Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Dứt Điểm
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức rất khó chịu. Người bệnh nên chủ động tìm hiểu thông tin để sớm ngăn ngừa, phát hiện. Đồng thời điều trị đúng cách nếu không may gặp phải. Bởi nếu trở nặng, bệnh có thể gây mất chứng năng vận động.
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Dấu hiệu nhận biết
Viêm khớp nhiễm khuẩn là khái niệm để chỉ tình trạng một số vi khuẩn, nấm tấn công vào khớp gây nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ khớp nối nào, nhưng phổ biến nhất và khớp gối, vai và hông.
Vấn đề này thường khởi phát đột ngột, người bệnh nhận biết qua một số dấu hiệu điển hình sau:
- Dấu hiệu ở vị trí tổn thương: Các khớp sưng lên, nóng đỏ và gây ra những cơn đau nhói. Tình trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn khi di chuyển. Nhiều trường hợp bị tràn dịch khớp khiến cơ co lại, khó có thể vận động được.
- Triệu chứng ngoài khớp: Người bệnh thường sốt cao trên 38 độ C kèm theo hiện tượng mệt mỏi, ớn lạnh, chán ăn và hay cáu gắt.
Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chính gây viêm khớp nhiễm khuẩn là do vi khuẩn, virus, nấm men. Chúng xâm nhập vào mạch máu, tấn công khớp. Trong đó, vi khuẩn Staphylococcus aureus là loại phổ biến nhất.
Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm khớp nhiễm trùng có thể kể đến là:
- Bệnh xương khớp: Một số bệnh lý như gout, viêm khớp,… là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhiễm khuẩn.
- Thuốc điều trị viêm khớp: Việc sử dụng quá nhiều thuốc Tây y làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công gây viêm khớp nhiễm khuẩn.
- Vấn đề về da: Những người có làn da mỏng và dễ tổn thương thường có nguy cơ nhiễm khuẩn xương khớp cao hơn. Bệnh lý như vảy nến, chàm khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
- Yếu tố khác: Hệ miễn dịch suy giảm, vết thương hở gần khớp, tiểu đường, bệnh lý gan và thận, rủi ro khi phẫu thuật,… cũng là nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn.
Biến chứng của bệnh viêm khớp nhiễm trùng
Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh xương khớp nguy hiểm, khi đã trở nặng sẽ gây ra một số biến chứng như:
- Viêm tủy xương: Sau khi phá hủy bao hoạt dịch, vi khuẩn sẽ tấn công đến sụn và xương.
- Biến dạng, bào mòn xương: Đây là biến chứng phổ biến bởi khi bị viêm khớp nhiễm khuẩn, vi khuẩn làm thay đổi cấu trúc xương, gây bào mòn hoặc biến dạng
- Cứng xơ khớp, mất chức năng vận động: Sụn khớp bị tấn công, không còn đàn hồi như trước đây. Nó trở nên cứng, xơ hơn bình thường. Lâu dần, người bệnh không thể cử động được. Một vài trường hợp bệnh nhân bị tàn phế suốt đời.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Để xác định mức độ cũng như nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn, người bệnh cần thực hiện các bước chẩn đoán sau:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ đánh giá các thông tin liên quan từ người bệnh. Bên cạnh đó còn trực tiếp kiểm tra tổn thương và khả năng vận động. Đây là những căn cứ đầu tiên để chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm máu: Các chỉ số như tốc độ lắng máu, công thức máu giúp bác sĩ biết được có xảy ra hiện tượng nhiễm trùng không, nguyên nhân do đâu.
- Xét nghiệm dịch khớp: Bác sĩ phân tính màu sắc, thành phần, độ đặc của dịch khớp. Từ đó đưa ra kết luận cụ thể nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn là gì.
- Xét nghiệm hình ảnh: Tùy vào kết quả của các bước trên, người bệnh có thể phải chụp X – quang, CT, MRI. Hình ảnh ổ khớp đang bị tổn thương giúp ích rất lớn trong việc đưa ra kết luận và hướng điều trị.
Các cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Từ kết quả của việc thăm khám tổng quát, bác sĩ sẽ nắm được phạm vi, mức độ tổn thương, nguyên nhân gây viêm.
Điều trị bằng Tây y
Người bị viêm khớp nhiễm khuẩn thường được kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Ban đầu, bác sĩ sẽ truyền thuốc trực tiếp qua tĩnh mạch. Sau một thời gian, người bệnh sẽ tự uống thuốc theo kê đơn.
Người bệnh cần thực hiện điều trị bằng thuốc kháng sinh trong 2 – 6 tuần. Một số loại điển hình là Oxacillin, Penicillin, Ciprofloxacin,… Phương pháp này cho hiệu quả khá cao, thường chỉ sau 48h là bệnh đã thuyên giảm.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, hãy tự ý thức việc theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân. Bởi uống thuốc Tây rất dễ xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm như nôn mửa, tiêu chảy, phát ban,…
Nếu người bệnh bị dị ứng thuốc hoặc uống kháng sinh không hiệu quả, một trong những biện pháp chữa viêm khớp nhiễm khuẩn khác sẽ được áp dụng sau:
- Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ dùng kim tiêm chuyên dụng đâm vào khớp và tiến hành hút dịch ra ngoài.
- Dẫn lưu khớp ngoại khoa: Phẫu thuật dẫn lưu khớp bị nhiễm khuẩn có tác dụng cao trong việc loại bỏ dịch khớp, thúc đẩy làm lành tổn thương.
Phương pháp Đông y chữa viêm khớp nhiễm trùng
Hiện nay, có khá nhiều người quan tâm và thực hiện điều trị các bệnh xương khớp nói chung bằng Đông y. Thuốc Đông y trị xương khớp đã được các chuyên gia cũng như người bệnh công nhận hiệu quả lâu dài và mức độ an toàn cao.
Tuy nhiên, do bài thuốc chỉ sử dụng thảo dược tự nhiên nên cơ chế tác động khá chậm. Mỗi phác đồ điều trị, người bệnh phải kiên trì thực hiện trong khoảng 2 – 3 tháng. Một số bài thuốc phổ biến:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Đương quy (16g), tri mẫu, ngưu tất (mỗi thảo dược 12g), quế chi, cẩu tích, độc hoạt (mỗi thảo dược 10g), hy thiêm, đỗ trọng (mỗi thảo dược 8g) cùng với phòng phong (6g).
- Cách thực hiện: Nguyên liệu đun cùng 400ml nước đến khi còn 1 nửa thì nhấc ra. Lọc bỏ bã, chia nước thuốc thành 2 phần, uống hết trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Đương quy, quế chi, hoàng cầm (mỗi thảo dược 12g), tần giao, phòng phong (mỗi loại 10g), cát căn, cam thảo (mỗi thảo dược 6g) cùng sinh khương (lấy 4g).
- Cách thực hiện: Người bệnh sắc thảo dược trên với 3 bát nước lớn trong 30 phút. Sau đó chắt nước cốt, chia thành 2 lần để uống trong ngày.
Ngoài ra, người bệnh còn được tiến hành xoa bóp, bấm huyệt hoặc châm cứu. Đây đều là những biện pháp an toàn, hiệu quả điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn rất tốt. Tuy nhiên, nghiêm cấm trường hợp tự ý thực hiện tại nhà. Bởi một sai sót nhỏ về huyệt đạo cũng gây nguy hiểm đối với sức khỏe.
Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn tại nhà
Trong trường hợp bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể tham khảo, thực hiện một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm khớp đều sử dụng nguyên liệu quen thuộc, thực hiện đơn giản và chi phí rẻ.
Có thể kể đến một số mẹo được nhiều người áp dụng là:
- Lá lốt: Các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm tốt. Thảo dược này rất phù hợp để chữa bệnh viêm nhiễm xương khớp. Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, đun với nước trong 30 phút thành thuốc uống.
- Đu đủ xanh: Chứa caroten và vitamin C giúp kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Cách thực hiện: Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Sau đó người bệnh hầm nhừ cùng 20g ý dĩ và ăn hết trong ngày.
Những mẹo dân gian này chỉ mang tính chất tham khảo, hiệu quả phụ thuộc lớn vào cơ địa. Do đó, người bệnh cần thăm khám, xin ý kiến bác sĩ về bài thuốc phù hợp nhất với bản thân. Người bệnh có thể kết hợp thực hiện một trong những cách sau để thúc đẩy hiệu quả điều trị:
- Điều trị bảo tồn: Người bệnh thực hiện cố định vị trí nhiễm trùng bằng nẹp. Cách này để ngăn chặn tổn thương, giúp khớp mau lành.
- Chườm nóng/lạnh: Sử dụng túi chườm đựng nước nóng hoặc lạnh giúp giãn cơ, giảm đau và sưng viêm.
- Bài tập phục hồi: Tham khảo và thực hiện một số bài tập giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn, ngăn ngừa biến chứng dính khớp, teo cơ.
Phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là căn bệnh nguy hiểm, việc phòng ngừa ngay từ sớm rất cần thiết. Cụ thể, bệnh nhân nên chú ý các vấn đề sau:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe như canxi, omega 3, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó cần kiêng chất kích thích, không ăn đồ quá mặn, nhiều dầu mỡ và các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn.
- Duy trì thói quen tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng và sức mạnh xương khớp.
- Xử lý tốt những vết thương hở, tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Chỉ dùng đúng liều lượng được kê đơn, không vì hiệu quả nhanh mà lạm dụng thuốc Tây.
- Khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể, phát hiện sớm bất thường.
Trên đây là thông tin chi tiết nhất về viêm khớp nhiễm khuẩn. Bệnh lý này gây nguy hiểm cho sức khỏe và tác động tiêu cực đến sinh hoạt, lối sống. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng tránh từ sớm và quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!