Bị Đau Khớp Háng Có Nên Đi Bộ Không Và Khắc Phục Thế Nào?
Đau khớp háng có nên đi bộ không là câu hỏi mà rất nhiều người gặp phải tình trạng này quan tâm. Bởi việc đi bộ có ảnh hưởng trực tiếp tới xương khớp đặc biệt là xương vùng háng. Nếu không biết cách điều tiết hoạt động, đi lại quá nhiều có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng.
Chuyên gia trả lời: Đau khớp háng có nên đi bộ không?
Khớp háng là điểm kết nối giữa chân với lưng, khi khớp háng bị thoái hóa hoặc chấn thương phần sụn sẽ xuất hiện các cơn đau nhức dai dẳng. Chấn thương khớp háng do nhiều nguyên nhân, có thể do vận động quá sức hoặc sai tư thế. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Nhiều người cho rằng việc đi bộ giúp xương khớp được thư giãn, rèn luyện sức khỏe và có thể làm giảm các cơn đau khi bị viêm khớp háng. Tuy nhiên đối với câu hỏi “Đau khớp háng có nên đi bộ không?” các chuyên gia xương khớp đã khẳng định: Tác dụng của đi bộ với người đau khớp háng còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Cụ thể:
- Đối với trường hợp bị đau khớp háng nhẹ: Các cơn đau không thường trực, người bệnh có cảm giác mỏi, hơi đau nhẹ. Khi đó bệnh nhân có thể đi bộ với khoảng cách sải chân nhỏ để tránh làm ảnh hưởng đến vị trí đau, viêm. Đồng thời đi bộ hàng ngày giúp cơ khớp co giãn, tăng cường tuần hoàn máu, mang dưỡng chất tới vùng bị tổn thương và chữa lành tại chỗ.
- Khớp háng bị sưng, cơn đau nhức có cường độ mạnh: Trường hợp này người bệnh nên đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán và có phương pháp tập luyện, điều trị phù hợp. Việc tự ý đi bộ để chữa đau khớp háng tại nhà có thể dẫn đến tình trạng tổn thương nặng hơn, nguy cơ biến chứng tiềm ẩn cao hơn.
Như vậy, khi bị đau khớp háng có nên đi bộ, song cần điều chỉnh tần suất vận động cho phù hợp với cường độ cơn đau và mức độ viêm nhiễm. Đối với người bị đau khớp háng, việc đi bộ như “con dao hai lưỡi” có thể giúp chữa lành hoặc làm trầm trọng hơn các cơn đau.
XEM THÊM:
Một số cách khắc phục đau khớp háng hiệu quả
Khi bị đau khớp háng nhẹ, ngoài việc đi bộ thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo điều trị an toàn tại nhà dưới đây.
- Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng làm giảm đau nhanh chóng, tiêu sưng khớp giúp người bị đau khớp háng thoải mái và dễ chịu tức thời.
- Ngâm mình trong nước ấm: Đây là cách làm giảm các cơn đau háng cực kỳ hiệu quả, nước ấm giúp kích thích tuần hoàn máu, hỗ trợ làm lành tổn thương sụn khớp. Khi ngâm nước ấm có thể bỏ thêm các loại tinh dầu để tạo mùi thơm và thư giãn.
- Tập các bài tập yoga cho vùng khớp háng: Một số bài tập tốt cho xương, khớp háng như bài tập tư thế chiến binh 1,2,3, tư thế cái cây, tư thế chó úp mặt…
Ngoài ra, với các trường hợp sưng viêm nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Thuốc Tây: Một số loại thuốc Tây được kê đơn cho người bị đau khớp háng như thuốc xịt ngoài da, cao dán, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…
- Thuốc Đông y: Trường hợp cần điều trị trong thời gian dài, mọi người nên cân nhắc và dùng thuốc Đông y. Các bài thuốc Đông y an toàn, không gây tác dụng phụ cho cơ quan chức năng khác.
- Châm cứu, bấm huyệt: Phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền, tác động vào huyệt đạo liên quan đến khớp háng làm giảm đau nhức, đả thông kinh lạc.
Những lưu ý an toàn cho người bị đau khớp háng khi đi bộ
Theo lời khuyên của các bác sĩ xương khớp thì đau khớp háng có nên đi bộ, tùy theo mức độ bệnh mà mỗi người nên điều chỉnh cường độ vận động cho phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình vận động người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc để đảm bảo an toàn và không làm trầm trọng thêm các cơn đau. Các nguyên tắc gồm có:
- Nên chọn giày có size phù hợp, êm, thoải mái và có ma sát tốt, tránh để bị trơn, ngã khi di chuyển.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, rộng rãi và thấm hút mồ hôi.
- Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi di chuyển.
- Nên đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi, bước chân ngắn ở những nơi bằng phẳng, tránh phải leo dốc. Người bệnh cũng có thể tập với máy đi bộ tại nhà với cường độ phù hợp.
- Mỗi ngày chỉ tập luyện tối đa 30 – 35 phút, nên chia nhỏ các lần tập luyện, mỗi lần 10 – 15 phút.
- Bổ sung nước khoáng trong quá trình tập luyện.
- Nếu khi đi bộ mọi người thấy đau hơn, cơ cứng, hay bất thường nào khác thì nên dừng lại. Bởi có thể phương pháp đi bộ không phù hợp, nên tập yoga chữa bệnh xương khớp hoặc tham khảo những môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp hơn.
Đi bộ giúp tăng tính linh hoạt, sản sinh dịch khớp bôi trơn tự nhiên, nuôi dưỡng xương khớp từ bên trong. Đau khớp háng có nên đi bộ nhưng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để được tư vấn cụ thể.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!