Cách Ngâm Rượu Tỏi Chữa Bệnh Xương Khớp Hiệu Quả Tại Nhà

4.9/5 - (8 bình chọn)

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp luôn được nhiều người lựa chọn thực hiện tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về công dụng của bài thuốc này cũng như cách thực hiện chi tiết nhằm mang đến rượu tỏi chất lượng tốt nhất.

Tại sao rượu tỏi giúp chữa bệnh xương khớp hiệu quả?

Tỏi là thực vật thuộc họ hành, có tên khoa học Allium sativum. Đây là nguyên liệu tự nhiên được dùng phổ biến để làm gia vị nấu ăn cũng như xuất hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Rượu tỏi chữa bệnh xương khớp nhờ chứa nhiều thành phần quý
Rượu tỏi chữa bệnh xương khớp nhờ chứa nhiều thành phần quý

Nhiều tài liệu nghiên cứu được công bố trước đây đã chỉ ra rằng, trong củ tỏi có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa ung thư, ổn định đường huyết, kháng khuẩn, giảm huyết áp và nâng cao sức đề kháng. Riêng với bệnh nhân viêm khớp, tỏi hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhờ chứa nhiều hợp chất quý giá như:

  • Allicin: Đây là hoạt chất hoạt động như chất kháng sinh, được giải phóng khi tỏi được cắt nhỏ hoặc giã nát. Chất này có khả năng chống nhiễm khuẩn, chống viêm tại khớp. Từ đây sử dụng tỏi sẽ góp phần làm giảm các cơn đau nhức cho người bệnh.
  • Selen: Hoạt chất này có tác dụng ức chế phản ứng viêm trong cơ thể người dùng.
  • Chất chống oxy hóa: Đây là thành phần có khả năng bảo vệ sụn khớp khỏi tác hại của các gốc tự do.
  • Canxi, sắt, magie, kali, photpho: Những khoáng chất này cũng được tìm thấy trong tỏi với vai trò giúp xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh hơn.

Công dụng của tỏi trong điều trị viêm xương khớp là điều không cần bàn đến quá nhiều. Vậy còn rượu thì sao? Loại đồ uống này có đặc tính sát trùng mạnh. Khi kết hợp với tỏi, rượu giữ vai trò kích thích, giải phóng các hoạt chất trong tỏi để phát huy tác dụng một cách tốt nhất.

Hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Rượu tỏi cần được ngâm đúng cách bởi điều này vốn quyết định đến chất lượng và hiệu quả của rượu. Để cho ra thành phẩm với công dụng tốt nhất, người thực hiện cần cẩn thận từ khâu lựa chọn nguyên liệu, bình ngâm, loại rượu sử dụng cho đến quy trình ngâm và bảo quản rượu.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ ngâm rượu

Nguyên liệu ngâm rượu cần được chuẩn bị kỹ lưỡng cụ thể như sau:

1. Tỏi

Hiện nay, loại tỏi được sử dụng để ngâm rượu thông dụng nhất chính là tỏi ta. Trong trường hợp không tìm mua được loại tỏi này, bạn có thể chọn tỏi Lý Sơn hoặc các loại tỏi thông thường khác. Dù chọn loại tỏi nào, điều quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh dùng tỏi Trung Quốc.

Cần chú ý khi chọn mua tỏi
Cần chú ý khi chọn mua tỏi

Những củ tỏi đảm bảo chất lượng cần có độ tươi ngon, rắn chắc, tép to. Ngoài ra, bạn cần lựa tỏi để đảm bảo không bị sâu hoặc úa vàng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

2. Rượu ngâm

Với rượu ngâm, bạn nên chọn loại rượu trắng ngon được ủ men và nấu theo phương pháp truyền thống, đặc biệt tốt nhất vẫn là rượu nếp. Khi mua rượu, hãy chú ý hỏi người mua để đảm bảo nồng độ rượu dao động từ 40 đến 45 độ là phù hợp nhất. Nếu sử dụng rượu có nồng độ thấp để ngâm sẽ khiến tỏi bị thối và không tiết ra được hết dược chất tốt cho xương khớp.

Nên sử dụng rượu trắng để ngâm với tỏi
Nên sử dụng rượu trắng để ngâm với tỏi

Theo các chuyên gia, rượu tỏi chữa bệnh xương khớp được ngâm theo tỉ lệ 1:2 là chuẩn nhất. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 1kg tỏi thì sử dụng để ngâm với 2 lít rượu. Tuỳ vào việc ngâm nhiều hay ít mà bạn hãy căn cứ vào công thức này để căn chỉnh liều lượng cho cân xứng.

3. Lựa chọn bình ngâm rượu

Việc chọn bình ngâm rượu cũng vô cùng quan trọng bởi không phải chất liệu nào cũng phù hợp để sử dụng trong trường hợp này. Để đảm bảo yếu tố chất lượng, an toàn, người bệnh nên lựa chọn bình ngâm được làm bằng thủy tinh, sành hay sứ với phần miệng thiết kế rộng và có nắp đậy kín.

Tuyệt đối không sử dụng bình nhựa ngâm rượu tỏi vì quá trình ngâm có thể sẽ sinh ra chất độc không tốt cho sức khỏe. Sau khi mua bình về, bạn nên rửa bình sạch sẽ và tráng lại với rượu trắng. Sau đó để ráo nước rồi sử dụng cho việc ngâm rượu.

Bước 2: Thực hiện cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và bình ngâm, chúng ta hãy tiến hành các bước ngâm rượu cụ thể như sau:

  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và phơi nắng cho đến khi ráo nước.
  • Thái tỏi thành từng lát nhỏ hoặc giã nát. Tuyệt đối không để nguyên tép tỏi khi ngâm bởi khó giải phóng được hoạt chất kháng sinh allicin trong tỏi.
  • Cho hết tỏi đã sơ chế vào bình ngâm, đổ rượu và đậy nắp bình cho chặt.
  • Để bình rượu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hoặc hạ thổ.
  • Hàng ngày, hãy lắc bình thường xuyên để rượu thấm đều vào trong tỏi.

Thông thường, nếu thực hiện cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp đúng sau 2 tuần là có thể sử dụng được. Ngoài ra, bạn cũng có thể để lâu hơn, miễn sao đảm bảo thành phẩm thu được phải có màu vàng nghệ, có hương thơm đặc trưng, tỏi không bị mốc thối là tốt nhất.

Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp đơn giản, có thể dùng sau 2 tuần
Cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp đơn giản, có thể dùng sau 2 tuần

Cách sử dụng rượu tỏi chữa viêm khớp

Để sử dụng rượu tỏi chữa viêm khớp, người bệnh có thể thực hiện theo những cách dưới đây:

Sử dụng rượu tỏi chữa bệnh xương khớp bằng cách xoa bóp

Đây là cách thức sử dụng rượu tỏi điều trị tại chỗ có khả năng làm dịu cơn đau, giảm sưng, chống viêm và kích thích quá trình lưu thông máu giúp khớp cũng như các gân cơ được thư giãn.

Để thực hiện, bạn hãy sử dụng một ít rượu tỏi thoa vào khu vực khớp bị viêm. Tiếp đến, hãy xoa bóp, massage nhẹ nhàng để rượu nhanh thẩm thấu vào bên trong. Người bệnh nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày là tốt nhất, điều này giúp loại bỏ triệu chứng của bệnh viêm khớp khuỷu tay, viêm khớp cổ tay…

Uống rượu tỏi trị viêm khớp hiệu quả

Nếu như giải pháp xoa bóp giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh bên ngoài thì sử dụng rượu tỏi lại có khả năng đẩy lùi các triệu chứng viêm khớp từ bên trong.

Hàng ngày, người bệnh hãy uống từ 1-2 thìa cà phê rượu tỏi trước khi ăn. Nếu thấy rượu tỏi có hương vị khó uống, bạn hoàn toàn có thể pha loãng rượu tỏi với nước ấm để sử dụng dễ dàng hơn.

Thêm rượu tỏi vào nước tắm

Sử dụng rượu tỏi đổ vào bồn tắm và ngâm mình thư giãn sẽ giúp sát khuẩn, kích thích lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể. Từ đây nhanh chóng loại bỏ triệu chứng viêm khớp cấp, cảm giác đau nhức xương khớp sẽ được xoa dịu đáng kể.

Với cách trị viêm khớp này, bạn chỉ cần sử dụng 1 chén rượu tỏi để đổ vào trong bồn nước tắm. Sau đó, hãy ngâm mình trong đó khoảng 10 – 15 phút rồi tráng người lại bằng nước sạch hoặc tắm với xà bông. Điều này sẽ giúp loại bỏ mùi đặc trưng của tỏi.

Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi chữa bệnh xương khớp

Bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp, để rượu tỏi phát huy tốt nhất công dụng của mình, người bệnh cần chú ý đến một số yếu tố sau đây.

  • Không thoa rượu tỏi ở những khu vực khớp bị trầy xước hay có vết thương hở.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị viêm khớp khác, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng rượu tỏi trong thời gian này.
  • Với cách thức uống rượu tỏi chữa viêm khớp, người bệnh cần uống đúng liều lượng đã được khuyến cáo.
  • Tuyệt đối không uống quá nhiều có thể gây say rượu, ngộ độc rượu và ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Với những người dị ứng với tỏi, sử dụng rượu tỏi có thể gây nổi mẩn, ngứa ngáy ở một số nơi trên cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi những bất thường của cơ thể để ngưng sử dụng khi cần thiết.
  • Tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nên tuyệt đối không sử dụng cho người đang dùng các thuốc chống đông máu, bệnh nhân chuẩn bị tiến hành phẫu thuật.
  • Không sử dụng rượu tỏi chữa viêm khớp ở trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Trên đây là hướng dẫn cách ngâm rượu tỏi chữa bệnh xương khớp và cách sử dụng chi tiết, hiệu quả nhất cùng với những lưu ý khi sử dụng. Để trị bệnh viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp rượu tỏi và thăm khám, sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị bệnh khác theo chỉ định của bác sĩ.

CLICK ĐỌC NGAY:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt nhất, không lo tái phát?

Khám Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu Tốt, Không Tái Phát?

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu tốt nhất luôn là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Ai...
Top 14 cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Tổng hợp 14 cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà được khá nhiều người lựa chọn bởi an toàn và tiết kiệm...
Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý gì? Cách điều trị dứt điểm

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý gì? Cách điều trị dứt điểm

Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh lý có thể xảy ra ngay từ khi 1 tuổi. Nếu không...
Viêm khớp ức sườn do đâu? Triệu chứng và Cách điều trị bệnh

Viêm Khớp Ức Sườn Do Đâu? Dấu Hiệu Bệnh Và Cách Điều Trị

Viêm khớp ức sườn là bệnh lý thường gây cảm giác đau nhói, căng tức phần trước ngực. Bệnh nhân...
Điều trị viêm khớp dạng thấp có khó không? Cách phòng ngừa

Tổng hợp các cách điều trị viêm khớp dạng thấp? Hướng dẫn phòng ngừa hiệu...

Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh cần thời gian điều trị dài và rất khó dứt điểm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top