Đau Khớp Gối Khi Chạy Bộ: Nguyên Nhân, Biện Pháp Cải Thiện
Đau khớp gối khi chạy bộ là vấn đề nhiều người gặp phải. Tình trạng này thường xảy ra do chấn thương hoặc vận động sai tư thế. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng lệch khớp hoặc các vấn đề tại xương bàn chân. Do vậy, người bệnh cần tới bệnh viện để thăm khám chính xác và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân đau khớp gối khi chạy bộ
Đau khớp gối khi chạy bộ là tình trạng xuất hiện cảm giác đau đớn khó chịu quanh khu vực đầu gối. Tình trạng này khiến bạn khó có thể di chuyển như bình thường.
Đau khớp gối khi chơi thể thao, chạy bộ có thể gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây có thể là do tình trạng hoạt động quá mức của người bệnh. Nguy hiểm hơn, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.
Đau khớp gối khi chạy bộ do chấn thương, tập luyện sai
Đau khớp gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã hoạt động quá sức. Các nguyên nhân này khá dễ dàng nhận biết, bao gồm:
- Chấn thương tại các khớp: Tình trạng chấn thương tại khớp đầu gối, mắt cá chân sẽ gây ra các cơn đau nhức khi hoạt động.
- Sử dụng khớp đầu gối quá nhiều: Người bệnh thực hiện các bài tập căng và kéo giãn các cơ quá nhiều. Đặc biệt là hoạt động cơ đầu gối không đúng cách khiến đầu gối bị đau.
- Do chấn thương ở đầu gối: Khi bạn bị chấn thương tại khớp gối sẽ gây đau nhức và khó khăn khi di chuyển.
- Do béo phì: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây áp lực lên khớp gối, chèn ép lên các dây thần kinh. Khi bạn di chuyển, đặc biệt là chạy bộ thì áp lực sẽ tác động gấp nhiều lần và khiến bạn đau nhức đầu gối.
- Giới tính: Hiện tượng đau khớp gối khi chạy dễ xảy ra ở đối tượng phụ nữ hơn. Bởi vì do phần hông của phụ nữ rộng hơn nên khớp gối sẽ dễ bị ảnh hưởng hơn.
Đau khớp gối khi chạy bộ do bệnh lý
Các cơn đau đau khớp gối xuất hiện trong hoặc sau khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương khớp. Các bệnh lý xương khớp dưới đây có thể là nguyên nhân gây đau khớp gối khi chạy bộ:
- Khớp bị lệch: Các khớp xương từ hông tới bánh chè bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Trong đó, xương bánh chè rất dễ gây ảnh hưởng tới các vị trí xung quanh. Trong quá trình người bệnh đi bộ hay di chuyển sẽ khiến xương bánh chè di chuyển không được linh hoạt như bình thường. Do đó, dẫn đến việc bị đau và nhức ở khớp gối.
- Viêm tại gân bánh chè: Người mắc căn bệnh này sẽ xuất hiện các cơn đau âm ỉ tại vùng đầu gối. Các cơn đau sẽ tăng lên và kéo dài khi người bệnh vận động. Đặc biệt, bệnh lý cũng có thể dẫn tới hiện tượng đỉnh đầu gối bị viêm tấy và sưng.
- Xương bánh chè bị gãy: Xương này nằm trong hệ thống duỗi của đầu gối, có tác dụng che chở khớp gối. Vì vậy, khi xương bánh chè bị nứt hoặc gãy sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức ở đầu gối. Khi người bệnh di chuyển thì biểu hiện đau nhiều hơn.
- Thoái hóa khớp: Bệnh lý này gây ra các triệu chứng đau, cứng, sưng tấy. Đặc biệt, các cơn đau sẽ tăng lên dữ dội khi chạy hoặc vận động. Ghi nhận tại một số bệnh nhân thoái hóa khớp còn cảm thấy đau cả khi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch nằm bên trong ổ khớp gối. Đó là một túi khí nhỏ có tác dụng giúp hạn chế ma sát trong quá trình chuyển động. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bên trong bao hoạt dịch và gây viêm sẽ khiến vùng đầu gối của bạn sưng tấy, nóng đỏ. Hoặc gây triệu chứng đau nhức trong khi chơi thể thao hoặc di chuyển.
- Viêm khớp gối: Bệnh lý rất phổ biến này có thể xảy ra do bạn vận động quá sức. Hoặc do khi người bệnh bị chấn thương mà không được điều trị dứt điểm. Khi mắc viêm khớp gối, người bệnh cảm nhận rõ tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ hoặc thực hiện các hoạt động thể chất khác.
- Đau lưng, đau hông: Khi cơn đau lan đến đầu gối có thể là dấu hiệu cảnh báo đau thần kinh tọa hoặc các dây thần kinh đang bị chèn ép.
Triệu chứng khi bị đau đầu gối khi chạy bộ
Đau khớp gối khi chạy bộ sẽ bắt đầu từ những cơn đau âm ỉ ở vùng quanh đầu gối hay phía sau xương bánh chè. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm nhận vị trí đau nhức tại điểm kết nối với xương đùi. Những biểu hiện dưới đây có thể cho biết bạn đang bị đau khớp gối:
- Đầu gối bị sưng: Sưng tấy sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của người bệnh. Đây cũng là dấu hiệu đi kèm phổ biến của tình trạng đau khớp gối. Thường dấu hiệu này có thể xuất hiện ở những người có bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm gân bánh chè.
- Cảm giác ma sát ở đầu gối: Sau quá trình chạy bộ khi bị đau khớp gối người bệnh có thể cảm nhận được điều này.
- Đau khi di chuyển: Người bệnh cảm thấy đau nhức khi thực hiện di chuyển. Cơn đau sẽ tăng lên khi cần di chuyển khớp gối nhiều như bước cầu thang, đứng lên ngồi xuống.
Khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên người bệnh nên dừng hoạt động chạy bộ. Sau đó nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để có phương án điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán đau khớp gối khi chạy bộ
Khi cơ thể có hiện tượng đau khớp gối khi chạy bộ người bệnh nên đi thăm khám ngay. Thông qua các phương pháp chẩn đoán chuyên môn sẽ xác định chính xác nhất tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, người bệnh sẽ được tư vấn và chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Các bác sĩ thường chẩn đoán tình trạng này thông qua hai biện pháp chính dưới đây:
- Bài kiểm tra thể chất: Người bệnh sẽ được yêu cầu chạy một đoạn ngắn hoặc thực hiện một số động tác như nâng chân, co duỗi gối. Dựa trên các biểu hiện của bạn bác sĩ sẽ xác nhận được mức độ ảnh hưởng của cơn đau. Từ đó đưa ra những suy đoán sơ bộ đầu tiên.
- Kiểm tra hình ảnh: Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như X-quang, CT, MRI,… Thông qua kết quả từ các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ nhận định chính xác tình trạng đang xảy ra bên trong khớp gối của bạn. Cũng như loại bỏ được một số các nguyên nhân ngoài lề khác. Người bệnh có thể được thực hiện nội soi khớp, đây là thủ thuật xâm lấn xác định được các bệnh lý liên quan phía trong khớp gối.
Biện pháp điều trị đau khớp gối khi chạy bộ
Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng đau khớp gối khi chạy bộ.
Biện pháp giảm đau tại chỗ
Việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng, giúp giảm tạm thời các cơn đau và hạn chế tiến triển xấu. Các biện pháp giảm đau tại chỗ trong trường hợp đau khớp gối khi chạy bộ được khuyến cáo như sau:
- Nghỉ ngơi: Khi bị đau khớp gối người bệnh nên hạn chế di chuyển, nên nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày. Mục đích là giảm áp lực lên đầu gối, từ đó giúp người bệnh giảm các cơn đau và nhanh chóng hồi phục.
- Chườm đá: Cách này giúp giảm nhanh cảm giác đau và nhức ở đầu gối. Cứ 30 phút người bệnh có thể thực hiện biện pháp này một lần. Người bệnh không nên sử dụng biện pháp chườm nóng, vì có thể khiến cảm giác đau tăng lên.
- Băng đầu gối: Sử dụng dây thun hoặc vải mỏng để quấn xung quanh đầu gối. Cách này giúp người bệnh giảm sưng tại đầu gối. Tuy nhiên, chú ý không nên băng quá chặt có thể khiến vùng tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Nâng cao đầu gối: Người bệnh dùng một chiếc gối kê phía dưới để hạn chế tình trạng sưng viêm. Theo lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, nên giữ đầu gối cao hơn tim khi bạn thường xuyên bị đau nhức tại vị trí này.
Tây y chữa đau khớp gối khi chạy bộ
Hiện tượng đau khớp gối khi chạy bộ gây ra nhiều khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Dưới đây là một số hướng điều trị cơ bản của Tây y:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Nếu do yếu tố bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc trị đau xương khớp. Có thể kể đến thuốc chống không steroid (NSAID) gồm các loại phổ biến như aspirin, ibuprofen và naproxen.
Trường hợp bệnh nhân bị đau khớp gối do chấn thương bên ngoài có thể sử dụng thuốc giảm đau dạng xịt. Những loại thuốc này được sử dụng ngoài da nên hạn chế nguy cơ tác dụng phụ hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Loại thuốc giảm đau dạng xịt khá đa dạng về nhãn hiệu, nhưng phổ biến nhất có thể kể đến như Salonpas, Viga,…
Với các loại thuốc Tây, trước khi sử dụng bệnh nhân cần trao đổi kỹ với bác điều trị. Nếu người bệnh bị dị ứng với thành phần có trong thuốc thì có thể thay đổi thuốc khác cho phù hợp. Đồng thời, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng, không tự ý dùng.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Thực hiện can thiệp ngoại khoa
Ngoài ra, có một số trường hợp bệnh nặng hoặc không đáp ứng với biện pháp điều trị nội khoa. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật khớp gối đối với trường hợp này. Bệnh nhân bị chấn thương, gãy xương bánh chè có thể được chỉ định phẫu thuật nối xương, điều chỉnh cân bằng giữa các khớp.
Với các trường hợp đau khớp gối khi chạy bộ do thoái hoá khớp, phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ phần sụn khớp bị tổn thương. Sau đó, người bệnh được thực hiện chữa bệnh bằng phương pháp cấy tế bào gốc.
Đông y chữa đau khớp gối khi chạy bộ
Nếu tình trạng đau khớp gối khi chơi thể thao, chạy bộ xuất phát từ các bệnh lý xương khớp thì người bệnh cần chủ động điều trị. Trong đó, thuốc Đông y trị đau nhức xương khớp là giải pháp hiệu quả, an toàn.
Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây để trị liệu như sau:
- Bài thuốc 1: Bài thuốc Quyên tí thang gia vị có tác dụng chính trị phong thấp, ích can thận, bổ khí huyết. Giúp cân bằng âm dương, trừ khử tà rất thích hợp điều trị viêm đau khớp gối. Thành phần của bài thuốc gồm: Độc hoạt, nhũ hương, khương hoạt, quế chi, đương quy, tần giao, xuyên khung mỗi vị 9gr; Uy linh tiên 15gr. Cho tất cả vị thuốc vào nồi rồi sắc thuốc, chia thành 3 phần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2: Quế chi Thảo dược Tri mẫu thang dùng cho người có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, đau nhức, viêm sưng, nóng rát ở các khớp. Cần chuẩn bị các dược liệu: Tri mẫu 10gr, hải đồng bì 12gr, quế chi 6gr, nhẫn đông đằng 20gr, tang chi 20gr, phòng phong 9gr, bạch thược 15gr. Người bệnh sắc đều đặn mỗi ngày một thang thuốc, chia làm 2 – 3 lần uống/ngày.
- Bài thuốc 3: Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh tác động vào gốc bệnh loại bỏ tà khí, khu phong trừ thấp, đẩy lùi các ổ viêm tổn thương ở khớp gối. Đồng thời còn bồi bổ ngũ tạng, tăng cường sức đề kháng. Bài thuốc gồm các dược liệu: Tơ hồng xanh, bách bộ, sài đất, ngưu tất, bồ công anh, đỗ trọng, phòng phong, vương cốt đằng… Người bệnh dùng thuốc theo hướng dẫn của nhà thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bị đau khớp gối khi chạy bộ nên làm gì?
Đau khớp gối khi chạy bộ dù do nguyên nhân bệnh lý hay tình trạng hoạt động quá sức, chấn thương thì đều gây ra tình trạng đau nhức khó chịu. Đồng thời, ảnh hưởng đến việc di chuyển, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi bị tình trạng này hành hạ, người bệnh nên thực hiện một số lưu ý về ăn uống, sinh hoạt, vận động dưới đây:
- Nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý: Người bệnh nên tạm dừng các hoạt động của đầu gối. Dành thời gian nghỉ ngơi để giúp vết thương có thời gian lành lại, cũng như ngăn ngừa tổn thương thêm. Sau 1 – 2 ngày có thể bắt đầu vận động trở lại để tránh co cứng khớp gối.
- Phòng tránh ngã: Hạn chế nguy cơ ngã bằng cách đảm bảo nhà luôn đủ ánh sáng, sử dụng tay vịn, gậy hỗ trợ đi bộ, ghế đẩu để chân,…
- Tập thể dục: Người bệnh có thể tiến hành tập các bài tập cardio như đi bộ, bơi lội, tập thể dục nhịp điệu, dưỡng sinh,…
- Chế độ ăn uống hợp lý: Giúp quá trình điều trị và phục hồi tiến triển tốt hơn. Trong thực đơn của người bệnh nên đau xương khớp nên có nước hầm xương và rau xanh, các loại cá (cá hồi, cá thu, cá ngừ), các thực phẩm từ sữa và yến mạch, rau quả (bông cải xanh, ớt chuông, cam,..),… Đồng thời, người bệnh cần kiêng các loại chất kích thích, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, mặn, quá ngọt,…
- Chú ý chọn giày dép: Những đôi giày chật hay có lớp lót đệm không phù hợp có thể làm tăng áp lực lên đầu gối. Hãy chọn những đôi giày, dép có size vừa với chân, lớp lót êm và thoải mái.
Biện pháp phòng tránh đau đầu gối khi chạy bộ
Đau khớp gối khi chạy độ gây nhiều đau đớn và phiền toái cho bệnh nhân. Việc điều trị tình trạng này cũng không phải dễ dàng, do vậy cần thiết áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một vài điều cần chú ý bạn có thể thực hiện:
- Thường xuyên luyện tập các bài tập xây dựng cơ bắp đùi trước. Giúp hạn chế tình trạng yếu cơ có thể dẫn đến đau nhức khớp gối do vận động mạnh.
- Sử dụng giày vừa vặn với đôi bàn chân, có lớp lót và đế mềm. Trong khi chạy bộ cần buộc chặt dây giày để hạn chế tình trạng lỏng, tuột dây có thể khiến vấp ngã, cản trở hoạt động.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vì thể trạng quá lớn có thể khiến áp lực ở các khớp đầu gối gia tăng.
- Thực hiện chạy bộ đúng kỹ thuật, phải khởi động đầy đủ trước khi chạy. Trong khi chạy, nên giữ mũi bàn chân thẳng, hai bàn chân song song và vung tay nhẹ. Nên tiếp đất bằng chân trước, giữ tư thế thả lỏng, không xoay chân nhiều sẽ khiến phần cơ khớp bị căng cứng.
- Lựa chọn địa hình chạy bộ bằng phẳng, ít chướng ngại vật. Trong quá trình chạy bộ nếu cảm thấy vùng đầu gối không thoải mái thì ngừng tập, chuyển sang đi bộ nhẹ nhàng.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bảo vệ sức khoẻ tổng thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh các bệnh lý về xương khớp.
- Uống nhiều nước, bổ sung các vitamin và dưỡng chất khác cho cơ thể. Điều này còn có tác dụng tăng cường đề kháng, làm cho các cơ dẻo dai hơn.
Bị đau khớp gối khi chạy bộ nên chữa ở đâu?
Đau khớp gối khi chạy bộ tuy không có khả năng gây tử vong. Nhưng tình trạng này thường để lại các di chứng nặng nề và làm người bệnh giảm hoặc mất khả năng lao động. Nếu đau khớp gối là biểu hiện của bệnh lý về xương khớp thì cần chữa trị kịp thời.
Dưới đây là một số địa chỉ uy tín cho người bệnh đau khớp gối khi chơi thể thao, chạy bộ thăm khám và điều trị.
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Trong hoạt động khám chữa bệnh, cơ xương khớp là một trong những thế mạnh của Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây chia thành hai chuyên khoa Nội cơ xương khớp và Chấn thương chỉnh hình. Bệnh viện Chợ Rẫy còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao cùng với cơ sở vật chất hiện đại.
Do vậy, đây là một địa chỉ uy được được người dân TP. HCM và cả nước lựa chọn khi cần khám và điều trị đau khớp gối khi chạy bộ, chơi thể thao. Địa chỉ bệnh viện: 201B đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc Phường 12, Quận 5, Hồ Chí Minh – Điện thoại: 0283 855 4137.
- Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường với 5 đời chữa khám chữa bệnh bằng Đông y. Là một trong những địa chỉ uy tín trong làng y học cổ truyền, Đỗ Minh Đường đã phát triển nhiều bài thuốc gia truyền giúp điều trị nhiều bệnh mãn tính, dai dẳng. Trong đó có các bệnh lý về cơ xương khớp, bí quyết gia truyền là bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh.
Hiện nhà thuốc Đỗ Minh Đường có 2 địa chỉ tại 37A/97 đường Văn Cao, thuộc phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội – Điện thoại: 0984 650 816 và số 100 Đường D1, thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh – Điện thoại: 0932 088 186.
- Bệnh viện Quân y 103
Bệnh viện Quân y 103 thường thăm khám và điều trị theo tuyến, bộ đội, các đối tượng chính sách, nhân dân,… Tại bệnh viện, có khoa Chấn thương chỉnh hình đang áp dụng các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật mới như Xquang, CT Scan, MRI,…
Bệnh viện có thăm khám và điều trị một số bệnh xương khớp như thoái hóa khớp khối, khớp cổ chân, thay khớp gối, điều trị chậm liền xương, sai khớp, cắt lọc nội soi thoái hóa khớp,… Người bệnh có thể liên hệ địa chỉ 261 đường Phùng Hưng, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội – Điện thoại: 0983 889 103.
- Bệnh viện YHCT Xương Khớp Quân Dân 102 – địa chỉ uy tín cho người bệnh
Đây là địa chỉ uy tín nổi tiếng trong làng YHCT, đã thăm khám và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm. Không những mang lại hiệu quả và an toàn cho người bệnh, viện còn là nơi lưu giữ tinh hoa y học cổ truyền dân tộc, hỗ trơ tích cực cho quá trình điều trị bệnh.
Bệnh viện Xương Khớp Quân Dân 102 hiện có địa chỉ tại số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, thuộc phường Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội – Điện thoại: 0888 598 102 và 179 Nguyễn Văn Thương, thuộc Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM – Điện thoại: 0888 698 102.
Đau khớp gối khi chạy bộ, chơi thể thao là tình trạng phổ biến, tuy nhiên không phải là vấn đề quá nguy hiểm. Nếu xuất hiện tình trạng này với tần suất thường xuyên thì nên sớm đi bệnh viện để kiểm tra và điều trị dứt điểm. Đồng thời, việc cần làm nữa là áp dụng những biện pháp phòng tránh một cách tích cực.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!