Khô Khớp Háng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Cần Biết

4.8/5 - (6 bình chọn)

Khô khớp háng thường được biểu hiện bằng những tiếng kêu lạo xạo, lục khục ở phía ngoài khớp háng. Cùng với đó là những cơn đau nhói đột ngột gây khó khăn trong vận động. Vậy, khái niệm khô khớp háng được hiểu là gì? Nguyên nhân do đâu? Biểu hiện thế nào và cách điều trị ra sao? 

Khô khớp háng là gì? Phân loại và nguyên nhân

Khớp háng được cấu tạo từ: sụn khớp, xương đùi, chỏm xương đùi và ổ cối với từng chức năng khác nhau. Trong đó, sụn khớp là lớp bao lấy đầu xương, có độ trơn bóng và đàn hồi. Bộ phận này có chức năng bảo vệ, che chắn cho đầu xương, giảm sự cọ xát trực tiếp giữa các đầu xương, hỗ trợ các khớp hoạt động dễ dàng và tránh sự va chạm.

Khô khớp háng là tình trạng sụn khớp giảm tiết dịch nhờn, lớp sụn khớp khó phục hồi và bị bào mòn dần khiến xương không còn màng bảo vệ. Bệnh khô khớp không chỉ đơn giản là phát ra những tiếng lục khục khi di chuyển. Nó còn báo hiệu bạn đang mắc bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh khô khớp háng được chia thành hai nhóm với từng nguyên nhân cụ thể như sau: 

Khô khớp háng nguyên phát

Là dạng khô khớp háng phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi 60. Nguyên nhân là tuổi già khiến sụn khớp và xương háng bị phá hủy, khó có thể phục hồi. Ngày nay, bệnh càng ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa do môi trường sống và làm việc thay đổi. 

Khô khớp háng thứ phát thường gặp ở người ngoài 60 tuổi
Khô khớp háng thứ phát thường gặp ở người ngoài 60 tuổi

Khô khớp háng thứ phát

Khác với dạng nguyên phát, khô khớp háng thứ phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể kể đến như: 

  • Do di truyền: Bị di truyền những khiếm khuyết về sụn khớp háng như: khớp bẩm sinh, lồi ổ cối,… gây suy giảm khả năng tiết dịch của sụn khớp. Tuy nhiên, đây là trường hợp ít xảy ra.
  • Do chấn thương phần háng: Trật khớp háng, vỡ ổ cối, gãy cổ xương đùi,… Sau chấn thương có thể gây các biến dạng phần háng, sụn khớp có thể thể phục hồi chức năng tái tạo nhờn. 
  • Thừa cân, béo phì: Làm gia tăng áp lực lên bộ phận xương khớp, trong đó có xương háng.
  • Vận động sai tư thế: Thường xuyên lao động nặng khiến khớp bị bào mòn.
  • Các bệnh lý về xương khớp háng: Thoái hóa khớp háng, viêm khớp háng, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao,…
  • Các bệnh lý khác: Tiểu đường, vẩy nến, thống phong, bệnh đường ruột, bệnh gút, viêm đại trực tràng,… là nguyên nhân làm thay đổi sinh lý và hình thái khớp. 

Bên cạnh đó, một nghiên cứu chỉ ra rằng, tỉ lệ phụ nữ có nguy cơ bị khô khớp háng cao gấp 1,5 – 2 lần nam giới. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ quá trình mang thai và sinh nở. Cùng với đó là sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố bên trong cơ thể. 

Ngoài ra, một người với chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, thường xuyên sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá,…cũng có nguy cơ mắc bệnh khô khớp cao hơn người bình thường. 

Triệu chứng bệnh khô khớp háng

Biểu hiện rõ nhất của chứng khô khớp háng là phát ra những tiếng kêu lạo xạo, lục cục khi vận động hoặc di chuyển. Đặc biệt là khi bệnh nhân đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang,…

Sau đó là những cơn đau thoáng qua rồi biến mất ở khớp háng phải hoặc trái. Cơn đau nhói khiến bệnh nhân phải đột nhiên dừng lại nghỉ ngơi mới có thể đi tiếp. Cảm giác di chuyển, vận động khó khăn hơn. 

Biểu hiện rõ nhất của khô khớp háng là những tiếng kêu lục cục khi vận động
Biểu hiện rõ nhất của khô khớp háng là những tiếng kêu lục cục khi vận động

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm thấy mỏi khớp, tê cứng khi co duỗi khớp háng. Khi ngồi xổm, đi vệ sinh,…cũng rất khó khăn. Xung quanh vùng khô khớp có thể bị sưng đỏ và nóng. 

Nếu không được chữa trị kịp thời, các cơn đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, nhất là buổi sáng ngủ dậy và đau nhức hơn và chiều tối. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này sẽ gây ra bệnh về sưng viêm, thoái hóa khớp háng, hình thành gai xương,…

XEM NGAY:

Phương pháp điều trị khô khớp háng hiệu quả

Xuất phát từ nguyên nhân, mục đích của điều trị khô khớp háng là tăng tiết dịch khớp, giảm đau, giãn cơ nhằm cải thiện khả năng tái tạo sụn khớp và chức năng vận động của bệnh nhân. Có các phương pháp điều trị chủ yếu như sau: 

Thuốc đặc trị khô khớp háng

Có nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả bệnh khô khớp nói chung và khô khớp háng nói riêng, trong đó có 3 nhóm thuốc chính như sau: 

  • Thuốc chống viêm: NSAID Ibuprofen, Voltaren, Celebrex, Aleve,… Các thuốc chống corticoid như: Prednisolon, Methylprednisolon có tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch hiệu quả. 
  • Thuốc điều trị khô khớp háng cơ bản như: Methotrexate, Chloroquin, Azathioprine, Cyclophosphamide,…dùng với liều thấp có tác dụng ổn định bệnh và tránh tái phát. 
  • Thuốc giảm đau: Thuốc ức chế chọn lọc COX-2, Glucosamin sulfat,… giảm đau nhanh chóng.
Mục đích điều trị là tăng tiết dịch sụn khớp, giảm đau và giãn cơ
Mục đích điều trị là tăng tiết dịch sụn khớp, giảm đau và giãn cơ

Đa số các loại thuốc tây đều chứa ít nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến gan, thận, đường tiêu hóa, tim mạch,… Do đó, bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám để kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, tự ý sử dụng thuốc thuốc, tránh để lại các di chứng nguy hiểm.

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu giúp phục hồi khả năng vận động của khớp háng, kích thích tái tạo sụn khớp bị tổn thương, sản xuất collagen,… Bao gồm:

  • Xoa bóp – bấm huyệt: Tác động lên hệ thần kinh, mạch máu và da thịt, để cơ thể cảm nhận những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết,… nhằm nâng cao hoạt động của hệ thần kinh và tuyến tiết dịch sụn khớp
  • Châm cứu: Dùng kim châm vào huyệt đạo trên cơ thể nhằm giảm đau tự nhiên, thông huyết, giãn cơ, mềm khớp,…

Điều trị bằng ngoại khoa

Dưới đây là một số phương pháp điều trị khô khớp háng đó là:

  • Phẫu thuật thay khớp háng: Bán phần hoặc toàn phần tùy vào mức độ hư tổn và tuổi tác của bệnh nhân. 
  • Tiêm acid hyaluronic: Giúp cung chất chất này hỗ trợ bôi trơn và giảm ma sát tại khớp háng. 
  • Cấy chỉ: Đặt đoạn chỉ catgut vào huyệt vị, gây kích thích liên tục vào khớp hàng để chữa bệnh
  • Thủy châm: Phối hợp giữa châm kim và thuốc tiêm tác động vào huyệt để nâng cao khả năng điều trị bệnh.
  • Laser châm: Sử dụng ánh sáng đơn sắc từ laser công suất thấp chiếu vào các huyệt trên khớp háng.
  • Tia hồng ngoại: Tác động nhiệt nóng vào khớp háng giúp giảm đau, giãn cơ, lưu thông máu,…

Điều trị bằng y học cổ truyền

Chữa khô khớp háng bằng Đông y sẽ đi từ căn nguyên của bệnh, tác động sâu và trực tiếp vào các sụn khớp háng. Cùng với đó, bài thuốc y học cổ truyền chữa khô khớp háng còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân. 

Tùy vào từng thể, bệnh nhân có thể tham khảo một số bài thuốc y học cổ truyền như sau: 

  • Đối với thể phong hàn

Triệu chứng: Nóng rát và đau nhức các khớp 

Nguyên tắc điều trị: Khu phong – trừ thấp – thông lạc – tán hàn

Bài thuốc: Thận trước thang gia giảm

Các vị thuốc gồm: Thược dược 12g, quế chi 8g, ma hoàng 8g, cam thảo 6g, phòng phong 12g, bạch truật 12g, kim ngân hoa 16g, liên kiều 12g. 

Những bài thuốc y học cổ truyền sẽ tác động sâu và trực tiếp vào cơ thể
Những bài thuốc y học cổ truyền sẽ tác động sâu và trực tiếp vào cơ thể
  • Đối với thể phong thấp nhiệt

Triệu chứng: Sốt cao, nhức mỏi xương khớp, sưng đau khớp háng 

Nguyên tắc điều trị: Khu phong – thanh nhiệt giải độc – hành khí hoạt huyết – lợi niệu trừ thấp 

Bài thuốc: Bạch hổ quế chi thang gia giảm

Các vị thuốc gồm: Hoàng bá 12g, tri mẫu 12g, hạch cao 40g, quế chi 6g, thương truật 8g, kim ngân 20g, tang chi 12g, phòng kỷ 12g, ngạch mễ 12g. 

  • Đối với thể phong hàn thấp

Triệu chứng: Khớp sưng đỏ, đau về đêm.

Nguyên tắc điều trị: Khu phong – trừ thấp – tán hàn – bổ can thận – hành khí hoạt huyết 

Bài thuốc: Độc hoạt tang ký sinh thang 

Các vị thuốc gồm: Độc hoạt 8g, tần giao 12g. tang ký sinh 12g, đương quy 12g, phòng phong 8g, đỗ trọng 12g, sinh địa 12g, tế tân 4g, bạch thược 12g, sinh địa 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất 8g, nhân sâm 4g, nhục quế 4g, cam thảo 4g, phục linh 12g. 

  • Đối với thể huyết ứ

Triệu chứng: Chân tay lạnh, đau về đêm, đau nhức khớp háng 

Nguyên tắc điều trị: Hoạt huyết hóa ứ – ôn trung tán hàn

Các vị thuốc gồm: Cẩu tích 12g, rễ cúc tần 16gg, phòng phong 10g, rễ cúc tần 15g, kinh giới 12g, đỗ trọng 10g. đương quy 12g, tần giao 10g, quế 10g, rễ tất bát 12g, cam thảo 12g, sinh khương 3 lát, nam tục đoạn 16g.

  • Cách sử dụng:

Sắc thuốc với 1 lít nước, sắc đến khi còn 350ml. Chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Số lượng thang thuốc tùy theo chỉ định của thầy thuốc. 

Biện pháp phòng tránh khô khớp háng

Để phòng ngừa tình trạng khô khớp háng một cách hiệu quả, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: 

  • Kiểm soát và duy trì trọng lượng cơ thể

Kiểm soát lượng calo bạn nạp vào cơ thể và tiêu thụ mỗi ngày. Bằng cách chia nhỏ khẩu phần ăn, không nên ăn quá nhiều, quá no cùng một bữa. Không nên ăn các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến đóng hộp,… 

Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa tình trạng khô khớp
Kiểm soát cân nặng để phòng ngừa tình trạng khô khớp
  • Thường xuyên vận động hơn

Bạn nên tập các bài tập nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu, đi bộ, tập yoga, đạp xe, bơi lội,… để tăng vận động khớp háng. Tuy nhiên, không nên tập với cường độ dày đặc, tập quá sức để tránh được các chấn thương. Hãy xây dựng cho mình một kế hoạch luyện tập khoa học ngay bây giờ để đẩy lùi bệnh khô khớp háng. 

  • Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho sụn khớp

Nhóm dưỡng chất gồm: canxi, vitamin D, omega 3, collagen,… rất tốt cho sụn khớp và quá trình tái tạo sụn khớp. Bạn nên bổ sung vào bữa ăn mỗi ngày các thực phẩm tốt cho bệnh khô khớp như: sữa, ngũ cốc yến mạch, cá biển, súp lơ, đậu nành, đậu bắp, các loại cá béo,…

Đặc biệt là các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin C để kích thích sinh sản collagen cũng như duy trì hoạt động của khớp háng cũng như toàn bộ khung xương. 

  • Luyện tập thói quen uống đủ nước và các loại thuốc bổ khớp

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày không những giúp hạn chế tình trạng khô dịch khớp háng mà còn hỗ trợ bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho sụn khớp. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo một số loại thuốc bổ khớp như sản phẩm có chứa glucosamine sulphate tinh thể, white willow bark 15%, peptan,…

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến bệnh khô khớp háng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết sớm để có hướng điều trị cũng như cách phòng ngừa bệnh khô khớp háng hiệu quả.

ĐÓN ĐỌC:

Cập nhật: 9:52 PM , 19/06/2023
Bệnh khô khớp vai là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Khô Khớp Vai: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bệnh Hiệu Quả

Khô khớp vai là bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Dù bạn chỉ cử động nhẹ...
Thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để điều trị đúng cách

TOP 4 Cách Điều Trị Khô Khớp Cho Hiệu Quả Nhanh Chóng, An Toàn

Điều trị khô khớp bằng cách nào cho hiệu quả nhanh, dứt điểm và an toàn? Không phải người bệnh...
Top cách chữa khô khớp vai hiệu quả, mới nhất 2021

Top 3 Cách Chữa Khô Khớp Vai Hiệu Quả Nhất 2022

Chữa khô khớp vai bằng cách nào hiệu quả, an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với...
khô khớp có nên tập thể dục

Khô Khớp Gối Có Nên Tập Thể Dục Không? (Giải Đáp Mới Nhất)

Khô khớp gối có nên tập thể dục không khi nhiều người lo ngại việc vận động sẽ gây áp...
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh Khô Khớp Gối Nên Ăn Gì, Kiêng Gì? Top 12 Thực Phẩm Tốt Nhất

Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng và không hợp lý là một trong những nguyên nhân làm gia tăng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top