Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Gây Khó Thở – Thông Tin Chi Tiết Nhất
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng nó trực tiếp tác động đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này sẽ đề cập chi tiết nhất những thông tin quan trọng về đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách phòng tránh cũng như biện pháp xử lý khi gặp phải.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, trước tiên, bạn cần biết dây thần kinh liên sườn là gì? Trong y học, đây là khái niệm chỉ nhánh trước của dây thần kinh xuất phát từ tủy ngực D1 – D2 sau khi đi qua lỗ ghép. Dây thần kinh liên sườn có công dụng chi phối cơ ngực và bụng. Nó và động tĩnh mạch liên sườn tạo thành bó mạch nằm phía dưới mỗi xương sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở là tình trạng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, bệnh chủ yếu xảy ra ở người lớn. Có thể kể ra một số nguyên nhân gây bệnh là:
- Thoái hóa cột sống: những người cao tuổi hoặc phải lao động nặng nhọc là đối tượng thường bị thoái hóa cột sống gây ra những cơn đau tức ở ngực.
- Lao cột sống và ung thư cột sống: cột sống và hai bên mạn sườn đau dữ dội, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn…
- Bệnh lý tủy sống: làm đau dây thần kinh liên sườn kèm theo triệu chứng khó thở nhưng khi thăm khám cột sống lại khó phát hiện bệnh.
- Chấn thương cột sống: tình trạng đau xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
- Nhiễm khuẩn: người bị nhiễm khuẩn rất dễ cảm thấy đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Sức đề kháng yếu nên mắc bệnh về đường tiêu hóa.
- Tư thế ngồi sai: Hoạt động sai tư thế, ngực và bụng bị tác động mạnh.
- Ảnh hưởng của thuốc: Do việc sử dụng loại thuốc kháng viêm chứa corticoid trong thời gian dài.
- Thay đổi thời tiết: Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, chuyển từ nóng sang lạnh.
Triệu chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Triệu chứng của bệnh khá đặc trưng và dễ nhận biết. Người bệnh cảm thấy đau và tức ngực (một hoặc hai bên) rồi lan ra đau mạn sườn liên tục hoặc theo từng đợt. Đặc biệt khi dùng tay ấn vào hoặc khi ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế thì cảm giác đau tăng lên. Người bệnh cảm thấy đau buốt như bị dao đâm và nhói rất khó chịu. Có nhiều trường hợp đau do nhiễm khuẩn, người bệnh còn bị phát ban đỏ, có mụn nước trên da.
Nếu nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện nào trên đây, bạn ngay lập tức thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ. Mỗi người sẽ có dấu hiệu bệnh, tình trạng đau do cơ địa khác nhau. Do đó, bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có nguy hiểm không?
Thực tế cho thấy, đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở trước tiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu nguyên nhân là do thời tiết, chấn thương bên ngoài, mang thai thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Tình trạng sẽ tự thuyên giảm rồi khỏi hẳn mà không cần chữa trị.
Tuy nhiên, tỷ lệ do nguyên nhân này khá hiếm. Chủ yếu đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở thường liên quan đến một số bệnh lý nền. Bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu không xử lý kịp thời, nó có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:
- Đau mạn sườn mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.
- Thiếu oxy gây ra tình trạng suy hô hấp, thậm chí là ngừng thở.
- Xơ cứng khớp.
- Sức đề kháng suy giảm, luôn cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, tinh thần suy giảm.
- Viêm phổi, zona thần kinh và ung thư vú.
Do đó, việc thăm khám cũng như điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Bạn nên cân nhắc để lựa chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín để đảm bảo hiệu quả chữa trị tốt nhất.
Đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở phải làm sao?
Khi gặp bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh đau dây thần kinh liên sườn, bạn cần tới bệnh viện để kiểm tra ngay. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khám lâm sàng bằng cách hỏi về công việc, tình trạng sức khỏe hiện tại, bệnh sử của người mắc. Sau đó, dùng tay ấn vào xương sườn và yêu cầu người bệnh hít thở sâu để kiểm tra.
Tiếp theo, người bệnh cần thực hiện một trong các biện pháp chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm:
- Chụp X-quang: kiểm tra tình hình cột sống và đốt sống. Từ đó xem xét người bệnh có đang mắc lao cột sống hay thoái hóa cột sống không.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: phát hiện các chấn thương, bệnh lý về cột sống, tủy sống, đĩa đệm như thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống, nhiễm trùng…
- Xét nghiệm tế bào: máu ngoại vi, nước tiểu và tốc độ máu lắng.
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ ure, creatinin, AST, ALT….
Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra được biện pháp chữa đau dây thần kinh liên sườn phù hợp. Nếu không tìm được nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp để cải thiện triệu chứng bệnh.
THAM KHẢO NGAY:
Phương pháp Tây y điều trị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở như thế nào?
Điều trị bệnh bằng Tây y, bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc tương ứng với nguyên nhân và triệu chứng ở người bệnh. Một số loại phổ biến là:
- Kem capsaicin hoặc dùng miếng dán với mục đich tạo áp lực lên xương sườn và cải thiện cơn đau.
- Gel capocaine hỗ trợ lưu thông máu, giảm đau nhức và tình trạng khó thở.
- Thuốc giảm đau như diclofenac, paracetamol…
- Nhóm thuốc gabapentin điều trị đau thần kinh.
- Thuốc giãn cơ như myonal, mydocalm nếu người bệnh đau dữ dội, cảm thấy vùng sườn tổn thương bị co rút.
- Vitamin nhóm B hỗ trợ quá trình chuyển hóa của tế bào.
- Thuốc chống co giật như oxcarbazepine, carbamazepine, pregabalin…
- Thuốc chống viêm (không steroid NSAIDs) ngăn cơ thể tiết ra cyclooxygenase – enzyme gây sưng và đau khớp.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như venlafaxine, aventyl, pamelor…
Cách dùng thuốc Tây y điều trị bệnh giúp giảm đau và tức ngực nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống tại nhà nếu không muốn tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Đông y trị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở
Bài thuốc Đông y có ưu điểm là cho hiệu quả tốt, tăng cường sức khỏe một cách tự nhiên, người bệnh không lo tình trạng này tái đi tái lại. Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng những thảo dược thiên nhiên, thuốc Đông y rất an toàn, gần như không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào.
Hiện nay, có 2 bài thuốc Đông y điều trị đau dây thần kinh liên sườn được sử dụng phổ biến là:
- Bài thuốc Tiêu dao tán gia giảm: dùng các nguyên liệu gồm sài hồ, đương quy, bạch thược, hương phụ, phục linh ( mỗi loại 40g) và cam thảo 20g tán thành bột mịn. Bạn uống mỗi ngày 15 – 20g.
- Bài thuốc 2: nguyên liệu bao gồm quế chi, bạch chỉ, uất kim, chỉ xác, xuyên khung (mỗi loại 8g), phòng không, đan sâm (mỗi loại 12g), khương hoạt (10g) và thanh bì (6g). Bạn cũng tán thảo dược thành bột mịn rồi dùng với liều lượng 15 – 20g/ngày.
Bài thuốc Đông y chữa đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở có nhược điểm là thời gian dùng khá dài so với thuốc Tây y thì mới đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở kinh doanh trái phép, bán thuốc giả, kém chất lượng để sinh lợi. Do đó, người bệnh phải hết sức chú ý việc lựa chọn đơn vị thăm khám, bốc thuốc.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng thuốc với phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Quy trình thực hiện đơn giản, giúp giảm đau và lưu thông khí huyết.
Bài thuốc dân gian cải thiện triệu chứng
Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn gây khó thở hiệu quả đó là các bài thuốc dân gian. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà, cách làm đơn giản, chi phí tiết kiệm. Một số gợi ý bài thuốc tham khảo cho người bệnh như sau:
- Cây rau má: bạn rửa sạch 100g rau má, sau đó xay nhuyễn cùng 1 lít nước. Phần nước cốt sau khi lọc dùng để uống. Phần bã đem sao vàng với muối (hoặc rượu) rồi đắp trực tiếp lên chỗ đau nhức.
- Lá lốt: dùng 200g lá lốt nấu với 1 lít nước để uống trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể thái nhỏ lá lốt, đem sao vàng cùng muối và rượu để đắp lên vị trí đau.
- Giá đỗ: bạn nấu canh sườn non hoặc chân giò giá đỗ để ăn. Ngoài ra, có thể kết hợp 100g giá đỗ và 1 lít nước để uống hàng ngày.
Điều trị đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở tại nhà
Ngoài những cách dùng thuốc trên, người bệnh hoàn toàn có thể chấm dứt tình trạng này bằng cách thực hiện các biện pháp giảm đau ngay tại nhà như:
- Tập hít thở sâu: đây là biện pháp ngăn chặn tình trạng khó thở, đảm bảo lồng ngực hoạt động linh hoạt. Người bệnh đứng thẳng, để 2 chân rộng bằng vai. Sau đó, đưa 2 tay trước mặt, lòng bàn tay ngửa lên trời. Bạn hít vào rồi từ từ đưa 2 tay lên trời rồi lại hạ tay xuống trước mặt đồng thời thở ra.
- Vật lý trị liệu: giúp lồng ngực và cột sống chuyển động linh hoạt, cải thiện hơi thở tốt hơn.
- Tập thể dục: giúp tăng cường sức khỏe, cột sống chắc khỏe hơn, hạn chế cơn đau dây thần kinh liên sườn. Người bệnh có thể bơi lội, đi bộ, đạp xe…Tuy nhiên, hãy thực hiện với cường độ nhẹ và tần suất vừa phải.
- Ngâm nước nóng: đây là cách giúp giảm đau dây thần kinh liên sườn khá tốt. Người bệnh kết hợp với các bài tập hít thở để tăng hiệu quả.
- Thay đổi tư thế ngủ: người bệnh nên ngủ trên một mặt phẳng với tư thế thẳng. Không nên để gối trên ngực, bụng để tránh tạo áp lực.
Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả
Người bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở bằng cách tuân thủ lưu ý như sau:
- Không làm việc quá sức, mang vác đồ nặng.
- Chơi thể thao lành mạnh với tần suất vừa phải.
- Hạn chế tư thế ngủ, sinh hoạt gây đau gây thần kinh liên sườn.
- Có thực đơn ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin, omega 3, canxi.
- Không lạm dụng thuốc, không tự ý mua thuốc giảm đau mà không có đơn từ bác sĩ.
- Khi thời tiết lạnh, hãy giữ ấm cơ thể.
- Kiểm soát nguy cơ bằng cách tiêm vắc xin phòng các bệnh lý gây đau dây thần kinh liên sườn như lao, thủy đậu, zona…
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ ( 1 – 2 lần/năm).
Trên đây là những thông tin về bệnh đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở. Tình trạng này làm sức khỏe giảm sút và có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà hãy thăm khám, điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa kết hợp với ý thức chủ động điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học, ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
XEM THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!