Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý gì? Cách điều trị dứt điểm

Cập nhật: 01/04/2024

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý có thể xảy ra ngay từ khi 1 tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp, chức năng vận động của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu đang quan tâm vấn đề này, bố mẹ nhất định không được bỏ qua những thông tin được đề cập ngay sau đây.

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý viêm sưng tại khớp háng, khiến trẻ đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, bệnh khiến xương khớp suy yếu dần, lâu dài sẽ tác động đến khả năng vận động.

Thông thường, bệnh viêm khớp háng sẽ diễn biến âm thầm. Tuy vậy, một số trường hợp bệnh có thể trở nặng nhanh chóng và đột ngột.

Trẻ thường không thể tự nhận biết tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề nên cần bố mẹ giúp đỡ
Trẻ thường không thể tự nhận biết tình trạng sức khỏe đang gặp vấn đề nên cần bố mẹ giúp đỡ

Do đó, đa phần khi bố mẹ phát hiện ra thì bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn huyết, khó khăn trong vận động, thậm chí trẻ bị bại liệt thân dưới, đe dọa tính mạng.

Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm nếu thấy trẻ bị sưng đau ở khớp háng. Hãy đưa con đi khám sớm để có biện pháp xử lý triệt để.

Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp háng ở trẻ em

Việc nhận biết sớm cực kỳ quan trọng, bố mẹ cần chú ý các dấu hiệu sau:

  • Vùng khớp háng, xương chậu sưng đỏ: Bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu sưng đỏ bằng mắt thường. Trong quá trình tắm, hãy chú ý xem trẻ có dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ.
  • Đau nhức: Trẻ thường mải chơi nên không chú ý đến những cơn đau. Nếu thấy trẻ đi lại khó khăn hoặc không vận động linh hoạt như bình thường, bố mẹ nên chủ động hỏi.
  • Sốt cao: Một số trường hợp trẻ em sẽ bị sốt khi mắc bệnh viêm khớp háng. Đây là biểu hiện dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác nên bố mẹ chú ý không được bỏ qua.
  • Sụt cân: Viêm khớp háng khiến trẻ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi và chán ăn. Một thời gian, cân nặng sẽ bị sụt mà không rõ lý do.
  • Những triệu chứng khác: Trong một vài trường hợp, trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, viêm kết mạc, viêm nhiễm tai mũi họng,…

Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em

Việc tìm ra lý do gây bệnh cực kỳ quan trọng cho điều trị. Các chuyên gia xương khớp đã đưa ra 2 nhóm nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em:

Nguyên nhân sinh lý

Nhóm nguyên nhân sinh lý gây viêm khớp háng ở trẻ bao gồm:

  • Chấn thương: Trẻ em là đối tượng thường xuyên vận động nhưng lại không biết bảo vệ bản thân. Do đó, những chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ lại không quan tâm hoặc chưa biết cách xử lý triệt để gây khởi phát bệnh.
  • Hệ miễn dịch yếu: Hệ miễn dịch và xương khớp của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó rất dễ bị tấn công với các vi khuẩn và virus gây ra viêm khớp háng.

Nguyên nhân bệnh lý

Viêm khớp háng ở trẻ em xảy ra do những bệnh lý sau:

  • Viêm khớp tự phát: Tình trạng hệ miễn dịch tự tấn công vào mô sụn gây ra bệnh viêm khớp.
  • Viêm màng hoạt dịch: Bệnh do virus xâm nhập khi trẻ có sức đề kháng yếu hoặc do xuất huyết khớp.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Đây là bệnh do virus và nấm tấn công vào khớp gây viêm nhiễm.
  • Loạn sản xương hông: Trẻ bị lệch xương hông bẩm sinh do mẹ tiết ra nhiều hormone relaxin trong thai kỳ.
  • Hoại tử chỏm xương đùi: Đây là bệnh lý do quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, không cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng cho xương đùi. Hệ thống cơ, xương, khớp sẽ chết dần theo thời gian và bị hoại tử.

Chẩn đoán viêm khớp háng ở trẻ

Để chẩn đoán viêm khớp háng, trẻ cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi trẻ và bố mẹ về biểu hiện, triệu chứng gặp phải và quan sát trực tiếp vùng khớp háng. Ngoài ra, trẻ cần thực hiện một số bài test để kiểm tra khả năng vận động vùng háng, hông, đầu gối cũng như các khớp lân cận.

Bước 2: Xét nghiệm máu và sinh thiết khớp

Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra tốc độ lắng của máu và phản ứng protein. Kết quả sẽ kết luận được trẻ có bị viêm khớp háng hay bị bệnh Lyme.

Bên cạnh đó, trẻ cần phải thực hiện sinh thiết khớp. Xét nghiệm này giúp phát hiện tình trạng bất thường của bạch cầu và dấu hiệu viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra.

Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh

Trẻ nhỏ sẽ cần thực hiện một hoặc một số những phương pháp thăm khám sau:

  • Siêu âm khớp để kiểm tra dấu hiệu tổn thương viêm thực thể.
  • Chụp X – quang giúp đánh giá mức độ tổn thương mô.
  • Chụp cộng hưởng MRI để kiểm tra rõ hơn những tổn thương và sự bất thường về cấu trúc sụn khớp.

Kết thúc quy trình, bác sĩ có thể nhận định được trẻ có mắc viêm khớp háng hay không và nguyên nhân gây ra.Từ đó, đối với mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị riêng phù hợp nhất.

Phương pháp điều trị triệt để viêm khớp háng

Hiện nay có khá nhiều cách điều trị viêm khớp háng nên bố mẹ cần nắm rõ những thông tin chi tiết về các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó kết hợp với tư vấn từ bác sĩ sau khi thăm khám để giúp con điều trị nhanh chóng căn bệnh này.

Thuốc Tây y điều trị viêm khớp háng ở trẻ em

Sau khi thăm khám ở bệnh viện, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây y để điều trị viêm khớp háng ở trẻ em. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn, trẻ cần được uống kháng sinh ngay. Thông thường sau 2 ngày dùng thuốc, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Đối với những trường hợp khác, bác sẽ sẽ chỉ định các loại thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau như Acetaminophen giúp giảm nhanh những cơn đau nhức khó chịu.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) đồng thời giảm đau và sưng viêm.
  • Viên uống bổ sung canxi, vitamin, kẽm,… Viên uống giúp tăng cường sức mạnh xương khớp của trẻ.

Đây là cách nhanh nhất để giảm đau và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ xảy ra tác dụng phụ.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc liều thấp trước sau đó mới tăng dần. Điều này giúp đánh giá được khả năng tiếp nhận thuốc của trẻ. Từ đó, việc điều trị viêm khớp háng cho kết quả cao nhất.

Bố mẹ cần đặc biệt tuân thủ đúng đơn thuốc đã được bác sĩ đưa ra sau khi khám xong. Thêm vào đó là cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con.

Trẻ em là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với thuốc Tây, bố mẹ cần hết sức chú ý
Trẻ em là đối tượng cực kỳ nhạy cảm với thuốc Tây, bố mẹ cần hết sức chú ý

Chỉnh hình khớp háng và phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh do chấn thương trật khớp hoặc loạn sản xương hông, bác sĩ sẽ dùng nẹp để chỉnh hình khớp háng. Phương pháp này khá bất tiện bởi trẻ phải nằm trên giường trong vài tháng.

Phương pháp phẫu thuật chỉ được thực hiện trong trường hợp đã dùng thuốc nhưng không hiệu quả do bệnh quá nặng. Bác sĩ sẽ tiến hành định hình lại khớp háng cho trẻ. Đồng thời hướng dẫn bố mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện để tại nhà để trẻ nhanh phục hồi.

Quy trình phẫu thuật diễn ra phức tạp và nguy hiểm. Bố mẹ cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ về quy trình thực hiện, cân nhắc lợi ích và rủi ro sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn bệnh viện có chuyên khoa xương khớp nổi tiếng để quá trình thực hiện diễn ra thành công nhất.

Điều trị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em bằng Đông y

Điều trị viêm khớp háng ở trẻ em bằng Tây y tồn tại khá nhiều rủi ro nên các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm hơn đến phương pháp Đông y. Hiệu quả điều trị tuy không nhanh chóng bằng nhưng bài thuốc Đông y có thể chữa bệnh dứt điểm. Đồng thời, bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm bởi phương pháp này rất an toàn cho trẻ.

Tuy nhiên, thuốc Đông y có mùi vị hơi khó chịu nên khó uống. Bố mẹ có thể cân nhắc lựa chọn bài thuốc sắc từ thảo dược hoặc thuốc đã bào chế thành viên nang.

Một số bài thuốc điều trị viêm khớp háng ở trẻ em phổ biến nhất là:

  • Bài thuốc 1: Bố mẹ dùng các thảo dược gồm rễ náng hoa trắng, thổ phục linh, hy thiêm, hồng đẳng, sâm nam, tục cố đằng, cây quyết gai, dây gấm mỗi loại 10g để sắc thành thuốc uống.
  • Bài thuốc 2: Nghiền nhỏ 3 thảo dược gồm ba kích, khúc khắc, phòng kỳ mỗi loại 10g sau đó hãm nước như trà để trẻ uống 2 – 3 lần/ngày.

Ngoài ra, bố mẹ nên tham khảo và nhờ lương y thực hiện châm cứu hoặc bấm huyệt. Phương pháp này giúp khí huyết lưu thông, giảm nhanh triệu chứng đau đồng thời thúc đẩy bệnh nhanh khỏi.

Một số mẹo dân gian hiệu quả

Để đẩy nhanh quá trình điều trị, ngoài phương pháp điều trị chính được bác sĩ đưa ra, bố mẹ có thể xin ý kiến về việc thực hiện những mẹo dân gian. Đây là những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ xa xưa, được nhiều người áp dụng và có hiệu quả với chi phí lại rẻ.

Một số mẹo dân gian phổ biến để chữa bệnh viêm khớp háng cho trẻ là:

  • Bài thuốc từ lá trầu không: Bố mẹ dùng 10 lá trầu không, rửa sạch, vò nát nhẹ. Tiếp theo dùng hỗn hợp sao nóng cùng 1 chút muối. Cuối cùng cho vào vải mỏng bọc lại rồi đắp trực tiếp lên khớp háng của trẻ.
  • Bài thuốc từ lá ngải cứu và lá lốt: Rửa sạch lá lốt và ngải cứu, giã nát rồi chắt nước cốt. Sau đó đun nóng cùng 1 chút giấm và thoa lên khớp háng.
  • Bài thuốc từ tỏi và rượu 40 độ: Thái mỏng vài nhánh tỏi và ngâm trong 100ml rượu. Sau 10 ngày thì lấy rượu tỏi xoa lên khớp háng và tiến hành massage nhẹ nhàng.

Bố mẹ chỉ nên thực hiện khi được bác sĩ cho phép. Thêm vào đó, trong quá trình thực hiện mà bệnh không thuyên giảm hoặc trẻ gặp dấu hiệu bất thường thì cần nhanh chóng thăm khám lại.

Bài tập trị viêm khớp háng

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn những bài vật lý trị liệu giúp trẻ nhanh hồi phục sau khi đã điều trị bằng thuốc. Bố mẹ cần nắm rõ bước thực hiện và kiên trì hướng dẫn trẻ mỗi ngày để bệnh nhanh khỏi.

Một số bài tập phổ biến giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp ở trẻ là:

  • Bài tập khép và dạng háng: Để bé nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng tự nhiên. Sau đó từ từ dạng chân ra rồi khép lại. Bé nên thực hiện ở 15 – 20 lần/ngày.
  • Bài tập ngồi căng giãn: Bé ngồi ở tư thế xếp bàn tròn sao cho 2 gót chân áp sát vào nhau. Sau đó bé có thể tự thực hiện hoặc bố mẹ giúp kéo 2 bàn chân về phía khớp háng để cơ giãn ra.
  • Bài tập duỗi háng: Bé nằm ngửa, chân hơi co và từ từ nâng mông lên khỏi giường trong 5 giây rồi hạ xuống. Mỗi ngày nên tập liên tục 15 – 20 lần.
Bố mẹ tham khảo bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trước khi áp dụng cho con
Bố mẹ tham khảo bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trước khi áp dụng cho con

Giải pháp phòng ngừa viêm khớp háng bố mẹ cần nắm rõ

Cách điều trị bệnh nhanh chóng nhất chính là ngăn chặn ngay từ đầu để bệnh không xảy ra. Bố mẹ cần chú ý những điều sau để phòng ngừa bệnh viêm khớp háng ở trẻ em:

  • Cố gắng duy trì cân nặng của trẻ ở mức ổn định, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Hãy kiểm soát lượng đường dung nạp vào cơ thể trẻ mỗi ngày.
  • Khuyến khích trẻ tập thể dục hoặc chơi những môn thể thao hàng ngày. Việc này giúp tăng độ linh hoạt, dẻo dai của xương khớp. Thêm vào đó còn giúp cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống.
  • Trang bị đồ bảo hộ cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách hoạt động, vui chơi để tránh những chấn thương không đáng có. Nếu không may xảy ra, hãy gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị triệt để.
  • Hạn chế cho trẻ chơi ở những nơi nguy hiểm, ô nhiễm, nhiều chất độc hại. Việc này để tránh nguy cơ bị vi khuẩn, virus tấn công.
  • Chế độ ăn uống cho trẻ cần phải đầy đủ dinh dưỡng, nhất là chất tốt cho xương như thực phẩm nhiều canxi, omega 3, vitamin, glucid, protid, lipid trong cá, trứng, rau củ, trái cây,…
  • Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra thể trạng và sức khỏe để có những điều chỉnh phù hợp giúp trẻ phát triển tối đa, toàn diện.

Viêm khớp háng ở trẻ em cần được phát hiện sớm và xử lý đúng cách nếu không may gặp phải. Bố mẹ nên chủ động theo dõi sức khỏe trẻ, thực hiện các biện pháp phòng tránh đã đưa ra trong bài để giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Hãy hỏi han, chủ động đưa trẻ đi khám nếu thấy những dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm khớp háng.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC