Đau Khớp Gối Sau Sinh Và Thông Tin Chị Em Cần Lưu Ý

5/5 - (5 bình chọn)

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng rất phổ biến ở chị em phụ nữ. Điều này làm cho các mẹ bỉm sữa vô cùng lo lắng, mệt mỏi do không thể hoạt động được như bình thường. Vậy hiện tượng này là do đâu, nên xử lý thế nào? Chị em đừng bỏ qua những thông tin quan trọng ngay sau đây.

Đau khớp gối sau sinh là hiện tượng bệnh gì? Triệu chứng thường gặp

Đau đầu gối sau sinh là tình trạng đầu gối suy yếu hoặc viêm do sụn, dây chằng, xương và các mô bị tổn thương sau khi sinh xong. Theo thống kê, có đến 80% chị em phụ nữ gặp phải tình trạng này.

Các triệu chứng phổ biến khi đau khớp gối là:

  • Người bệnh đau nhức khó chịu, nhất là khi ngồi nhiều hoặc đi lại nhiều.
  • Cơn đau thường âm ỉ nhưng kéo dài mãi không khỏi.
  • Vùng đầu gối bị tê bì.
  • Một số trường hợp còn nghe thấy âm thanh trong khi hoạt động.
Những cơn đau nhức khó chịu, khớp gối bị tê bì làm chị em không thể hoạt động như bình thường
Những cơn đau nhức khó chịu, khớp gối bị tê bì làm chị em không thể hoạt động như bình thường

Tùy thuộc vào nguyên nhân cũng như thể trạng của chị em mà mỗi người lại gặp phải triệu chứng khác nhau. Trường hợp bị đau khớp gối sau sinh mổ thường nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng so với sinh thường.

Bị đau khớp gối sau sinh là do đâu?

Các chuyên gia đã chia nguyên nhân gây ra đau khớp gối sau khi sinh thành 2 nhóm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân sinh lý

Nhóm nguyên nhân sinh lý là để chỉ những yếu tố tác động trực tiếp lên khớp gối khiến chị em bị đau mỏi khi vận động như:

  • Tăng cân: Trong thời gian mang thai và kể cả sau khi sinh, mẹ bầu thường tăng cân rất nhiều so với bình thường. Điều này vô tình gây áp lực nặng nề lên vùng đầu gối. Bộ phận này bị tổn thương và gây ra đau nhức.
  • Người ít vận động: Mang thai làm cho mẹ bầu mệt mỏi nên thường ngại hoạt động. Do đó, các khớp xương dần bị cứng lại, không còn linh hoạt. Sau khi sinh, chị em phụ nữ cần hoạt động nhiều khiến xương khớp bị đau nhức.
  • Thiếu vitamin D và canxi: Đây là 2 dưỡng chất cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tình trạng thiếu hụt trầm trọng khiến xương khớp suy yếu dẫn đến đau nhức.
  • Do hormone 2 relaxin: Đây là hormone sinh ra nhiều trong thời kỳ tam nguyệt cá thứ 3. Hormone 2 relaxin khiến dây chằng, ổ khớp bị giãn nở. Đó chính là nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai. Sau khi sinh, xương khớp chưa thể hồi phục gây ra đau nhức, tê mỏi khi đi lại.
  • Tiền sử chấn thương khớp: Các nghiên cứu đã chỉ ra, sản phụ đã từng bị chấn thương ở khớp gối có nguy cơ đau nhức, tê cứng khớp rất cao.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ sau sinh bị đau khớp gối
Thiếu hụt chất dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ sau sinh bị đau khớp gối

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài những nguyên nhân sinh lý, đau khớp gối sau sinh còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh xương khớp như:

  • Loãng xương: Đây là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ sau sinh. Mật độ xương giảm khiến xương giòn, dễ bị tổn thương gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
  • Thoái hóa khớp gối: Thường xuyên hoạt động nặng, thiếu canxi và phosphate rất dễ bị thoái hóa khớp gối. Bệnh lý này gây đau nhức, phù nề và cảm giác tê bì.
  • Viêm khớp dạng thấp: Trong quá trình mang thai, chị em bị stress, rối loạn nội tiết. Điều này rất dễ gây ra viêm khớp dạng thấp và đối mặt với những vấn đề như đau khớp gối ở người tuổi trẻ, viêm đỏ, khó khăn trong vận động.

Đau khớp gối sau sinh có tự khỏi được không và có nguy hiểm không?

Nếu nguyên nhân gây ra đau khớp gối sau sinh là do yếu tố sinh lý. Bổ sung dinh dưỡng, thay đổi lối sống giúp bệnh có thể tự thuyên giảm. Thông thường, tình trạng này kéo dài 1 – 2 tuần sau sinh.Thời gian phục hồi phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chăm sóc.

Nếu nguyên nhân do chấn thương hoặc triệu chứng bệnh lý, chị em cần tiếp nhận điều trị y khoa mới có thể chữa dứt điểm. Quá trình này có thể phải kéo dài 3 – 4 tháng sau sinh.

Đau khớp gối sau sinh có thể tự khỏi được nhưng nhiều trường hợp cần điều trị y khoa
Đau khớp gối sau sinh có thể tự khỏi được nhưng nhiều trường hợp cần điều trị y khoa

Tuy nhiên, hiện nay nhiều chị em vẫn chưa nắm bắt được thông tin về tình trạng đau khớp gối sau sinh. Do đó, không chú ý điều chỉnh lối sống và điều trị khiến khớp tổn thương. Điều này vô tình khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, chuyển thành mãn tính. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt.

Chẩn đoán tình trạng đau khớp gối sau sinh

Mẹ sau sinh bị đau khớp gối dù là nguyên nhân gì thì chị em cũng nên tìm gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Quy trình thăm khám, chẩn đoán diễn ra như sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Cung cấp những thông tin về triệu chứng gặp phải. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng, tiền sử chấn thương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ gõ đầu gối kiểm tra phản xạ.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Siêu âm, chụp X – quang giúp xác định tình trạng đang gặp phải, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh. Cuối cùng, bác sĩ sẽ cân nhắc và đưa ra tư vấn điều trị cụ thể cho từng trường hợp.

ĐỌC THÊM: Viêm khớp ở trẻ em: Bố mẹ nhất định phải nắm rõ thông tin này

Cách điều trị đau khớp gối sau sinh

Chị em phụ nữ có thể chấm dứt những cơn đau khớp gối sau khi sinh bằng những phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng Tây y

Thông thường, khi đến bệnh viện, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Một số loại phổ biến nhất là:

  • Thuốc NSAID có tác dụng giảm đau, chống viêm không chứa steroid thường gặp nhất là Aspirin, Celecoxib, Ibuprofen,…
  • Thuốc tiêm corticosteroid giúp ức chế miễn dịch, kháng viêm và ngăn ngừa dị ứng xảy ra.
  • Thuốc bổ trợ khớp gối điển hình như Glucosamine Chondroitin MSM Solgar, Chondroitin sulfat, Diacerein,… Những thuốc này có công dụng bổ sung dịch để giúp xương khớp khỏe mạnh.

Thuốc Tây y được đánh giá là “con dao 2 lưỡi”. Bởi tuy chúng có tác dụng mạnh, hiệu quả gần như tức thì. Tuy nhiên thuốc lại có thể khiến chị em gặp rắc rối bởi nhiều tác dụng phụ. Mặt khác, chị em sau sinh nên hạn chế uống thuốc Tây để tránh ảnh hưởng đến trẻ nếu nuôi con bằng sữa mẹ.

Thuốc Tây y - “Con dao 2 lưỡi” trong điều trị bệnh
Thuốc Tây y – “Con dao 2 lưỡi” trong điều trị bệnh

Bác sĩ cũng cảnh báo chị em phụ nữ không tự ý thay đổi hoặc tự mua thuốc điều trị tại nhà.

Biện pháp Đông y chữa đau khớp gối sau sinh

Một trong những cách trị đau khớp gối sau sinh cho hiệu quả tốt, rất an toàn, phù hợp với chị em đó là biện pháp Đông y. Sau quá trình thăm khám, lương y sẽ kê đơn thuốc thảo dược.

Thực tế cho thấy hiệu quả không nhanh chóng như thuốc Tây. Nguyên liệu bài thuốc là các thảo dược đều từ tự nhiên, dược tính thấp, lành tính. Bên cạnh đó, nếu kiên trì thực hiện, tình trạng đau nhức được giải quyết triệt để. Đồng thời sức khỏe, sức đề kháng chị em cũng theo đó mà tốt hơn.

Một số bài thuốc uống Đông y điều trị đau xương khớp được sử dụng nhiều là:

  • Bài thuốc 1: Chị em sắc các thảo dược như uy linh tiên (15g), độc hoạt, nhũ hương, tần giao, khương hoạt, quế chi, đương quy, xuyên khung (mỗi loại 9g). Đun nhỏ lửa căn đến khi còn khoảng 1 bát thì ngừng đun và chắt nước để uống.
  • Bài thuốc 2: Sắc thuốc uống bằng tang ký sinh (16g), độc hoạt, đảng sâm, sinh địa, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng (mỗi loại 12g), phòng phong, bạch thược, phục linh (mỗi loại 10g), xuyên khung, tần giao (mỗi loại 8g), tế tân, quế chi, cam thảo (mỗi loại 4g).
  • Bài thuốc 3: Dùng thảo dược gồm bạch linh, tần giao, thục địa (mỗi loại 30g), đẳng sâm (15g), xuyên khung, đỗ trọng (mỗi loại 10g), độc hoạt, phòng phong (mỗi loại 9g), cam thảo (6g) sắc thuốc uống.

Mặc dù thuốc Đông y rất lành tính nhưng chị em sau sinh đang cho con bú cũng cần chú ý tuân thủ đúng chỉ dẫn từ lương y. Trong quá trình uống thuốc nếu gặp phải vấn đề gì thì cần ngừng thuốc và tìm gặp lương y để kiểm tra.

Bên cạnh đó, chị em còn có thể thực hiện châm cứu để giảm đau khớp gối sau khi sinh. Tuy nhiên, cần lựa chọn những địa chỉ uy tín, đã được Bộ y tế cấp phép hoạt động và có phản hồi tích cực từ người bệnh chất lượng sẽ tốt hơn.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Các chị em phụ nữ có thể tận dụng những nguyên liệu trong căn bếp nhà mình để làm giảm tình trạng đau khớp gối. Chi tiết một vài mẹo dân gian như sau:

  • Dùng gừng tươi: Giã nhuyễn 4 – 5 củ đã rửa sạch, bọc bằng vải mỏng hoặc cho vào túi lọc rồi đun sôi. Sau đó vắt khô, đắp lên đầu gối. Thời gian đắp trong 15 phút, 2 – 3 lần/ngày.
  • Chườm muối nóng: Cách trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả từ muối tiến hành bằng cách rang ½ bát muối. Dùng vải bọc lại để chườm lên đầu gối 15 phút.

Tuy được đánh giá là phương pháp an toàn nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Trước khi thực hiện, chị em vẫn cần thăm khám kỹ càng, đồng thời xin ý kiến bác sĩ điều trị chính.

Điều trị tại nhà

Ngoài những cách trên, chị em có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản ngay tại nhà để giảm đau nhức an toàn như:

  • Chườm nóng: Dùng bình nước ấm hoặc miếng sưởi đắp lên đầu gối bị đau. Ngoài ra, việc tắm bằng nước ấm khi bị đau khớp gối sau sinh mổ rất tốt. Cách làm này giúp cơ giãn ra, giảm đau hiệu quả.
  • Massage: Việc massage lên đầu gối bị tổn thương giúp giảm đau còn mang đến cảm giác thư giãn, thoải mái.
  • Vận động, tập luyện: Tập yoga để xương khớp chắc khỏe, linh hoạt, cơ thể khỏe mạnh hơn.
Tập yoga rất tốt cho xương khớp, đồng thời nâng cao sức khỏe
Tập yoga rất tốt cho xương khớp, đồng thời nâng cao sức khỏe

Cách phòng ngừa tình trạng đau khớp gối sau sinh

Đau khớp gối sau kinh khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, không thể sinh hoạt như bình thường. Chính vì vậy, chị em nên thực hiện các biện pháp sau để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra:

  • Tránh đau khớp gối khi mang thai và sau sinh, chị em cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Quan trọng nhất là canxi, omega 3, vitamin, collagen, glucosamine và chondroitin. Các thực phẩm gồm xương ống, cải xanh, súp lơ, trứng, cần tây,…
  • Hạn chế đồ uống nhiều chất độc hại như bia rượu, nước ngọt và tránh ăn đồ ăn béo, cay nóng, nhiều đường,…
  • Luôn giữ cơ thể ở trạng thái thư giãn, không áp lực, stress nhiều.
  • Hạn chế mang giày cao gót, mang vác vật nặng, lười vận động,…
  • Thường xuyên vận động thể dục, yoga nhẹ nhàng cả khi mang thai và sau sinh.

Tình trạng đau khớp gối sau sinh cực kỳ phổ biến. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em. Do đó, mỗi chị em cần chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống. Bên cạnh đó, hãy tiếp nhận điều trị nếu cần để đảm bảo sức khỏe.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:51 PM , 30/05/2023
Viêm màng hoạt dịch khớp gối: Thông tin người bệnh cần nắm rõ

Viêm Màng Hoạt Dịch Khớp Gối Do Đâu? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Viêm màng hoạt dịch khớp gối tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sinh hoạt và công việc....
Top 9 cách chữa đau khớp gối ở người già tại nhà hiệu quả nhất

9 Cách Chữa Đau Khớp Gối Ở Người Già Tại Nhà Hiệu Quả Nhất

Bệnh viêm khớp gối ở người già là bệnh lý thường gặp, gây nhiều tác động tiêu cực đến tinh...
10 bài tập yoga chữa đau khớp vai tận gốc, an toàn nhất hiện nay

Top 10 Bài Tập Yoga Chữa Đau Khớp Vai Hiệu Quả Nhất 2022

Việc thực hiện các bài tập yoga chữa đau khớp vai tại nhà vừa giúp làm giảm các triệu chứng...
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là một kỹ thuật giúp chẩn đoán chính xác bệnh

Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp Mới Nhất

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp giúp bác sĩ chuyên khoa đưa ra những phân tích chính xác,...
Đau xương khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì? [Bác sĩ giải đáp]

Đau Xương Khớp Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì? – Bác Sĩ Giải Đáp

Đau xương khớp kiêng ăn gì là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh. Bởi theo...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top