Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm – Có nên không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý có xu hướng nặng dần theo thời gian. Do vậy, sau một thời gian chịu đựng các cơn đau do thoát vị hành hạ, người bệnh thường muốn tìm đến phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
1. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có khỏi bệnh không? Có nguy hiểm không?
Có một số quan niệm cho rằng, nguyên nhân gây nên những cơn đau trong bệnh thoát vị đĩa đệm xuất phát từ các đĩa đệm di lệch hoặc chèn ép. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm sẽ loại bỏ hoàn toàn phần đĩa đệm thoát vị gây chèn ép hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo.
Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy, yếu tố căn nguyên gây đau là do các cơ bắp xung quanh đĩa đệm bị chèn ép, làm tăng áp lưng lên đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh, dẫn tới tình trạng thoát vị. Do vậy, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, nhiều người bệnh vẫn cảm thấy đau, khó chuyển động linh hoạt, hoặc bệnh tiến triển nặng hơn.
Thực tế cho thấy rất hiếm những trường hợp phẫu thuật thành công 100%. Phần lớn các ca phẫu thuật chỉ giúp giảm đau tạm thời, thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường.
Một số rủi ro người bệnh có thể gặp phải khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là:
- Nhiễm trùng vết mổ: Nhiễm trùng là rủi ro có thể xảy ra ở mọi cuộc phẫu thuật từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở đĩa đệm hay cột sống, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
- Tổn thương thần kinh: Một số dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng, chấn thương khi phẫu thuật, làm ảnh hưởng tới các cơ quan hoặc các chức năng khác của cơ thể.
- Thoái hóa cột sống: Vùng cột sống sau mổ không còn linh hoạt, dẫn tới nguy cơ thoái hoá các phân đoạn cột sống liên quan.
- Thoát vị đĩa đệm tái phát: Đây là biến chứng phổ biến. Thống kê cho thấy có tới 15% bệnh nhân gặp biến chứng này sau 6 tháng phẫu thuật.
- Biến chứng khác: Xơ hóa, yếu cơ vùng cột sống, xuất huyết trong mô, bại liệt, thậm chí tử vong.
Nhìn chung, có thể thấy, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm khá nguy hiểm, đặc biệt là với những bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Do đó, trước khi phẫu thuật, người bệnh nên trao đổi với các chuyên gia, bác sĩ uy tín, chuyên môn để được tư vấn hướng điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
2. Trường hợp nào nên phẫu thuật?
Thực tế cho thấy, có tới hơn 80% các trường hợp thoát vị đĩa đệm có thể kiểm soát hoặc điều trị được bằng phương pháp bảo tồn. Chỉ khoảng 20% còn lại cần phải mổ.
Bệnh nhân chỉ được chỉ định mổ khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả:
- Trường hợp thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh tọa nặng, cấp tính, không hoặc ít đáp ứng với thuốc giảm đau.
- Điều trị bảo tồn thất bại sau 6 – 8 tuần.
- Thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ.
- Thoát vị đĩa đệm có biến chứng liệt vận động hoặc hội chứng chùm đuôi ngựa
3. Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Mục tiêu của phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép do đĩa đệm thoát vị, giúp bệnh nhân giảm đau, phục hồi vận động, sinh hoạt hiệu quả,
Các kỹ thuật phẫu thuật gồm:
- Phẫu thuật ít xâm lấn
- Phẫu thuật cắt đĩa đệm vi phẫu qua ống banh nội soi
- Phẫu thuật cắt đĩa đệm nội soi qua lỗ liên hợp, lỗ liên bản sống
4. Nếu không phẫu thuật, người bệnh có thể điều trị bằng cách nào?
Có rất nhiều phương pháp để điều trị thoát vị đĩa đệm. Trong đó phẫu thuật được coi là lựa chọn cuối cùng, khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Nếu không muốn phẫu thuật, người bệnh cần chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị dưới đây:
- Dùng thuốc: Tùy tình trạng nặng nhẹ của bệnh và thể trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, chống phù nề. Tiêm corticoid tại chỗ có thể được sử dụng nhưng cần cân nhắc vì gây nhiều tác dụng phụ, nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài thuốc tây, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc đông y nhưng cần tìm đến các cơ sở khám chữa YHCT uy tín để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao.
- Chiropractic (phương pháp nắn chỉnh cột sống): Phương pháp này hiệu quả với những trường hợp đau lưng kéo dài ít nhất 1 tháng. phương pháp này chỉ phù hợp với những nhóm bệnh nhân nhất định, người bệnh cần thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị.
- Châm cứu: Thủy châm và điện châm có hiệu quả tốt trong việc giảm đau và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Massage: Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau ngắn cho những trường hợp đau lưng kinh niên.
- Yoga: Yoga là sự kết hợp của hoạt động thể chất và các bài tập thở, thiền. Biện pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện chức năng cho những trường hợp đau lưng kinh niên.
Tại bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 có đầy đủ trang thiết bị,bác sĩ chuyên khoa và chuyên viên trị liệu để thực hiện tất cả các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm trên. Những phương pháp này được cho là những giải pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả và ít mang lại những tác dụng không mong muốn hay biến chứng nguy hiểm.
Trước khi tiến hành trị liệu tại bệnh viện Xương khớp Quân dân 102, người bệnh sẽ được thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để đánh giá mức độ bệnh. từ những kết quả này, đội ngũ bác sĩ và chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ tiến hành hội chẩn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp, an toàn, tránh phẫu thuật.
Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.
Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN
Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org
Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102
Hotline: 0888 598 102
Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!