Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp điều trị hiệu quả
Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện sau nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh. Bởi vậy, việc nhận biết dấu hiệu, xác định nguyên nhân và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp là điều giữ vai trò vô cùng quan trọng.
Bệnh viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng còn được biết đến với tên gọi viêm khớp vô khuẩn (tên tiếng Anh là Reactive arthritis). Đây là tình trạng viêm khớp thứ phát, thường xuất hiện do nhiễm khuẩn ở một cơ quan nào đó ngoài khớp như bộ phận sinh dục, hệ tiêu hóa hay hệ tiết niệu…
Theo các kết quả khảo sát, bệnh thường xảy ra ở những người trẻ có độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi, đặc biệt nam giới có tỉ lệ mắc cao hơn so với nữ giới. Trong khi đó, viêm khớp phản ứng ở trẻ em và người cao tuổi thường hiếm gặp hơn.
Do bệnh mang tính hệ thống và có thể gây tổn thương đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể như đại tràng, niệu đạo, kết mạc… Từ đây, việc phát hiện, điều trị bệnh sớm là điều vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh
Thông thường, một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sinh dục hoặc được tiêu hóa cũng có thể klaf nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp phản ứng. Cụ thể như:
- Một số loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa gồm Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia…
- Các vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục như Chlamydia, Trachomatis.
- Các loại virus khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh gồm Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV,…
- Ngoài ra, người mắc các bệnh viêm đường ruột mãn tính như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng cũng dễ mắc viêm khớp dạng này.
Bên cạnh những yếu tố trên, có khoảng 20% các trường hợp viêm khớp phản ứng không tìm được nguyên nhân cụ thể.
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh
Thông thường, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện sau thời gian từ 1-3 tuần khi cơ thể bị nhiễm trùng. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết thông qua một số biểu hiện như sau:
- Cảm giác đau, cứng khớp xuất hiện, thường gặp nhất ở đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, khiến người bệnh hiểu lầm đó là triệu chứng bệnh viêm khớp bàn chân. Đôi khi người bệnh có thể bị đau ở gót chân, lưng hoặc mông.
- Người bệnh có cảm giác viêm mắt, đau, đỏ, ngứa và nóng mắt.
- Đi tiểu nhiều hơn, khó tiểu hoặc có biểu hiện nóng bức, cảm giác châm chích khi tiểu tiện. Bên cạnh đó là một số biểu hiện viêm đường tiết niệu.
- Một số bệnh nhân nhận thấy bị sưng phồng ngón chân hoặc ngón tay.
- Các triệu chứng điển hình khác thường gặp gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, đau cơ, cứng khớp, đau gót chân, đau thắt lưng. Đôi khi bệnh nhân bị lở miệng, nổi mụn nhọt ở đầu dương vật và phát ban ở lòng bàn chân.
Tình trạng viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại và vận động hàng ngày. Ngoài ra, do cơ thể xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, sốt nên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Về lâu dài, viêm khớp sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, rất khó điều trị cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng đáng lo ngại như:
- Bệnh là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng hóa sừng trong lòng bàn tay, bàn chân và đầu.
- Người bệnh có thể mắc viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm bồ đào với những dấu hiệu như đau nhức hốc mắt và rất sợ ánh sáng.
- Dễ mắc các bệnh như viêm nhiễm tuyến tiền liệt, viêm bao quy đầu hay bàng quang.
- Viêm khớp phản ứng tiềm ẩn nguy cơ gây niêm mạc lưỡi và miệng.
CLICK ĐỌC NGAY:
Các cách chẩn đoán bệnh hiệu quả
Để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán viêm khớp phản ứng bệnh học như:
- Thực hiện xét nghiệm kiểm tra tốc độ lắng máu trong cơ thể và sự tồn tại của kháng nguyên HLA-B27.
- Chụp X quang vùng cơ khớp bị ảnh hưởng.
- Kiểm tra phần dịch bên trong cơ thể bệnh nhân.
Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị theo các phương pháp phù hợp.
Giải pháp điều trị viêm khớp phản ứng hiệu quả
Hiện nay, người mắc bệnh viêm khớp vô khuẩn có thể lựa chọn giữa ba phương pháp điều trị gồm áp dụng các mẹo dân gian, sử dụng thuốc Đông y và Tây y.
Một số mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Các loại dược liệu thiên nhiên tại nhà có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả nhờ khả năng giảm viêm, giảm đau và kháng khuẩn tự nhiên.
Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh
Trong tỏi có chứa nhiều hợp chất allicin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm tại khớp. Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong gia vị này sẽ giúp bảo vệ và tăng cường sụn khớp.
- Chuẩn bị: 1kg tỏi, 2l rượu.
- Cách thực hiện: Tỏi bóc vỏ, làm sạch rồi ngâm cùng 2l rượu. Sau khoảng 2 tuần, người bệnh sử dụng một ít rượu tỏi xoa bóp lên vùng bị viêm, massage nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu.
Gừng là gia vị quen thuộc
Sử dụng bài thuốc điều trị từ gừng sẽ làm giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm, nhiễm khuẩn do viêm khớp gây ra.
- Chuẩn bị: 2 củ gừng, khăn mềm.
- Cách thực hiện: Gừng rửa sạch, giã nát rồi dùng khăn vải để bọc lại. Tiếp đến, hãy ngâm gừng trong nước sôi khoảng 3-5 phút, vắt khô khăn rồi đắp lên vùng khớp bị đau sưng viêm.
Lá lốt cũng là giải pháp hiệu quả
Lá lốt không chỉ được sử dụng trong chế biến món ăn mà còn có khả năng giảm đau, chống viêm, làm ấm… cơ thể hiệu quả. Do đó, đây chính là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh viêm khớp phản ứng.
- Chuẩn bị: 100g lá lốt phơi khô.
- Cách thực hiện: Cho lá lốt vào nồi, thêm khoảng 2 chén nước rồi đun trong thời gian 15- 20 phút. Sau đó, người bệnh chắt phần nước để nguội và uống sau khi ăn tối.
Các mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà chỉ có tác dụng chữa trị đối với trường hợp nhẹ, chưa có những triệu chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu áp dụng mà không thấy bệnh thuyên giảm, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp y khoa khác.
Điều trị viêm khớp phản ứng bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây sẽ giúp giảm đau và tăng cường khả năng hồi phục nhanh chóng, hỗ trợ hiệu quả cho các bệnh nhân bị bệnh viêm khớp. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê toa phổ biến gồm có:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen, Floctafenine sẽ giúp đẩy lùi các cơn đau nhức ở khớp hiệu quả.
- Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, aspirin, naproxen,… là những loại thuốc có công dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả do bệnh gây ra.
- Thuốc corticoid: Thuốc được chỉ định cho những trường hợp viêm khớp nặng.
- Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho phù hợp.
- Một số loại thuốc khác: Các loại thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm căng cứng khớp như infliximab, etanercept cũng được kê trong một số trường hợp.
Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Hãy đảm bảo uống thuốc đúng liều lượng, uống đúng giờ, tuyệt đối không lạm dụng cũng như bỏ thuốc giữa chừng.
Cùng với việc uống thuốc, người bệnh có thể kết hợp thêm các liệu pháp vật lý trị liệu. Khi áp dụng các bài tập nhẹ nhàng và đúng cách ở vùng khớp vai sẽ giúp khớp chuyển động linh hoạt hơn. Ngoài ra, điều này còn giúp ngăn ngừa tình trạng khô cứng khớp, giảm đau hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng phương pháp trị liệu như chườm nóng hoặc chườm lạnh. Giải pháp này giúp đẩy lùi tình trạng co cứng khớp và giảm sưng đau nhanh chóng.
Giải pháp chữa bệnh từ Đông y
Theo quan điểm Đông y, bệnh viêm khớp phản ứng khởi phát là do khí huyết không thông. Từ đây sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Trong một số trường hợp, bệnh còn phát sinh do yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình.
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm thiêm thảo, bạch mao đằng, ngưu tất, rửa sạch thuốc và sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các nguyên liệu như hổ phục linh, tỳ giải, kê khuyết đằng, liên kiều, hy thiêm, ngạnh mễ, hoàng bá, đan sâm, quế chi, phòng phong, tang chỉ, tri mẫu, bạch thược, kim ngân hoa, ý dĩ, thương truật, cam thảo, cũng rửa sạch thuốc và sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị các nguyên liệu như đương quy, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, thổ phục linh, đẳng sâm, độc hoạt, hy thiêm, kê huyết đằng, xuyên khung, ngưu tất, quế chi, can khương, kim ngân sắc một thang thuốc và uống hết trong ngày.
Liều lượng thuốc Đông y sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần đến bác sĩ Đông y để thăm khám và gia giảm liều lượng cho phù hợp, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định.
Viêm khớp phản ứng ăn gì, kiêng gì để trị bệnh hiệu quả?
Để việc điều trị bệnh nhanh và hiệu quả, mỗi người cần đặc biệt chú ý đến việc xây dựng thực đơn cho bệnh nhân đau nhức xương khớp. Cụ thể như dưới đây:
Nhóm các thực phẩm nên ăn
Người bệnh nên ưu tiên sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho xương khớp cũng như giúp ức chế sự hình thành của phản ứng viêm tại khớp cụ thể như sau:
- Thực phẩm chứa nhiều Beta-caroten: Beta-caroten có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu đỏ, cam, xanh đậm như rau bina, xà lách, cà chua, cà rốt giúp ngăn ngừa các gốc tự do tấn công sụn khớp, giúp tổn thương viêm tại ổ khớp nhanh lành.
- Cá: Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ là sự lựa chọn hàng đầu trong chế độ ăn cho người bị bệnh viêm khớp phản ứng. Với hàm lượng lớn omega 3, 6, 9, thực phẩm này cho khả năng kháng viêm mạnh mẽ và gây ức chế sản sinh các chất như cytokine và enzyme có hại cho sụn khớp.
- Ăn nhiều trái cây mọng nước: Các loại trái cây như dâu tằm, mâm xôi, việt quất,… có chứa nhiều quercetin và rutin, có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, gây ức chế sự hình thành của phản ứng viêm tại khớp.
- Dầu oliu: Sử dụng dầu oliu để chế biến các món ăn hàng ngày giúp cung cấp chất béo lành mạnh cho cơ thể. Từ đây làm chậm quá trình phá hủy sụn khớp và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể.
- Các loại thực phẩm giàu canxi: Các loại hạt họ đậu, ngũ cốc, nước hầm xương… sẽ cung cấp canxi cho cơ thể, giảm triệu chứng bệnh, đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Ngoài ra, quá trình ăn uống của người bệnh cũng nên tuân thủ một vài quy tắc nhất định như ăn đúng giờ, không tùy ý bỏ bữa. Người bệnh cũng cần ăn chín uống sôi, hạn chế dùng thực phẩm sống hay để qua đêm, chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách tránh để vi khuẩn tấn công.
Nhóm các thực phẩm nên kiêng
Cùng với nhóm thực phẩm nên sử dụng, người bệnh viêm khớp phản ứng nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau bởi có thể làm bệnh trở nặng, khó điều trị hơn.
- Kiêng sử dụng rượu bia: Khi đang mắc bệnh và điều trị bệnh, tốt nhất bạn hãy tránh xa các thức uống kích thích như rượu, bia, cà phê, nước tăng lực. Các loại đồ uống này có thể sẽ khiến cho cơn đau và tình trạng viêm khớp thêm nghiêm trọng.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo: Các món ăn chiên xào, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ cũng không tốt cho người viêm khớp.
- Tránh ăn các loại thịt đỏ: Một số loại thịt như bò, dê, chó… đều gây ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm khớp.
Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng
Với mức độ nguy hiểm, việc phòng ngừa bệnh chắc chắn là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một vài lời khuyên từ các chuyên gia mà bạn đọc có thể tham khảo:
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để giúp các cơ khớp hoạt động linh hoạt hơn, hạn chế bệnh về xương khớp.
- Xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học như nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, mệt mỏi, đi đứng, ngồi làm việc, học tập đúng tư thế.
- Hạn chế vận động quá sức, mang vác nặng sẽ gây áp lực lên xương khớp.
- Khi có dấu hiệu mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường tiêu hóa, hô hấp… Người bệnh cần kịp thời thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm tránh dẫn đến viêm khớp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm khớp phản ứng. Dù bệnh không phổ biến như nhiều loại viêm khớp khác nhưng hậu quả mà bệnh gây ra cũng rất nghiêm trọng. Do vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này, cần nhận biết triệu chứng bệnh và kịp thời can thiệp để đẩy lùi bệnh sớm nhất.
NỘI DUNG LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!