Thoát Vị Đĩa Đệm Thể Trung Tâm – Bệnh Lý Xương Khớp Cần Chú Ý

5/5 - (5 bình chọn)

Trong xã hội hiện nay, thoát vị đĩa đệm đã không còn là khái niệm xa lạ với chúng ta nhưng “Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?”- hẳn vẫn còn khiến nhiều người phải bối rối. Đây được coi là một trường hợp đặc biệt nằm trong các dạng bệnh của thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng bài viết tìm hiểu một cách kỹ càng hơn về căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy cột sống thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép lên các tổ chức thần kinh và mạch máu lân cận. Có nhiều cách phân loại thoát vị đĩa đệm. Trong đó, dựa trên mối liên hệ chèn ép với rễ thần kinh và tủy sống (theo Rothman và Marvel), phân chia thoát vị đĩa đệm thành 3 loại chính:

  • Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm (thoát vị giữa): Chèn ép chủ yếu lên tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm thể cạnh trung tâm (thoát vị cạnh giữa): Chèn ép lên cả tủy sống và rễ thần kinh.
  • Thoát vị thể bên (thoát vị lỗ ghép): Chèn ép chủ yếu lên rễ thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?
Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm là gì?

Trong thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, tủy sống bị chèn ép, đồng thời ảnh hưởng đến cả hoạt động tuần hoàn và nhiều hoạt động sinh hoạt khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Tình trạng thoát vị này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến các yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Chấn thương: Khi cột sống phải chịu một va chạm quá mạnh, tác động cơ học có thể khiến cho bao xơ bị rách, tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí của nó.
  • Tính chất công việc: Mang vác vật nặng trong khoảng thời gian dài vượt quá khả năng điều tiết của các bao xơ, làm giãn, phồng bao xơ đĩa đệm, tăng khả năng bị nứt, rách. Bên cạnh đó, những người làm công việc văn phòng cũng có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm do thói quen ngồi sai tư thế, ngồi lâu trong trạng thái giữ nguyên một tư thế.
  • Tư thế nghỉ ngơi: Rất nhiều người không chú ý đến thói quen ngồi làm việc, ngồi học của mình. Tư thế ngồi hoặc ngủ không phù hợp tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương tích lũy không ngờ đến cho cột sống.
  • Tuổi tác: Cùng với hiện tượng lão hóa, thời gian sẽ khiến các áp lực mà cột sống phải gánh chịu trong suốt nhiều năm tích lũy đến một mức nhất định và gây ra những tiêu cực cho đĩa đệm cột sống của bạn. Do đó, tuổi càng cao sẽ càng dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn.
  • Chế độ sinh hoạt: Lười vận động, thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên cột sống, là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
  • Bệnh lý khác: nhiều bệnh lý xương khớp có thể trở thành khởi nguồn của bệnh thoát vị đĩa đệm, ví dụ như thoái hóa cột sống, viêm xương khớp, tiểu đường, béo phì, loãng xương,…
  • Di truyền: Yếu tố di truyền luôn là nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng quan trọng. Do ảnh hưởng lên mọi cấu trúc, hoạt động chuyển hóa nên khi có bất thường xảy ra, đĩa đệm cột sống cũng sẽ phải trực tiếp chịu những tác động nhất định (cấu trúc bất thường) hay gián tiếp thông qua các cơ chế khác vượt quá giới hạn điều tiết của đĩa đệm, gây nên thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm trung tâm có nguy hiểm hay không? Biểu hiện đặc trưng

Tủy sống là phần trung gian giữa não bộ và tất cả các cơ quan còn lại của cơ thể, là trung khu của các phản xạ không có điều kiện. Do đó, để hiểu được các dấu hiệu bệnh lý một cách toàn diện và khoa học, bạn nên bắt đầu với các chức năng chính của tủy sống như sau:

Chức năng dẫn truyền

Tủy sống dẫn truyền các xung thần kinh hưng phấn từ các cơ quan thụ cảm lên thần kinh và theo chiều ngược lại. Bên cạnh đó tủy sống còn bao gồm các đường dẫn truyền ngắn nối các đốt sống với nhau.

Chèn ép tủy sống chính là chèn ép “kênh” dẫn truyền thông tin giữa não bộ và các cơ quan thụ cảm cũng như giữa các hưng phấn thần kinh dọc theo cột sống. Do đó, người bệnh có thể mất khả năng cảm giác, chi phối vận động của các cơ quan phía dưới kể từ đoạn có tổn thương.

Chức năng dinh dưỡng

Các tế bào thần kinh chi phối dinh dưỡng trong tủy sống bị tổn thương góp phần gia tăng thêm các hủy hoại của hiện tượng chèn ép.

Chức năng phản xạ

  • Phản xạ thực vật: Tủy sống điều khiển mọi hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tức là các phản xạ không có điều kiện, đảm bảo sự sinh tồn cơ bản cho cơ thể. Tủy sống bị tổn thương gây rối loạn các phản xạ này, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực trên toàn bộ hệ thống như tăng huyết áp, tăng tiết mồ hôi, rối loạn thân nhiệt, rối loạn hô hấp, không kiểm soát được đại tiểu tiện,….
Rối loạn thần kinh thực vật gây nhiều triệu chứng nguy hiểm
Rối loạn thần kinh thực vật gây nhiều triệu chứng nguy hiểm
  • Phản xạ da: Khi da mất cảm giác, khả năng phản xạ lại các tác nhân như cơ, nhiệt, điện đều xảy ra bất thường, có thể bị chậm, giảm cường độ hay thậm chí mất hoàn toàn.
  • Phản xạ gân: Khi bị tổn thương đoạn này, các gân xương bị mất phản xạ co duỗi, người bệnh không đáp ứng với các kích thích từ bên ngoài, mất khả năng nhanh nhạy để tránh các nguy hiểm đe dọa từ bên ngoài.
  • Phản xạ trương lực cơ: Nếu mất sự kiểm soát này, cơ sẽ mềm nhũn, các chi yếu đi, thậm chí dẫn đến bại liệt (khi kèm theo mất chức năng vận động).

Điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Điều trị thoát vị đĩa đệm dựa theo các phương pháp chủ yếu sau đây:

Kéo giãn đốt sống

Hiện vẫn còn nhiều nghi vấn về liệu pháp này. Phía ủng hộ cho rằng kéo đốt sống giúp làm giảm áp lực lên đĩa đệm, giảm thiểu tình trạng chèn ép. Một số nghiên cứu lại cho rằng phương pháp này không đem lại ý nghĩa khi so sánh kết quả giữa những hai nhóm bệnh nhân có và không có kéo đốt sống.

Kéo giãn đốt sống - phương pháp hỗ trợ điều trị hiện nay
Kéo giãn đốt sống – phương pháp hỗ trợ điều trị hiện nay

Điều trị nội khoa bằng Tây y

Trong điều trị bệnh lý thoát vị đĩa dệm bằng phương pháp Tây y, bác sĩ thường chỉ định ba nhóm thuốc chính:

Giảm đau

  • Tem dán salicylate thường cho hiệu quả tốt và nhanh chóng. Thuốc kích ứng mạnh niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp nên tuyệt đối không được uống hay hít.
  • Uống các thuốc giảm đau – chống viêm nhóm NSAID. Thường dùng Apirin với liều 600mg, giảm đau ở mức độ vừa nhanh chóng. Tuy nhiên, điển hình của nhóm NSAID với nguy cơ gây loét dạ dày, biến chứng trên tim mạch và tái phát cơn hen rất cao, không phù hợp cho những bệnh nhân không dung nạp. 
Điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm bằng thuốc Tây y
Điều trị nội khoa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm bằng thuốc Tây y

Các trường hợp đau dữ dội, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm corticoid ngoài màng cứng. Tuy rất hiệu quả nhưng đây là nhóm thuốc tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm (suy tuyến thượng thận) nên chỉ được cân nhắc áp dụng khi thật sự cần thiết và không kéo dài.

Chống viêm

  • Các thuốc chống viêm dây thần kinh thường được sử dụng nhất là các vitamin nhóm 3B.
  • Nhóm thuốc bảo vệ rễ như phenytoin hoặc neurontin cũng được lựa chọn sử dụng cho người bệnh.

Giãn cơ

Chèn ép thần kinh gây viêm đau khiến các cơ xuất hiện phản xạ co cứng, lại càng tăng thêm tình trạng đau đớn cho người bệnh. Vì vậy, để các cơ được thư giãn là một trong những mục tiêu điều trị chính đối với thoát vị đĩa đệm, bao gồm cả thể trung tâm. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định nhóm thuốc: tolperisone, eperisone, mephenesin, methocarbamol, chlorzoxazone,…

Thuốc an thần

Để tăng hiệu quả giảm đau cho người bệnh, các bác sĩ/ dược sĩ có thể cân nhắc lựa chọn thêm thuốc an thần kinh như: diazepam, stilnox, rotunda,…

Vật lý trị liệu

Tiến hành vật lý trị liệu nên được tuân thủ nghiêm chỉnh để cải thiện tính linh hoạt, dẻo dai của cột sống nói chung hay dây chằng, đĩa đệm nói riêng.

Thực hiện các động tác vận động thích hợp sẽ giúp người bệnh rất nhiều trên con đường đẩy lùi căn bệnh thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Đi bộ, đạp xe, tập yoga là những nội dung tập luyện tốt, đáng được tham khảo cho người bị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.

Xoa bóp, bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt đã được chứng minh là liệu pháp hỗ trợ rất tốt cho những người bị các bệnh lý về xương khớp, trong đó có cả thoát vị đĩa đệm thể trung tâm.

Áp dụng cho các bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ, chưa xuất hiện khối thoát vị rời với tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, nuôi dưỡng cơ xương, giãn cơ, giảm đau, giải phóng vùng bị chèn ép hiệu quả. Đồng thời, có thể phối hợp chườm nóng thảo dược, xông hơi tinh dầu dược liệu nhằm tăng hiệu quả.

Kết hợp xoa bóp bấm huyệt cho các bệnh lý xương khớp
Kết hợp xoa bóp bấm huyệt cho các bệnh lý xương khớp

Lưu ý: Nên tìm đến các chuyên gia/ kỹ thuật viên có kiến thức, có tay nghề tốt để đảm bảo đạt kết quả mong muốn, tránh rủi ro, biến chứng do sai kỹ thuật.

Các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm

Các phương thuốc từ xa xưa để lại vẫn có sức sống mãnh liệt nhờ chứng minh được tác dụng của chúng. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến các bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm như:

  • Độc hoạt ký sinh thang có tác dụng giải trừ phong hàn, đả thông kinh lạc (giảm đau), lợi thấp (lợi niệu – giảm bí tiểu), trị bệnh thuộc thể hàn thấp.
  • Gia vị nhị diệu tán có thanh nhiệt lợi thấp (chống viêm, giảm đau, lợi niệu), trị bệnh thể thấp nhiệt.
  • Thận thống trục ứ thang có tác dụng hoạt huyết thông ứ (tăng cường tuần hoàn máu), lý khí (giảm đau), trị bệnh thuộc thể huyết ứ.
  • Bát vị kiện cân có tác dụng bổ thận tráng dương (giảm các biến chứng trên thận), trị bệnh thuộc thể thận dương hư.

Các mẹo dân gian cải thiện triệu chứng tại nhà

Một số mẹo dân gian được áp dụng phổ biến trong điều trị các bệnh xương khớp có thể tham khảo như sau:

  • Chườm nóng vùng bị đau bằng các thảo dược rang khô như: lá lốt, ngải cứu, gừng, đại bi,…
  • Đắp thảo dược tươi giã nát: dây đau xương, ngải cứu, tía tô, đinh lăng, …
  • Uống nước sắc của các loại cây như: rễ cỏ xước/ trinh nữ/ đinh lăng/ đau xương, lá lốt/ ngải cứu, đinh lăng, tía tô,…

Người thoát vị đĩa đệm thể trung tâm nên ăn gì, kiêng gì?

Người bị thoát vị đĩa đệm cần biết các lưu ý khi ăn uống như sau:

  • Ăn với lượng vừa phải, cung cấp đầy đủ dưỡng chất, không nạp quá nhiều năng lượng hơn mức cần thiết để khống chế cân nặng, giảm áp lực lên cột sống.
  • Bổ sung nhiều trái cây, đặc biệt là các trái cây giàu chất chống oxy hóa để cải thiện viêm – đau, đồng thời nâng cao tinh thần người bệnh.
  • Lưu ý thêm các vitamin nhóm 3B, rất hiệu quả đối với giảm đau dây thần kinh. Chúng có nhiều trong các loại ngũ cốc nguyên vỏ, giá đỗ,…
  • Tránh các thực phẩm kích ứng tình trạng viêm như: tiêu, ớt, rượu, bia, thuốc lá, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ …
  • Hạn chế các thức ăn giàu purin như nội tạng động vật, thịt gia cầm, thịt bò, rau cải, … nhằm giảm nguy cơ lắng đọng acid uric trong khớp xương, giảm viêm.

XEM NGAY:

Dinh dưỡng cho người thoatá vị đĩa đệm thể trung tâm
Dinh dưỡng cho người thoatá vị đĩa đệm thể trung tâm

Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm như thế nào?

Dưới đây là một số cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm thể trung tâm hữu ích cho bạn:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai. Cần lựa chọn các bộ môn phù hợp với sở thích và thể trạng cơ thể.
  • Hạn chế lao động khiêng vác, tham gia các vận động vừa sức, tránh để xảy ra các chấn thương.
  • Điều chỉnh tư thế làm việc và nghỉ ngơi sao cho khoa học. Không giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài. Nên giải lao ngắn sau mỗi 30 phút làm việc và giải lao dài sau mỗi 2 tiếng.
  • Ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, kích thích,…
  • Khống chế cân nặng ở mức vừa phải, vừa hạn chế được áp lực đè nén lên cột sống lại tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm như béo phì, đái tháo đường.
  • Nên xông hơi, tắm nước ấm hoặc xoa bóp thường xuyên. Chúng sẽ giúp bạn cải thiện lưu thông khí huyết, thư giãn cơ bắp và tinh thần, hạn chế được nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh lý về cơ xương.

Hy vọng với những kiến thức cơ bản mà bài viết đã trình bày trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách phòng ngừa, điều trị thoát vị đĩa đệm thể trung tâm. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ, hãy tiến hành thăm khám sớm nhất có thể để được kịp thời chẩn đoán và điều trị. 

ĐỪNG BỎ LỠ:

Cập nhật: 4:49 PM , 30/05/2023
Jex max

Jex Max Là Thuốc Gì? Giá Bán Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Jex max là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ, có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý...
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6

Thoát Vị Đĩa Đệm Cổ C5 C6: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người bệnh....
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống Cổ Như Thế Nào? (Cập Nhật)

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ như thế nào là vấn đề bất kỳ người bệnh nào...
Hình ảnh thoát vị đĩa đệm

Thoát Vị Đĩa Đệm Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Thoát vị đĩa đệm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối...
Hẹp ống sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Hẹp ống sống – Bệnh lý xương khớp nguy hiểm cần giải đáp

Hẹp ống sống là biến chứng nguy hiểm của nhiều bệnh lý ở cột sống. Nếu không có biện pháp...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top