Viêm khớp háng uống thuốc gì hiệu quả? – Lời khuyên từ chuyên gia

Cập nhật: 13/04/2024

Viêm khớp háng uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi nhất là câu hỏi được không ít người bệnh đặt ra. Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin chi tiết về các loại thuốc Tây phổ biến nhất. Đồng thời, các chuyên gia sẽ đưa ra một số lưu ý người bệnh cần nắm rõ để có thể đạt hiệu quả điều trị cao và an toàn nhất. 

Điều trị viêm khớp háng bằng thuốc Tây có ưu, nhược điểm gì?

Viêm khớp háng được xếp vào nhóm bệnh xương khớp tiến triển. Bệnh thường gặp ở người già và những người thường xuyên lao động nặng nhọc. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, sưng đỏ, khó di chuyển do khớp háng bị viêm nhiễm.

Sau khi thăm khám, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây y để điều trị. Phương pháp chữa viêm khớp háng có những ưu điểm như:

  • Hiệu quả nhanh: Dược tính của thuốc Tây y cao, tác dụng mạnh nên có thể làm giảm triệu chứng bệnh nhanh chóng. Người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái sau thời gian đau nhức kéo dài.
  • Nguồn gốc rõ ràng, được bộ Y tế kiểm định: Các loại thuốc Tây y trên thị trường hiện nay đều được nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Bộ Y tế sẽ thực hiện kiểm định qua quy trình chặt chẽ mới cho phép bán ra thị trường.
  • Đa dạng, tiện lợi: Thuốc chữa viêm khớp háng có rất nhiều loại, đều được điều chế thành viên nén. Mặt khác, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở bất cứ hiệu thuốc nào. Hầu hết thuốc ở dạng viên nén nên người bệnh không cần qua chế biến mà có thể uống trực tiếp luôn.
  • Giá thành phù hợp và linh động: Thuốc Tây y có nhiều loại với giá thành khác nhau tùy vào địa điểm bán. Điều này giúp dễ dàng lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế.
Thuốc Tây y là biện pháp điều trị viêm khớp háng nhanh chóng 
Thuốc Tây y là biện pháp điều trị viêm khớp háng nhanh chóng

Bên cạnh đó, so với các phương pháp điều trị khác thì dùng thuốc Tây y chữa viêm khớp háng vẫn còn những nhược điểm như:

  • Dễ tái phát: Thuốc Tây y thường chỉ làm giảm nhanh triệu chứng chứ không điều trị triệt để. Do đó, có khá nhiều trường hợp đã bị tái đi tái lại sau một thời gian.
  • Tác dụng phụ: Nếu sử dụng sai đơn thuốc bác sĩ chỉ định, người bệnh rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ. Điển hình như đau đầu, chóng mặt, đau dạ dày,…
  • Kháng thuốc: Một số trường hợp có thể bị kháng thuốc rất nguy hiểm. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh uống thuốc Tây y quá nhiều, trong thời gian dài.

Viêm khớp háng uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh?

Viêm khớp háng uống thuốc gì cho hiệu quả tốt nhất? Dưới đây là chi tiết những loại thuốc chữa viêm khớp háng phổ biến hiện nay:

Nhóm thuốc giảm đau

Đúng như tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng chính là giảm nhanh triệu chứng đau nhức. Đồng thời, thuốc còn giảm sưng và chống viêm hiệu quả. Tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau khác nhau. Điển hình là:

Thuốc giảm đau không steroid:

  • Các thuốc phổ biến: Ibuprofen, Tolmetin, Ketoprofen, Meloxicam, Celecoxib,…
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị đau đầu, dị ứng, rối loạn đông máu, viêm khớp háng sau sinh, viêm loét dạ dày, suy gan,…
  • Chống chỉ định: Thuốc không kê đơn cho những người bị dị ứng với thành phần thuốc. Bên cạnh đó là người mắc bệnh máu khó đông, suy gan thận, loét dạ dày, tá tràn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh không dùng thuốc.

Nhóm thuốc ức chế COX-2:

  • Cơ chế hoạt động: Thuốc có tác dụng ngăn chặn enzyme COX-2 trong cơ thể sản sinh ra acid béo không bão hòa. Từ đó, thuốc giúp giảm đau, chống viêm nhanh chóng.
  • Các thuốc phổ biến: Rofecoxib, Celebrex, Valdecoxib,…
  • Tác dụng phụ: Thuốc tác động xấu đến hệ tiêu hóa và tim mạch và có thể gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim, gây suy thận,…
  • Chống chỉ định: Những người dị ứng với thành phần thuốc và mắc bệnh về tiêu hóa, tim mạch.

Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện Opioid

  • Cơ chế hoạt động: Thuốc opioid tác động lên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Từ đó ngăn chặn tín hiệu đau khớp háng truyền đến não. Người bệnh giảm đau nhanh chóng và sức chịu đau tăng cao hơn.
  • Các thuốc phổ biến: Morphin, Codein, Pethidin, Fentanyl,…
  • Tác dụng phụ: Người bệnh sau khi uống thuốc xong thường cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, táo bón,… Nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nghiện, tạo ảo giác.
  • Chống chỉ định: Thuốc không được kê đơn cho trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Hơn nữa người bị bệnh đường hô hấp, suy gan,… không nên sử dụng.

Kháng sinh chữa viêm khớp háng

Bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh trong trường hợp nguyên nhân gây ra viêm khớp háng cho trẻ em là nhiễm khuẩn. Tùy thuộc vào chủng vi khuẩn, mức độ nhạy cảm của vi khuẩn và tình trạng sức khỏe mà mỗi trường hợp sẽ được kê đơn khác nhau.

  • Các thuốc phổ biến: Oxicallin, Nafcillin, Gentamycin, Cefrazidim, Vancomycin, Clindamycin,…
  • Tác dụng phụ: Người bệnh chỉ được uống kháng sinh khi bác sĩ cho phép. Bởi thuốc có thể gây biến chứng ở gan, thận, hệ tiêu hóa. Thậm chí, một số trường hợp còn bị hoại tử khớp và phải cắt bỏ.
Thuốc kháng sinh như “con dao hai lưỡi”, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện đúng chỉ định từ bác sĩ
Thuốc kháng sinh như “con dao hai lưỡi”, người bệnh cần nghiêm túc thực hiện đúng chỉ định từ bác sĩ

Thuốc điều trị viêm khớp háng nhóm DMARDs

“Viêm khớp háng uống thuốc gì”, bác sĩ thường kê nhóm thuốc chống viêm khớp DMARDs. Thuốc có tác dụng làm gián đoạn quá trình miễn dịch, từ đó ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nhóm thuốc này được bác sĩ đánh giá rất cao. Tuy nhiên người bệnh cần điều trị trong khoảng 6 tháng mới khỏi hoàn toàn. Các thuốc phổ biến là:

Hydroxychloroquine Sulfate

  • Tác dụng: Thuốc giúp giảm đau, sưng tấy, người bệnh vận động dễ dàng hơn.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh khi dùng thuốc có thể gặp phải triệu chứng khó chịu. Cụ thể là đau đầu, buồn nôn, đau bụng, phát ban, giảm thị lực.
  • Chống chỉ định: Những người bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào điều chế ra thuốc. Bên cạnh đó là người mắc bệnh lý võng mạc tuyệt đối không được sử dụng.

Methotrexate

  • Tác dụng: Thuốc có tác dụng ứng chế tổn thương khớp nên có thể giảm viêm và sưng đau.
  • Tác dụng phụ: Một số trường hợp người bệnh bị đau đầu, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, rụng tóc, phù da,…
  • Chống chỉ định: Bác sĩ không chỉ định thuốc Methotrexate cho người bị suy gan, thận, tủy, nhiễm trùng. Một trường hợp nữa là đang dùng thuốc đối nghịch như Sulfonamide, Diphenylhydantoin, Pyrazole,…

Thuốc điều trị viêm khớp háng Xeljanz

  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể phải đối mặt với những cơn đau nhức đầu, nổi mề đay, khó thở, phù nề, tiêu chảy,…
  • Chống chỉ định: Người bị suy gan, nhiễm trùng, mẫn cảm với thành phần thuốc lưu ý không nên sử dụng.

Thuốc chống viêm Corticosteroid

“Viêm khớp háng uống thuốc gì?”, thuốc chống viêm khớp háng nhóm Corticosteroid có tác dụng ức chế phản ứng viêm, tăng cường miễn dịch. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể. Một vài loại thuốc nhóm Corticosteroid phổ biến nhất là:

Betamethasone

  • Tác dụng: Thuốc Betamethasone có tác dụng kháng viêm mạnh, điều trị viêm khớp háng.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh sau khi uống thuốc sẽ bị khó tiêu, cảm giác chán ăn. Một số trường hợp nặng còn gây ra nhiễm trùng, cao huyết áp, yếu cơ,…
  • Chống chỉ định: Thuốc không dành cho người từng bị bệnh lao, cao huyết áp, loãng xương, tiểu đường.
Betamethasone là thuốc trị viêm khớp háng cho hiệu quả khá tốt
Betamethasone là thuốc trị viêm khớp háng cho hiệu quả khá tốt

Prednisone

  • Tác dụng: Thuốc có tác dụng ngăn chặn quá trình giải phóng chất gây viêm, từ đó giảm đau nhức và sưng viêm hiệu quả.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng chán ăn, buồn nôn, khó ngủ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,…
  • Chống chỉ định: Bác sĩ cho biết, thuốc chống chỉ định với người bị lao phổi, tiểu đường, cao huyết áp và loãng xương.

Thuốc ức chế enzyme JAK

Thuốc ức chế enzyme AJK điều trị bệnh viêm khớp kháng nhờ cơ chế ngăn chặn não gửi tín hiệu sản xuất cytokine. Từ đó, triệu chứng đau nhức, sưng viêm và tê bì được cải thiện đáng kể. Các loại thuốc phổ biến thuộc nhóm ức chế JAK là:

Baricitinib

  • Tác dụng: Giảm đau và viêm khớp kháng từ trung bình đến nặng.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị chóng mặt, đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn,…
  • Chống chỉ định: Những trường hợp dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc đều không được sử dụng.

Upad Axitinib 15mg

  • Tác dụng: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, từ đó giảm đau, chống sưng viêm.
  • Tác dụng phụ: Người bệnh bị ho, sốt, buồn nôn,… Một số trường hợp còn nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm.
  • Chống chỉ định: Những người mắc bệnh cao huyết áp, tiểu đường, lao phổi và loãng xương không nên uống Upad Axitinib 15mg.

Lưu ý người bệnh bắt buộc phải nắm rõ khi dùng thuốc trị viêm khớp háng

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nắm rõ và thực hiện những điều sau:

  • Tìm hiểu kỹ thành phần thuốc: Rất nhiều người có thói quen bỏ qua việc đọc thành phần thuốc trước khi sử dụng. Do đó, nhiều trường hợp gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm do dị ứng với thành phần thuốc.
  • Xem hướng dẫn cách sử dụng: Như đã biết, thuốc Tây y gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định về loại thuốc, liều lượng, thời gian uống và những lưu ý khác. Đặc biệt, người bệnh không nên uống thuốc bằng các loại nước ngọt.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc: Bác sĩ thường sẽ chỉ định một thời điểm nhất định để uống thuốc sao cho hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, việc này giúp người bệnh tạo thói quen, đảm bảo đúng liệu trình.
  • Theo dõi hiệu quả: Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân mỗi ngày sau khi uống thuốc. Hãy thăm khám theo đúng lịch được chỉ định hoặc gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường.
  • Cách bảo quản thuốc: Thuốc Tây y đều phải bảo quản ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó, người bệnh không được chủ quan, nên ghi chú tên thuốc rõ ràng và để xa tầm tay trẻ em.

Hy vọng thông tin trên đã giúp người bệnh nắm rõ chi tiết vấn đề “Viêm khớp háng uống thuốc gì?”. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ đồng thời xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt phù hợp để đảm bảo bệnh viêm khớp háng nhanh khỏi nhất.

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

EMC Đã kết nối EMC