Viêm khớp mắt cá chân là gì? Cách điều trị như thế nào?

5/5 - (6 bình chọn)

Viêm khớp mắt cá chân gây ra những cơn đau nhức, tê buốt và sưng viêm cực kỳ khó chịu. Mặt khác còn xảy ra biến chứng nghiêm trọng nếu không xử lý đúng cách. Người bệnh theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn và có cách điều trị hiệu quả nếu không may mắc phải.

Viêm khớp mắt cá chân là bệnh lý gì? Triệu chứng

Viêm khớp mắt cá chân là tình trạng mô sụn khớp mắt cá chân bị nhiễm khuẩn gây ra hiện tượng sưng đau. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt tuổi và giới tính.

Tuy nhiên, phổ biến nhất là những cầu thủ bóng đá, người bị bệnh xương khớp mãn tính. Người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bản thân bị mắc viêm khớp mắt cá chân qua những dấu hiệu:

  • Xuất hiện cơn đau nhẹ ở mắt cá chân và có xu hướng tăng dần.
  • Vùng mắt cá sưng đỏ lên, kèm hiện tượng nóng rát.
  • Tình trạng đau lan ra cổ chân, bàn chân, thậm chí là toàn bộ chân.
  • Cổ chân hay bị có cứng, nhất là vào buổi sáng và sau khi ngồi lâu không vận động. Tình trạng này giảm đi khi tiến hành thực hiện xoa bóp.
  • Một số trường hợp kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, trong người luôn mệt mỏi và khó chịu.
Mắt cá chân sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu ban đầu người bệnh gặp phải
Mắt cá chân sưng đỏ, đau nhức là dấu hiệu ban đầu người bệnh gặp phải

Ngay khi gặp phải những dấu hiệu trên, hãy thăm khám để xác định rõ tình trạng đang gặp phải để bác sĩ đưa ra hướng xử lý phù hợp.

Nguyên nhân gây viêm khớp mắt cá chân

Khớp mắt cá chân là bộ phận thường xuyên phải vận động, lại tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu. Do đó, rất dễ hiểu khi tình trạng viêm đau thường xuyên xảy ra. Một số nguyên nhân gây ra bệnh lý này là:

  • Chấn thương: Những người thường xuyên chơi thể thao, phải di chuyển nhiều là đối tượng thường bị sưng khớp mắt cá chân.
  • Di truyền: Theo số liệu nghiên cứu, những bệnh nhân có người trong gia đình từng mắc viêm khớp mắt cá chân có nguy cơ bị bệnh cao hơn người bình thường 11%.
  • Vi khuẩn tấn công: Vi khuẩn thông qua những vết thương hở đi vào máu và tấn công lên hệ xương khớp gây ra phản ứng viêm. Đây là tình trạng nguy hiểm, bác sĩ cảnh báo bệnh nhân cần hết sức lưu ý.
  • Thoái hóa xương khớp: Hiện tượng xương khớp bị thoái hóa thường gặp ở những người cao tuổi. Xương khớp yếu đi, dễ bị tổn thương dẫn đến sưng viêm.
  • Biến chứng bệnh xương khớp: Hiện tượng viêm khớp mắt cá chân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang bị các bệnh xương khớp nguy hiểm như gout, viêm khớp dạng thấp,…
Các chấn thương rất dễ dẫn đến bệnh viêm khớp mắt cá chân
Các chấn thương rất dễ dẫn đến bệnh viêm khớp mắt cá chân

Sưng khớp mắt cá chân có nguy hiểm không?

Có một vài trường hợp bị viêm khớp mắt cá chân nhưng không có biểu hiện rõ ràng. Mặt khác chứng sưng đau mắt cá chân lại rất phổ biến nên nhiều người chủ quan dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy giảm chức năng vận động: Tình trạng đau nhức khó chịu, vùng mắt cá chân sưng viêm gây khó khăn khi di chuyển. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bại liệt suốt đời.
  • Biến dạng khớp: Khi bị bị đau khớp mắt cá chân, mọi người thường hạn chế tối đa việc di chuyển. Vấn đề này kéo dài một thời gian sẽ gây biến dạng khớp, teo cơ.
  • Tâm lý căng thẳng, mệt mỏi: Những cơn đau nhức khiến người bệnh khó chịu, chán ăn, ngủ không ngon giấc. Lâu dần sẽ rơi vào cảm giác căng thẳng, stress.

NỘI DUNG HỮU ÍCH:

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp mắt cá chân

Chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp mắt cá chân diễn ra tuần tự theo các bước. Trước tiên, bệnh nhân cần cung cấp thông tin về tình trạng gặp phải, tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình cho bác sĩ.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu bên ngoài, dùng tay ấn thử vào khớp bị đau. Việc này để kiểm tra chức năng vận động vùng mắt cá chân.

Sau khi đã nhận định sơ bộ về tình trạng người bệnh đang gặp phải, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định thực hiện một số biện pháp y khoa sau:

  • Xét nghiệm dịch máu: Đánh giá độ lắng protein và kiểm tra trong máu có vi khuẩn bất thường nào không. Từ đó để loại bỏ trường hợp bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ chọc kim vào ổ khớp và hút ra một ít chất lỏng. Kết quả sau khi phân tích sẽ giúp phát hiện chính xác bệnh lý đang gặp phải.
  • X quang: Hình ảnh giúp theo dõi tình trạng bệnh đang gặp phải, những tổn thương ở sụn khớp như thế nào.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đánh giá mô mềm quanh khớp như gân, sụn và dây chằng.
  • Soi khớp: Chèn ống nhỏ vào ổ khớp để theo dõi hình ảnh bên trong, xem xét thiệt hại ở khớp mắt cá chân.
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định người bệnh có bị viêm khớp nhiễm khuẩn hay không
Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định người bệnh có bị viêm khớp nhiễm khuẩn hay không

Chi tiết cách điều trị viêm khớp mắt cá chân

Sau khi đã có kết quả chính xác về mức độ tổn thương khớp, nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ trao đổi về phác đồ điều trị. Tùy vào từng trường hợp mà cách chữa viêm khớp mắt cá chân sẽ khác nhau.

Chữa viêm khớp mắt cá chân bằng cách Tây y

Ban đầu, người bệnh thường sẽ được kê đơn thuốc Tây y. Bởi đây là giải pháp nhanh chóng nhất để giảm đau, sưng viêm khớp. Mặt khác, uống thuốc Tây rất tiện lợi, không phải qua khâu chế biến mất thời gian, công sức. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ cho hiệu quả trong ngắn hạn vì bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào sau khi ngưng thuốc.

Người bệnh cũng cần chú ý tuân thủ theo liều lượng bác sĩ đã kê đơn. Bởi nếu thực hiện sai, bệnh không những không giảm mà còn xảy ra tác dụng phụ. Nhiều trường hợp đã bị đau đầu, dị ứng, đau dạ dày, tăng huyết áp,…

Một vài loại thuốc Tây chữa viêm khớp mắt cá chân là:

  • Thuốc giảm đau: Giải quyết nhanh chóng những cơn đau nhức dai dẳng, khiến vùng mắt cá chân dễ chịu hơn. Một số loại thường được kê đơn là Acetaminophen, Tramadol, Hydrocodone,…
  • Kháng viêm không steroid: Nhóm thuốc NSAID giảm đau, đồng thời chống sưng viêm tại khớp. Phổ biến nhất vẫn là Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…
  • Ức chế miễn dịch (DMARDs): Thuốc được sử dụng trong trường hợp viêm khớp mắt cá chân dạng thấp hoặc do nhiễm khuẩn. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Methotrexate và Hydroxychloroquine.
  • Corticosteroid: Thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, từ đó giảm hiện tượng sưng viêm, bao gồm Prednisone, Cortisol,…
  • Gel bôi, thuốc mỡ: Thuốc chứa Capsaicin, tinh dầu bạc hà làm nóng da, ngăn chặn tín hiệu đau truyền đến dây thần kinh trung ương.
  • Thuốc bổ sinh học: Nhóm thuốc này thường kết hợp với DMARDs để ức chế miễn dịch, chữa viêm khớp cổ chân, viêm khớp mắt cá chân hiệu quả nhanh hơn. Một vài loại thông dụng là Etanercept, Infliximab,…
  • Tiêm thuốc: Trên đây hầu hết là những thuốc ở dạng uống hoặc bôi trực tiếp vào mắt cá chân. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng, cần giảm đau tức thì, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc.
Thuốc Tây y có dược tính cao nên cho hiệu quả nhanh chóng
Thuốc Tây y có dược tính cao nên cho hiệu quả nhanh chóng

Sau khi thực hiện xong đơn thuốc Tây, một vài trường hợp nặng sẽ không thể thuyên giảm. Thậm chí còn xảy ra biến chứng nguy hiểm như biến dạng, teo cơ, không thể vận động. Khi đó, cách điều trị hiệu quả nhất chính là thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật được xem như phương pháp cuối cùng để điều trị viêm khớp mắt cá chân. Quá trình phẫu thuật đòi hỏi bác sĩ có tay nghề, kinh nghiệm cao. Đồng thời cần sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể để lại hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn 1 trong 2 loại phẫu thuật sau:

  • Phẫu thuật nối xương: Bác sĩ dùng đinh, ghim, ốc để nối và cố định 2 xương lại với nhau.
  • Phẫu thuật thay khớp: Phần khớp bị tổn thương quá nặng nề, không thể can thiệp sửa chữa, bác sẽ sẽ thay thế bằng khớp kim loại hoặc vật liệu nhựa cao cấp.

Đông y điều trị viêm khớp mắt cá chân

Nguyên tắc điều trị viêm khớp mắt cá chân bằng Đông y là tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, thúc đẩy xương khớp phục hồi, đồng thời tăng cường sức khỏe. Do vậy, gần như không có trường hợp tái phát sau khi đã điều trị.

Bài thuốc Đông y sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, rất an toàn, lành tính cho bất cứ ai. Tuy nhiên, dược tính thấp nên phải thực hiện điều trị trong thời gian khá dài. Một số bài thuốc uống Đông y chữa viêm khớp mắt cá chân là:

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Cẩu tích (12g), đỗ trọng bắc, nhục quế (mỗi vị 10g), cam thảo, hy thiêm (mỗi vị 8g).
  • Cách thực hiện: Sắc nguyên liệu cùng 500ml nước, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Sau đó loại bỏ bã, nước thuốc chi ra uống 2 – 3 lần sau khi ăn.

Bài thuốc 2 

  • Nguyên liệu: Dây đau xương (20g) cùng với đỗ trọng, độc hoạt, ngưu tất bắc, thạch cao (mỗi vị 12g), vượng cốt tỳ, dây tơ hồng (mỗi vị 10g), hy thiêm, cẩu tích (mỗi vị 6g) và tri mẫu (8g)
  • Cách thực hiện: Sắc thảo dược với 2 lít nước trong 50 phút. Sau khi để nguội thì chia nước thuốc thành 2 phần, uống sau ăn.

Bài thuốc 3 

  • Nguyên liệu: Ngưu tất, tri mẫu (mỗi vị 12g), hy thiêm, độc hoạt, đỗ trọng bắc, xuyên khung (mỗi vị 10g), hoàng cầm. thạch cao, vượng cốt tỳ (mỗi vị 8g) và phòng phong (6g).
  • Cách thực hiện: Nguyên liệu đem sắc cùng 2 lít nước trong 4 phút. Bệnh nhân cũng chia thuốc thành 2 lần uống/ngày.

Nhằm tăng hiệu quả điều trị, lương y sẽ thực hiện châm cứu hoặc bấm huyệt để đả thông khí huyết, giãn cơ, giảm đau nhức. Phương pháp cần phải do người có chuyên môn, tay nghề cao thực hiện.

Một số mẹo dân gian phổ biến

Người bệnh có thể tự giảm đau, sưng viêm tại nhà bằng cách thực hiện các bài thuốc dân gian. Đây là những cách được truyền lại từ xa xưa, khi Y học hiện đại chưa phát triển. Chỉ nhờ những nguyên liệu sẵn có, quen thuộc trong tự nhiên nhưng bài thuốc cho hiệu quả khá tốt.

Một số mẹo dân gian được đúc kết, lưu truyền phổ biến là:

  • Cây lược vàng: Đây là thảo dược chữa bệnh xương khớp nói chung cho hiệu quả tốt. Bởi các hoạt chất chống viêm, giảm đau. Cách thực hiện: Rửa sạch cây lược vàng, cắt khúc 3cm rồi ngâm 1 tháng trong rượu trắng. Mỗi ngày hãy uống 1 chén nhỏ trước khi ăn để chữa viêm khớp mắt cá chân.
  • Ngải cứu: Tinh dầu ngải cứu có tác dụng giảm đau, chống viêm, diệt khuẩn. Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nát ngải cứu rồi thêm chút giấm gạo trộn đều. Tiếp theo tiến hành đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho ấm lên. Cuối cùng dùng túi vải bọc lại, xoa nhẹ nhàng lên mắt cá chân.
  • Khế chua và gừng: Đây là 2 thảo dược khá quen thuộc trong các bài thuốc chữa viêm khớp, trong đó có viêm khớp mắt cá chân. Cách thực hiện: Ép lấy nước cốt khế chua, thêm chút đường phèn và 1 – 2 lát gừng rồi đun lên thành thuốc uống.

Những mẹo dân gian trên tuy được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên hiệu quả vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa. Người bệnh cần xin ý kiến bác sĩ có nên thực hiện hay không và bài thuốc nào phù hợp với bản thân.

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài những cách điều trị trên, bệnh nhân nên kết hợp thực hiện tại nhà các biện pháp không dùng thuốc sau:

  • Chườm nóng/lạnh: Thực hiện mỗi ngày có thể giảm đau tạm thời, ngăn chặn hiện tượng co cứng khớp.
  • Massage: Thường xuyên massage nhẹ nhàng vùng mắt cá chân sẽ tạo cảm giác dễ chịu, kích thích máu lưu thông tốt hơn.
  • Bài tập: Việc thực hiện bài tập xoay khớp cổ chân, uốn cong cổ chân,… sẽ giúp tăng cường sức mạnh mô mềm, cải thiện chứng năng vận động.
Massage vùng mắt cá chân giúp máu lưu thông và giảm sưng đau
Massage vùng mắt cá chân giúp máu lưu thông và giảm sưng đau

Phòng tránh bệnh đau khớp mắt cá chân như thế nào?

Theo các chuyên gia, bệnh viêm khớp cổ chân hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng việc tuân thủ những điều sau:

  • Tham khảo thực đơn cho bệnh nhân đau xương khớp, ăn uống khoa học, vừa bổ sung đủ dưỡng chất cho xương phát triển, vừa phải hạn chế thực phẩm có hại.
  • Không đúng quá lâu, hoạt động trong thời gian dài, mang vác vật nặng khiến chân chịu nhiều áp lực.
  • Hạn chế chấn thương mắt cá chân bằng cách hoạt động đúng tư thế. Bên cạnh đó nên mang đồ bảo hộ nếu có và luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác.
  • Chú ý khi đi giày cao gót, nên đi tất khi mang giày để ngăn chặn vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
  • Tránh tình trạng tăng cân, béo phì gây ra đau khớp mắt cá chân.
  • Tập thể dục, lựa chọn những môn thể thao phù hợp và luyện tập mỗi ngày khoảng 20 phút.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị và phòng tránh viêm khớp mắt cá chân. Người bệnh tuyệt đối không được xem thường căn bệnh này. Hãy chủ động ngăn ngừa và tiếp nhận điều trị sớm nếu mắc bệnh.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật: 2:10 PM , 25/01/2024
10 bài tập yoga chữa đau khớp vai tận gốc, an toàn nhất hiện nay

Top 10 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Vai Hiệu Quả Nhất 2022

Việc thực hiện các bài tập yoga chữa đau khớp vai tại nhà vừa giúp làm giảm các triệu chứng...
Chữa khớp gối bằng tế bào gốc và những thông tin cần biết

Chữa Khớp Gối Bằng Tế Bào Gốc Và Những Thông Tin Cần Biết

Chữa khớp gối bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới, hiện đang được ứng dụng rộng rãi...
Top 12 bài thuốc Nam trị viêm khớp tại nhà hiệu quả bất ngờ

Top 12 bài thuốc Nam trị viêm khớp tại nhà hiệu quả bất ngờ

Sử dụng thuốc Nam trị viêm khớp tại nhà là lựa chọn được nhiều người áp dụng bởi tính an...
viêm khớp cùng chậu

Viêm Khớp Cùng Chậu Là Gì? Triệu Chứng Và Điều Trị Như Thế Nào?

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý xương khớp mãn tính có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng...
Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang bao lâu thì khỏi?

Liệu Trình Chữa Viêm Đau Khớp Cốt Vương Thần Hiệu Thang Bao Lâu Khỏi?

Bài thuốc Cốt Vương thần hiệu thang đang áp dụng tại Bệnh viện Xương khớp Quân Dân 102  bao lâu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top