Tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh xương khớp

Đánh giá bài viết

Châm cứu là một phương pháp lâu đời, hiện nay vẫn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp và cột sống. Vậy, giải pháp châm cứu chữa xương khớp có hiệu quả không, áp dụng như thế nào? Các thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Châm cứu là gì?

Lý thuyết y học cổ truyền cho rằng, con người có một hệ thống kinh mạch, huyệt đạo chạy dọc cơ thể. Đây được coi là nơi để các dòng năng lượng lưu thông, cân bằng âm dương, quyết định nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể, trong đó có các vấn đề liên quan đến xương khớp.

Châm là dùng kim châm vào huyệt. Cứu là dùng sức nóng tác động vào huyệt để tạo ra các phản ứng trên cơ thể. Châm cứu là hình thức sử dụng các kim châm chuyên dụng tác động vào vị trí các huyệt đạo để kích thích dòng năng lượng lưu thông đồng đều trong cơ thể. Phương pháp này có tác dụng chữa bệnh hoặc cải thiện, phục hồi chức năng cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể.

2. Cơ chế tác dụng của phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh xương khớp

Phần lớn các bệnh lý cơ xương khớp sử dụng châm cứu thường có tính chất mãn tính, hình thành những cơn đau kéo dài, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Sử dụng phương pháp châm cứu trong điều trị các bệnh lý xương khớp sẽ có 2 tác dụng chính, đó là giảm đau và điều trị bệnh.

Tác dụng của châm cứu trong điều trị các bệnh xương khớp
Tác dụng của châm cứu trong điều trị các bệnh xương khớp

Theo quan điểm Đông y, các bệnh lý xương khớp hình thành do sức đề kháng của cơ thể không đầy đủ, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm phải làm tắc nghẽn kinh lạc ở cơ, khớp. Hậu quả là gây trì trệ sự vận hành của khí huyết, dẫn tới một số triệu chứng như sưng đau, tê mỏi hoặc phù nề, nóng đỏ ở một số khớp xương hoặc toàn thân.

Một số trường hợp mắc bệnh lâu ngày dẫn tới chính khí hư suy, các chức năng hoạt động của cơ thể suy yếu làm ảnh hưởng tới quá trình lưu thông khí huyết. Điều này dẫn tới cân mạch không được nuôi dưỡng, lâu ngày gây thoái hóa xương, khớp.

Mục đích áp dụng kỹ thuật châm cứu chữa xương khớp là hướng tới lưu thông khí huyết ở gân xương, giảm đau và đẩy lùi các yếu tố gây bệnh (phong hàn, thấp nhiệt), nhờ đó phòng bệnh tái phát.

Trong y học hiện đại, nguyên nhân gây đau của các bệnh lý cơ xương khớp thường là do chèn ép dây thần kinh, máu kém lưu thông hoặc tắc nghẽn, gây nên đau. Việc sử dụng kỹ thuật châm cứu lúc này có tác dụng kích thích tạo thành cung phản xạ mới, tác động tới sự vận mạch, điều hòa nhiệt độ cơ thể, tập trung bạch cầu, làm thay đổi tính chất tổn thương. Ngoài ra, châm cứu chữa xương khớp còn kích thích dòng năng lượng lưu thông, giảm ứ đọng, tắc nghẽn khí huyết. Từ đó làm giảm đau, giảm sung huyết, phù nề, làm mềm cơ, cải thiện tình trạng xơ cứng cơ, co thắt cơ, chống viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.

Một số nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh, khi sử dụng các kim châm cứu tác động vào huyệt đạo có thể kích thích cơ thể tăng sản sinh hormon, đặc biệt là endorphin và cortisol. Endorphin là loại hormon giảm đau tự nhiên, giúp người bệnh giảm nhạy cảm với cảm giác đau. Cortisol tham gia vào các quá trình chống viêm, giảm đau, ức chế miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, giảm đau mạnh trong các cơn đau do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh.

3. Châm cứu chữa các bệnh lý Cơ – Xương – Khớp – Cột sống có hiệu quả không?

Mặc dù hiện nay Tây rát phát triển và đạt được nhiều thành tựu trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên, với một số bệnh lý cơ xương khớp, tây y vẫn chưa thể tìm ra cách chữa hoàn toàn, chống tái phát, kể cả khi đã áp dụng phẫu thuật. Qua nhiều nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá, Tổ chức Y tế Thế Giới WHO đã xác định, châm cứu là một trong những phương pháp điều trị bệnh khoa học và hiệu quả, trong đó có một số bệnh xương khớp, đặc biệt là viêm khớp.

Châm cứu có hiệu quả tốt trong chăm sóc và điều trị các bệnh xương khớp
Châm cứu có hiệu quả tốt trong chăm sóc và điều trị các bệnh xương khớp

Việc áp dụng châm cứu chữa xương khớp không chỉ mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng, giảm đau nhức tê buồn hiệu quả. Biện pháp này còn mang lại hiệu quả chữa và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Hiện nay, châm cứu là một trong những phương pháp điều trị xương khớp được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng nhờ tính hiệu quả, an toàn, không tác dụng phụ và tiết kiệm chi phí.

4. Châm cứu chữa xương khớp như thế nào?

Các kỹ thuật châm cứu chữa xương khớp đang được áp dụng phổ biến hiện nay gồm thủy châm, điện châm và ngải cứu. Việc lựa chọn các kỹ thuật này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng bệnh nhân và mức độ tiến triển của bệnh.

Tương ứng với các thể bệnh xương khớp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ châm cứu cụ thể. Chẳng hạn:

  • Đau vai gáy: Các huyệt cần tác động gồm Phong trì, Khúc trì, Kiên ngung, A thị huyệt, Phong môn, Hợp cốc, Thiên tông, Cách du, Kiên tỉnh, Huyết hải…
  • Đau dây thần kinh tọa: Các huyệt cần tác động gồm Thận du, Trường du, Thừa sơn, Ủy trung, Thừa phù, Trật biên…
  • Đau lưng: Các huyệt cần tác động gồm Ủy trung, Thận du, Thứ liêu, Dăng lăng Tuyền, Yêu Dương Quan, Hoàn khiêu, Phong trì…
  • Viêm khớp gối: Các huyệt cần tác động gồm Tất nhãn, Độc tỵ, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Huyết hải, Tuyệt cốt, Thận du…
  • Viêm khớp dạng thấp ở tay: Châm vào các huyệt Kiên trung, Hợp cốc, Khúc trì, Ngoại quan, Bát tà.
  • Viêm khớp dạng thấp ở chân: Châm vào các huyệt Hoàn khiêu, Huyền chung, Độc ty, Dương lăng tuyền….
  • Viêm khớp hàm dưới: Châm vào các huyệt Thính hội, Hợp cốc, Hạ quan.
  • Viêm khớp dạng thấp ở cột sống: Châm vào các huyệt Ân môn, Á môn, Kỷ huyệt…

5. Các trường hợp NÊN – KHÔNG NÊN châm cứu chữa xương khớp

Châm cứu thường được chỉ định hiệu quả trong các trường hợp như:

  • Đau do thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn
  • Viêm khớp vai
  • Đau nhức tê bì tay chân, nhức đầu, mất ngủ, liệt VII ngoại biên( méo mặt),tai biến mạch máu não…

Các trường hợp chống chỉ định châm cứu chữa xương khớp gồm:

  • Người thiếu máu, mắc bệnh tim
  • Phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh
Phụ nữ có thai không nên châm cứu điều trị xương khớp
Phụ nữ có thai không nên châm cứu điều trị xương khớp
  • Trường hợp cơ thể ở trạng thái không bình thường (vừa lao động mệt nhọc, đói )…
  • Người đang đau bụng cơn cần theo dõi ngoại khoa
  • Chống chỉ định trong các trường hợp cấp cứu
  • Không châm cứu ở những vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, vết thương hở.
  • Trường hợp người bệnh quá đói, quá no hoặc vừa mới sử dụng rượu bia.
  • Bệnh nhân hen suyễn, suy hô hấp cấp, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, rối loạn đông máu.
  • Các trường hợp bệnh lý xương khớp kèm theo thần kinh không ổn định.

Nhìn chung, châm cứu chữa xương khớp là một phương pháp trị liệu khá an toàn, hiệu quả, đã được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc châm cứu chữa bệnh xương khớp đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tiến hành châm cứu theo liệu trình của bác sĩ, không bỏ giữa chừng, không tự ý thay đổi liệu trình. Điều quan trọng là bạn nên lựa chọn thực hiện châm cứu chữa xương khớp tại các cơ sở uy tín, có chuyên khoa, đặc biệt là các cơ sở điều trị YHCT cổ truyền chất lượng cao như bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102.

Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 là đơn vị trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 – một trong những địa chỉ khám chữa bằng YHCT uy tín và chất lượng hàng đầu cả nước hiện nay. Với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu cùng với đội ngũ Y bác sĩ YHCT và chuyên viên trị liệu, châm cứu có chuyên môn có và tay nghề giỏi, bệnh viện sẽ đem đến cho người bệnh những dịch vụ y tế, châm cứu bấm huyệt tốt nhất.

Đến với bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, người bệnh sẽ được tiến hành châm cứu chữa xương khớp theo quy trình:

  • Bước 1:  Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát, khai thác triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh. Một số trường hợp có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp MRI, cộng hưởng từ CT scan… nếu cần thiết.
  • Bước 2: Sau khi có kết quả chẩn đoán, người bệnh được bác sĩ tư vấn cụ thể về phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Bước 3: Tiến hành châm cứu cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm ở ngồi ở đúng tư thế để thuận lợi. Sau khi xác định huyệt đạo sẽ châm cứu, bác sĩ sát trùng vùng da quanh vị trí huyệt đạo, tiến hành châm kim nhanh qua da. Một số trường hợp có thể sử dụng máy điện châm, thủy châm để tăng kích thích lên huyệt đạo. Sau khi hết thời gian châm cứu, bác sĩ rút kim châm khỏi huyệt đạo và sát khuẩn da vừa châm cứu.
  • Bước 4: Người bệnh nghỉ ngơi tại giường để theo dõi phản ứng sau châm cứu.
  • Bước 5: Bác sĩ hẹn lịch buổi châm cứu tiếp theo.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp châm cứu bệnh xương khớp và cột sống tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 5:36 PM , 19/06/2023
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể giúp giảm đau tạm thời

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm – Có nên không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có xu hướng nặng dần theo thời gian. Do vậy, sau một thời...
Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người bị đau đầu gối

Đau đầu gối nhưng không sưng là bệnh gì?

Phần lớn các trường hợp đau đầu gối nhưng không sưng là do các vấn đề về lão hóa, chấn...
Trật khớp gây sưng, nóng và đau vùng tổn thương

Trật khớp nên làm gì? Những sai lầm thường gặp trong điều trị trật khớp...

Trật khớp là một trong những chấn thương phổ biến, thường gặp trong lâm sàng. Tình trạng này được đặc...
Đau cổ tay, tê bì bàn tay do Hội chứng ống cổ tay

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay là triệu chứng bệnh gì?

Đau cổ tay, mỏi, tê bì bàn tay có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý xương khớp mãn...
Đau đầu gối do thoái hóa khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, không co duỗi thẳng được, khó...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top