Top 3 Cách Chữa Khô Khớp Vai Hiệu Quả Nhất 2022
Chữa khô khớp vai bằng cách nào hiệu quả, an toàn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Với mỗi đối tượng và tình trạng bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa bệnh sẽ không giống nhau. Dưới đây là 3 cách chữa bệnh khô khớp vai hiệu quả người bệnh có thể tham khảo.
3 cách chữa khô khớp vai hiệu nhất hiện nay
Với các bệnh về xương khớp, việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn là điều không dễ. Nhưng nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh có thể cải thiện từ 80 – 90%. Khô khớp vai là bệnh lý rất dễ gặp và xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau vì nhiều nguyên nhân. Để chữa khô khớp vai, người bệnh nên tìm đến những cơ sở khám chữa uy tín và thực hiện theo đúng liệu trình của bác sĩ đưa ra.
Điều trị khô khớp vai bằng mẹo dân gian, Tây y và Đông y là 3 cách chữa được nhiều người thực hiện. Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh mà sử dụng phương pháp phù hợp. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện và không nên tự ý dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chữa khô khớp vai bằng mẹo dân gian
Khi bệnh khô khớp vai ở giai đoạn đầu, chưa quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian dễ thực hiện ngay tại nhà. Điều trị khô khớp bằng mẹo dân gian cũng có thể kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên nếu nhận thấy tình trạng bệnh không cải thiện sau một thời gian sử dụng thì nên ngừng và đi khám ở những cơ sở y tế gần nhất.
Một số bài thuốc dân gian chữa khô khớp vai bao gồm:
Mẹo điều trị với lá ngải cứu
Lá ngải cứu là thảo dược quen thuộc, dễ dàng tìm thấy ở quanh nhà, chợ. Ngải cứu từ lâu đã được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp, khô khớp tay, khô khớp vai,…
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, rửa sạch hết bụi bẩn và để ráo nước.
- Cho ngải cứu vào bát cùng muối rồi đổ nước nóng lên đến khi ngập.
- Khi ngải cứu đã quắt lại và chuyển sang màu xanh sẫm thì lấy ra và đắp vào vùng vai bị khô khớp.
- Thực hiện mỗi ngày một lần.
Ngải cứu kết hợp với nước nóng và muối sẽ giúp giảm đau, kháng viêm, tăng máu lưu thông và tăng khả năng tiết dịch khớp.
Chữa khô khớp vai với gừng và muối
Gừng và muối khi kết hợp với nhau có thể giúp cải thiện đau nhức tại các khớp vai khá hiệu quả.
Người bệnh thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ và đem rửa sạch, để ráo nước.
- Đun sôi nước rồi hạ dần nhiệt độ xuống còn 50 độ C.
- Gừng đem đập dập và thả vào nồi.
- Thêm muối và đun thêm 15 phút rồi tắt bếp.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ nồi nước, có thể hòa thêm nước nguội rồi dùng khăn sạch thoa rửa lên vị trí vai bị đau nhức hàng ngày.
Bài thuốc với đu đủ
Đu đủ có tác dụng tốt trong điều trị khô khớp nói chung và khô khớp vai nói riêng. Bạn nên dùng đu đủ xanh để có hiệu quả cao nhất.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh (chọn quả có nhiều nhựa). Mang đu đủ gọt bỏ vỏ và hạt, rửa sạch, để ráo nước.
- Cắt nhỏ đu đủ thành từng miếng vừa ăn.
- Thêm mễ nhân cho vào nồi đun cùng đu đủ.
- Thêm một lượng nước vừa đủ và đun cho chín mềm thì tắt bếp.
- Có thể nêm thêm gia vị để dễ ăn hơn và dùng khi còn nóng để nhanh chóng giảm đau khớp.
Chữa khô khớp vai với lá lốt
Lá lốt là thảo dược được nhiều người khuyên dùng trong điều trị khô khớp vai.
Các bước thực hiện như sau:
- Lá lốt chuẩn bị một lượng vừa đủ cho mỗi lần sử dụng.
- Bỏ hết lá vàng, lá héo và đem rửa sạch. Nên chọn lá đã già để thu được lượng tinh dầu nhiều nhất.
- Sau khi ráo nước đem vò qua và cho vào nồi nước.
- Đun liên tục trong 30 phút cho đến khi lượng nước còn một nửa thì dừng lại.
- Dùng uống trong 1 tuần và kiên trì thực hiện từ 1 – 2 tuần để thấy hiệu quả.
Xử lý khô khớp vai bằng phương pháp Tây y
Dùng Tây y chữa khô khớp vai là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng. Các chuyên gia cho biết thuốc Tây y có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng khô khớp nên được nhiều người bệnh lựa chọn.
Với những trường hợp bệnh nặng, đau nhức dữ dội thì phương pháp này là lựa chọn tối ưu cho người bệnh. Một số cách điều trị bệnh khô khớp vai bằng Tây y có thể kể đến như sau:
Dùng một số thuốc giảm đau thông thường
Thuốc giảm đau là thuốc thường thấy trong đơn thuốc của người bị khô khớp vai. Tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Người bệnh có thể mua thuốc giảm đau thông thường tại các hiệu thuốc đạt chuẩn trên toàn quốc.
Người bệnh cần chú ý đến liều lượng sử dụng, không dùng quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm. Paracetamol là thuốc phổ biến và được nhiều người lựa chọn, liều lượng dùng thuốc như sau:
- Người lớn: Mỗi lần dùng khoảng 325 – 650mg, cách nhau 4 – 6 giờ. Nếu dùng liều cao hơn, khoảng 1000mg/lần thì nên cách 6 – 8 giờ.
- Trẻ nhỏ: Liều dùng cho trẻ nhỏ là 10 – 15mg/kg cân nặng. Mỗi lần cách nhau 4 – 6 giờ. Không dùng quá 5 liều trong vòng 24 giờ.
Hiện nay có nhiều dạng thuốc khác nhau như: Viên nén, viên sủi, bột uống. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất.
Thuốc kháng viêm
Nếu bác sĩ xác định khô khớp vai xảy ra do viêm nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng viêm. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc dạng uống hoặc dạng tiêm.
Khi sử dụng người bệnh cần tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.
Tiêm Acid Hyaluronic
Tiêm acid hyaluronic vào ở khớp và biện pháp hữu hiệu trong điều trị khô khớp vai, khô khớp gối, khô khớp háng,… Kỹ thuật này chỉ sử dụng khi người tình trạng bệnh nặng nhưng chưa cần thiết phải phẫu thuật.
Phương pháp này có hiệu quả tương đối nhanh và hiệu quả có thể kéo dài từ 6 – 8 tháng. Tuy nhiên chi phí khá cao và không phải ai cũng có thể thực hiện.
Phẫu thuật
Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các khớp vai bị hư hỏng hoàn toàn, người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, không thể cử động, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Có thể thực hiện phẫu thuật nội soi hoặc thay thế khớp theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật nội soi khớp: Đây là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng những dụng cụ nhỏ luồn và khớp qua vết rạch để xử lý vùng khớp bị khô.
- Cắt lọc mô viêm: Phương pháp này giúp loại bỏ những sụn bị hư hỏng và giảm sự cọ xát ở sụn khớp.
- Phẫu thuật thay khớp: Khô khớp nghiêm trọng sẽ cần thực hiện thay khớp. Các sụn khớp hư hại sẽ được thay bằng khớp nhân tạo.
Phương pháp này khá tốn chi phí và có thể để lại nhiều biến chứng nên ít khi được sử dụng.
Vật lý trị liệu chữa khô khớp vai
Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện nhiệt trị liệu, kích điện trị liệu hoặc một số bài tập đơn giản giúp bôi trơn và phục hồi sụn khớp bị tổn thương. Cụ thể:
- Nhiệt trị liệu: Đây là kỹ thuật có hiệu quả cao trong việc giảm những cơn đau nhức ở vai. Dùng nhiệt chữa khô khớp gối giúp việc chuyển hóa dinh dưỡng tốt hơn, giảm nhanh đau nhức. Sau một thời gian, đau nhức ở vai sẽ thuyên giảm.
- Chiếu đèn hồng ngoại: Đây là kỹ thuật áp dụng với bệnh nhân bị nặng, khớp bị căng cứng và co. Lúc này bác sĩ sẽ dùng đèn làm nóng khớp gối. Đây cũng là phương pháp giúp tăng cường tuần hoàn máu.
Người bệnh chú ý không nên tự ý thực hiện mà cần tiến hành theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia.
XEM THÊM
Dùng Đông y chữa bệnh
Bên cạnh Tây y, dùng Đông y chữa khô khớp vai cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Các vị thuốc trong Đông y hầu như không gây ra tác dụng phụ và mang đến hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, thời gian nhận thấy kết quả sẽ lâu hơn bình thường, đòi hỏi người bệnh cần kiên trì.
Theo Đông y, các bệnh về xương khớp là do khí huyết trong cơ thể khó thông, bị tắc nghẽn. Nguyên nhân sâu xa hơn của bệnh là do cơ thể bị suy nhược, tạng phụ bị tổn thương nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu muốn trị bệnh thì cần phân biệt được các dạng bệnh và sử dụng thuốc phù hợp. Tùy thuộc vào mỗi triệu chứng khác nhau bác sĩ sẽ đưa ra thuốc phù hợp cho người bệnh.
Giai đoạn chưa có hiện tượng sưng tấy
Đây là giai đoạn triệu chứng còn nhẹ và mức tê mỏi chỉ bình thường, không quá nguy hiểm. Người bệnh có thể thực hiện bài thuốc sau:
Nguyên liệu: Lá lốt, thiên niên kiện, quế chi, cây trinh nữ, hà thủ ô, sinh địa.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch những thảo dược trên, để ráo nước.
- Thêm khoảng 6 bát con nước cho vào ấm và đun cùng nhau.
- Đun nhỏ lửa đến khi còn 3 bát nước thì thì tắt bếp.
- Dùng uống trong ngày khi còn nóng, không nên để thuốc qua đêm.
- Duy trì trong 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả trong chữa khô khớp vai.
Khi đã xuất hiện sưng tấy
Đây là giai đoạn nghiêm trọng hơn, vùng vai bị sưng đau, nóng đỏ, gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo bài thuốc Đông y chữa khô khớp vai sau:
Nguyên liệu: Quế chi, phòng phong, bạch truật, ma hoàng, kim ngân hoa, tri mẫu, bạch thược, cam thảo.
Cách thực hiện:
- Tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch, để ráo nước.
- Cho toàn bộ vào đun cùng 6 bát nước.
- Đun sôi cho đến khi lượng nước còn một nửa thì dừng lại.
- Dùng hàng ngày trong 2 – 3 tháng để thấy được hiệu quả.
Giải pháp điều trị Xương khớp Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102
Với bài thuốc này, người bệnh được điều trị trong 3 giai đoạn, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, xử lý tận gốc nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Giai đoạn 1 sử dụng các vị thuốc như: Phòng phong, quế chi, độc hoạt, hy thiêm, dây đau xương,…
- Giai đoạn 2 sử dụng: Ngưu tất, kỷ tử, đỗ trọng, cẩu tích, đương quy, bạch truật,…
- Giai đoạn 3 sử dụng: Đương quy, thương truật, ngưu tất, quế chi, hoàng bá,….
Tất cả đều là những thảo dược thiên nhiên, được thu hái tại vườn dược liệu đạt tiêu chuẩn, phát huy tối đa công dụng trong chữa bệnh. Đặc biệt, bài thuốc còn kết hợp việc sử dụng những kỹ thuật trong y học hiện đại giúp chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị khô khớp vai chính xác, khoa học.
Giải pháp điều trị bệnh này hiện được thực hiện tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Người bệnh có thể đến đây để khám và điều trị.
Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh
Bài thuốc được nghiên cứu và ứng dụng trong suốt 150 năm qua của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Bài thuốc gồm 5 chế phẩm:
- Thuốc đặc trị bệnh có tác dụng giảm đau, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, khu phong, tán hàn,….
- Thuốc bổ thận hoạt huyết giúp mạnh gân cốt, tăng sức đề kháng.
- Thuốc bổ gan giải độc giúp tiêu viêm, thanh nhiệt, dưỡng huyết.
- Thuốc kiện tỳ ích tràng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng cường đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ thuốc tốt.
- Thuốc xoa bóp giúp tan máu bầm, khu trừ phong thấp.
Tất cả đều được điều chế từ những thảo dược thiên nhiên lành tính như: Bạch truật, hoàng kỳ, trần bì, đẳng sâm, dĩ nhân, bạc hà, phụ tử, quế, địa liền, đại hồi,…. Người bệnh nên đến khám trực tiếp để được tư vấn và bốc thuốc chính xác, phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Nhất Nam Cốt Vương Thang
Bài thuốc gồm 3 thành phần:
- Bổ can tiêu độc: Gồm bồ công anh, ké đầu ngựa, nhân trần, hồng hoa, kim ngân hoa giúp giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp, mát gan, thanh nhiệt.
- Thấp diệu phương: Gồm độc hoạt, phòng phong, ngưu tất, mộc qua,… giúp trừ thấp, bổ thận, hoạt huyết, giảm tê mỏi, đau nhức vai.
- Dưỡng cốt bổ thận: Gồm hầu vĩ tóc, cẩu tích, tục đoạn, đỗ trọng, ba kích, hải phong đằng, xuyên khung,… giúp trị đau nhức vai gáy, mỏi cơ xương khớp, giảm khô khớp.
Bài thuốc hiện được phân phối độc quyền tại Nhất Nam Y Viện.
Hoạt huyết Phục cốt Hoàn thang
Bài thuốc gồm 3 chế phẩm riêng biệt:
- Phong thấp hoàn gồm: Phòng phong, đỗ trọng, quế chi, hoàng cầm, ngưu tất, chi mẫu, thạch cao, hy thiêm, mộc qua,…
- Bổ thận hoàn: Đương quy, nhũ hương, xuyên khung, quế thanh, trạch tả,…
- Giải độc hoàn: Bồ công anh, kim ngân cành, đơn đỏ, ké đầu ngựa, bạc sau, nhân trần, rau má,…
Kết hợp 3 chế phẩm này sẽ giúp giải quyết tận gốc bệnh, giảm đau xương khớp, kích thích sản sinh dịch khớp, ngăn ngừa khô khớp. Nhờ đó, bệnh khỏi dứt điểm, hiệu quả lâu dài, không tái phát. Bài thuốc hiện được phân phối độc quyền tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Ngoài những bài thuốc uống trên, người bệnh cũng có thể chữa khô khớp vai bằng các kỹ thuật như châm cứu, bấm huyệt.
Châm cứu, bấm huyệt
Châm cứu là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, tăng cường dưỡng chất nuôi sụn khớp, giảm ứ trệ, dịch khớp sẽ tiết ra nhiều hơn để bôi trơn.
Bấm huyệt giúp kinh hoạt lạc, các dưỡng chất và máu được di chuyển đến vùng vai bị khô qua việc day ấn. Đây là phương pháp không cần dùng thuốc nhưng vẫn tăng cường sức khỏe, cải thiện khô khớp vai.
Để đạt được hiệu quả, người bệnh nên tìm đến những cơ sở chất lượng, người thực hiện là người có am hiểu, chuyên môn và tay nghề cao.
Lưu ý khi thực hiện chữa bệnh khô khớp vai
Dù điều trị bằng phương pháp nào thì nguy cơ xảy ra tác dụng phụ là điều không tránh khỏi. Vậy nên người bệnh cần chú ý những vấn đề sau trong quá trình chữa khô khớp vai:
- Chỉ thực hiện điều trị khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia, bác sĩ.
- Khi dùng thuốc Tây phải tuân thủ đúng liều lượng. Không tự ý thêm bớt liều vì có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị
- Với thuốc Đông y cần sử dụng kiên trì mỗi ngày trong thời gian dài thì mới thấy được hiệu quả. Không ngừng thuốc giữa chừng hoặc tự ý tăng giảm những thành phần trong bài thuốc.
- Các biện pháp xoa bóp, bấm huyệt, diện chẩn cần đến những địa chỉ uy tín, có chuyên môn để thực hiện. Không tự ý làm tại nhà sẽ sai kỹ thuật, tác động sai huyệt và gây ra nguy hiểm.
- Lựa chọn bài tập vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng của mỗi người bệnh. Không tập những bài tập quá sức sẽ gây nguy hiểm cho khớp.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho người bị khô khớp vai. Bổ sung nhiều canxi, hạn chế muối, đồ ăn ngọt, đồ nhiều dầu mỡ. Nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn phù hợp.
- Không làm việc, bê vác đồ nặng, quá sức. Nên có chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học, hiệu quả.
- Người bệnh có thể luyện tập một số môn thể thao như đạp xe, đi bộ, yoga,… tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như sở thích riêng của bản thân.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi điều trị thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
- Thường xuyên tái khám theo lịch của bác sĩ để kiểm tra chính xác mức độ tổn thương của khớp. Từ đó bác sĩ có thể điều chỉnh biện pháp chữa bệnh phù hợp.
Trên đây là một số phương pháp chữa khô khớp vai hiệu quả, an toàn hiện nay. Để trị bệnh dứt điểm, người bệnh nên khám và điều trị sớm. Ngoài ra, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để bệnh nhanh chóng được cải thiện, tránh để lâu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
ĐỪNG BỎ QUA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!