Xử lý bong gân đúng cách
Bong gân là một trong những chấn thương nhẹ, phổ biến, thường gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả, biến chứng nếu không được điều trị đúng cách . Xử lý bong gân đúng cách là vấn đề không phải ai cũng biết.
Hiểu đúng về bong gân
Bong gân là thuật ngữ dân gian chỉ những tổn thương làm căng giãn, rách, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng giữ vững khớp nhưng chưa gây trật khớp. Bong gân rất hay gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, lứa tuổi nào, đặc biệt là ở những đối tượng như béo phì, người quá gầy, trẻ nhỏ, người cao tuổi, vận động viên…
Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết và phân biệt bong gân với trật khớp như: sưng, bầm tím, khớp lỏng lẻo, căng cứng, da đổi màu… Tùy vào mức độ tổn thương nhẹ, vừa hay nặng, người bệnh nên tiến hành xử lý bong gân đúng cách và phù hợp. Bởi nếu không được xử trí đúng cách, tình trạng bong gân có thể diễn tiến nặng hơn, dễ tái diễn.
Một số sai lầm trong xử lý khi bị bong gân
Đây là những quan niệm dân gian sai lầm về cách xử lý khi bị bong gân cổ chân, cổ tay hay bất kỳ vị trí nào. Bạn có đang mắc phải những sai lầm này?
1. Chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu
Khi bị bong gân sẽ có tình trạng chảy máu ở vùng dây chằng bị đứt. Máu chảy ra làm sưng nề và bầm tím vùng khớp bị bong gân. Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ, máu sẽ chảy nhiều hay ít, mức độ bầm tím, đau, nóng, sưng cũng sẽ khác nhau. Lúc này, nhiều người có thói quen chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu… để làm tan máu bầm. Tuy nhiên, cách này sẽ làm máu chảy nặng hơn, khớp sưng to hơn và rất lâu sau mới xẹp lại.
2. Chườm lá, bóp muối
Một quan niệm sai lầm khác mà nhiều người gặp phải khi bị bong gân là tự ý đắp lá nóng hoặc bóp muối lên vùng bị tổn thương. Cũng như cách chườm nóng trên, cách làm này có thể sinh nhiệt, giúp máu tăng cường lưu thông và giảm đau. Tuy nhiên, do không xác định được chính xác vị trí và mức độ tổn thương, nếu tự ý đắp lá và bóp muối tại nhà có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm như: viêm mô tế bào, tổn thương mạch máu, nhiễm trùng huyết…
Xử lý bong gân đúng cách
- Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng khu vực bị bong gân. Kê cao chân bằng cách gác chân lên gối với khoảng cách 10 cm là phù hợp nhất, nếu ngồi thì kê chân cao ngang hông. Nếu bong gân ở cổ tay thì kê tay lên gối hoặc đặt tay lên bụng….
- Chườm lạnh: Chườm đá lạnh hoặc nước lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng phần khớp bị bong gân hiệu quả. Nên tiến hành chườm lạnh trong khoảng 10 – 15 phút. Cần lưu ý không để da tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh.
- Băng thun: Dùng băng cuộn hay băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Cách làm này có thể giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ vùng bị tổn thương. Lưu ý không băng quá lỏng, không băng quá chật.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen để giảm đau, giảm sưng nếu cần.
- Nếu bong gân nặng (bong gân độ 3) có thể phải phẫu thuật nối dây chằng.
- Xoa bóp huyệt điều trị bong gân: Có thẻ tiến hành xoa bóp một số huyệt vị như huyệt giải khê, khâu khư, chiếu hải và thái khê nếu bị bong gân ở cổ chân. Day thành vòng tròn trong khoảng 3 – 5 phút. Sau đó nghỉ một lúc rồi day tiếp 5 – 10 phút.
- Nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế đi lại, vận động vùng khớp bị bong gân để tránh các tổn thương tái diễn.
Bong gân tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn tới tình trạng bong gân mạn tính. Khi bị bong gân một lần, việc xử lý bong gân không đúng cách sẽ khiến các dây chằng không được phục hồi hoàn toàn, gây đau kéo dài trên 4 – 6 tuần được gọi là bong gân mạn tính.
Điều quan trọng để xử lý bong gân đúng cách và hiệu quả là cần xác định mức độ bong gân. Nếu bong gân ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự xử lý tại nhà theo hướng dẫn. Với các trường hợp trung bình và nặng, có thể nghe thấy tiếng rắc khi bị chấn thương, sau đó mất linh hoạt vùng khớp đó, bạn nên đến Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Các bác sĩ có thể thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp X quang hoặc cộng hưởng từ MRI theo từng mức độ tổn thương.
Với những trường hợp bong gân từ nhẹ đến nặng, bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 có các phương pháp, liệu trình kết hợp Đông – Tây y như băng ép, băng lá, vật lý trị liệu kết hợp thuốc uống, thuốc bôi xịt ngoài… giúp quá trình hồi phục dây chằng diễn ra nhanh chóng và an toàn.
Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, Quý Khách có thể liên hệ:
Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 – Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN
Hotline: 0888 598 102
Đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!