Sơ cứu, xử lý khi bị gãy xương

5/5 - (2 bình chọn)

Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được xử lý nhanh chóng và đúng cách. Bài viết hướng dẫn cách sơ cứu, xử lý khi bị gãy xương giúp xương chóng liền.

1. Dấu hiệu nhận biết gãy xương

Gãy xương là tình trạng xương bị gãy do tác động bên ngoài như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt… Đây là một trong những tai nạn xương khớp dễ gặp và phổ biến nhất. Bạn có thể nhận biết tình trạng gãy xương qua một số dấu hiệu sau:

  • Vùng bị thương đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng. Đau tăng khi cử động hoặc di chuyển
  • Tê cứng ở vùng bị thương
  • Mất chức năng vùng bị gãy xương
  • Chảy máu
Hình ảnh xương gãy
Hình ảnh xương gãy

Các vị trí thường bị gãy xương nhất là cẳng tay, cẳng chân, cổ tay, cổ chân, vai, khớp háng

2. Sơ cứu, xử lý khi bị gãy xương đúng cách

Nguyên tắc sơ cứu, xử lý khi bị gãy xương:

Nguyên tắc cơ bản để xử lý khi gãy xương là cầm máu bên ngoài, cố định bệnh nhân bất động để giảm đau, chống sốc, tránh các biến chứng nguy hiểm như sốc mất máu, liệt tứ chi do xương gãy có thể chèn ép vào tủy sống. Thực hiện sơ cứu nhanh rồi đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cứu trợ kịp thời. Trong quá trình di chuyển, cần để bệnh nhân bất động tối đa, không dịch chuyển, không bị nghiêng, không tác động đến vùng xương bị tổn thương.

Quy trình sơ cứu khi bị gãy xương:

Khi bị gãy xương, bạn không nên di chuyển phần cơ thể bị tổn thương hoặc không di chuyển người bị thương để tránh tình trạng thương tổn nặng nề hơn. Trước khi chờ đợi sự trợ giúp y tế, bạn có thể thực hiện theo các bước sơ cứu người bị gãy xương như sau:

  • Cầm máu: Trong trường hợp gãy xương có vết thương chảy máu, bạn có thể sử dụng một miếng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch áp lên vùng bị thương với một lực nhẹ để cầm máu.
  • Cố định khu vực bị thương: Khi vết thương đã cầm máu, bạn có thể tiến hành cố định khu vực bị tổn thương. Đừng cố gắng nắn chỉnh lại phần xương đã bị gãy. Nếu bạn đã được học cách sơ cứu, trợ giúp chuyên nghiệp, có thể tiến hành nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương.
  • Chườm lạnh: Chườm bằng đá lạnh hoặc nước lạnh có thể giúp giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
  • Điều trị sốc: Sốc chấn thương, sốc mất máu có thể gặp trong một số trường hợp gãy xương nặng. Nếu người bệnh có dấu hiệu thở bằng hơi ngắn, nhanh, ngất xỉu, hãy đặt người bị thương xuống dưới, đầu hơi thấp hơn thân và nâng cao chân nếu có thể.
Cầm máu là bước đầu khi sơ cứu xử lý gãy xương
Cầm máu là bước đầu khi sơ cứu xử lý gãy xương

2.1. Kỹ thuật sơ cứu gãy xương cẳng chân

  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân
  • Bước 2: Dùng nẹp đặt vào trong và ngoài để chuẩn bị cố định vùng bị thương
  • Bước 3:Độn bông gòn vào 2 đầu nẹp và phía trong, ngoài của đầu xương
  • Bước 4: Cố định 2 nẹp với nhau và cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân. Lưu ý không nẹp quá chật làm cản trở sự lưu thông máu, có thể dẫn tới hoại tử chi.
  • Bước 5: Di chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

2.2. Cách sơ cứu khi bị gãy xương cẳng tay

  • Bước 1: Để cánh tay bị thương sát thân người nạn nhân, cẳng tay vuông góc với 2 nẹp.
  • Bước 2: Nẹp cố định từ bàn tay đến thân cẳng tay. Đặt 2 nẹp ở trên và dưới phần cẳng tay bị gãy xương. Lưu ý để cẳng tay sát thân mình và vuông góc với cánh tay. Nẹp cố định từ khuỷu tay đến lòng bàn tay. Nẹp ngoài kéo dài từ đấu các ngón tay đến quá khuỷu tay. Độn bông ở 2 đầu nẹp và phía trong ngoài của đầu xương tương tự cách sơ cứu khi gãy xương cẳng chân.
  • Bước 3: Di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Với các trường hợp khuỷu tay không gập lại được, người sơ cứu không dùng sức để gập lại. Thay vào đó, hãy đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, đặt tay bị thương dọc thân người, kê một miếng đệm dài vào giữ cánh tay và thân người. Sau đó tiến hành buộc tay bị thương vào cơ thể tại các vị trí cổ tay – đùi, quanh cánh tay – ngực, quanh cẳng tay – bụng.

2.3. Kỹ thuật sơ cứu, xử lý khi gãy xương cột sống

  • Trường hợp gãy xương vùng cột sống cổ: Đặt nạn nhân trên mặt phẳng cứng, cố định nạn nhân. Giữ thẳng đầu và dùng gối mềm hoặc vật dụng tương tự chèn 2 bên cổ để cố định phần cổ của bệnh nhân.
  • Trường hợp gãy xương cột sống vùng lưng – thắt lưng: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, giữ đầu thẳng, chân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định vùng lưng của nạn nhân bằng cách dùng 2 gối mềm dài tương đương chèn vào 2 bên hông. Dùng vải hoặc băng thun buộc 2 chân bệnh nhân lại với nhau, buộc thân người và cố định đầu bệnh nhân vào cáng cứng.
Gãy xương cột sống lưng
Gãy xương cột sống lưng

Lưu ý: Với các trường hợp gãy xương cột sống, nạn nhân cần được di chuyển bằng cáng cứng, tuyệt đối không di chuyển bằng xe máy. Quá trình sơ cứu và di chuyển phải giữ nạn nhân theo một trục đường thẳng. Như vậy mới tránh được những chấn thương thêm đáng tiếc có thể xảy ra.

2.4. Kỹ thuật sơ cứu, xử lý khi gãy xương chậu

  • Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng gối, chăn, màn mỏng kê dưới đầu gối.
  • Bước 2: Buộc 2 vòng băng bản to ở khung chậu, băng số 8 ở xung quanh mắt cá chân và bàn chân và 1 băng bản to ở đầu gối.
  • Bước 3: Cố định toàn thân nạn nhân, hạn chế vấn động và di chuyển nhẹ nhàng nạn nhân trên ván cứng tới các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị đúng cách.

Lưu ý: Vì xương chậu là xương xốp nên khi gãy chảy rất nhiều máu, dễ sốc, tổn thương nội tạng và dẫn tới nhiều tai biến, tử vong. Người sơ cứu cần tiến hành cầm máu và sơ cứu nhanh chóng rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Nên di chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được điều trị đúng cách
Nên di chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để được điều trị đúng cách

Gãy xương là tình trạng thường gặp trong đời sống hằng ngày, phần lớn do tai nạn giao thông hoặc tai nạn sinh hoạt, chấn thương nghề nghiệp, thể dục thể thao… Khi bị gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu, xử lý nhanh chóng, đúng cách mới có thể hạn chế những tổn thương thêm do di chuyển, hạn chế di lệch xương, tổn thương thần kinh, mạch máu, nội tạng, mô mềm xung quanh. Với những chấn thương nặng như gãy xương cột sống cổ, cột sống lưng – thắt lưng, gãy xương đùi hoặc gãy xương chậu, việc sơ cứu đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa nguy cơ liệt tứ chi, sốc mất máu, sốc chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

Với tất cả các trường hợp gãy xương, nạn nhân cần được sơ cứu, xử lý đúng cách và nhanh chóng di chuyển tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay, Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 áp dụng bó bột kết hợp điều trị vật lý trị liệu sau gãy xương. Đây là phương pháp điều trị hoàn hảo, giúp:

  • Cố định tối đa vùng xương bị gãy, giúp nắn chỉnh xương liền lại vị trí ban đầu
  • Rút ngắn thời gian hồi phục sau gãy xương nhờ các liệu pháp điều trị bằng vật lý trị liệu, đảm bảo sự hồi phục toàn diện của xương, mô mềm, dây thần kinh, cơ và dây chằng tại vị trí chấn thương, giúp cơ thể nhanh chóng vận động và sinh hoạt linh hoạt trở lại.
  • Giảm nguy cơ biến chứng, tai biến như lệch xương, giảm nhạy cảm, giảm vận động… tại vùng chấn thương.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 được đầu tư hàng loạt trạng thiết bị, máy móc hiện đại, được nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Âu. Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia Cơ – Xương – Khớp hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, trị liệu vật lý sẽ giúp quá trình điều trị và phục hồi gãy xương diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, an toàn và hiệu quả nhất.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị gãy xương kết hợp vật lý trị liệu tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 4:52 PM , 30/05/2023
Đau đầu gối do thoái hóa khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, không co duỗi thẳng được, khó...
Khi nào nên chườm nóng, khi nào nên chườm lạnh?

Chườm nóng hay chườm lạnh thế nào cho đúng? Khi nào cần dùng?

Chườm nóng, chườm lạnh là những phương pháp dùng nhiệt không liên tục để giảm đau và hỗ trợ điều...
Trật khớp gây sưng, nóng và đau vùng tổn thương

Trật khớp nên làm gì? Những sai lầm thường gặp trong điều trị trật khớp...

Trật khớp là một trong những chấn thương phổ biến, thường gặp trong lâm sàng. Tình trạng này được đặc...
Xoa dầu, cao nóng có tác dụng gì trong các bệnh xương khớp?

Có Nên Xoa Dầu, Cao Nóng Để Giảm Đau Xương Khớp?

Xoa dầu nóng, cao nóng là những phương pháp trị liệu lâu đời được nhiều bệnh nhân áp dụng để...
Tiêm nội khớp là một kỹ thuật điều trị nguy hiểm, dễ gây biến chứng

Tiêm nội khớp có nguy hiểm không? Khi nào nên thực hiện?

Tiêm nội khớp là phương pháp có tác dụng giảm đau, chống viêm, cải thiện chức năng vận động của...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top