Loãng Xương Ở Nam Giới: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Loãng xương ở nam giới có thể làm cho xương trở nên thoái hóa và dễ gãy. Qua đó ảnh hưởng đáng kể đến chức năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bởi vậy mà việc nắm rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh lý này sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ mình trong mọi tình huống.

Tình trạng loãng xương ở nam giới là gì?

Loãng xương là một rối loạn làm cho xương trở nên thoái hóa nhanh và dễ gãy. Xương của người bệnh lúc này bị giòn đến mức khi bị ngã hoặc cử động nhẹ như cúi xuống cũng có thể bị gãy.

Sự khác biệt giũa xương bình thường và loãng xương
Sự khác biệt giũa xương bình thường và loãng xương

Xương thực chất là một mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế mới. Tình trạng loãng xương chỉ xảy ra khi việc tạo xương mới vì lý do nào đó đã không thể theo kịp với tốc độ loại bỏ xương cũ.

Tình trạng loãng xương thường không xuất hiện phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên, đây lại là bệnh lý khiến đối tượng này có tỉ lệ tử vong cao do gãy xương ở hông, cột sống và hoặc các xương lớn khác.

Nguyên nhân loãng xương ở nam giới

Có khá nhiều nguyên nhân có thể khởi phát bệnh loãng xương ở nam giới. Trong đó chủ yếu là yếu tố nội tiết, bệnh tật, tác dụng phụ của thuốc và thói quen ăn uống không khoa học.

Nam giới bị loãng xương do thiếu nội tiết tố testosterone

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh loãng xương ở nam giới chính là thiếu hụt testosterone. Bởi cùng với hormone điều hòa canxi, hormone giới tính cũng có tác dụng duy trì khối lượng và sức mạnh của bộ xương.

Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển xương ở nam giới. Nguyên nhân là do nó có khả năng tác động trực tiếp lên xương, đồng thời kích thích tăng trưởng cơ bắp. Cũng nhờ vậy mà xương cũng được tăng trưởng dần theo thời gian.

Đáng chú ý, testosterone cũng là một nguồn estrogen trong cơ thể nam giới. Bởi nó có thể chuyển đổi thành nội tiết tố estrogen trong các tế bào mỡ. Estrogen này cũng có vai trò quan trọng trọng đối với xương của cánh màu râu và nữ giới. Trên thực tế, đàn ông lớn tuổi thường có mức estrogen lưu hành cao hơn khá nhiều so với phụ nữ sau mãn kinh.

Thói quen lười vận động thể chất

Khi cơ thể con người hoạt động, các gân, cơ sẽ tạo một lực kéo lên xương. Lúc này xương cũng phản ứng lại bằng cách phát triển dài ra. Điều này có nghĩa, một người lười vận động thể chất thì cả cơ, xương và khớp đều bị yếu đi.

Loãng xương ở nam giới có thể khởi phát do thói quen lười vận động thể chất
Loãng xương ở nam giới có thể khởi phát do thói quen lười vận động thể chất

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày có thể làm tăng khối lượng xương. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra tại các vị trí có căng thẳng xương. Chẳng hạn như việc đi bộ hoặc chạy bộ có thể giúp mật độ xương ở hông cải thiện đáng kể.

Sử dụng thuốc làm giảm khối lượng xương

Hầu hết các thuốc làm giảm khối lượng xương ở phụ nữ thì cũng có tác dụng đối với nam giới. Cụ thể, đó là những thuốc:

  • Thuốc steroid chống viêm: Thuốc steroid chống viêm hạn chế phản ứng miễn dịch của cơ thể bao gồm cortison, hydrocortison, prednison và glucocorticoid. Mặc dù chúng phát huy tác dụng tốt trong điều trị suyễn, chống viêm và dị ứng… nhưng lại gây hại cho xương khớp. Các nhà nghiên cứu đã chỉ chứng minh được rằng, việc dùng liều prednison cao hơn 7,5mg/ngày có thể làm dừng hoàn toàn sự tăng trưởng xương mới. Bên cạnh đóm điều này cũng khiến tốc độ mất xương cũ nhanh hơn bình thường.
  • Thuốc chữa bệnh ung thư tuyến tiền liệt: Các chủ vận GnRH thường được bác sĩ chỉ định cho nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể làm giảm mật độ khoáng xương khớp và tăng nguy cơ gãy xương.
  • Thuốc chống co giật: Các thuốc lamotrigine, topiramate, levetiracetam, valproate,…có tác dụng chống co giật cũng khiến cơ thể giảm hấp thụ canxi và vitamin D gây loãng xương. Đặc biệt, nguy cơ này cao hơn ở những nam giới phải dùng nhóm thuốc này liều cao trong thời gian dài.

Nồng độ canxi và vitamin D trong cơ thể thấp

Xương khớp luôn liên tục phát triển trong một quá trình tự nhiên. Cụ thể, các tế bào xương cũ sẽ bong ra và mất đi dần, thay vào đó là các tế bào xương mới khỏe mạnh hơn.

Canxi và vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương
Canxi và vitamin D cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương

Để quá trình tái tạo xương mới diễn ra thuận lợi, cơ thể con người phải cần nhiều canxi và vitamin D. Vì nếu như nam giới không có đủ hai dưỡng chất này thì xương mới sẽ không được tái tạo đủ. Hệ quả là mật độ xương giảm nhanh, dẫn đến tình trạng loãng xương.

Ảnh hưởng của bệnh lý

Tình trạng loãng xương ở nam giới cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của một số bệnh lý, cụ thể là:

Đối với những nam giới có bệnh mạn tính nói trên và đang phải sử dụng thuốc điều trị trong nhiều năm qua sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương. Bởi vậy, để phòng tránh bệnh này, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, nhiều canxi và vitamin D. Bên cạnh đó việc tập thể dục, thể thao cũng cần được duy trì đều đặn hàng ngày giúp xương chắc khỏe hơn.

Hút thuốc

Người hút thuốc chắc chắn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh loãng xương. Nguyên nhân là do chất nicotin vô cùng độc hại dã có những tác trực tiếp lên các tế bào xương, khiến xương bị thoái hóa, mài mòn.

Đáng chú ý, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ gãy xương hông cao hơn tới 55% so với người không hút thuốc. Bên cạnh đó, mật độ khoáng xương ở người hút thuốc cũng thấp hơn rất nhiều.

Triệu chứng loãng xương ở nam giới

Bệnh loãng xương giai đoạn khởi phát thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh gần như không biết mình mắc bệnh này cho đến khi xương trở nên yếu đi và dễ gãy khi gặp những chấn thương nhỏ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

Các cơn đau nhức liên tục ở cột sống chính là triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương
Các cơn đau nhức liên tục ở cột sống chính là triệu chứng điển hình của bệnh loãng xương

Khi loãng xương đã chuyển biến nặng thì bệnh có thể gây ra những triệu chứng như sau:

  • Loãng xương khiến xương ở cột sống có thể bị xẹp. Hiện tượng này được giới chuyên gia gọi là tình trạng gãy lún với các biểu hiện đau lưng, giảm chiều cao, gù lưng và dáng đi khom.
  • Đau nhức đầu xương cũng là một trong những triệu chứng loãng xương dễ dàng được nhận biết. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy nhức mỏi dọc các xương dài, thậm chí là đau tới mức có cảm giác như bị kim chích toàn thân.
  • Đau nhức ở vùng xương phải chịu gánh nặng của cơ thể, chẳng hạn như cột sống, thắt lưng, xương hông, xương chậu, đầu gối. Những cơn đau tại các vị trí này có thể lặp lại nhiều lần, âm ỉ và kéo dài lâu. Cảm giác đau sẽ tăng lên khi người bệnh vận động, đi lại hay đứng ngồi lâu. Ngược lại triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ.
  • Đau ở cột sống, vùng thắt lưng, hai bên liên sườn. Các cơn đau này đã gây ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh tọa và dây thần kinh đùi. Cảm giác đau sẽ trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh vận động mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Vì vậy, người bị loãng xương thường khó khăn trong việc thực hiện tư thế cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
  • Với bệnh nhân loãng xương thuộc lứa tuổi trung niên, các triệu chứng kể trên còn đi kèm với những dấu hiệu của bệnh cao huyết áp, giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp,….

Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương ở nam giới

Để phát hiện ra bệnh loãng xương, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

  • Đánh giá mật độ xương: Phương pháp chụp X quang sẽ được áp dụng để đo mật độ xương tại khu vực cột sống thắt lưng, cổ xương đùi hoặc cổ tay. Với kỹ thuật này, máu chụp X-quang sẽ phát ra các chùm tia X có bức xạ cao, có thể xuyên thấu các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể một cách dễ dàng. Nhờ vậy mà nó đã cho ra các hình ảnh rõ nét về cấu trúc, mật độ xương. Phương pháp này hoàn toàn không gây đau đớn và cũng không tốn kém thời gian.
  • Xét nghiệm mẫu máu và nước tiểu: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ kiểm tra lượng nội tiết tố và tìm kiếm các nguy cơ tiềm ẩn có khả năng làm giảm mật độ xương. Trong đó, tác nhân phổ biến nhất là sự thiếu hụt các loại vitamin hoặc khoáng chất có ích cho xương khớp.
Đo mật độ xương là phương pháp chẩn đoán loãng xương được áp dụng phổ biến
Đo mật độ xương là phương pháp chẩn đoán loãng xương được áp dụng phổ biến

Điều trị loãng xương ở nam giới

Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu của tình trạng loãng xương, bạn cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài cách chữa bằng Tây y, bạn cũng có thể tham khảo thêm các mẹo dân gian hay các biện pháp Đông y để giúp bệnh nhanh hồi phục.

Biện pháp điều trị bằng Tây y

Tây y sẽ điều trị loãng xương bằng hai phương pháp chính là dùng thuốc bisphosphonates và bổ sung thêm hormone.

  • Thuốc nhóm Bisphosphonates: Thuốc nhóm Bisphosphonates được sử dụng nhiều nhất là Alendronat (Fosamax). Đây cũng là thuốc được áp dụng để điều trị loãng xương đầu tiên cho đối tượng nam giới đã được Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ cấp phép. Thuốc Alendronat đặc biệt có hiệu quả nếu như nam giới bị loãng xương do dùng steroid. Các nghiên cứu đã cho thấy, thuốc này có khả năng làm giảm 50% nguy cơ gãy xương.
  • Điều trị bằng hormone: Hai loại hormone chính được áp dụng để điều trị bệnh loãng xương là Calcitonin và Testosteron. Calcitonin được dùng bằng cách xịt vào mũi của người bệnh, có khả năng làm giảm sự mất xương. Testosteron thường được bác sĩ áp dụng cho nam giới bị loãng xương do nồng độ nội tiết tố testosteron trong cơ thể thấp.

XEM THÊM

Liệu pháp thay thế Testosteron có thể được áp dụng để điều trị loãng xương ở nam giới
Liệu pháp thay thế Testosteron có thể được áp dụng để điều trị loãng xương ở nam giới

Thuốc Đông y chữa loãng xương ở nam giới

Một số bài thuốc Đông y cũng có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị loãng xương và giảm nguy cơ gãy xương, chẳng hạn như Tập toàn đại bổ, xương khớp Đỗ Minh,…

Tập toàn đại bổ

  • Tác dụng: Bổ huyết, mạnh gân xương cốt, thích hợp với bệnh nhân loãng xương ăn uống kém, những mỏi các chi.
  • Chuẩn bị: Thục địa 20g; nhân sâm, phục linh, đương quy, xuyên khung, bạch thược, hoàng kỳ, tục đoạn mỗi vị 14g; bạch truật, đỗ trọng mỗi vị 12g; nhục quế 6g và cam thảo 4g.
  • Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem sắc thành thuốc uống, mỗi ngày uống 1 thang, chia làm 2, 3 lần uống.

Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường hỗ trợ điều trị loãng xương

Bài thuốc Đông y chữa loãng xương của nhà thuốc Đỗ Minh Đường giúp tăng sức khỏe xương khớp gồm 5 chế phẩm chính bao gồm:

  • Thuốc trị bệnh: Giúp trừ thấp, giảm triệu chứng đau nhức, ngừa loãng xương,…nhờ các dược liệu chính là gối hạc, ngưu tất, đỗ trọng, tơ hồng xanh, hy thiêm,…
  • Thuốc hoạt huyết bổ thận: Giúp bổ thận, tăng sức khỏe gân cốt, chắc xương, tăng đề kháng,…Gồm các dược liệu hạnh phúc, cà gai leo, bồ công anh, hoàng kỳ, nhân trần,…
  • Thuốc bổ gan giải độc: Giúp bổ gan, giải độc, tiêu viêm, trừ nhiệt,…với các dược liệu chính là kim ngân cành, diệp hạ châu, sài đất, bồ công anh, nhân trần, tơ hồng xanh.
  • Thuốc kiện tỳ ích tràng: Có tác dụng tăng cường chức năng tỳ vị, giúp cơ thể người bệnh hấp thụ thuốc hiệu quả,…Gồm nguyên liệu chính là bạch thược, đẳng sâm, bạch truật, quế chi, ý dĩ nhân,…
  • Thuốc xoa bóp: Tác dụng của thuốc là giúp giảm đau, khu trừ phong thấp, chắc xương nhờ các dược liệu như bạc hà, địa liền, quế, thiên niên kiện, đại hồi,…
Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường hỗ trợ điều trị loãng xương
Bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường hỗ trợ điều trị loãng xương

Bài thuốc tăng cường sức khỏe xương khớp của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102

Bài thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương, tăng cường sức khỏe xương khớp của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 được áp dụng theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn điều trị triệu chứng bệnh: Giảm các triệu chứng của bệnh loãng xương bằng các dược liệu như phòng phong, dây đau xương, quế chi, độc hoạt,…
  • Giai điều trị nguyên nhân gây bệnh: Khu phong trừ thấp, điều trị căn nguyên gây bệnh, giảm triệu chứng và đau nhức xương bằng ngưu tất, bạch truật, đương quy, cẩu tích, đỗ trọng,…
  • Giai đoạn tăng cường sức đề kháng: Giúp ngăn ngừa loãng xương, bồi bổ cơ thể bằng đương quy, phòng kỷ, xuyên khung, quế chi, hoàng bá,…

Mẹo dân gian điều trị bệnh loãng xương

Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị loãng xương ở nam giới đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn, lành tính và cực kỳ tiết kiệm chi phí.

  • Mẹo chữa loãng xương bằng rễ mướp và dây mướp già: Lấy rễ mướp và dây mướp đốt thành tro hoặc sao vàng hạ thổ rồi nghiền thành bột. Sử dụng bột này để pha với rượu nhẹ, ngày uống 2 lần vào sáng và tối để hỗ trợ điều trị loãng xương.
  • Mẹo với hạt mướp tươi: Sao vàng hạt mướp tươi rồi nghiền thành bột. Sử dụng bột hạt mướp pha với rượu nhẹ và uống ngày 2 lần.
Người bệnh loãng xương có thể sử dụng hạt mướp tươi để làm giảm các triệu chứng bệnh tại nhà
Người bệnh loãng xương có thể sử dụng hạt mướp tươi để làm giảm các triệu chứng bệnh tại nhà
  • Mẹo với gừng, hạt dưa chuột và đường đỏ: Cho gừng và hạt dưa chuột vào ấm sắc với 2 bát tô nước, đến khi nước cạn còn 1 nửa thì tắt bếp cho thêm đường đỏ và uống ngày 1,2 lần.

Chữa bệnh loãng xương ở nam giới tại đâu?

Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng loãng xương, ngăn chặn bệnh tái phát, bạn cần lựa chọn một cơ sở y tế uy tín. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện sau:

  • Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102 – Nơi điều trị bệnh luôn lấy Y học cổ truyền làm gốc, kế thừa và phát huy những bài thuốc quý từ xa xưa kết hợp với các phương pháp trị liệu truyền thống, chẳng hạn như bấm huyệt, châm cứu,…
  • Khoa Cơ Xương khớp – Bệnh viện Bạch Mai – Là địa chỉ thăm khám và điều trị các bệnh cơ xương khớp hàng đầu tại khu vực phía bắc với đội ngũ y bác sĩ giỏi và trang thiết bị đồng bộ, hiện đại.
  • Trung tâm Thuốc dân tộc – Được mệnh danh là đơn vị Y học cổ truyền hàng đầu hiện nay, có sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành vững vàng chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Phòng ngừa loãng xương ở nam giới

Mỗi người đều cần chủ động phòng ngừa loãng xương bằng cách bổ sung đủ lượng canxi mỗi ngày cho cơ thể, luyện tập thể thao và không hút thuốc, hạn chế sử dụng rượu bia.

Bổ sung canxi cho cơ thể

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nam giới dưới 65 tuổi cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày và nữ giới là 1500mg. Bởi vậy mà để phòng tránh loãng xương, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, các loại hải sản, sữa, chế phẩm từ sữa,…

Một số thực phẩm giàu canxi mà nam giới bị loãng xương nên ăn
Một số thực phẩm giàu canxi mà nam giới bị loãng xương nên ăn

Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung thêm vitamin C và vitamin D. Bởi cả hai vitamin này đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi hiệu quả. Nhờ đó mà mật độ xương phát triển đủ, ngăn ngừa hiệu quả bệnh loãng xương ở người cao tuổi cũng như loãng xương ở người trẻ tuổi.

Luyện tập thể thao

Việc luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. Cụ thể, hoạt động này hỗ trợ xương tích lũy đủ lượng canxi cần thiết. Bên cạnh đó, sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ và thăng bằng của cơ thể cùng được cải thiện đáng kể. Nhờ đó mà bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương, té ngã gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Các chuyên gia khuyên rằng, bạn hãy tập các bài tập phòng chống loãng xương ít nhất 3 lần mỗi tuần, ưu tiên hoạt động đi bộ, chạy bộ, đạp xe. Ngược lại, không nên thực hiện các động tác mạnh, dễ gây chấn thương, gãy xương.

Không hút thuốc, uống rượu, bia

Như đã phân tích ở trẻ, việc hút thuốc, uống rượu bia có thể đẩy nhanh tốc độ mất xương. Cụ thể:

  • Hút thuốc lá mỗi ngày làm tăng nguy cơ loãng xương lên 55% so với người không hút.
  • Uống hơn 2 cốc rượu, bia mỗi ngày: Có nguy cơ làm giảm quá trình hình thành xương mới đồng thời giảm khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Uống từ 3 cốc cà phê một ngày có thể gây hại cho xương, nhất là những đối tượng có tiền sử mắc bệnh lý về xương khớp.

Bởi vậy, để phòng chống loãng xương hiệu quả, bạn hãy dần từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá, cà phê và cả rượu, bia. Ngoài ra, nếu nhận thấy mình đang gặp một số dấu hiệu bất thường về xương khớp, bạn cũng cần tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Loãng xương ở nam giới tuy không phổ biến nhưng cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng vận động của người bệnh. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng phòng tránh bệnh này bằng những thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện thể dục lành mạnh, tốt cho sự phát triển của xương khớp.

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Cập nhật: 4:50 PM , 30/05/2023
Loãng xương ăn uống gì

Loãng Xương Ăn Uống Gì? – 6 Loại Thực Phẩm Tốt Cho Loãng Xương

Loãng xương là căn bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...
Top 5 thuốc loãng xương của Đức gây bão thị trường 2021

Top 5 Thuốc Loãng Xương Của Đức Gây Bão Thị Trường

Bên cạnh những thuốc chống loãng xương của Mỹ, Nhật, Hàn,... các loại sản phẩm của Đức cũng được nhiều...
Top 8 thuốc chống loãng xương của Mỹ tốt nhất hiện nay trên thị trường

Thuốc Chống Loãng Xương Của Mỹ – 8 Loại Tốt Nhất

Thuốc chống loãng xương của Mỹ được nhiều người Việt tin tưởng bởi những sản phẩm chất lượng, mang đến...
10 thuốc chống loãng xương của Úc đang làm mưa làm gió trên thị trường 2021

10 Thuốc Chống Loãng Xương Của Úc Làm Mưa Gió Trên Thị Trường

Hiện nay sử dụng thuốc chống loãng xương của Úc được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Các sản phẩm...
Top 10 thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được nhiều người lựa chọn sử dụng

10 Thuốc Trị Loãng Xương Của Nhật Tốt Nhất Trên Trị Trường 2022

Các loại thuốc trị loãng xương của Nhật Bản được khá nhiều người Việt tin tưởng lựa chọn vì những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top