Đau Khớp Háng Khi Tập Yoga Do Đâu? Cách Xử Lý Và Phòng Ngừa

4.9/5 - (8 bình chọn)

Đau khớp háng khi tập yoga là tình trạng rất nhiều người gặp phải, cơn đau hình thành do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tập sai kỹ thuật. Thông tin hướng dẫn cách xử lý khi bị đau khớp háng và một số bài tập tốt cho khớp háng sẽ có trong bài viết dưới đây.  

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng khi tập yoga

Bộ môn yoga có tác động đến nhiều bộ phận trên cơ thể, các bài tập mang lại sự dẻo dai, săn chắc và rất tốt cho hệ xương khớp. Trường hợp bị đau ở xung quanh vùng xương chậu khi tập yoga được gọi chung là đau khớp háng.

Bị đau khớp háng khi tập yoga có thể do các bài tập quá khó, cường độ tập luyện cao
Bị đau khớp háng khi tập yoga có thể do các bài tập quá khó, cường độ tập luyện cao

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên đau khớp khán khi tập yoga:

  • Tập sai kỹ thuật: Các động tác yoga yêu cầu tập đúng kỹ thuật từng bước nhỏ. Nhiều người khi mới tập thường bỏ qua thao tác hoặc làm sai tư thế khiến cơ vùng háng co giãn quá mạnh dẫn đến tình trạng đau mỏi.
  • Tập với cường độ quá mạnh: Một số trường hợp bệnh nhân bị đau khớp háng do tập các bài tập quá nhiều lần hoặc chuyển sang mức độ khó hơn.
  • Không khởi động kỹ trước khi tập: Việc khởi động giúp xương khớp bắt quen với nhịp độ luyện tập, nếu không khởi động kỹ rất dễ dẫn đến bị đau khớp.
  • Không giãn cơ, khớp sau khi tập: Thông thường các động tác cuối cùng trong yoga thường là bài tập giãn cơ, khớp. Nếu người tập bỏ qua bước này sẽ dễ bị chuột rút, co cơ đột ngột dẫn đến đau khớp háng khi tập yoga.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra, nếu người hướng dẫn sai động tác hoặc áp dụng các bài tập quá sức cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau khớp háng.

Những biện pháp hiệu quả để khắc phục đau khớp háng khi tập yoga

Khi gặp phải tình trạng đau khớp háng do tập yoga, mọi người không cần quá lo lắng và có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà. Cụ thể:

Khắc phục đau khớp háng bằng biện pháp tại nhà

Khi gặp phải các cơn đau khớp háng sau khi tập yoga, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Thực hiện massage nhẹ nhàng cho vùng khớp háng: Nếu cảm thấy bị đau ngay cả trong khi tập thì bạn cũng nên dừng lại để kiểm tra tình trạng. Nằm tại chỗ trên thảm tập thực hiện nâng chân lên, hạ xuống để đánh giá mức độ đau nhức. Nếu không quá nghiêm trọng thì massage nhẹ nhàng xung quanh vùng khớp háng, xương chậu, có thể sử dụng dầu gió làm tăng hiệu quả.
  • Giảm đau bằng chườm lạnh: Tác dụng nhiệt giúp giảm đau nhanh chóng, nếu bị đau khớp háng khi tập yoga người bệnh có thể dùng đá lạnh chườm lên vùng khớp. Lưu ý, nên cho đá vào túi chườm, không nên chườm trực tiếp.
  • Ngâm nước ấm: Nước ấm cũng có tác dụng làm dịu cơn đau vùng háng và giúp bạn thư giãn toàn thân, đây đồng thời cũng là liệu pháp được khuyến khích cho các bệnh nhân viêm đau khớp nói chung. Sau khi tập yoga bạn nên ngâm mình trong nước ấm từ 15 – 20 phút, dùng thêm vài giọt tinh dầu thơm để an thần và giảm stress.
Có thể làm giảm cơn đau háng tại nhà bằng cách chườm đá lạnh
Có thể làm giảm cơn đau háng tại nhà bằng cách chườm đá lạnh

Khắc phục đau khớp háng khi tập yoga bằng thuốc

Trong một số trường hợp cơn đau háng có cường độ mạnh và nhiều ngày không thuyên giảm thì người bệnh cần điều trị bằng thuốc Tây. Một số loại thuốc thường được kê đơn như thuốc giảm đau, kháng viêm… để cải thiện tình trạng đau nhức.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại xịt tê ngoài da, cao dán nếu như không muốn sử dụng thuốc uống.

Khi bị đau khớp háng có thể dùng thuốc Tây uống hoặc bôi ngoài da để làm giảm các triệu chứng
Khi bị đau khớp háng có thể dùng thuốc Tây uống hoặc bôi ngoài da để làm giảm các triệu chứng

Một số bài tập yoga tốt cho khớp háng

Bộ môn yoga có nhiều bài tập tốt cho khớp háng, mọi người có thể áp dụng các bài tập này để tăng cường độ dẻo dai. Đối với bà bầu, bài tập khớp háng rất tốt cho việc sinh nở sau này. Tham khảo một số bài tập yoga tốt cho khớp háng dưới đây:

1. Bài tập tư thế ngọn núi

Đây là một trong những bài tập cơ bản nhất của bộ môn yoga giúp đốt sống lưng thư giãn, giúp săn chắc mông, hông, tốt cho khớp háng. Các bước thực hiện bài tập tư thế ngọn núi:

  • Bước 1: Đứng thẳng người, hai chân song song rộng bằng vai, cách nhau khoảng 20 cm.
  • Bước 2: Giơ hai tay lên cao, áp sát mang tai, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng. Giữ nguyên tư thế, thực hiện hít sâu, thở chậm trong khoảng 30s.
  • Bước 3: Trở về tư thế ban đầu, thực hiện mỗi ngày 4 – 6 lần.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

2.Bài tập tư thế cái cây giúp thư giãn khớp háng

Bài tập này giúp giãn cơ toàn thân, tăng khả năng giữ thăng bằng, tăng độ linh hoạt cho khớp háng, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp như bệnh viêm khớp phản ứng, viêm đau khớp háng sau sinh… Cách thực hiện bài tập tư thế cái cây như sau:

  • Bước 1: Hai chân đứng rộng bằng vai, hai tay áp sát sườn, lưng thẳng, mắt nhìn thẳng.
  • Bước 2: Đưa hai tay lên cao, 2 lòng bàn tay áp vào nhau, cánh tay áp sát mang tai.
  • Bước 4: Từ từ đưa chân phải lên cao, áp gan bàn chân vào má trong đùi trái, hít thở đều 30s .
  • Bước 5: Trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại, thực hiện bài tập 4 – 6 lần mỗi ngày.

3. Bài tập với tư thế chó úp mặt

Tư thế chó úp mặt giúp kéo giãn cơ và dây chằng vùng lưng, cổ, đùi và có tác động đến phần mông và khớp háng. Mọi người nên tập động tác này hàng ngày để tăng độ mềm dẻo cho cơ, khớp vùng háng. Lưu ý, không nên áp dụng bài tập này cho người bị tiền đình, chóng mặt, hoa mắt.

Tư thế tập yoga chó úp mặt giúp giảm đau khớp háng và tốt cho xương cột sống
Tư thế tập yoga chó úp mặt giúp giảm đau khớp háng và tốt cho xương cột sống

Các bước thực hiện tư thế chó úp mặt như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, thực hiện tư thế plank, úp mặt bàn tay xuống thảm, đẩy thân trên lên cao.
  • Bước 2: Đẩy phần hông lên trên, thu hẹp khoảng cách giữa 2 chân, 2 tay tạo thành tư thế chữ V ngược. Đầu, lưng và chân hợp thành một góc 60 độ, phần cổ và lưng trên 1 đường thẳng, không được cúi gập.
  • Bước 3: Hít sâu thở đều trong 30 giây, trở về tư thế plank, thực hiện lặp lại 4 – 6 lần.

Các biện pháp phòng tránh đau khớp háng khi tập yoga

Nguyên nhân đau khớp háng khi tập yoga chủ yếu là do thao tác trong khi tập. Vì vậy, nếu muốn loại bỏ các cơn đau mọi người cần lưu ý thực hiện tốt một số nguyên tắc yoga tập tiêu chuẩn như sau:

  • Chuẩn bị đồ tập: Cần chuẩn bị thảm tập tiêu chuẩn, có độ bám dính tốt, không bị trơn trượt, lệch khỏi vị trí trong khi tập. Trang phục nên chọn loại cotton mềm, có độ co giãn và thấm hút mồ hôi.
  • Khởi động kỹ: Trước khi bắt đầu các bài tập, mọi người cần khởi động kỹ các khớp cổ, tay, chân, giãn cơ để tránh bị tổn thương, hạn chế nguy cơ bị sưng khớp tay, đau nhức khớp… trong quá trình tập.
  • Tập đúng kỹ thuật: Nên làm theo đúng hướng dẫn, thực hiện từ từ từng động tác từ cơ bản đến phức tạp. Tránh tập với cường độ quá cao khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức.
  • Giãn cơ trước khi tập: Trước khi bắt đầu và chuẩn bị kết thúc nên thực hiện các bài tập giãn cơ để đưa cơ thể về trạng thái cân bằng.
  • Lựa chọn địa chỉ uy tín: Nên đến các trung tâm dạy yoga uy tín, giáo viên có trình độ kỹ năng để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đau khớp háng khi tập yoga.
  • Rèn luyện với tần suất đều đặn: Nên tập luyện thường xuyên và đều đặn để cơ thể quen dần với cường độ luyện tập.

Như vậy, nguyên nhân bị đau khớp háng khi tập yoga đã được làm rõ. Hi vọng những thông tin đã cung cấp trong bài viết giúp bạn biết cách điều chỉnh thao tác, tập luyện đúng kỹ thuật để không bị đau khớp háng. Khi cơn đau quá nghiêm trọng mọi người nên đi thăm khám để có phương án chữa trị tốt nhất.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Cập nhật: 4:47 PM , 30/05/2023
Tổng hợp cách điều trị viêm khớp háng hiệu quả nhất hiện nay (Chi tiết)

Cách Điều Trị Viêm Khớp Háng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay (Chi Tiết)

Cách điều trị viêm khớp háng như thế nào cho hiệu quả cao và nhanh chóng nhất luôn được các...
7 bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu giúp “đánh bay” bệnh

7 Bài Thuốc Dân Gian Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Tốt Nhất

Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp cùng chậu được lưu truyền từ nhiều đời. Đến nay vẫn giữ vị...
Bị đau khớp háng có nên đi bộ không và làm thế nào để khắc phục?

Bị Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không Và Khắc Phục Thế Nào?

Đau khớp háng có nên đi bộ không là câu hỏi mà rất nhiều người gặp phải tình trạng này...
Đau khớp háng sau sinh có sao không? Nguyên nhân và cách điều trị

Đau Khớp Háng Sau Sinh Có Sao Không? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau khớp háng sau sinh là “nỗi khổ” chung của rất nhiều chị em. Tình trạng này khiến chị em...
viêm khớp cùng chậu

Viêm Khớp Cùng Chậu Là Gì? Triệu Chứng Và Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xương khớp mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top