Có Nên Xoa Dầu, Cao Nóng Để Giảm Đau Xương Khớp?

5/5 - (1 bình chọn)

Xoa dầu nóng, cao nóng là những phương pháp trị liệu lâu đời được nhiều bệnh nhân áp dụng để cải thiện các cơn đau xương khớp. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp đau xương khớp nào cũng có thể áp dụng phương pháp này. 

Đau xương khớp là vấn đề phổ biến trong đời sống. Bạn có thể gặp những cơn đau đầu gối, đau lưng, đau cổ, đau vai gáy…. vào bất kỳ thời điểm nào. Khi những cơn này xuất hiện, nhiều bệnh nhân có thói quen xoa dầu nóng, cao nóng vào vị trí tổn thương để giảm đau. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cách làm này có thể mang đến một số hệ lụy nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách và không đúng thời điểm.

1. Xoa dầu, cao nóng có tác dụng gì trong các bệnh xương khớp?

Đau xương khớp là những triệu chứng thường gặp trong cuộc sống, có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ, người trưởng thành và người lớn tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các loại dầu nóng, cao nóng được sử dụng vào thời điểm này để làm nóng vùng bị đau, giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.

Xoa dầu, cao nóng có tác dụng gì trong các bệnh xương khớp?
Xoa dầu, cao nóng có tác dụng gì trong các bệnh xương khớp?

Hầu hết các loại dầu xoa bóp trị xương khớp đều chứa các hoạt chất giảm đau nhức, gây tê tại chỗ như Menthol, Methyl salicylate, Indomethacin, Glycol salicylate, long não,… Những hoạt chất này có thể thấm nhanh qua da, làm giảm đau xương khớp theo cơ chế:

  • Các hoạt chất gây tê, giảm đau thấm qua da, vào máu và cho tác dụng giảm đau, gây tê tại chỗ
  • Làm nóng vùng da cần điều trị, giãn mao mạch tại chỗ
  • Giãn mạch máu dưới da, tăng cường tuần toàn máu tại khu vực bị tổn thương, làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau, giúp giảm các giác tê, nhức
  • Tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, cải thiện hiệu quả với các chứng đau mạn tính
  • Giảm co cơ, cứng cơ
  • Điều hòa chức năng thần kinh dưới da và dây thần kinh đi qua khu vực bị tổn thương, giãn cơ

Mức độ giảm đau của các loại dầu nóng, cao nóng phụ thuộc vào thành phần hoạt chất của sản phẩm và nguyên nhân đau.

2. Có nên xoa dầu, cao nóng để giảm đau bệnh xương khớp?

Dược chất và nhiệt nóng hình thành do xoa cao, dầu có tác dụng giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp, trong đó có các chứng đau xương khớp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bệnh nhân xương khớp không nên lạm dụng phương pháp xoa dầu cao này trong mọi trường hợp đau nhức. Chúng chỉ phù hợp một số trường hợp đau mạn tính.

Với các trường hợp viêm cấp hoặc chấn thương mới, sử dụng dầu nóng, cao nóng có thể khiến tình trạng chảy máu, sưng bầm trở nên nặng hơn, sưng to hơn, khó điều trị hơn. Một số trường hợp viêm khớp cấp, dầu nóng còn có thể khiến hiện tượng viêm hoặc chảy dịch ổ khớp nặng hơn. Do vậy, có nhiều thắc mắc liên quan tới việc viêm khớp, đau khớp có nên xoa dầu nóng không? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh tốt nhất không nên xoa dầu, cao nóng trực tiếp lên phần khớp bị viêm, đặc biệt là viêm khớp cấp.

Nên dùng cao, dầu nóng giảm đau trong các trường hợp:

  • Đau xương khớp mãn tính: Đau cổ vai gáy, đau thắt lưng, đau dây thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau cơ, đau khớp…
Chỉ xoa dầu, cao nóng trong các trường hợp đau mãn tính
Chỉ xoa dầu, cao nóng trong các trường hợp đau mãn tính

Chống chỉ định xoa bóp bằng cao, dầu nóng trong các trường hợp:

  • Các ổ viêm khớp đã có mủ
  • Viêm khớp cấp do mọi nguyên nhân
  • Lao xương
  • Lao khớp
  • Đau xương khớp do các vết thương hở, đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu
  • Đau xương khớp do các khối u ác tính
  • Đau xương khớp trong các chấn thương mới
  • Đau kèm theo các chấn thương sưng phần mềm
  • Đau cứng cơ, đau lưng, bong gân, trật khớp
  • Đau do khuân vác nặng, đau do sai tư thế, chấn thương thể thao
  • Đau khớp do bệnh Gout

3. Những lưu ý khi sử dụng cao, dầu nóng

Để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất khi sử dụng dầu nóng, cao nóng xoa bóp, người bệnh cần chú ý một số điều sau:

  • Không dùng dầu, cao xoa bóp quá 4 lần/ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ
  • Không xoa dầu, cao nóng lên vùng da có vết thương hở, da bị chàm – eczema, mụn nhọt, lở loét, nấm da, vùng da ở nách, bẹn
  • Chỉ nên dùng cho trẻ em trên 12 tuổi
  • Lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, chất lượng rõ ràng.

Không phải mọi trường hợp đau xương khớp đều có thể sử dụng dầu, cao nóng để giảm đau. Phương pháp này chỉ phù hợp với một số trường hợp đau mãn tính đã rõ nguyên nhân. Với những trường hợp đau cấp tính, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay, bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102 là một trong những cơ sở chuyên khoa hàng đầu điều trị hiệu quả, an toàn các chứng bệnh Cơ – Xương – Khớp. Người bệnh có thể tìm đến bệnh viện Xương khớp Quân dân 102 đê tiến hành thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, cận lâm sàng, chụp chiếu, chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Với các chứng đau xương khớp cấp và mãn tính, việc sử dụng dầu nóng, cao nóng chỉ làm giải pháp giảm đau tạm thời, không có tác dụng điều trị, ngược lại có thể khiến bệnh nặng hơn nếu sử dụng không đúng cách. Hiện nay, phương pháp điều trị Đông y có biện chứng của bệnh viện Xương khớp Quân dân 102, kết hợp y học hiện ddaij, y học cổ truyền với các phương pháp vật lý trị liệu là giải pháp an toàn tối ưu nhất, giúp giảm đau lâu dài, điều trị triệt để căn nguyên, triệt chứng, giúp người bệnh thoải mái vui sống.

Để được tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị đau nhức xương khớp an toàn tại Bệnh viện YHCT Xương khớp Quân dân 102, quý khách có thể đến trực tiếp bệnh viện hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Địa chỉ: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang Đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN

Email: lienhe@benhvienxuongkhop102.org 

Facebook: https://fb.com/benhvienxuongkhop102

Hotline: 0888 598 102

Giờ làm việc: Thứ 2 – Chủ nhật: 8h00 – 17h30

Cập nhật: 4:52 PM , 30/05/2023
Tiêm khớp không có chỉ định có thể khiến người bệnh dễ gặp biến chứng hơn

Sai lầm khi dùng thuốc chữa bệnh xương khớp

Phần lớn các loại thuốc chữa bệnh xương khớp đều được bán rộng rãi và không cần kê đơn. Rất...
Đau thắt lưng trái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đau Thắt Lưng Trái Là Dấu Hiệu Của Những Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?

Đau thắt lưng trái là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương ở vùng cột sống hoặc của một cơ...
Đau đầu gối do thoái hóa khớp

Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là bệnh gì?

Bạn đang gặp phải tình trạng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, không co duỗi thẳng được, khó...
Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân phổ biến nhất khiến đầu gối bị đau, mỏi, tê bì

Đầu Gối Bị Đau, Mỏi, Tê Bì Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?

Đầu gối bị đau, mỏi, tê bì là tình trạng do nhiều nguyên nhân, trong đó, phổ biến nhất là...
Hội chứng Guillain- Barre

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nhức bả vai lan xuống cánh tay có thể xuất hiện dần dần từ nhẹ đến khó chịu hoặc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top