Trật khớp nên làm gì? Những sai lầm thường gặp trong điều trị trật khớp và cách xử lý đúng

Đánh giá bài viết

Trật khớp là một trong những chấn thương phổ biến, thường gặp trong lâm sàng. Tình trạng này được đặc trưng bởi những dấu hiệu sưng đau, khó cử động tại vùng chấn thương. Nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng.

1. Dấu hiệu nhận biết trật khớp

Trật khớp là một trong những chấn thương phổ biến, thường gặp, có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Trong đó, các khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay, khớp khuỷu và khớp vai là những vị trí dễ tổn thương nhất. Trật khớp thường là hậu quả của những cử động, vận động đột ngột, gắng sức, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào vùng tổn thương gây nên.

Trật khớp gây sưng, nóng và đau vùng tổn thương
Trật khớp gây sưng, nóng và đau vùng tổn thương

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị trật khớp là:

  • Biến dạng khớp
  • Dấu hiệu tổn thương, sưng tấy và bầm tím phần mềm xung quanh vùng tổn thương
  • Cảm giác đau nhói
  • Khó cử động khớp vùng tổn thương như bình thường
  • Cảm giác tê như kiến bò

Thông thường, các cảm giác đau và tê buồn chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Nhưng tình trạng sưng nề, bầm tím và khó vận động thường kéo dài và ngày càng tăng nặng khiến bệnh nhân phải đi khám. Đây là một trong những dấu hiệu phân biệt trật khớp và bong gân. Bởi người bị trật khớp gần như không cử động được phần khớp bị tổn thương. Trong khi nếu bị bong gân, người bệnh vẫn có thể cử động được một phần.

2. Những sai lầm thường gặp khi xử lý trật khớp tại nhà

Dưới đây là những sai lầm người bệnh thường gặp phải, hậu quả có thể dẫn tới hỏng khớp:

  • Xem nhẹ mức độ nghiêm trọng của bệnh

Nhiều người cho rằng, trật khớp là tình trạng chấn thương nhẹ, có thể tự khỏi tại nhà mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, việc chần chừ không tiến hành thăm khám và điều trị sẽ khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn, dẫn tới các biến chứng, phổ biến nhất là hỏng khớp.

  • Dùng dầu nóng, cao nóng xoa khớp

Các loại dầu nóng, cao nóng có tác dụng tạo nhiệt, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu tại khu vực bị tổn thương. Điều này dẫn tới vùng khớp bị tổn thương, tăng cường chảy máu, sưng to hơn và khó điều trị hơn.

  • Đắp lá vào khu vực chấn thương

Đắp là là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, tính an toàn và hiệu quả của cách chữa này đến nay vẫn chưa được kiểm chứng. Trong khi đó, nhiều người đắp lá tại nhà đã để lại nhiều di chứng, biến chứng như hỏng khớp, biến dạng khớp…

4. Cách sơ cứu đúng cách

Kỹ thuật sơ cứu trật khớp được thực hiện theo nguyên tắc R – I – C – E:

  • R (rested): Để chi thể bị tổn thương được nghỉ ngơi. Trong trường hợp bệnh nhân bị trật khớp chi dưới, cần hạn chế đi lại, tốt nhất là nằm bất động tại chỗ. Nếu tổn thương khớp chi trên, cần tránh vận động chi và các tác động gây đau cho khớp. Nếu người sơ cứu được đào tạo các kiến thức sơ cứu, gắn nẹp có thể thực hiện nẹp cố định để bảo vệ, tránh dịch chuyển ổ khớp. Tuyệt đối không được tự ý nắn chỉnh khớp vì nếu thực hiện sai có thể là tình trạng bệnh nặng hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân.
  • I (Ice): Chườm lạnh là bước quan trọng khi tiến hành sơ cứu cho bệnh nhân trật khớp. Nhiệt lạnh sẽ ngăn cản và làm chậm tuần hoàn tại chi thể tổn thương, co mạch, giảm đau, giảm sưng và chống phù nề. Trong trường hợp sơ cứu tại nhà, bạn có thể cho đá lạnh vào túi nilon sạch hoặc khăn mềm, mỏng rồi chườm lên vị trí bị tổn thương. Tuyệt đối không được chườm nóng vì có thể làm tăng tình trạng phù nề ở chân.
  • C (compression): Băng ép vùng khớp bị tổn thương. Sử dụng băng thun để băng ép vừa phải vùng khớp bị tổn thương nhằm hạn chế sự sưng nề do ứ trệ máu.
  • E (elevation): Nâng cao chi thể bị tổn thương. Nếu phần tổn thương nằm ở ngọn chi (bàn tay, bàn chân) thì nâng cao hơn vùng gốc chi (khuỷu, gối). Hoặc có thể nâng vị trí vùng khớp bị tổn thương cao hơn mức tim để hạn chế tình trạng sưng nề chi thể tổn thương.
Băng bó đúng cách để giảm các nguy cơ biến chứng trật khớp
Băng bó đúng cách để giảm các nguy cơ biến chứng trật khớp

Mặc dù rất phổ biến và dễ gặp nhưng trật khớp không phải là một chấn thương nhẹ. Người bệnh không nên tự điều trị hay nắn chỉnh khớp tại nhà. Tốt nhất sau khi sơ cứu hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra X quang, xác định mức độ tổn thương. Các bác sĩ, người có chuyên môn sẽ dựa trên vị trí và mức độ tổn thương của từng bệnh nhân và tiến hành điều trị theo phác đồ.

5. Các phương pháp điều trị trật khớp

Điều trị trật khớp cần có bác sĩ chuyên khoa. Phác đồ điều trị phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của khớp bị trật. Bao gồm:

  • Dùng thuốc: Đối với những trường hợp trật khớp nhẹ và vừa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc và tự chăm sóc tại nhà. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trật khớp là thuốc giảm đau, chống viêm và một số loại vitamin, canxi điều trị hỗ trợ.
  • Nắn chỉnh khớp: Là giải pháp nắn chỉnh khớp bị trật về đúng vị trí của nó. trong quá trình nắn chỉnh, bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân để giảm đau và ngăn các cử động không cần thiết.
  • Bất động khớp: Có nhiều các để bất động khớp bị trật. Tuy nhiên, cách thông dụng nhất thường là bó bột bằng thạch cao hoặc chất liệu bột sợi thủy tinh. Thời gian bó bột phụ thuộc vào mức độ tổn thương của khớp và phần mô mềm xung quanh.
  • Phẫu thuật:  Phẫu thuật được chỉ định cho các trường hợp trật khớp nặng và có tổn thương mạch máu, không thể dùng thuốc hay nắn chỉnh thông thường. Phẫu thuật trật khớp thường diễn ra nhanh, khả năng hồi phục tốt.
  • Phục hồi chức năng: Ngay sau phẫu thuật hoặc bó bột, thậm chí trong thời gian bó bột, bệnh nhân có thể được hướng dẫn một số bài tập phục hồi chức năng để ngăn ngừa tình trạng cứng khớp hoặc các biến chứng sau này. Tùy vào vị trí và mức độ tổn thương khớp, các bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu sẽ lên một số bài tập khác nhau. Thông thường sử dụng các bài tập massage, tập co duỗi, gập, tập cầm nắm, đạp xe… Các bài tập được tiến hành từ đơn giản đến phức tạp, cường độ từ nhẹ đến nặng.

Trật khớp là một tổn thương khá nghiêm trọng, dễ gây ra biến chứng hoặc để lại di chứng nếu không được điều trị ngay và đúng cách. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu trật khớp, người bệnh cần tiến hành sơ cứu rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại khu vực Hà Nội, bệnh nhân có thể tìm đến bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102. Tại đây, bạn sẽ được đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm tiến hành thăm khám, xác định mức độ tổn thương để áp dụng liệu trình điều trị phù hợp. Không chỉ vậy, ngay sau quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được kiểm tra, đánh giá lại khả năng hồi phục của khớp và các phần tổn thương lân cận.

Quy trình phục hồi chức năng sau điều trị trật khớp cũng được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia trị liệu hàng đầu, được đào tạo chuyên môn sâu với nhiều năm kinh nghiệm. Với từng thể bệnh và mức độ tổn thương cũng như khả năng hồi phục của từng bệnh nhân, các chuyên gia sẽ xây dựng liệu trình phục hồi với các bài tập phù hợp.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị trật khớp và phục hồi chức năng sau tổn thương tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Hội chứng Guillain- Barre

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay có thể xuất hiện dần dần từ nhẹ đến khó chịu hoặc...
Chính sách bảo hiểm

Tổng quan về khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT

Với mong muốn chia sẻ những lo lắng, băn khoăn về vấn đề tài chính trong thăm khám và điều...
Đau cổ tay, tê bì bàn tay do Hội chứng ống cổ tay

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay là triệu chứng bệnh gì?

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp mãn...
Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn

Sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh xương khớp đều được bán rộng rãi và không cần kê đơn. Rất...
Đau lưng về đêm là tình trạng phổ biến ở những người bị thoái hóa cột sống

Đau lưng về đêm là dấu hiệu bệnh gì?

Đau lưng về đêm là những cơn đau phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi do nhiều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top