Hẹp Ống Sống Cổ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị

5/5 - (5 bình chọn)

Hẹp ống sống cổ là tình trạng gây ra ảnh hưởng xấu đến tủy sống và rễ dây thần kinh, khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đau nhức khó chịu. Việc nắm rõ các thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm của bệnh giúp người bệnh có thêm nhiều kiến thức áp dụng trong điều trị hiệu quả hơn. Nếu bạn đọc cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ lỡ bài viết ngày hôm nay.

Hẹp ống sống cổ là gì?

Hẹp ống sống cổ có thể hiểu đơn giản là tình trạng các ống sống ở khu vực đốt sống cổ bị thu hẹp lại. Ống sống là phần khoang rỗng bên trong mỗi một đốt xương cột sống. Đây là nơi chứa hệ thống dây thần kinh chạy từ đáy não đến lưng dưới. Những dây thần kinh này giúp cơ thể cảm nhận, di chuyển, kiểm soát các nội tạng như ruột, bàng quang,…Hẹp ống sống có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức, tê cứng hoặc yếu sức ở tứ chi.

Ống sống cổ được tính bằng 7 đốt sống nằm giữa xương sọ và xương ức. Bệnh lý này thường xảy ra ở người có độ tuổi ngoài 50 – những đối tượng mà cơ thể đã chịu sự bào mòn của thời gian, không phân biệt giới tính nam nữ. Còn đối với những người trẻ tuổi, tình trạng này khá hiếm gặp, trừ trường hợp di truyền trong gia đình hoặc gặp chấn thương nghiêm trọng.

Nguyên nhân hẹp ống sống cổ

Hẹp ống sống cổ thường có nguyên nhân là những vấn đề dưới đây:

  • Thoái hóa cơ xương khớp: Thoái hóa do tuổi tác thường gây ra tình trạng hao mòn và tổn thương đối với xương, khớp và đĩa đệm. Trong đó, thoái hóa thúc đẩy sự hình thành gai xương xảy ra rất phổ biến. Những gai xương này nếu phát triển bên trong ống sống sẽ khiến không gian của các dây thần kinh bị thu hẹp, cuối cùng là chèn ép lên cả tủy sống.Thoái hóa cơ xương khớp cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vấn đề hẹp ống sống ở vùng cổ và thắt lưng.
Thoái hóa cơ xương khớp rất dễ dẫn đến hẹp ống sống cổ
Thoái hóa cơ xương khớp rất dễ dẫn đến hẹp ống sống cổ
  • Bệnh lý Paget: Paget là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, khiến canxi tích tụ bên trong ống sống rồi đè nén lên các dây thần kinh xung quanh. Paget thường xảy ra ở người trưởng thành. 
  • Thoát vị đĩa đệm: Giữa các đốt xương sống đều có tồn tại một đĩa mềm đảm nhận nhiệm vụ giảm ma sát giữa các đầu xương khi cơ thể chuyển động. Nếu đĩa đệm bị rách bao xơ bên ngoài, phần nhân bên trong có thể theo vết rách tràn vào ống sống, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh.
  • Tình trạng phình dây chằng: Dây chằng vốn đóng vai trò như một cây cầu liên kết các đốt xương cột sống lại với nhau. Theo thời gian, sự lão hóa khiến các dây chằng trở nên cứng và dày hơn. Sự thay đổi về kích thước có thể khiến chứng chiếm mất không gian bên trong ống sống rồi đè nén lên tủy sống và dây thần kinh xung quanh.
  • Các khối u xương: Các khối u xương thường khá hiếm gặp, thế nhưng chúng lại là tình trạng dễ gây nên hẹp ống sống cổ nhất. U xương được định nghĩa là sự phát triển bất thường của các mô xương bên trong ống sống, gây áp lực lên tủy sống cùng các dây thần kinh khu vực lân cận. U xương có thể chẩn đoán thông qua phương pháp chụp CT hoặc chụp MRI.
  • Các chấn thương cột sống nghiêm trọng: Hẹp ống sống cũng có thể là hậu quả của các chấn thương cột sống, ví dụ như tai nạn xe cộ hoặc tai nạn lao động. Những chấn thương này có thể gây ra lệch xương, gãy cột sống hoặc sưng mô, khiến không gian trong ống sống suy giảm, đè nén lên các dây thần kinh.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh những tình trạng tổn thương kể trên, bệnh lý này cũng có thể do cong vẹo cột sống bẩm sinh hoặc do di truyền trong các thế hệ gia đình gây ra.

Triệu chứng điển hình của bệnh cần nhận biết

Người bệnh bị hẹp ống sống cổ thường có các dấu hiệu dưới đây:

  • Tình trạng tê rần như kiến bò ở cánh tay: Đây là một trong những triệu chứng điển hình của hẹp ống sống vùng cổ. Tình trạng này cho thấy các dây thần kinh chạy dọc hai cánh tay đang bị đè nén. Trong một số trường hợp, cảm giác tê rần này có thể khiến bàn tay trở nên yếu sức hơn, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm của người bệnh.
  • Tính chuẩn xác của hành động bị suy giảm: Biểu hiện này có thể xem như hệ quả của chứng tê rần và yếu sức kéo dài. Người bệnh bị mất đi tính chính xác khi thực hiện một số hành động liên quan đến tay, ví dụ như đánh máy, cài cúc áo, viết chữ hoặc cắm chìa khóa vào ổ,…Điều này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
  • Khó kiểm soát khi vận động: Nhiều người cho rằng hẹp ống sống cổ không ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động của chân nhưng thực tế thì không phải như vậy, nhất là khi tủy sống bị tổn thương. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng liên quan đến vấn đề kiểm soát, ví dụ như: Không thể đi nhanh, cảm giác nặng nề ở hai chân, khó giữ thăng bằng,…
  • Cảm giác đau cứng ở cổ gáy: Đau, cứng ở vùng cổ – vai – gáy cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của hẹp ống sống cổ. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị hạn chế phạm vi chuyển động của cổ, cảm giác khó khăn và đau nhức gia tăng nhất là khi xoay cổ.
Người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng cổ
Người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng cổ
  • Tình trạng đau nhói, đau buốt: Đau nhói, đau buốt thường xảy ra ở cổ, cánh tay, chân trong một thời gian ngắn. Người bệnh thường có cảm giác như điện giật, nhất là khi thực hiện động tác đưa cổ về phía trước. 

Hẹp ống sống vùng cổ có nguy hiểm không?

Bên cạnh các vấn đề liên quan đến triệu chứng hoặc nguyên nhân gây bệnh, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi liệu rằng hẹp ống sống cổ có nguy hiểm hay không. Theo các bác sĩ, bệnh lý này nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Mất kiểm soát hệ thống bàng quang và ruột: Nếu các dây thần kinh kiểm soát bàng quang và đường ruột bị chèn ép trong một thời gian dài, chúng có thể bị tổn thương hoàn toàn. Hậu quả là người bệnh bị mất khả năng kiểm soát hai bộ phận này, kéo theo đó là hàng loạt các triệu chứng nguy hiểm như đi ngoài liên tục, tiểu són, tiểu ra quần,…gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt cho người bệnh.
  • Mất cảm giác hoặc bại liệt các chi: Các dây thần kinh chạy dọc theo cột sống thường là dây thần kinh cảm giác. Chính vì vậy, nếu chúng phải chịu áp lực trong một thời gian dài, đặc biệt là nếu tủy sống bị tổn hại thì người bệnh rất dễ gặp phải biến chứng mất cảm giác tạm thời, nghiêm trọng hơn là bại liệt. 

Chẩn đoán và điều trị hẹp ống sống cổ

Việc chẩn đoán chính xác tình trạng phát triển cũng như nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng, bởi vì điều này có thể giúp các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả hơn. 

THAM KHẢO THÊM:

Chẩn đoán hẹp ống sống vùng cổ

Hẹp ống sống khu vực cổ ở giai đoạn đầu thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như đa xơ cứng hoặc thiếu hụt vitamin B12. Chính vì thế, quá trình chẩn đoán bệnh thường phải kết hợp cả kiểm tra thể chất cùng với xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu.

Trước khi kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ thường hỏi người bệnh về các triệu chứng thường gặp cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến sinh hoạt thường ngày. Sau đó, họ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác vận động cụ thể để xem xét tình trạng tổn thương của tủy sống và dây thần kinh. Ví dụ: Đi bộ song song, cầm nắm đồ vật, viết chữ,…

Người bệnh cũng được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác, đặc biệt trong trường hợp bệnh nhân được dự đoán sẽ phải phẫu thuật, gồm có:

  • Xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu: Các phương pháp như chụp cắt lớp vi tính CT hay chụp cộng hưởng từ MRI có thể giúp các bác sĩ xác định rõ hơn tình trạng hẹp ống sống và độ xâm nhập của các yếu tố bất thường như gai xương hay u xương. Xét nghiệm chuyên sâu cũng giúp loại bỏ khả năng đa xơ cứng và thiếu hụt vitamin B12.
Chụp CT hoặc MRI có thể giúp phát hiện hẹp ống sống
Chụp CT hoặc MRI có thể giúp phát hiện hẹp ống sống
  • Phương pháp điện học: Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện thêm các kiểm tra điện học, ví dụ như SSEP. SSEP dùng sóng điện từ kích thích chân, tay, kết quả trả về cho thấy mức độ tổn thương của các dây thần kinh cũng như tủy sống.

Hiện nay, phương pháp điều trị hẹp ống sống khá đa dạng, bao gồm Đông y, Tây y đến việc áp dụng những biện pháp hỗ trợ tại nhà. Tuy nhiên, các biện pháp này thường chỉ thích hợp với các tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp tủy sống đã bị tổn thương hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể lựa chọn phương án phẫu thuật, với các phương pháp hiện đại như mổ ACDF, cắt cung sau cột sống,…

Tây y điều trị hẹp ống sống vùng cổ gáy

Phương pháp điều trị bằng Tây y thường là sự kết hợp của các loại thuốc uống và vật lý trị liệu, cụ thể như sau:

  • Các loại thuốc giảm đau: Điều quan trọng nhất trong điều trị bằng Tây y là cải thiện các triệu chứng khó chịu ở người bệnh. Các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân một số thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen,…cùng với thuốc giảm đau thần kinh như gabapentin, duloxetine, pregabalin,….
  • Vật lý trị liệu: Biện pháp này bắt buộc người bệnh phải dành thời gian đến các trung tâm trị liệu để luyện tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của chuyên gia. Những bài tập phục hồi chủ yếu hướng đến vùng cổ – vai – gáy, giúp người bệnh cải thiện tính linh hoạt, dẻo dai và giảm tình trạng co cứng cơ bắp.

Đông y điều trị hẹp ống sống cổ

Phương pháp Đông y dựa theo nguyên tắc lưu thông khí huyết, bổ can thận và tiêu trừ nhiệt hư. Phần lớn các bài thuốc thảo dược chỉ mang tính chất hỗ trợ, người bệnh nên dùng thuốc sau khi được tư vấn và chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa.

Đông y có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở người bệnh
Đông y có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức ở người bệnh
  • Bài thuốc đào hồng âm: Các dược liệu trong bài thuốc này gồm có quy đầu, ngũ linh chi, huyền hồ, chi tử, xuyên khung, hồng hoa, uy linh tiên và đào nhân. Người bệnh gia giảm thêm bạch thuợc nếu có biểu hiện của chứng thận hư. Bài thuốc dùng để sắc nước thuốc, chia làm hai lần uống sáng và tối mỗi ngày.
  • Bài thuốc lý khí hỏa huyết tán phong: Trong bài thuốc này, các dược liệu được dùng gồm có thục địa, cát căn, bạch thược, hoàng kỳ, đan sâm, địa miết trùng, hương phụ, đẳng sâm, xuyên sơn giáp, đào nhân, địa long,…Người bệnh sắc thuốc cùng với nước lạnh, đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa đun thêm 15 phút. Thuốc nên được dùng nóng, chia hai lần sáng tối trong ngày.

Mẹo hỗ trợ điều trị hẹp ống sống vùng cổ gáy tại nhà

Người bệnh có thể làm giảm triệu chứng khó chịu bằng các biện pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm tại nhà dưới đây:

  • Các loại trà thảo mộc: Việc nhâm nhi một ly trà thảo mộc có thể giúp người bệnh thư giãn, thả lỏng cơ thể và giảm viêm sưng một cách hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp các loại thảo mộc với nhau để gia tăng thêm hiệu quả, ví dụ như trà hoa cúc mật ong, trà atiso hoa cúc, trà quế,….
  • Lựa chọn các tư thế phù hợp: Sai tư thế trong quá trình vận động hoặc nghỉ ngơi có thể khiến tình trạng đau nhức, tê buốt ở vùng cổ và tứ chi trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, người bệnh nên đặc biệt chú ý đến tư thế của mình, nhất là trong khi ngủ. Các bác sĩ cũng khuyến cáo bệnh nhân không nên sử dụng gối đầu quá cao hoặc quá mềm.
  • Chườm nóng: Chườm nóng là phương pháp sử dụng nhiệt độ để giảm đau nhức và sưng tấy rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần đặt túi chườm lên vùng bị ảnh hưởng trong vài phút mỗi ngày là được. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng chườm nóng với thảo dược, ví dụ như biển súc hay ngải cứu.

Bài tập chữa bệnh hiệu quả tại nhà

Các bài tập hẹp ống sống cổ có thể giúp cải thiện sức mạnh cũng như tính linh hoạt của khu vực cổ – vai – gáy và thắt lưng. Chúng cũng có thể điều chỉnh tư thế cột sống, hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Dưới đây là một số những bài tập mà người bệnh nên áp dụng đều đặn tại nhà:

Động tác nhún vai 

  • Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế tựa, tù từ nâng hai vai lên, giữ trong khoảng vài giây rồi hạ xuống.
  • Lặp lại liên tục trong hai mươi lần.
Hình ảnh động tác nhún vai
Hình ảnh động tác nhún vai

Động tác chống đẩy vai 

  • Đứng quay mặt vào góc tường, đặt tay lên hai bề mặt liền kề nhau của góc tường.
  • Thực hiện động tác chống đẩy bằng tay, sao cho người nghiêng về phía trước một góc 45 độ, lưng giữ thẳng, không rụt cổ hay so vai.
  • Lặp lại mười lần, chia làm ba hiệp tập luyện hàng ngày.

Động tác cằm chẻ

  • Với những người mới tập, hãy thực hiện động tác này trong khi đang dựa vào tường để tránh gây tổn thương cho cột sống.
  • Đứng tựa lưng vào tường sao cho gót chân cách tường khoảng 10cm, lưng giữ thẳng.
  • Từ từ giãn cơ cho phần cổ bằng cách ép phần cằm lại gần sát cổ, tạo thành tư thế cằm chẻ.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi trở lại như ban đầu. Tập tiếp thêm mười lần nữa rồi nghỉ giữa giờ khoảng 5 phút. Mỗi lần tập nên thực hiện khoảng 5 – 7 hiệp.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng hẹp ống sống

Tuy rằng hẹp ống sống là kết quả của quá trình lão hóa nhưng điều đó không có nghĩa bạn không thể phòng ngừa và ngăn chặn nó phát triển. Để phòng tránh tình trạng hẹp ống sống vùng cổ, bạn nên chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Các tư thế tốt cho cột sống: Thực hiện các tư thế đúng trong khi vận động hoặc nghỉ ngơi sở hữu rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chúng giúp cột sống của bạn tránh được các tổn thương do ngoại lực, hạn chế tình trạng chèn ép dây thần kinh hoặc thoát vị đĩa đệm. Ví dụ: Bạn nên ngồi xuống để nâng vật nặng lên chứ không phải là cúi người bê trực tiếp,…
  • Tăng cường luyện tập thể dục: Các môn thể dục đều có khả năng lưu thông tuần hoàn máu, xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng khỏe mạnh và thư giãn xương khớp. Việc lựa chọn bộ môn thể thao tùy vào sở thích cũng như sức khỏe. Một số bộ môn tốt cho cột sống gồm có xà đơn, yoga, pilates, bơi lội, đi bộ,… 
  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp: Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong mọi chu trình “sống” của cơ thể. Nó cũng giúp bạn tăng cường dưỡng chất và phòng ngừa bệnh tật. Để đảm bảo sự vững chắc của cột sống, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn nên tăng cường tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu canxi và collagen như nha đam, cua, tôm, hàu, cá biển, đậu nành, trứng, sữa, chân giò,…
  • Hạn chế các thói quen xấu: Việc hạn chế các thói quen xấu như uống rượu bia, thuốc lá, thức quá khuya, nghiện điện thoại,…có thể giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh lý liên quan đến cột sống. Nguyên nhân là do lối sống thiếu lành mạnh sẽ khiến hệ miễn dịch giảm sút, tăng tốc độ lão hóa cũng như khiến xương khớp dễ bị tổn thương do xơ cứng.

Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức mới liên quan đến bệnh lý hẹp ống sống cổ. Để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp, bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng như tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Cập nhật: 5:43 PM , 19/06/2023
Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất

Top Địa Chỉ Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Ở Đâu Tốt Nhất Hiện Nay?

Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất luôn là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Thoát...
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân

Thoát Vị Đĩa Đệm Gây Tê Chân Phải Làm Sao? Tư Vấn Chi Tiết

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là dấu hiệu bệnh lý nhiều người bệnh đang gặp phải. Bệnh gây...
Thầy Lý Phước Lộc chữa thoát vị đĩa đệm

Thầy Lý Phước Lộc chữa thoát vị đĩa đệm và những thông tin cần biết

Thầy Lý Phước Lộc chữa thoát vị đĩa đệm là thông tin được nhiều người bệnh quan tâm trên các...
Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản

Thuốc Thoát Vị Đĩa Đệm Nhật Bản – Top 7 Loại Phổ Biến Nhất

Thuốc thoát vị đĩa đệm Nhật Bản được nhiều người mắc bệnh xương khớp lựa chọn và ứng dụng trong...
Hạt đu đủ được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà – Top 10 Cách Hiệu Quả Nhất

Cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được nhiều người áp dụng nhờ ưu điểm lành tính, an toàn,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top