Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Viêm Khớp Dạng Thấp Khoa Học
Xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp khoa học, chi tiết rất quan trọng. Bởi nếu được chăm sóc tốt, kết hợp phác đồ điều trị phù hợp các triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được đẩy lùi, đồng thời khả năng phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân cũng cao hơn.
Đánh giá tình hình bệnh nhân trước khi xây dựng kế hoạch chăm sóc
Để quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp đạt kết quả tốt nhất, cần nhận định rõ tình trạng của người bệnh. Bởi đây là bệnh lý mãn tính, kéo dài dai dẳng và không thể chữa khỏi.
Theo các chuyên viên chăm sóc sức khỏe, tình hình của các bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được đánh giá thông qua yếu tố tổng thể và tình trạng biến chứng. Cụ thể như sau:
1. Quan sát, đánh giá tổng thể
Trước khi lên kế hoạch chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp chi tiết nhất, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá bao quát về sức khỏe, mức độ đau viêm, khả năng vận động… của bệnh nhân. Bao gồm các vấn đề:
- Cấp độ các cơn đau, biểu hiện viêm khớp dạng thấp, khả năng vận động của người bệnh.
- Trạng thái tinh thần có ổn định không, các biểu hiện bất thường về tâm thần, trầm cảm.
- Độ nặng – nhẹ của các cơn đau, biểu hiện cứng khớp vào mỗi buổi sáng khi bệnh nhân thức dậy.
- Biểu hiện bất thường về tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đầy hơi chướng bụng, đi ngoài…
- Sự xuất hiện của các triệu chứng bệnh xương khớp khác như viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Yêu cầu bệnh nhân cung cấp tiền sử bệnh, những bệnh lý mãn tính đang điều trị (nếu có).
- Thời gian mắc bệnh, các loại thuốc điều trị đang sử dụng.
2. Đánh giá mức độ biến chứng
Viêm khớp dạng thấp luôn tồn tại nguy cơ biến chứng cao nếu không kiểm soát tốt diễn biến của bệnh. Do vậy, mục tiêu quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chính là ngăn chặn bệnh phát sinh biến chứng.
Để đánh giá tình trạng biến chứng của viêm khớp dạng thấp, có thể dựa vào các yếu tố sau:
- Mức độ tổn thương ở khu vực khớp bị bệnh, đặc biệt cần chú ý kỹ hơn ở vùng khớp ngón chân, ngón tay.
- Kiểm tra, phát hiện các biến chứng liên quan đến tim, phổi, mắt thông qua các câu hỏi khai thác lâm sàng về triệu chứng khó thở, đau mắt, chóng mặt trong thời gian gần gây.
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý đi kèm cần kiểm tra chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh lý đó. Đặc biệt nên chú ý tuyệt đối đến bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là xuất huyết tiêu hóa.
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp chi tiết
Theo các chuyên gia xương khớp, khi được chăm sóc đúng cách và khoa học thì các triệu chứng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ được cải thiện đáng kể sau một thời gian. Người nhà bệnh nhân có thể xây dựng chế độ chăm sóc bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp theo hướng dẫn sau:
1. Thẳng thắn với bệnh nhân về tình hình sức khỏe của họ
Thẳng thắn trao đổi, giúp bệnh nhân nắm rõ tình trạng sức khỏe bản thân là yếu tố quan trọng, nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị bệnh. Đặc biệt, bác sĩ và người chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần thông báo cho bệnh nhân về biến chứng của bệnh nếu như bệnh không được kiểm soát.
Mục đích của việc trao đổi, đưa ra các thông tin là để bệnh nhân có ý thức tự chăm sóc, nhất là việc sinh hoạt, thói quen, lối sống hằng ngày. Đây là bước quan trọng trong toàn bộ kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.
2. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi khi xuất hiện cơn đau
Viêm khớp dạng thấp thường gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Vì vậy, khi những triệu chứng này xuất hiện thì người bệnh cần có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Đây là yếu tố quan trọng, giúp giảm bớt các tác động lên khu vực khớp tổn thương, thúc đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Trường hợp các cơn đau nhức xuất hiện ở khớp ngón chân, bàn chân hoặc đầu gối thì người bệnh cần nghỉ ngơi vài ngày. Người chăm sóc cần hướng dẫn bệnh nhân nằm ở tư thế dễ chịu. Đến khi cơn đau thuyên giảm thì có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc thực hiện một số hoạt động, công việc không yêu cầu sức lực quá nhiều.
3. Chế độ dinh dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị mọi bệnh lý, bao gồm cả viêm khớp dạng thấp. Việc ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh, thúc đẩy quá trình hàn gắn các tổn thương, cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Do vậy, bệnh nhân nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào thực đơn hằng ngày và cần đặc biệt chú ý tới danh sách thực phẩm nên ăn và nên kiêng.
Nhóm thực phẩm nên bổ sung
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp nên tăng cường nhóm các thực phẩm giúp hàn gắn tổn thương, ngăn chặn triệu chứng tiến triển nặng hơn. Các thực phẩm nên ăn khi bị viêm đa khớp dạng thấp bao gồm:
- Thực phẩm giàu vitamin: Tận dụng vitamin A có trong đu đủ, cà rốt, bí đỏ, bơ, vitamin C trong các loại trái cây có múi như cam, chanh hoặc cà chua, kiwi, nguồn vitamin B12 trong pho mát, cá, sữa chua, vitamin D trong các loại ngũ cốc, dầu cá.
- Đồ ăn giàu canxi: Đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt, nước cam, cá mòi, phô mai, các loại đậu, cải xoăn…
- Những loại rau lá xanh: Súp lơ, rau bina, cải xanh…
- Một số loại gia vị có tính kháng viêm và giảm đau: Tỏi, gừng, nghệ tươi…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Hạt óc chó, các loại cá béo, hạt lanh, quả bơ,…
Nhóm thực phẩm nên kiêng
Để ngăn chặn cơn đau xuất hiện thường xuyên, cần hạn chế cho bệnh nhân sử dụng các thực phẩm sau:
- Đồ ăn, gia vị cay nóng: Kim chi, bột ớt, tương ớt…
- Một số loại thịt đỏ: Thịt bò, cừu, dê…
- Nội tạng động vật: Nội tạng lợn, bò,…
- Thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp sẵn: Xúc xích, paste, khoai tây chiên,…
- Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Gà rán, ngô chiên, khoai chiên…
- Thức ăn nhiều muối đường: Dưa muối, cà muối, bánh kẹo đồ ăn ngọt,…
- Đồ uống gây hại cho sức khỏe xương khớp: Rượu bia, đồ uống có gas,…
XEM THÊM:
4. Hướng dẫn người bệnh tập các bài tập vận động
Rất nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có xu hướng sợ đau nên luôn e ngại việc tập luyện khi bị, chỉ ngồi yên một chỗ. Bởi đa số các bệnh nhân không thể ý thức được điều này có thể khiến triệu chứng bệnh thêm trầm trọng, thậm chí lâu ngày có thể gây teo cơ, yếu cơ, liệt cơ bắp…
Do vậy trong quá trình chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp luôn cần chú ý tới việc vận động, tập luyện nhẹ nhàng. Tốt nhất người chăm sóc nên hỗ trợ, nâng đỡ để bệnh nhân có thể thuận tiện hơn trong đi lại.
- Thời gian tập luyện: Việc thực hiện các bài tập cần được tiến hành khi cơn đau của bệnh đã thuyên giảm, tình trạng bệnh nhân ổn định hơn. Việc tập luyện đúng cách, đúng thời điểm sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao sự linh hoạt cho khớp.
- Các bài tập: Khi chăm sóc bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp chỉ nên hướng dẫn thực hiện các bài tập đơn giản, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ vật lý trị liệu để lựa chọn được bài tập phù hợp nhất.
5. Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Không ít trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp gặp nhiều vấn đề trong việc vệ sinh hằng ngày. Do vậy, người chăm sóc cần ở bên cạnh hỗ trợ họ trong những trường hợp cần thiết.
Bên cạnh việc vệ sinh cơ thể, chăm sóc răng miệng, da và theo dõi ổ nhiễm trùng, người chăm sóc cần hướng dẫn người bệnh vệ sinh khu vực nghỉ ngơi hằng ngày. Theo đó, các vật dụng như quần áo, ga trải giường, vật dụng cá nhân,… cũng cần được làm sạch thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
6. Theo dõi sát sao việc dùng thuốc của bệnh nhân
Các loại thuốc Tây trị viêm khớp dạng thấp đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tồn tại không ít tác dụng phụ, chúng được xem như những “con dao hai lưỡi” với sức khỏe. Do vậy, người chăm sóc cần đặc biệt chú ý tới việc cho bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Theo đó người chăm sóc nên nhắc nhở bệnh nhân uống thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian mà bác sĩ yêu cầu. Nếu tuân thủ tốt các yếu tố này sẽ giúp kiểm soát hiệu quả diễn tiến của bệnh, khiến quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
7. Theo dõi, phát hiện tác dụng phụ khi bệnh nhân dùng thuốc
Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, nội dung này cũng đặc biệt quan trọng. Bởi đa số các loại thuốc chống viêm, giảm đau hay thậm chí là corticoid hoàn toàn có thể gây ra tác dụng phụ bất cứ lúc nào, nhất là khi bệnh nhân phải dùng thuốc trong thời gian dài.
Người chăm sóc cần trao đổi cụ thể với bác sĩ những rủi ro có thể gặp phải khi dùng thuốc theo đơn. Từ đó đưa ra phổ biến cho người bệnh để họ tự có ý thức theo dõi, ngăn ngừa tác dụng phụ. Đặc biệt cần đưa ra khuyến cáo cho người bệnh nếu phát hiện bất cứ bất thường nào khi dùng thuốc thì cũng cần báo lại để được tư vấn, xử lý.
8. Chăm sóc tinh thần bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Khi không may bị viêm khớp dạng thấp, nhiều người thường tỏ ra lo lắng, bi quan về tình trạng đang gặp phải. Điều này gây stress kéo dài, căng thẳng, mất ngủ, không còn cảm giác ngon miệng… Điều này không chỉ khiến bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe mà còn làm cho triệu chứng bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Tốt nhất người thân, người chăm sóc bệnh nhân nên dành nhiều thời gian tâm sự, cổ vũ tinh thần. Khi người bệnh được chấn an tinh thần, suy nghĩ lạc quan, không gặp các biến chứng về tâm lý thì sức khỏe chắc chắn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
9. Áp dụng mẹo giảm đau chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Bên cạnh việc hướng dẫn người bệnh dùng thuốc đều đặn, nghỉ ngơi và vệ sinh cá nhân hợp lý thì người chăm sóc cũng nên tham khảo và áp dụng một số mẹo hỗ trợ giảm đau cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:
- Massage, xoa bóp
Thường xuyên massage và thực hiện xoa bóp tại khu vực khớp bị ảnh hưởng. Biện pháp này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, hệ xương khớp được thư giãn,… Khi thực hiện đều đặn hằng ngày không chỉ giúp giảm đau nhức mà còn ngăn chặn hiệu quả teo cơ, cứng khớp…
- Chườm nóng, chườm lạnh
Tùy thuộc vào tình trạng, triệu chứng của mỗi bệnh nhân mà người chăm sóc có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Nếu bệnh nhân viêm khớp dạng thấp kèm sưng viêm thì nên chườm lạnh. Ngược lại nếu bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng đau đơn thuần thì biện pháp chườm nóng sẽ hiệu quả hơn.
- Tắm nước ấm
Đây là một trong những biện pháp đơn giản, hiệu quả giúp cải thiện đáng kể tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm cân, giúp gân cốt được thư giãn, cơn đau của bệnh cũng thuyên giảm đáng kể. Khi chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, mỗi ngày nên chuẩn bị bồn tắm nước ấm pha thêm chút tinh dầu để bệnh nhân ngâm mình trong đó.
- Cải thiện cân nặng
Cân nặng cũng có tác động không nhỏ tới sức khỏe xương khớp của bệnh nhân. Nếu người bị viêm khớp dạng thấp kèm theo các yếu tố như thừa cân béo phì thì người chăm sóc cần trao đổi với bác sĩ, hướng dẫn có có chế độ giảm cân an toàn.
- Sử dụng các dược liệu thiên nhiên
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu tự nhiên có tác dụng giảm đau do bệnh xương khớp. Ví dụ như ngải cứu, gừng, lá lốt, dây đau xương… cũng đều giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả.
Do vậy, người chăm sóc có thể tham khảo cách chữa viêm khớp dạng thấp bằng thuốc Nam và áp dụng cho bệnh nhân. Việc sử dụng đúng cách và kiên trì trong thời gian dài sẽ đem lại hiệu quả đáng mong đợi.
10. Hỗ trợ người bệnh xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học
Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến khả năng kiểm soát triệu chứng viêm khớp dạng thấp, làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Do vậy, người chăm sóc nên nhắc nhở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thực hiện tốt các điều sau:
- Luôn đi ngủ trước 11h đêm, hạn chế tối đa việc thức khuya. Mỗi ngày nên đảm bảo ngủ 7-8 tiếng để nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như đảm bảo hoạt động của hệ thống xương khớp.
- Nhắc nhở bệnh nhân ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa.
- Hạn chế vận động mạnh hoặc đi lại quá nhiều khi cơn đau của bệnh được kích hoạt.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, sử dụng rượu bia để ngăn chặn nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn và gây đau nhức.
- Hướng dẫn người bệnh thư giãn, hạn chế căng thẳng stress.
- Luôn nằm ngủ, sinh hoạt đúng tư thế để hạn chế các áp lực lên vùng khớp bị bệnh.
Đánh giá hiệu quả chăm sóc chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần được xây dựng đầy đủ, chi tiết, qua đó giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, ngăn chặn biến chứng về sức khỏe. Sau khi áp dụng kế hoạch này, bác sĩ/người chăm sóc sẽ so sánh với tình trạng ban đầu của bệnh nhân để có thể đánh giá tình hình bệnh tật dựa trên các khía cạnh:
- Triệu chứng ở khớp có thuyên giảm không: Tính chất sưng đau như thế nào, khả năng vận động của bệnh nhân.
- Sự tiến triển của bệnh: Triệu chứng tăng hay thuyên giảm, có lan rộng ra các khớp lành hay không.
- Tác dụng của thuốc: Hiệu quả giảm đau, sưng viêm sau quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân.
- Khả năng chăm sóc, điều trị của bệnh nhân và gia đình: Trong sinh hoạt, ăn uống, vận động,…
- Các sai sót: Nếu kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp có sai sót thì cần điều chỉnh để rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi.
Như vậy, việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm khớp dạng thấp một cách chi tiết có ý nghĩa rất quan trọng. Trong suốt quá trình này, nếu phát hiện bất cứ bất thường nào ở bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!