TOP 4 Cách Điều Trị Khô Khớp Cho Hiệu Quả Nhanh Chóng, An Toàn

Đánh giá bài viết

Điều trị khô khớp bằng cách nào cho hiệu quả nhanh, dứt điểm và an toàn? Không phải người bệnh nào cũng nắm rõ điều này. Muốn chữa trị hiệu quả, phải lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh hình dung rõ nhất về tình trạng này.

Khô khớp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở người mắc
Khô khớp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu ở người mắc

Tình trạng khô khớp là bệnh lý xương khớp đang dần trở nên phổ biến do nhiều nguyên nhân khác nhau (bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Cụ thể, khi mắc bệnh lý này, một lượng dịch nhầy tại ổ khớp sẽ bị thiếu hụt, dẫn đến tăng ma sát giữa các đầu xương. Hậu quả là người mắc thường xuyên bị đau nhức, cử động và vận động cũng gặp nhiều khó khăn. 

Các bệnh lý xương khớp nói chung điều trị dứt điểm rất khó nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn có thể hồi phục khả năng hoạt động đến 80-90%. Để có được phương pháp điều trị đúng cách và hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp.

 TOP 4 cách điều trị khô khớp hiệu quả hiện nay

Trong các phương pháp điều trị khô khớp hiện nay, có 4 cách tiêu biểu nhất phải kể đến là uống thuốc Tây y; phương pháp Đông y; áp dụng các mẹo dân gian tại nhà và luyện tập vật lý trị liệu.  

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể mà có phương pháp điều trị phù hợp. Người bệnh lưu ý rằng không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Điều trị khô khớp với thuốc Tây y

Điều trị khô khớp với phương pháp Tây y được xem là phương pháp điều trị phổ biến và được nhiều người bệnh lựa chọn nhất. Lý giải cho điều này, nhiều chuyên gia y tế nhận định, các loại thuốc Tây y thường cho tác dụng cải thiện triệu chứng khá nhanh chỉ sau vài ngày dùng thuốc.

Vì thế, phương pháp điều trị này rất phù hợp cho trường hợp bệnh thuộc dạng cấp tính, đau nhức dữ dội. Tuy nhiên, mặt trái của phương pháp này chính là tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ nếu dùng thuốc liên tục trong thời gian kéo dài. Mà đây lại chính là đặc điểm dùng thuốc của bệnh xương khớp nói chung (phác đồ điều trị kéo dài) nên người bệnh cũng cần chú ý.

Đơn thuốc của mỗi người bệnh là không giống nhau. Việc kê đơn, lên phác đồ hoàn toàn còn phụ thuộc vào tính trạng cụ thể của người mắc. Tuyệt đối không dùng đơn thuốc của người này cho người kia và ngược lại.

Một số nhóm thuốc Tây y quen thuộc thường dùng điều trị khô khớp phải kể đến như sau:

Thuốc giảm đau thông thường

Loại thuốc thường thấy nhất trong bất kỳ đơn thuốc của người bệnh khô khớp, đó là thuốc giảm đau. Căn cứ vào mức độ đau mà bác sĩ có chỉ định phù hợp nhất. Nhóm thuốc giảm đau thông thường (nhóm thuốc NSAID) có thể tự mua ở bất kỳ hiệu thuốc đạt chuẩn nào trên toàn quốc.

Điều trị khô khớp bằng phương pháp Tây y
Điều trị khô khớp bằng phương pháp Tây y

Mặc dù thuộc nhóm thuốc không kê đơn nhưng vẫn phải chú ý liều lượng sử dụng, tránh quá liều có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Trong các loại thuốc giảm đau, phổ biến và thường thấy nhất là Paracetamol với mức liều như sau:

  • Người lớn: Dùng với liều 325-650mg/lần và cách nhau 4-6 giờ. Nếu dùng với liều 1000mg/lần thì khoảng cách hai lần dùng thuốc là 6-8 giờ.
  • Trẻ nhỏ: Liều dùng thuốc căn cứ vào cân nặng của trẻ. Mức liều cụ thể là 10-15mg/kg cân nặng, cách nhau 4-6 giờ. Chú ý chỉ sử dụng tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ.

Có nhiều dạng thuốc khác nhau như viên nén, viên sủi, bột uống. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc và hàm lượng cho phù hợp.

Thuốc giảm đau gây nghiện

Một loại thuốc giảm đau khác cũng được sử dụng là nhóm thuốc gây nghiện. Tính chất gây nghiện là nhược điểm lớn nhất của loại thuốc này nên chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, nhóm thuốc này chỉ được áp dụng khi người bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh hoặc không cho đáp ứng với các loại thuốc khác. Việc dùng thuốc phải được kiểm soát hoàn toàn bởi các bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc.

Thuốc kháng viêm

Trong quá trình thăm khám, nếu xác định nguyên nhân gây khô khớp có liên quan đến các yếu tố gây viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số loại thuốc kháng viêm. Tùy vào mức độ cụ thể mà người bệnh được chỉ định dùng dạng thuốc phù hợp (uống hoặc tiêm).

Dù dạng dùng là gì cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt khi dùng thuốc kháng viêm dạng tiêm phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ vì dạng thuốc này dễ gây tác dụng phụ khi tiêm.

Thực phẩm chức năng cho xương khớp

Với các bệnh lý xương khớp nói chung, việc bổ sung dưỡng chất thường xuyên là điều cần thiết giúp ngăn ngừa thương tổn và hạn chế đau nhức tái phát. Vì đây là dạng thực phẩm chức năng nên người bệnh phải dùng trong thời gian dài mới có hiệu quả. 

Đồng thời, lựa chọn nơi cung cấp đảm bảo uy tín để thuốc đạt chất lượng tốt nhất, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tiêm Acid Hyaluronic vào ổ khớp

Ngoài các loại thuốc uống, phương pháp tiêm acid hyaluronic trực tiếp vào ổ khớp cũng là cách điều trị tình trạng khô khớp háng, khớp gối được chỉ định trong trường hợp phổ biến. Thông thường, người bệnh được chỉ định phương pháp này bắt đầu chuyển sang giai đoạn bệnh nặng nhưng chưa đến mức phải phẫu thuật.

Thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để điều trị đúng cách
Thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để điều trị đúng cách

Một vài ưu điểm lớn nhất của phương pháp này phải kể đến như:

  • Tác dụng hiệu quả tương đối nhanh.
  • Duy trì tác dụng trong vòng 6-8 tháng.
  • Không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh.

Nhược điểm của phương pháp này là chi phí mỗi lần thường rất tốn kém nên không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng. 

Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phải chỉ định can thiệp ngoại khoa để điều trị. Nếu phải phẫu thuật để chữa trị dứt điểm, chú ý rằng nên lựa chọn cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để điều trị, đảm bảo tỷ lệ thành công cho ca phẫu thuật.

ĐỌC THÊM: Bị khô khớp gối nên uống thuốc gì, uống như thế nào đúng cách?

Phương pháp Đông y trị khô khớp dứt điểm hoàn toàn

Bên cạnh phương pháp Tây y, điều trị khô khớp bằng Đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Các vị thuốc sử dụng trong Đông y đều là thảo dược thiên nhiên nên hầu như không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng trong thời gian kéo dài. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng cho hiệu quả ngay khi dùng Đông y. 

Vì vậy, nếu muốn điều trị hiệu quả với phương pháp này, người bệnh phải kiên trì dùng thuốc tối thiểu 2-3 tháng. Đồng thời, không được lạm dụng Đông y nếu bệnh diễn tiến cấp tính, đau nhức nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trong Đông y, các bệnh lý xương khớp được liệt vào chứng Tý (nghĩa là tắc lại). Hiểu cụ thể hơn, triệu chứng đau nhức xuất hiện ở người bệnh chủ yếu do khí huyết trong cơ thể không thông, bị ứ đọng, tắc nghẽn và không thể đến vị trí khớp bị đau. Căn nguyên sâu xa của tình trạng này là do cơ thể suy nhược, tạng phủ tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau.

 Vì thế, với Đông y, nếu muốn trị dứt điểm hoàn toàn, phải tiến hành thăm khám kỹ càng, phân biệt được các dạng bệnh và dùng thuốc phù hợp. Tùy thuộc vào triệu chứng tấy đỏ, nóng rát mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định dùng thuốc cho phù hợp.

Giai đoạn chưa sưng tấy

Giai đoạn này các triệu chứng vẫn còn nhẹ, dừng ở mức tê mỏi bình thường. Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc sau để điều trị hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm lá lốt; quế chi; thiên niên kiện; hà thủ ô; cây xấu hổ; sinh địa với liều lượng thích hợp.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị, để cho ráo bớt nước. Thêm vào ấm đun với lượng nước vừa đủ (khoảng 6 bát con nước). Đun sôi nhỏ lửa đến khi còn khoảng 3 bát nước thuốc thì tắt bếp. Uống hết trong ngày, tránh để qua đêm và có thể hâm nóng khi uống. Duy trì tối thiểu 1-2 tháng để thấy được hiệu quả.
Điều trị khô khớp bằng phương pháp Đông y
Điều trị khô khớp bằng phương pháp Đông y

Giai đoạn xuất hiện sưng tấy

Lúc này, bệnh bắt đầu bước vào giai đoạn nghiêm trọng hơn với tình trạng nóng đỏ, sưng đau, ảnh hưởng rõ rệt. Khi đó, chú ý lựa chọn và sử dụng bài thuốc dưới đây:

  • Nguyên liệu: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm quế chi, phòng phong, tri mẫu, bạch truật, bạch thược, ma hoàng, kim ngân hoa, cam thảo với liều lượng thích hợp.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, để ráo bớt nước. Thêm toàn bộ vào ấm đun nước cùng với khoảng 6 bát nước. Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 2-3 tháng để thấy hiệu quả.

Mặc dù phương pháp Đông y tương đối lành tính và an toàn nhưng người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng lên theo thời gian. 

Ngoài các bài thuốc uống, điều trị khô khớp bằng Đông y còn có các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt hoặc diện chẩn. Đế áp dụng hiệu quả các biện pháp này, chú ý lựa chọn cơ sở có đủ chuyên môn thực hiện. Không tự ý thực hiện tại nhà tránh làm sai kỹ thuật vô cùng nguy hiểm.

Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng khô khớp tại nhà

Trong trường hợp khô khớp ở giai đoạn khởi phát, chưa quá nghiêm trọng, người bệnh cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian. Điều trị khô khớp tay, khớp vai bằng mẹo tại nhà có thể áp dụng song song cùng với các phương pháp điều trị chính khác. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị cần theo dõi sát sao và không lạm dụng nếu các triệu chứng có dấu hiệu tiến triển nặng hơn. 

Các mẹo này hầu như đều là bài thuốc truyền miệng lâu đời trong dân gian. Hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Có thể tham khảo một số bài thuốc tiêu biểu sau đây

Mẹo điều trị với gừng – muối

Gừng và muối là hai nguyên liệu có thể kết hợp với nhau cho hiệu quả điều trị tình trạng đau nhức khá hiệu quả tại ổ khớp. Để thực hiện bài thuốc điều trị này, người bệnh làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi mỗi lần điều trị, cạo sạch vỏ, rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Đun sôi nước, để hạ dần nhiệt độ xuống khoảng 50 độ C.
  • Đập dập gừng đã chuẩn bị và thả vào nồi.
  • Thêm tiếp một nắm muối hạt, đun sôi khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.
  • Điều chỉnh nhiệt độ nồi nước, hòa nước nguội nếu cần và dùng khăn sạch thoa rửa vị trí đau nhức hàng ngày.
Dùng mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà
Dùng mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Bài thuốc đu đủ

Ít ai biết rằng, đu đủ cũng được coi là một vị thuốc tốt trong điều trị khô khớp, đặc biệt là đu đủ xanh. Người bệnh thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh (nhiều nhựa), gọt bỏ vỏ, hạt và rửa sạch, để ráo nước.
  • Cắt đu đủ thành miếng vừa ăn.
  • Chuẩn bị một lượng mễ nhân tươi vừa đủ, cho vào nồi cùng với đu đủ đã có.
  • Thêm lượng nước vừa đủ, đun chín mềm thì tắt bếp.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn và dùng khi còn nóng để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

Điều trị khô khớp với lá lốt

Khi nhắc đến mẹo dân gian điều trị khô khớp, bài thuốc từ lá lốt cũng được nhiều người khuyên dùng. Người bệnh chuẩn bị và thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Chuẩn bị lá lốt với lượng vừa đủ cho một lần sử dụng.
  • Rửa thật sạch, bỏ hết lá úa, là vàng, chọn lá già để thu được lượng tinh dầu tối đa.
  • Sau khi để ráo, vò qua và cho vào nồi nước.
  • Đun trong khoảng 30 phút đến khi còn khoảng ½ lượng nước thuốc thì tắt bếp.
  • Uống hết trong ngày, duy trì tối thiểu 1-2 tuần để thấy hiệu quả tối đa.

Trong quá trình điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà, cần chú ý theo dõi biểu hiện của cơ thể. Ngưng sử dụng ngay nếu thấy dấu hiệu bất thường. Có thể áp dụng như biện pháp hỗ trợ bên cạnh việc dùng thuốc Tây y hoặc Đông y.

Điều trị khô khớp với các bài tập vật lý trị liệu

Với các bệnh lý xương khớp nói chung, muốn điều trị hiệu quả phải kết hợp dùng thuốc với các bài tập vật lý trị liệu. Người bệnh nên tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ điều trị trước khi thực hiện phương pháp này. 

Vật lý trị liệu điều trị khô khớp là hệ thống những bài tập có cường độ từ nhẹ đến trung bình (phù hợp với người tập). Mục đích của chúng là tác động vào các nhóm cơ khớp quan trọng, duy trì thói quen luyện tập hàng ngày để nâng cao khả năng vận động của người tập.

Thời gian đầu khi áp dụng phương pháp luyện tập này, người bệnh nên tới các trung tâm vật lý trị liệu hoặc phòng tập để được hướng dẫn. Sau khi đã làm quen và có định hướng đúng, người bệnh có thể tự luyện tập tại nhà. Chú ý rằng không lựa chọn những bài tập có cường độ khó ngay giai đoạn đầu tránh gây phản tác dụng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tập vật lý trị liệu cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt
Tập vật lý trị liệu cũng đem lại hiệu quả tương đối tốt

Một số bài tập sau đây có thể tham khảo để điều trị khô khớp hiệu quả:

Bài tập kéo giãn cơ bắp chân

Với bài tập này, nhóm cơ bắp và ổ khớp đầu gối sẽ được cải thiện đáng kể về khả năng hoạt động. Chú ý khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện và làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Vào tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng thẳng, lưng thẳng và giữ hai chân song song.
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ là ghế tựa, đặt ở phía trước khoảng một bước chân.
  • Bước chân trái về trước đồng thời nghiêng người về trước đến khi hai tay chạm vào ghế.
  • Khuỵu chân trái xuống tạo góc vuông ở đầu gối, giữ chân phải phía sau thẳng. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20-30 giây rồi từ từ trả về vị trí ban đầu.
  • Đổi chân và thực hiện tương tự với bên còn lại. Duy trì mỗi bên 5 lần cho mỗi lần tập.

Bài tập kéo giãn cơ đùi

Luyện tập bài tập này thường xuyên giúp các nhóm cơ được giải phóng, hạn chế tạo sức ép lên khớp gối. Do đó, người bệnh bị khô khớp (đặc biệt là khô khớp gối) có thể lựa chọn tập luyện tại nhà. 

  • Lựa chọn mặt phẳng để luyện tập (nên nằm trên thảm tập).
  • Từ từ co chân phải lại, đưa chân trái lên cao. Chú ý rằng hai phần đùi trên luôn song song với nhau.
  • Hai tay để xuôi theo người, điều chỉnh hơi thở đều đặn, mặt hướng lên trên.
  • Giữ nguyên tư thế tập luyện trong khoảng 15-20 giây rồi từ từ dùng hai tay kéo đầu gối trái về phía lòng mình.
  • Đổi chân và tiếp tục thực hiện lại động tác khoảng 5 lần với mỗi chân.

Bài tập với tư thế trái núi

Đây là một tư thế luyện tập cơ bản nhất mà người bệnh bị khô khớp có thể áp dụng mỗi ngày. Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

  • Vào tư thế đứng thẳng người, hai chân để song song với phần ngón chân chạm nhau, hai gót để hơi cách nhau.
  • Thả lỏng cơ thể, đặc biệt là hai vai, để sát tay vào hai bên mạn sườn.
  • Từ từ nâng chân lên nhưng vẫn thả lỏng cơ bụng. Toàn bộ phần đầu, lưng, hông giữ thẳng hàng và kéo giãn hết sức có thể.
  • Ưỡn ngực nhẹ, bụng hóp và dồn trọng lực toàn bộ xuống các đầu ngón chân.
  • Giữ nguyên trong khoảng 15-20 giây rồi từ từ thở ra, về vị trí ban đầu để tiếp tục thực hiện động tác.

Chú ý rằng trước khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh phải khởi động thật kỹ. Đồng thời, lựa chọn bài tập với cường độ phù hợp với mình, tránh tập luyện quá sức gây phản tác dụng và bệnh xương khớp sẽ diễn tiến nặng hơn. 

Lưu ý khi áp dụng các phương pháp điều trị khô khớp đảm bảo an toàn

Dù áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị khô khớp nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây tác dụng phụ nhất định. Vì thế, trong suốt quá trình điều trị, người bệnh đặc biệt lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Chỉ áp dụng các phương pháp điều trị khi có chỉ định cụ thể từ phía bác sĩ chuyên khoa. Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ điều trị.
  • Không áp dụng song song cùng lúc nhiều phương pháp. Đặc biệt Tây y và Đông y vì có thể tương tác cản trở nguy hiểm lẫn nhau.
  • Chỉ dùng thuốc Tây y khi có đơn thuốc và phải tuân thủ theo đúng liều lượng, hàm lượng mỗi ngày. Tuyệt đối không tự ý thêm bớt liều lượng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
  • Với thuốc Đông y, phải kiên trì sử dụng hàng ngày trong thời gian kéo dài để thấy hiệu quả. Tránh ngưng thuốc giữa chừng hoặc tự ý tăng giảm các thành phần trong thuốc.
  • Với các biện pháp như xoa bóp, bấm huyệt hay diện chẩn, nên đến cơ sở y tế có chuyên môn để thực hiện. Tuyệt đối không tự ý làm tại nhà tránh tác động sai huyệt, sai kỹ thuật gây nguy hiểm.
  • Lựa chọn bài tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng cụ thể của người bệnh. Tránh lựa chọn các bài tập quá sức ngay từ giai đoạn đầu khiến các nhóm cơ hoạt động quá sức, nguy hiểm cho bệnh lý khô khớp.
  • Có thể áp dụng mẹo dân gian đồng thời với phương pháp dùng thuốc nhưng tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các nhóm thực phẩm tốt cho chữa khô khớp gối. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia y tế để có chỉnh lý phù hợp. Tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi, hạn chế tiêu thụ muối, đồ ngọt và đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với các bệnh lý xương khớp
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp với các bệnh lý xương khớp
  • Hạn chế bê vác nặng hoặc lao động quá sức. Cân đối thời gian nghỉ ngơi và làm việc để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
  • Nếu không tập vật lý trị liệu, người bệnh có thể lựa chọn một số bộ môn khác như đạp xe, đi bộ, tập yoga nhưng chú ý rằng phải cân đối với khả năng và tình trạng cụ thể của bản thân. 
  • Trong quá trình điều trị nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (mề đay, mẩn ngứa, buồn nôn, đau bụng,…) phải thông báo ngay tới bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra mức độ thương tổn của xương khớp và điều chỉnh biện pháp chữa trị cho phù hợp.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về các phương pháp điều trị khô khớp. Để chữa trị dứt điểm từ sớm, người bệnh chú ý đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp. Đồng thời, chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ điều trị hiệu quả tối đa.

ĐỪNG BỎ QUA:

Cập nhật: 4:48 PM , 30/05/2023
Khô khớp khiến người bệnh đi lại khó khăn, đau đớn và phát ra âm thanh nghe rõ

Khô Khớp: Dấu Hiệu Cần Biết Và Cách Điều Trị Dứt Điểm Hiệu Quả

Khô khớp - tình trạng thiếu hụt lượng dịch tại vị trí các ổ khớp, gây ra nhiều khó chịu...
khô khớp tay

Khô Khớp Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Biểu hiện ban đầu của khô khớp tay là những tiếng kêu răng rắc tại các khớp, tưởng chừng là...
khô khớp ăn gì

Khô khớp Ăn Gì? Những Điều Phải Biết Khi Trị Khô Khớp (Chi Tiết)

Trong quá trình điều trị khô khớp, chế độ tập luyện và dinh dưỡng là vấn đề được nhiều bệnh...
Khô khớp gối nên uống thuốc gì

Khô Khớp Gối Nên Uống Thuốc Gì, Uống Như Thế Nào Đúng Cách?

Bên cạnh việc tìm hiểu chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách, khô khớp gối nên uống thuốc...
Bị khô khớp nên uống thuốc gì? Viên uống giảm đau Paracetamol

Bị Khô Khớp Nên Uống Thuốc Gì? TOP 10 Loại Thuốc Điều Trị Hiệu Quả

Bị khô khớp nên uống thuốc gì? Đây luôn là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top