vào ngâm với rượu trắng trong khoảng 5 ngày. Bệnh nhân dùng rượu trắng ngâm vỏ gừng tươi để uống mỗi ngày 2 lần.
- Lá đào tươi: Cho 150ml đem hâm nóng, sau đó vò nát là đào tươi cho vào nồi. Dùng rượu lá đào tươi để rửa phần khớp cùng chậu bị viêm mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
- Ngũ gia bì gai: Ngâm với rượu trắng trong vòng nửa tháng. Bệnh nhân dùng rượu ngâm ngũ gia bì gai uống mỗi ngày không quá 20ml.
Phương pháp điều trị khác
Để xử lý tổn thương, bệnh nhân còn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
Vật lý trị liệu
Việc luyện tập các bài tập vật lý trị liệu thường xuyên giúp tác động lên hệ thống xương khớp một cách tích cực, từ đó giảm thiểu đáng kể triệu chứng bệnh. Một số bài tập hiệu quả mà bệnh nhân có thể áp dụng như bài tập chim bồ câu, bài tập con bướm, bài tập căng gối sát ngực,…
Sử dụng kỹ thuật giảm đau
Kỹ thuật giảm đau can thiệp tác động vào các mút dây thần kinh và cơ xung quanh vùng khớp cùng chậu, kích thích giải phóng dây thần kinh bị chèn ép do viêm. Từ đó có thể giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng đau và viêm đáng kể.
Một số kỹ thuật áp dụng cho bệnh nhân đó là: Kích thích sóng cao tần, kích thích điện,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể giảm đau bằng cách nẹp hoặc đeo dây đai khớp cùng chậu để buộc chặt và cố định khớp với nhau.
Điều trị bằng phẫu thuật
Thông thường, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật khi các phương pháp khác không phát huy hiệu quả điều trị. Bệnh nhân có thể được chỉ định các kỹ thuật phẫu thuật như: Thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp viêm bằng khớp nhân tạo, nội soi loại bỏ bao khớp bị viêm,…
Lời khuyên dành cho người bị viêm khớp cùng chậu
Tuy căn bệnh này là thường gặp ở nữ giới, song nam giới cũng không nên chủ quan với các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt hơn như sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi khi cảm thấy khớp cùng chậu đang gặp vấn đề.
- Tham khảo thực đơn cho người đau xương khớp, chú ý ăn uống khoa học.
- Sửa đổi hoặc hạn chế các hoạt động khiến cơn đau trầm trọng hơn như ngồi sai tư thế, chơi thể thao sai cách,…
- Chườm nóng hoặc lạnh để giảm thiểu các cơn đau vùng khớp cùng chậu ở mức độ nhẹ.
- Massage khớp cùng chậu và đốt sống lưng bằng tinh dầu để các khớp được thư giãn.
- Điều trị một cách dứt điểm các bệnh lý có thể gây bệnh viêm khớp cùng chậu như viêm phụ khoa, viêm đại tràng, thận tiết niệu,…
- Luyện tập tại nhà với các bài tập tốt cho vùng cột sống, chi dưới và khớp cùng chậu như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh, đạp xe,…
- Uống nhiều nước và bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp vào bữa ăn hàng ngày.
Có thể thấy, viêm khớp cùng chậu không những ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của bệnh nhân mà còn gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm. Do đó, khi có các biểu hiện ban đầu của bệnh, bệnh nhân nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để kịp thời phát hiện sớm và điều trị bệnh.
ĐỌC NGAY:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!